Luận án Tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 4
download
Luận án "Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện đất đai, mức thích hợp của đất với các loại cây trồng và hiện trạng sử dụng đất trong trồng trọt ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; Đánh giá thực trạng về hệ thống cây trồng và làm rõ những khó khăn, hạn chế trong sản xuất trồng trọt ở vùng ven biển;
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TRỌNG TRANG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TRỌNG TRANG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đình Hòa PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Trọng Trang i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô giáo; sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân; sự động viên, khuyến khích của gia đình, bạn bè, người thân và đồng nghiệp. Trên hết và trước hết, tôi xin được trân trọng bày tỏ lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Cô hướng dẫn là PGS.TS. Vũ Đình Hòa và PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình, những người đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Nông học và Bộ môn Canh tác học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa - nơi tôi công tác trong thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án; xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đoàn Quy hoạch nông lâm nghiệp (nay là Trung tâm Tư vấn quy hoạch, Thị trường và Chiến lược phát triển nông nghiệp, thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa); UBND và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương; cán bộ và hộ nông dân thuộc các địa phương nơi tôi triển khai thực hiện các công việc của đề tài luận án, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, dữ liệu cho đề tài luận án. Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Chinh, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và các cộng sự, đã cho phép tôi sử dụng kết quả của công trình nghiên cứu về hệ thống cây trồng tại Thanh Hóa (mà tôi là một thành viên) trong đề tài luận án của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn đồng hành, động viên, khuyến khích, cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Trọng Trang ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................... vi Danh mục bảng .................................................................................................................... vii Danh mục hình ...................................................................................................................... x Trích yếu luận án .................................................................................................................. xi Thesis abstract .................................................................................................................... xiii Phần 1. Mở đầu.................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.3.3. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 5 Phần 2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................. 6 2.1. Cây trồng và hệ thống cây trồng ............................................................................ 6 2.1.1. Cây trồng trong hệ thống cây trồng ....................................................................... 6 2.1.2. Cơ cấu cây trồng và chế độ luân canh ................................................................... 8 2.1.3. Hệ thống cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................ 9 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng ................................................. 12 2.2. Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới và Việt Nam ................................ 21 2.2.1. Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên thế giới ...................................................... 21 2.2.2. Nghiên cứu hệ thống cây trồng ở Việt Nam ....................................................... 24 2.3. Nghiên cứu hệ thống cây trồng tại tỉnh Thanh Hóa ........................................... 27 iii
- 2.4. Sản xuất trồng trọt vùng ven biển Thanh Hóa .................................................... 30 2.5. Nhận xét rút ra từ tổng quan ................................................................................ 32 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 34 3.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 34 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 34 3.3. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 34 3.3.1. Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp ................................................................. 34 3.3.2. Giống cây trồng và phân bón sử dụng................................................................. 34 3.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 35 3.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 35 3.5.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tài nguyên đất .......................... 35 3.5.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng .............................................................. 36 3.5.3. Tuyển chọn giống cây trồng hàng năm thích hợp với vùng ven biển ............... 37 3.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế giống tuyển chọn và hệ thống cây trồng cải tiến ......... 41 Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................... 44 4.1. Điều kiện tự nhiên, lao động, cơ sở hạ tầng và tài nguyên liên quan đến hệ thống cây trồng ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa ................................... 44 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 44 4.1.2. Lao động nông nhiệp và cơ sở hạ tầng nông nghiệp .......................................... 47 4.1.3. Tài nguyên nông nghiệp ở 4 huyện ven biển ...................................................... 49 4.2. Thực trạng hệ thống cây trồng vùng ven biển Thanh Hóa ........................................ 61 4.2.1. Ngành trồng trọt ở vùng ven biển và hệ thống cây trồng................................... 61 4.2.2. Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chính vùng ven biển ............. 63 4.2.3. Sự đa dạng cây trồng ............................................................................................ 68 4.2.4. Diện tích và năng suất một số cây trồng chủ yếu ở Hậu Lộc và Hoằng Hóa ........ 71 4.2.5. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính ............................................................ 76 4.2.6. Thách thức trong cải tiến hệ thống cây trồng vùng ven biển ............................. 79 4.3. Tuyển chọn giống cây trồng hàng năm thích hợp cho vùng đất ven biển Thanh Hóa ............................................................................................................. 86 4.3.1. Tuyển chọn giống lúa chất lượng thích hợp cho đất chuyên lúa vụ xuân......... 85 4.3.2. Tuyển chọn giống lúa thuần vụ mùa cho đất chuyên lúa ................................... 90 4.3.3. Tuyển chọn giống đậu tương thích hợp trên đất chuyên lúa vụ đông ............... 93 iv
- 4.3.4. Tuyển chọn giống lạc thích hợp trên đất chuyên màu vụ xuân ......................... 97 4.3.5. Tuyển chọn giống đậu xanh thích hợp trên đất chuyên lúa vụ hè ................... 100 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống tuyển chọn và hệ thống cây trồng cải tiến ................................................................................................................. 104 4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống đã tuyển chọn .................................. 104 4.4.2. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến ............................................. 113 Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................... 121 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 121 5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 122 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án ............................... 124 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 125 Phụ lục ............................................................................................................................. 137 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CNH Công nghiệp hóa CPTG Chi phí trung gian ĐNN Đất nông nghiệp GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa HTCT Hệ thống cây trồng LM Lúa mùa LX Lúa xuân NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNTMTKH Nông nghiệp thông minh theo khí hậu PTNT Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam TGST Thời gian sinh trưởng TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt của tỉnh Thanh Hóa, năm 2016-2018 (giá so sánh 2010) ............... 31 3.1. Các xã được lựa chọn điều tra ở 4 huyện ven biển ........................................ 36 4.1. Đặc điểm khí hậu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ......................................... 47 4.2. Số lượng và độ tuổi lao động nông nghiệp trong các hộ điều tra ................. 48 4.3. Khả năng tưới tiêu trên đất lúa của một số huyện vùng ven biển ................. 49 4.4. Diện tích các nhóm đất và thực trạng cây trồng chính của 4 huyện ............. 51 4.5. Diện tích và tỉ lệ các nhóm đất chính ở 4 huyện ven biển Thanh Hóa ......... 53 4.6. Các loại đất chính và cây trồng thích hợp trên đất Hậu Lộc ......................... 54 4.7. Các loại đất và mức độ thích hợp đối với cây trồng trên đất Hoằng Hóa .... 56 4.8. Diện tích đất thích hợp cho cây trồng chính ở huyện Hậu Lộc..................... 57 4.9. Diện tích đất thích hợp cho cây trồng chính huyện Hoằng Hóa ................... 58 4.10. Diện tích (ha) và tỉ lệ (%) diện thích thích hợp* cho một số cây trồng chính ở 4 huyện ven biển ................................................................................. 59 4.11. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hậu Lộc ..................... 60 4.12. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hoằng Hóa ................ 60 4.13. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và tỉ lệ ngành trồng trọt trong nông nghiệp vùng ven biển Thanh Hóa, năm 2016-2018 (giá so sánh 2010) .................................................................................................... 61 4.14. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chủ yếu vùng ven biển so với toàn tỉnh năm 2017 ................................................................................................... 62 4.15. Thực trạng hệ thống cây trồng trên đất trồng lúa ........................................... 63 4.16. Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chính vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2014-2016 ................................................... 64 4.17. Diện tích gieo trồng (ha) một số cây trồng chính ở 4 huyện giai đoạn 2014-2016 ......................................................................................................... 67 4.18. Sự đa dạng trong hệ thống cây trồng ở 4 huyện ven biển theo chỉ số đa dạng Simpson (năm 2014-2016) ..................................................................... 70 4.19. Biến động diện tích gieo trồng và năng suất một số cây trồng hàng năm ở huyện Hậu Lộc .............................................................................................. 72 4.20. Biến động diện tích gieo trồng và năng suất một số cây trồng hàng năm ở huyện Hoằng Hóa ......................................................................................... 73 4.21. Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng năm 2016, 2020 và đến năm 2025 tại huyện Hậu Lộc................................................................................... 74 vii
- 4.22. Diện tích sản lượng cây trồng năm 2017, 2020 và đến 2025 ở huyện Hoằng Hóa ........................................................................................................ 75 4.23. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng vụ đông trên đất lúa vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................ 76 4.24. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh đất lúa .......................................... 77 4.25. Hiệu quả kinh tế một số công thức luân canh cây trồng trên đất màu .......... 79 4.26. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển một số cây trồng chủ lực có giá trị gia tăng cao ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa ........................................... 84 4.27a. Thời gian sinh trưởng, mức chống đổ và chiều cao cây của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa............... 86 4.27b. Mức nhiễm sâu bệnh của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) (trung bình 3 vụ ở 2 huyện) ............................................................................. 87 4.27c. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn ............................................................................................ 88 4.27d. Yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Hoằng Hóa ....................................................................................... 88 4.27e. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống lúa trong vụ xuân (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa ................................................................... 89 4.28a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống lúa thuần trong vụ mùa (2015-2017) (trung bình 3 vụ ở 2 huyện) ........................................................................................ 91 4.28b. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống lúa thuần trong 3 vụ mùa (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa ............................................. 92 4.28c. Năng suất (tạ/ha) của các giống lúa thuần trong điều kiện vụ mùa (2015- 2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa .................................................. 93 4.29a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, đường kính thân và khả năng chống đổ của các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) trên chân đất chuyên lúa (trung bình 3 vụ ở 2 huyện) ........................................... 94 4.29b. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015- 2017) trên chân đất chuyên lúa ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa................. 95 4.29c. Các yếu tố cấu thành năng suất một số giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015-2017) tại huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa ................................... 96 4.29d. Năng suất thực thu (tạ/ha) các giống đậu tương trong 3 vụ đông (2015- 2017) trên chân đất chuyên lúa ở hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa .......... 97 4.30a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây và số cành cấp I, II của các giống lạc trong 3 vụ xuân (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa .......... 98 4.30b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc trong 3 vụ xuân (2015- 2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa .................................................. 99 viii
- 4.30c. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống lạc 3 vụ xuân (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa ................................................................... 100 4.31a. Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành cấp I và tính chống đổ của các giống đậu xanh trong vụ hè (2015-2017)............................................... 101 4.31b. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh trong 3 vụ hè (2015-2017) tại hai huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa ..................................... 102 4.31c. Năng suất thực thu (tạ/ha) của các giống đậu xanh trong 3 vụ hè (2015-2017) ở 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa .......................................... 103 4.32. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Thái xuyên 111 và BC15, vụ xuân 2017.................... 105 4.33. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lúa chất lượng được tuyển chọn so với giống đại trà tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ xuân 2017 ................. 106 4.34. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống HT9 và BC15, vụ mùa 2017............................. 107 4.35. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lúa thuần được tuyển chọn so với giống đại trà tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ mùa 2017.............................. 108 4.36. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống NAS-S1 và DT84, vụ đông 2017 .................... 109 4.37. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống đậu tương NAS-S1 và DT84 tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ đông 2017 ........................................................ 109 4.38. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L26 và L14, vụ xuân 2017 .................................... 110 4.39. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống lạc L26 và L14 tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ xuân 2017............................................................................. 111 4.40. Các chỉ tiêu sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu xanh ĐX16 và Đậu tằm, vụ hè 2017 ......... 112 4.41. Hiệu quả kinh tế khi gieo trồng giống đậu xanh ĐX16 và giống Đậu tằm tại Nga Sơn và Hoằng Hóa, vụ hè 2017 ................................................ 112 4.42. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến trên đất chuyên lúa ........ 113 4.43. Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng cải tiến trên đất chuyên màu ...... 115 ix
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Sơ đồ thể hiện cách thức hệ thống cây trồng có thể thích nghi và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ......................................................................... 10 4.1. Vị trí 4 huyện ven biển Thanh Hóa được nghiên cứu (vùng tô màu) .................. 44 4.2. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng vùng ven biển Thanh Hóa ............................................................................................................... 46 4.3. Tỉ lệ diện tích các cây trồng chủ yếu ở vùng ven biển Thanh Hóa năm 2016............ 68 4.4. Sơ đồ minh họa hạn chế về diện tích canh tác đến phát triển ngành trồng trọt ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa ............................................................... 80 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Trọng Trang Tên Luận án: Nghiên cứu hiện trạng và cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu i) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện đất đai, mức thích hợp của đất với các loại cây trồng và hiện trạng sử dụng đất trong trồng trọt ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; ii) Đánh giá thực trạng về hệ thống cây trồng và làm rõ những khó khăn, hạn chế trong sản xuất trồng trọt ở vùng ven biển; iii) Tuyển chọn các giống cây trồng một năm thích hợp vùng đất ven biển; iv) Đánh giá hiệu quả kinh tế giống cây trồng tuyển chọn, kiểm định hệ thống cây trồng cải tiến với các giống cây trồng tuyển chọn và đề xuất đề xuất hệ thống cây trồng trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, đất đai: Đề tài luận án được tiến hành trên phạm vi 4 huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa, gồm: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương. Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, tài nguyên đất đai và sử dụng đất dựa vào dữ liệu thứ cấp từ các phòng NN&PTNT, Sở NN&PTNT và Sở TN&MT. Đánh giá hệ thống cây trồng: Thông tin hệ thống cây trồng theo không gian và thời gian được đánh giá dựa vào số liệu thứ cấp trong 3 năm, từ 2014 đến 2016. Số liệu sơ cấp liên quan hệ thống cây trồng được thu thập thông qua phỏng vấn lãnh đạo, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện, lãnh đạo UBND các xã và hộ nông dân. Hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn) được tính toán dựa vào số liệu điều tra hộ nông dân. Tuyển chọn giống cây hàng năm thích hợp cho vùng ven biển: Tuyển chọn giống được thực hiện với 5 thí nghiệm trên 5 loại cây trồng hàng năm bao gồm lúa chất lượng, lúa thuần, đậu tương, lạc và đậu xanh. Mỗi loại cây gồm 5 giống. Tất cả các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại, diện tích ô là 24 m2, được tiến hành trong 3 năm liên tiếp (2015-2017) trên đất chuyên lúa (lúa vụ xuân và đậu tương vụ đông), trên đất chuyên màu (lạc xuân và đậu xanh vụ hè) tại xã Nga Hải, huyện Nga Sơn và xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa. Các chỉ tiêu được theo dõi, đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ NN&PTNT ban hành. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống theo từng loại cây trồng trong 3 vụ thí nghiệm ở mỗi huyện được phân tích phương sai bằng phần mềm IRRISTAT version 5.0. Giá trị trung bình năng suất theo từng vụ, từng huyện được so sánh với giống đối chứng sử dụng LSD ở mức ý nghĩa P
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống được tuyển chọn và hệ thống cây trồng cải tiến: Hiệu quả kinh tế các giống cây trồng hàng năm đã tuyển chọn được đánh giá tiến hành trên đồng ruộng của nông dân tại huyện Nga Sơn và huyện Hoằng Hóa năm 2017. Quy trình sản xuất và các biện pháp canh tác được áp dụng theo khuyến cáo cho giống cây trồng đó. Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa vào chênh lệch lợi nhuận giữa giống thay thế và giống đại trà. Quyết định chọn giống được dựa vào phân tích cận biên, đó là tỉ suất lợi nhuận biên (Marginal rate of return). Kết quả chính và kết luận Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, đặc biệt đất nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa (đất phù sa và đất cát) thuận lợi để phát triển hệ thống cây trồng hàng năm, đặc biệt các cây trồng họ đậu và rau màu các loại. Diện tích đất thích hợp cho các cây trồng này chiếm tỉ lệ tương đối cao trong quỹ đất canh tác của vùng. Để duy trì chất lượng và sức khỏe đất, lợi ích môi trường, nâng cao năng suất cây trồng, giá trị trồng trọt trên một đơn vị diện tích và thâm canh bền vững HTCT cải tiến cần giảm hợp lý diện tích lúa một cách hợp lý, mở rộng cây trồng vụ đông và tăng diện tích cây đậu đỗ, rau màu có giá trị cao. Các cây rau mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao là ớt, cà chua, bí xanh, dưa chuột, khi trồng riêng rẽ và trong cơ cấu luân canh. Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp vùng ven biển. Lúa là cây trồng chủ yếu, chiếm gần 60% diện tích sản xuất cây hằng năm. Do chuyển đổi diện tích đất sang phi nông nghiệp, tổng diện tích đất trồng trọt nói chung, diện tích gieo trồng lúa và phần lớn cây rau màu nói riêng có xu hướng giảm. Trong những năm gần đây cơ cấu ngành trồng trọt đã và đang chuyển đổi theo hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu lớn trên thị trường (rau thực phẩm), giảm dần ưu thế của cây lương thực truyền thống (lúa). Tuy nhiên, sự đa dạng cây trồng nông nghiệp trong hệ thống cây trồng ở các huyện ven biển không cao. Hệ số canh tác, diện tích và tỉ lệ diện tích 3 vụ trên đất trồng lúa còn rất thấp nên có thể tăng cây trồng vụ đông, đặc biệt các loại rau, đậu. Trong các cây rau, cây dưa chuột có hiệu quả kinh tế cao trong tất cả các công thức luân canh. Hệ thống cây trồng trên đất lúa có hiệu quả kinh tế cao là dưa chuột - lúa mùa - dưa chuột, lúa - ớt - dưa chuột, lúa xuân - ớt - rau và lúa xuân - dưa chuột. Hệ thống cây trồng trên đất màu có hiệu quả kinh tế cao gồm: dưa chuột - dưa chuột - cà chua, dưa chuột - dưa chuột - bí xanh, ớt - ngô ngọt, ớt - dưa chuột. Cây ớt, cà chua, dưa chuột, bí xanh, rau các loại là những cây trồng thích hợp trong vụ đông. Từ kết quả so sánh các giống cây trồng hiện có trong thí nghiệm lặp lại qua 3 vụ ở hai huyện, các giống thích hợp cho cơ cấu cây trồng trong các vụ khác nhau đã được tuyển chọn. Cụ thể là giống lúa Thái xuyên 111 sử dụng cho vụ lúa xuân, giống lúa HT9 cho vụ mùa, giống đậu tương NAS-S1 cho vụ đông, giống lạc L26 cho vụ xuân và giống đậu xanh ĐX16 cho vụ hè. Các giống được tuyển chọn cho lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận biên cao, có thể thay thế các giống hiện đang sản xuất đại trà và mở rộng diên tích trong sản xuất. Cơ cấu lúa xuân (Thái xuyên 111) - lúa mùa (HT9) - đậu tương (NAS-S1) trên đất chuyên lúa; lạc xuân (L26) - đậu xanh hè (ĐX16) - lạc thu - đông (L26) trên đất chuyên màu mang lại hiệu quả kinh tế cao so với cơ cấu cây trồng hiện đang áp dụng. Thay thế giống cây trồng mới thường xuyên và tăng vụ góp phần tăng thu nhập và tăng hiệu quả kinh tế. Tăng diện tích rau màu và cây họ đậu, đa dạng hóa cây trồng trong hệ thống cây trồng thời gian tới là giải pháp cần thiết để giảm tác động của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững. xii
- THESIS ABSTRACT Author: Nguyen Trong Trang Thesis title: Research on the current status and the improvement of the cropping systems in the coastal area of Thanh Hoa province Major: Crop Science Code: 9 62 01 10 Educational institute: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives i) To assess natural, socio-economic conditions, particularly soil resource and its suitability to agricultural crops and current land use in the coastal area of Thanh Hoa province; ii) To evaluate the current cropping systems and clarify the constraints and limitations in crop production in coastal area; iii) To select annual crop varieties suitable to coastal area; and auses and recommend an improved cropping system in the coming years; and iv) To assess economic efficiency of selected crop varieties, verify the improved cropping system and recommend possible cropping systems in coming time. Research methods Assessment of natural, socio-economic conditions, soil resource and current land use: The research was carried out in four coastal districts of Thanh Hoa province, i.e., Nga Son, Hau Loc, Hoang Hoa and Quang Xuong. Information on natural, socio-economic conditions and land resources and land use consisted of secondary data collected from ditricts’ Department of Agriculture and Rural Development and provincial Department of Agriculture and Rural Development and Department of Natural Resources and Environment. Evaluation of current cropping systems: The spatial and temporal variations of cropping systems were assessed based on the secondary data for 3 years, from 2014 to 2016. Primary data related to the cropping systems was collected through interviews with leaders and specialists of the Agriculture and Rural Development Department of the districts, leaders of the People's Committees of the communes and farmer households. Economic efficiency (economic value added, capital efficiency) was calculated based on the data from the survey with farmer households. Selection of annual crop varieties suitable to the coastal areas: Selection of varieties was carried out with 5 experiments on 5 annual crops, five (5) varieties for each crop, including quality hybrid and inbred rice, soybean, peanut and mung bean. All experiments were arranged in randomized complete block design with 3 replicates, the plot size was 24 m2. The experiments were conducted in 3 consecutive years (2015-2017) on specialized rice land area (spring rice - summer rice - autumn-winter soybeans) and on specialized land areas for up-land, non-rice crops (spring peanuts and summer mung beans) in Nga Hai commune, Nga Son district and Hoang Dong commune, Hoang Hoa district. The characteristics were recorded and evaluated according to the National Technical Regulations for the crops issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development. The yield components and yields of the varieties by the types of crops in 3 experimental seasons in each district were statistically analyzed using IRRISTAT version 5.0 software. The variety yield means in each season and each district were ranked and compared with the control variety using least significane difference (LSD) at P
- Evaluation of economic efficiency of selected varieties and improved cropping systems: The evaluation of economic efficiency of the selected varieties was conducted in the farmers fields in Nga Hai commune, Nga Son district and Hoang Dong commune, Hoang Hoa district in 2017. Production process and cultivation methods were applied according to the recommendations for that variety. Economic efficiency was assessed based on the profit difference between crop variety replacement. Variety selection decision was based on marginal analysis, viz. the marginal rate of retur. Main findings and conclusions Natural, socio-economic and soil conditions in the coastal area of Thanh Hoa province are favorable for development of annual cropping system, particularly leguminous crops and various vegetables. The area suitable to these crops accounts for high proportion of the arable land. To maitain soil quality, soil health, and environmental benefits, enhancing crop yield, and value on a unit of land and sustainable intensification it is nessesary for improved cropping system to rationally reduce the area under rice and to expand the area planted to legumes and high value vegetables. High value vegetables include chilli pepper, tomato, wax gourd, and cucumber. Crop production plays an important role in the coastal agriculture. Rice is the main crop, accounting for close to 60% of the annual crop production area. Due to the shift of land use to non-agricultural purposes, the total farmland in general, the rice cultivation area and the cultivation of most of the crops in particular tend to decrease. In the last decade, the cropping pattern has been being transformed in the direction of producing high economic value products (vegetables) in response to market demand, gradually reducing the dominance of staple food crop (rice). However, the diversity of agricultural crops in the cropping systems in the coastal districts was low. The land use intensity and the area under triple cropping on rice land were still low thus additional winter cropping is necessarily possible, particulary vegetables and legumes. Among vegetable crops, cucumber had high economic efficiency in all rotation formulas. The cropping systems on rice land with high economic efficiency were cucumber - summer rice - cucumber, rice - chili - cucumber, spring rice - chili - vegetable and spring rice - cucumber. The system of crops on fertile soil with high economic efficiency included cucumber - cucumber - tomato, cucumber - cucumber - zucchini, chili - sweet corn, and chili - cucumber. Peppers, tomatoes, cucumbers, waxgourd, and vegetables of all kinds were the suitable crops for the winter growing season. From the replicated variety trials over three cropping seasons in two districts, suitable varieties were identified and selected for different cropping seasons. These are rice variety Thai Xuyen 111 for spring season, rice variety HT9 for summer season, soyban variety NAS-S1 for winter season, groundnut variety L26 for spring season and mungbean variety ĐX16 for summer crop. These selected varieties brought about higher benefit and high marginal rate of return and can replace the popular varieties being grown. The improved croping systems, spring rice (Thai xuyen 111) - HT9 - winter soybean (NAS-S1) on specialized rice land (rice-based cripping system); spring peanut (L26) - summer mung bean (DX16) - fall-winter peanut (L26) on specialized land areas for non-rice crops showed higher economic efficiency compared to traditional cropping system. Regular replacing improved crop varieties and additional cropping season contribute to betterment of income and economic efficieny. Increment of cropping area under vegetables and legumes and diversification of agricultural crops in the coming time are considered nesseary options for mitigation of the adverse impact of climate change and sustainable agricultural development. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tỉnh Thanh Hoá có sự đa dạng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Thực tế những năm qua và trong tương lai, sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò, vị trí quan trọng, đóng góp tương ứng 22,6% GDP, 10,4% vốn đầu tư và trên 10% giá trị xuất khẩu của tỉnh (Cục Thống kê tỉnh K T Thanh Hóa, 2019). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt (xét phạm vi toàn tỉnh cũng như vùng ven biển) luôn chiếm vị trí quan trọng nhất, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, an sinh xã hội và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ngành trồng trọt chiếm 65,3% giá trị sản xuất nông nghiệp (Sở N N&P TN T tỉnh T Thanh Hóa, 2017), sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (cói, lạc, mía, tinh bột sắn, rau, cao su), đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội và là động lực tăng trưởng cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, sản xuất trồng trọt hiện tại chủ yếu dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, hiệu quả thấp, tăng trưởng thiếu ổn định. Cây lúa có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp nhưng luôn chiếm tỉ lệ diện tích lớn, trong khi các cây màu ít được quan tâm, gieo trồng nhỏ lẻ theo nông hộ. Chẳng hạn, giá trị sản xuất lúa chỉ chiếm 24,4% nhưng chiếm tới 58,9% đất sản xuất nông nghiệp và 70,3% đất trồng cây hàng năm (Sở NN&P TN T tỉnh Thanh Hóa, 2017). Độc canh lúa hay T trồng lúa liên tục làm giảm tốc độ tăng năng suất, làm kiệt dinh dưỡng đất, tăng sử dụng nước, tăng ô nhiễm nước và không khí (Van Dis & cs., 2015). Để quản lý và sử dụng đất hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trồng trọt. Trước xu thế hội nhập, cạnh tranh và biến đổi khí hậu, ngành trồng trọt đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: chi phí sản xuất tăng, cạnh tranh về lao động, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, biến đổi khí hậu. Có thể nói, chuyển đổi hệ thống cây trồng (HTCT) của tỉnh Thanh Hóa nói chung và vùng ven biển nói riêng là một giải pháp quan trọng để xây dựng một hệ thống cây trồng hiệu quả, vừa phù hợp với xu thế, vừa khai thác lợi thế của tỉnh, làm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Vùng ven biển 4 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương có chiều dài 80km kể cả thành phố Sầm Sơn (tổng chiều dài bờ biển của tỉnh là 102km). Tổng diện tích đất tự nhiên 118.010ha, trong đó đất nông nghiệp 47.610ha, chiếm 40,3% diện tích đất tự nhiên (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019). Cư dân vùng K T ven biển đã gắn bó lâu đời với nông nghiệp và ngư nghiệp, trong đó nông nghiệp là 1
- chủ yếu. Qua nhiều năm canh tác, thâm canh hóa học hướng vào tối đa hóa năng suất, đất nông nghiệp đã và đang bị suy thoái, ngoài ra diện tích đang giảm dần do chuyển mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu và ấm lên toàn cầu cũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế, môi trường, cây trồng và vật nuôi. Cây trồng chính và quan trọng nhất ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa vẫn là lúa, chiếm 65% diện tích sản xuất của vùng và chiếm gần 1/4 sản lượng lúa của cả tỉnh. Những cây màu khác là nguồn cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường và tạo ra giá trị tăng thêm cho ngành trồng trọt nhưng chưa được chú ý đúng mức trong cơ cấu cây trồng. Cơ cấu cây trồng không chỉ được quyết định bởi các điều kiện thời tiết và đất đai, mà còn bởi năng suất và lợi nhuận chúng mang lại. Tái định hướng từ nền canh tác tự cung, tự cấp sang canh tác hàng hóa/thương mại trong bối cảnh biến đổi khí hậu kéo theo sự thay đổi của cây lương thực chính cùng với việc đưa vào các cây trồng hàng năm, ngắn ngày có giá trị kinh tế cao (Mahesh, 1999). Do đó, đối với cây trồng hàng năm, ngoài lúa các cây họ đậu, rau màu các loại có thể là những cây trồng tiềm năng trong cơ cấu cây trồng vùng đất ven biển cần được quan tâm phát triển. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, hệ thống sản xuất theo hướng thị trường, thay đổi cơ cấu bữa ăn dẫn đến giảm nhu cầu lương thực chính, chúng được thay thế bằng thịt và rau quả các loại. Đối với sản xuất trồng trọt, cải tiến hệ thống cây trồng hợp lý cho vùng theo hướng hiệu quả, bền vững là giải pháp quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, góp phần cải thiện cả về năng suất, sản lượng, giá trị và thu nhập của người sản xuất. Tuy nhiên, cải tiến HTCT không chỉ đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ở hiện tại, mà còn có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp dựa trên sự duy trì và bảo vệ hợp lý tài nguyên. Vấn đề đặt ra là, liệu có thể cải tiến HTCT hiện tại để đẩy mạnh phát triển hệ thống cây trồng đa canh theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, bền vững và bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ góc độ thực tiễn, cải tiến hệ thống cây trồng có thể thực hiện theo ba hướng cơ bản, đó là (i) cải tiến cơ cấu cây trồng hiện tại bằng cơ cấu cây trồng mới phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt là đất đai của vùng; (ii) mở rộng/tăng vụ và đa dạng hóa cây trồng vụ đông; (iii) thay đổi cơ cấu giống kết hợp biện pháp kỹ thuật canh tác bảo đảm giống mới đưa vào cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn các giống cũ. Giống cây trồng hàng năm, ngắn ngày, chống chịu tốt đưa vào HTCT có cơ hội tránh được những tác động xấu của biến đổi khí hậu. Để cải tiến hệ thống cây trồng vùng đất ven biển Thanh Hóa theo các hướng trên cần trả lời những câu hỏi sau: 2
- 1) Vùng đất ven biển Thanh Hóa có những loại đất chính nào? Các loại cây trồng nào thích hợp trên các loại đất đó? 2) Hiện trạng HTCT vùng đất ven biển Thanh Hóa gồm những cây trồng nào? HTCT hiện tại có những thuận lợi, khó khăn gì? Nguyên nhân và giải pháp nào để cải tiến HTCT trong thời gian tới? 3) Liệu tuyển chọn các giống cây trồng thích hợp có mang lại hiệu quả kinh tế? 4) Mô hình cải tiến mang lại kết quả như thế nào? Luận án tập trung cứu vào 4 huyện ven biển điển hình về nông nghiệp, gồm Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương. Nội dung chính gồm đánh giá mức độ thích hợp cây trồng của đất nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất, hệ thống cây trồng hiện tại, sử dụng cây hàng năm trong hệ thống cây trồng và khả năng thay thế, mở rộng các cây hàng năm/giống cây hàng năm có năng suất cao và thích nghi tốt như đậu tương, lạc, đậu xanh và lúa trong hệ thống. Trong một số trường hợp nhất định, các số liệu của 2 huyện đại diện được sử dụng để minh họa cụ thể. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng và định hướng cải tiến hệ thống cây trồng trên vùng đất ven biển Thanh Hóa trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể i) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt điều kiện đất đai, mức thích hợp của đất với các loại cây trồng và hiện trạng sử dụng đất trong trồng trọt ở vùng ven biển Thanh Hóa; ii) Đánh giá thực trạng về hệ thống cây trồng và làm rõ những khó khăn, hạn chế trong sản xuất trồng trọt ở vùng ven biển; iii) Tuyển chọn các giống cây trồng hàng năm thích hợp vùng đất ven biển; iv) Đánh giá hiệu quả kinh tế giống cây trồng tuyển chọn, kiểm định hệ thống cây trồng cải tiến với các giống cây trồng tuyển chọn và đề xuất hệ thống cây trồng trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai), điều kiện kinh tế - xã hội (khả năng đầu tư, tập quán canh tác, chiến lược phát triển trồng trọt), hệ thống cây 3
- trồng, các giống cây trồng được đánh giá, so sánh, tuyển chọn và các hộ nông dân thực hiện mô hình. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020. 1.3.3. Địa điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa, tập trung vào 4 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa và Quảng Xương. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài luận án đã đánh giá, phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên đất, hệ thống cây trồng và xác định những yếu tố tồn tại, hạn chế và đề xuất hệ thống cây trồng cải tiến ở vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa. Với sự kết hợp 3 giải pháp, HTCT cải tiến gồm mở rộng, thay thế các giống hàng năm hiện có bằng các giống cây trồng hàng năm phù hợp, giảm diện tích cây trồng kém hiệu quả, đặc biệt là lúa bằng các loại cây trồng hiệu quả hơn và tăng vụ. Phát triển vụ đông với sự đa dạng hóa cây trồng, tăng diện tích cây họ đậu trong cơ cấu luân canh để duy trì và cải thiện độ phì, tăng sức khỏe của đất. Tăng vụ đông là khả thi vì quỹ đất sau hai vụ lúa còn tiềm năng khá lớn. Tăng giá trị sản xuất được khẳng định sơ bộ thông qua tăng vụ đông trên nền canh tác lúa (đất chuyên lúa): lúa xuân (Thái xuyên 111) - lúa mùa (HT9) - đậu tương đông (NAS-S1); và thay thế giống mới trong công thức luân canh hiện tại trên đất chuyên màu: lạc xuân (L26) - đậu xanh hè (ĐX16) - lạc đông (L26). 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên đất hiện có, hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng và công thức luân canh, luận án làm rõ cơ sở để cải tiến hệ thống cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững, thích ứng, giảm nhẹ tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Đặc biệt, hệ thống cây trồng cải tiến cần coi trọng cây rau màu và cây họ đậu, tăng vụ trên đất chuyên lúa, đa dạng hóa cây trồng nông nghiệp, trả lại tàn dư cây trồng, nhất là cây họ đậu, để duy trì, cải thiện chất lượng và sức khỏe của đất. Kết quả cũng là cơ sở khoa học cho việc quản lý cây trồng, quy hoạch, sử dụng đất đai, phân vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý gắn với chương trình phát triển nông thôn theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn