Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luậnvề bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ; từ đó,đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THÚY BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Nghệ An - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THÚY BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số chuyên ngành: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Dũng TS. Nguyễn Hữu Quyết Nghệ An - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN .................................. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.............................. v A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................ 6 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học................................................................. 6 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết .......................... 20 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 23 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN .............................................................................................. 24 2.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................... 24 2.2. Nội dung bản lĩnh chính trị của sinh viên .............................................. 32 2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến bản lĩnh chính trị của sinh viên ...... 44 2.4. Sự cần thiết tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên ....... 52 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 57 Chương 3. THỰC TRẠNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY ............. 58 3.1. Khái quát về các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ ............................ 58 3.2. Những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay ................................................ 65 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay .............................................. 112 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 118 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY ........................................ 119 4.1. Bối cảnh và quan điểm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ ....................................... 119
- 4.2. Một số giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ hiện nay ................................ 127 Kết luận chương 4 ....................................................................................... 148 C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 149 D. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................................................................... 151 E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 152 F. PHỤ LỤC..................................................................................................... 167 Phụ lục 1. KẾ HOẠCH KHẢO SÁT ĐỀ TÀI ............................................ 167 Phụ lục 2. PHIẾU KHẢO SÁT ................................................................... 168 Phụ lục 3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY PHIẾU KHẢO SÁT .................. 173
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam...... 66 Biểu đồ 3.2. Tầm quan trọng của việc tập các môn lý luận chính trị........... 67 Biểu đồ 3.3. Mức độ hứng thú khi học các môn lý luận chính trị ............... 67 Biểu đồ 3.4. Sinh viên quan tâm đến pháp luật .......................................... 69 Biểu đồ 3.5. Nhiệm vụ của sinh viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ..... 71 Biểu đồ 3.6. Tinh thần yêu nước, ý chí tự hào dân tộc của sinh viên .......... 73 Biểu đồ 3.7. Đánh giá về niềm tin chính trị của sinh viên hiện nay ............ 75 Biểu đồ 3.8. Sinh viên xác định lý do phấn đấu vào Đảng .......................... 77 Biểu đồ 3.9. Lý do sinh viên bầu (bỏ phiếu) cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội .... 77 Biểu đồ 3.10. Quan niệm về hoạt động tình nguyện của sinh viên .............. 78 Biểu đồ 3.11. Hành trang cần có của sinh viên trong hiện nay ................... 81 Biểu đồ 3.12. Nhận xét về mức độ quan trọng của những kỹ năng mềm ..... 84 Biểu đồ 3.13. Nhận xét về mức độ tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên .... 86 Biểu đồ 3.14. Ứng xử văn hóa của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội ....... 88 Biểu đồ 3.15. Động lực thúc đẩy sinh viên lựa chọn ngành đang học ......... 91 Biểu đồ 3.16. Quan niệm về yếu tố quyết định thành công ......................... 92 Biểu đồ 3.17. Sinh viên tiếp nhận thông tin trên không gian mạng ............. 93 Biểu đồ 3.18. Thái độ của sinh viên đối với các hành vi tiêu cực và vi phạm pháp luật của người khác ................................................................. 94 Biểu đồ 3.19. Nhận xét về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên . 102 Biểu đồ 3.20. Mục đích học tập hiện nay của sinh viên ............................ 105
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 NXB Nhà xuất bản 4 TW Trung ương 5 XHCN Xã hội chủ nghĩa
- 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh viên Việt Nam là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, là bộ phận thanh niên ưu tú, có tri thức, sáng tạo, sống có ước mơ, hoài bão, có lý tưởng; là lực lượng quan trọng, kế thừa, phát huy thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong bối cảnh đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hơn lúc nào hết, bên cạnh việc trang bị tri thức khoa học sâu rộng cho sinh viên, cần đặc biệt coi trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị (BLCT) để họ tiếp tục “tham gia tích cực sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [72; tr.22]. Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của sinh viên và luôn quan tâm đến công tác giáo dục và rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao lý tưởng cách mạng để góp phần xây dựng nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta luôn coi trọng giáo dục thế hệ trẻ về: “lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ” [39; tr.168]. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã và đang tạo ra thế hệ sinh viên mới với nhiều đức tính và phẩm chất tốt đẹp. Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X (2019 - 2023) đã đề ra tôn chỉ phấn đấu của sinh viên Việt Nam đó là “Bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển” [72; tr.50]. Trong những năm qua, phát huy truyền thống của tuổi trẻ, lực lượng sinh viên Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, đạt nhiều thành tích trong học tập, nghiên cứu khoa học, trau dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã làm cho một bộ phận sinh viên có biểu hiện non kém về năng lực, dao động về lập trường, không chịu khó phấn đấu, thiếu dũng khí vươn lên để khẳng định bản thân. Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và thiếu sự trải nghiệm thực tiễn, sinh viên dễ bị cuốn hút bởi cái lạ, cái mới, dễ rơi vào cạm
- 2 bẫy của cái xấu, cái phản giá trị từ những tác động bên ngoài. Trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, mức độ toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ. Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra đến Thanh Hóa, mỗi địa phương có ít nhất 01 trường đại học (trừ tỉnh Quảng Trị). Cùng với các trường đại học trên cả nước, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đặc biệt coi trọng việc giáo dục và rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. Đã có lớp lớp sinh viên được trang bị vững vàng về lập trường chính trị, năng lực chính trị, phẩm chất chính trị, dũng khí chính trị, những “Sinh viên 5 tốt” kiên định, quyết tâm vượt mọi thử thách để thực hiện mục tiêu học tập vì ngày mai lập nghiệp. Trước những tác động khách quan từ môi trường xã hội và từ chính bản thân sinh viên, bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót cần được nghiên cứu và tháo gỡ. Mặt khác, vấn đề rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên còn vắng bóng những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu góp phần phát huy tính tích cực xã hội; ngăn chặn và phòng ngừa những tác động tiêu cực từ đời sống xã hội đến bản lĩnh chính trị của sinh viên. Vì vậy, “cần phải rất quan tâm rèn luyện bản lĩnh chính trị; không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc” [72; tr.18]. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu: “Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ” làm luận án Tiến sĩ ngành Chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ; từ đó, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận về bản lĩnh chính trị của sinh viên. - Đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, xác định những vấn đề đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. - Xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. (Tập trung nghiên cứu sinh viên đại học hệ chính quy tập trung). - Về không gian: Nghiên cứu bản lĩnh chính trị của sinh viên đại học hệ chính quy tập trung, qua khảo sát tại 05 trường đại học: Trường Đại học Hồng Đức; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Hà Tĩnh; Trường Đại học Quảng Bình; Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thanh niên, sinh viên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và logic được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận về bản lĩnh chính trị của sinh viên; phân tích thực trạng những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020; xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ.
- 4 Phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu tài liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu trong nước và ngoài nước về bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên; Nghiên cứu tài liệu thứ cấp về khái niệm, các nhân tố cấu thành nội dung, những yếu tố ảnh hưởng bản lĩnh chính trị của sinh viên. Xác định nhóm vấn đề tương ứng với các nhóm tài liệu cần thiết, chọn lọc các nội dung quan trọng có liên quan; so sánh và đối chiếu với mục đích nghiên cứu đề tài để đánh giá, khái quát và đưa ra những nhận định riêng. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để đánh giá thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên tại 05 trường đại học ở 05 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Tổng số sinh viên được lựa chọn khảo sát là 1.036 người đại diện cho các nhóm ngành sư phạm, kiến trúc và xây dựng, kinh doanh, công nghệ - thông tin, luật, nông - lâm - ngư nghiệp. Tác giả tập trung khảo sát những biểu hiện bản lĩnh chính trị của sinh viên đó là lập trường chính trị của sinh viên, phẩm chất chính trị của sinh viên, năng lực chính trị của sinh viên, dũng khí chính trị của sinh viên. Để phân tích thực trạng bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ ở chương 3, ngoài số liệu khảo sát xã hội học, tác giả sử dụng Báo cáo Đại hội Hội Sinh viên các trường đại học nhiệm kỳ 2020-2023; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các trường đại học nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X (nhiệm kỳ 2018-2023); các báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam từ năm 2016 đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để tổng hợp, so sánh, khái quát, hệ thống hóa... để làm rõ các luận cứ, luận chứng, các yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của sinh viên, đánh giá thực trạng, xây dựng quan điểm và đề xuất giải pháp tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được thực hiện xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu sau: - Những nhân tố nào tạo thành bản lĩnh chính trị của sinh viên? - Bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ biểu hiện như thế nào trong thời gian qua? - Những vấn đề gì đang đặt ra đối với bản lĩnh chính trị của sinh viên các
- 5 trường đại học vùng Bắc Trung Bộ? - Những giải pháp nào đối với việc tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Bản lĩnh chính trị của sinh viên do bốn nhân tố cơ bản cấu thành, đó là lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị. Với những ưu điểm và hạn chế về bản lĩnh chính trị, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, cần có những giải pháp nhằm tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. 6. Những đóng góp mới của đề tài 6.1. Những đóng góp về lý luận - Xây dựng một khung lý thuyết khoa học tương đối hoàn chỉnh về bản lĩnh chính trị của sinh viên để luận giải và làm rõ bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ. Cung cấp một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên. - Luận án góp phần làm phong phú thêm vào hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và rèn luyện sinh viên nói chung; về rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên nói riêng. 6.2. Những đóng góp về thực tiễn - Luận án là cơ sở lý luận quan trọng để các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ xây dựng các chủ trương, kế hoạch tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị của sinh viên. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể và cá nhân tham gia công tác giáo dục sinh viên Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án được trình bày thành 4 chương, 11 tiết.
- 6 B. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị Bản lĩnh chính trị là một phạm trù tổng hợp thể hiện nhiều đức tính và phẩm chất của con người. Khi con người đạt đến một trình độ nhận thức chính trị nhất định và ổn định thì có thể có bản lĩnh chính trị. Vấn đề bản lĩnh chính trị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Dưới các cách tiếp cận khác nhau, nhiều văn bản, tài liệu, công trình khoa học đã được ban hành và công bố có liên quan đến bản lĩnh chính trị. 1.1.1.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước Sách tham khảo - M.I.Calinin (1973), Giáo dục cộng sản [21]. Cuốn sách nhấn mạnh một trong những phương pháp giáo dục chủ nghĩa cộng sản quan trọng là sử dụng và phát huy hiệu quả vai trò của giáo dục đối với ý thức con người. Tác giả cho rằng, giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất cao quý đó là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục chủ nghĩa cộng sản; cần phải đến với từng người, đánh giá họ, làm nổi bật những mặt tốt của họ bởi vì không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực. - V.A.Xukhômlinxki (1983), Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ [176]. Cuốn sách đã nghiên cứu cơ bản về giáo dục niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ là học sinh phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 11). Để hình thành niềm tin, tác giả cho rằng, quá trình giáo dục kết hợp giáo dục nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, thông qua đó hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ vào tương lai, vào chế độ cộng sản chủ nghĩa. Niềm tin là nguyên nhân, là động lực bên trong để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tác giả cũng đã tập trung trình bày khá sâu sắc về mối quan hệ giữa trí tuệ và đạo đức ở thế hệ trẻ và cho rằng sự phát triển về mặt trí tuệ phải phục tùng sự phát triển về mặt đạo đức, làm cho mặt đạo đức thêm sâu sắc.
- 7 - Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2005), Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [25]. Cuốn sách có tính chất giáo khoa nghiệp vụ chuyên ngành công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của công tác lý luận và kinh nghiệm, kỹ năng công tác tuyên truyền tư tưởng... Trong đó, cuốn sách đã đề ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác giáo dục lý luận. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh công tác dạy học lý luận, đổi mới cách thức, biện pháp dạy học lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. - Stephen M.R.Covey, Rebbecca Merrill (2010), Tốc độ của niềm tin [140]. Cuốn sách đã nghiên cứu sâu vấn đề niềm tin đến tận cội nguồn của nó và đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng niềm tin lâu dài và bền vững. Tác giả cho rằng, niềm tin chính là sự tin cậy, trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ. Nếu biết mở rộng niềm tin sáng suốt đúng lúc và đúng cách, con người sẽ làm chủ được hoàn cảnh và đạt được những thành tựu đáng kể trong cuộc sống. Mặc dù không bàn sâu về niềm tin chính trị mà chỉ bàn về niềm tin theo cách hiểu rộng nhất của từ này, đây vẫn thực sự là nguồn tài liệu bổ ích để phân tích sâu hơn một trong những yếu tố cấu thành bản lĩnh chính trị của sinh viên. Các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, các nhà nghiên cứu không trực tiếp bàn về bản lĩnh chính trị mà đề cập đến một trong những nội dung của bản lĩnh chính trị đó là niềm tin, giáo dục chủ nghĩa cộng sản và công tác tuyên truyền tư tưởng trong tình hình mới. Đây là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả làm rõ nội hàm khái niệm bản lĩnh chính trị. 1.1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Sách tham khảo - Bùi Đình Phong (Chủ biên, 2014), Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh [131]. Cuốn sách đã trình bày nguồn gốc hình thành, một số nội dung cơ bản của bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh; bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay. Tác giả cho rằng, bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh là bản lĩnh của Người đã đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi bế tắc về lí luận cách mạng, thức tỉnh nhân dân về con đường cứu nước, giữ vững nền độc lập dân tộc và tìm hướng phù hợp lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội phát triển đi lên. Nói cách khác, đó là bản lĩnh tìm đường, dẫn đường và thiết kế tương lai cho dân tộc Việt Nam. Để
- 8 làm rõ mục đích nghiên cứu, tác giả đã đưa ra khái niệm về bản lĩnh và bản lĩnh chính trị. Những nội dung quan trọng của bản lĩnh chính trị đó là: sự vững vàng, kiên định trong quan điểm lập trường chính trị, không dao động trước bất cứ tác động bên ngoài nào; sự nhạy bén trước những diễn biến nhanh chóng, những thay đổi mang tính bước ngoặt, bất ngờ; sự đúng đắn, độc lập sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh; sự vững vàng về lập trường, sắc sảo trong đánh giá và tìm phương sách giải quyết. - Trần Thành (Chủ biên, 2006), Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay [144]. Cuốn sách đã làm rõ được khái niệm bản lĩnh chính trị và sự cần thiết phải thống nhất giữa bản lĩnh chính trị với năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ trong hệ thống chính trị, những yêu cầu và biểu hiện của sự thống nhất đó trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Tác giả đã cho rằng, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ được quy định ở khí chất và phẩm chất, năng lực, trong đó, phẩm chất chính trị là yếu tố quy định nghiêm ngặt bản lĩnh chính trị. Không đủ phẩm chất chính trị thì không thể có được bản lĩnh chính trị vững vàng, dẫn tới suy nghĩ và hành động sai lầm. Đặc biệt, tác giả đã khẳng định, bản lĩnh chính trị được hình thành, phát triển do các yếu tố: thứ nhất, những tiền đề tâm - sinh lý của bản thân người cán bộ; thứ hai, thông qua sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân người cán bộ cũng như sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội; thứ ba, được hình thành, rèn luyện, phát triển trên nền văn hóa chính trị của bản thân người cán bộ đó; thứ tư, được hình thành, trau dồi, rèn luyện trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị của chính đội ngũ cán bộ; ngoài ra, là các yếu tố tổ chức, yếu tố phong trào… - Hồ Bá Thâm (2006), Xây dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay [143]. Cuốn sách đã khẳng định bản lĩnh là nhân tố rất quan trọng trong phát triển nhân cách, phát triển tài năng và đảm bảo cho thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Tác giả cho rằng, bản lĩnh là một nhân tố cơ bản nằm giữa đức và tài, hội tụ cả đức và tài nhưng lại là một nhân tố độc lập tương đối, không thể thay thế. Đặc biệt trong công trình này, tác giả đã làm rõ khái niệm, cấu trúc bản lĩnh của thanh niên; làm rõ nội dung, giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị của thanh niên hiện nay. Bài viết trên Tạp chí có chỉ số ISSN - Nguyễn Đức Thắng (2016), “V.I.Lênin với vấn đề nâng cao bản lĩnh
- 9 chính trị và trình độ trí tuệ của người cộng sản” [146]. Bài viết đã khẳng định, ngay sau cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính quyền Xô Viết vừa ra đời đã phải đối mặt khó khăn thách thức rất lớn. Những nguy cơ mới do các phần tử cơ hội tìm mọi cách chui vào bộ máy Đảng và chính quyền Nhà nước để trục lợi. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lây nhiễm bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, sa sút về lập trường, bản lĩnh chính trị, quan liêu hóa, thiếu trung thực, thoái hóa biến chất, sách nhiễu nhân dân. Để bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng, V.I.Lênin đòi hỏi mỗi người cộng sản phải ra sức tự học tập, rèn luyện, làm cho học thức không nằm trên giấy. Mỗi đảng viên cộng sản phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững bản lĩnh chính trị trong đấu tranh với các phần tử cơ hội, xét lại để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa (CNXH), bảo vệ chính quyền Nhà nước. - Phạm Ngọc Anh (2017), “Bản lĩnh và trí tuệ Hồ Chí Minh trong việc vượt qua những thách thức lịch sử” [4]. Bài viết đã khẳng định bản lĩnh Hồ Chí Minh là bản lĩnh sống, bản lĩnh làm người và kết tinh lại ở tầng sâu nhất, bền vững và sáng chói. Bản lĩnh văn hóa, bản lĩnh Hồ Chí Minh được thôi thúc và định hình từ truyền thống của gia đình sĩ phu, khoa bảng, được hun đúc từ truyền thống dân tộc, ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay và nghị lực phi thường được nung nấu từ trái tim yêu nước mãnh liệt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh). Bản lĩnh Hồ Chí Minh kết thành giá trị, có sức phát sáng, bởi nó hàm chứa tính hợp lý, hợp quy luật. - Nguyễn Ngọc Hà (2020), “Không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị - một nhân tố quyết định thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam” [181]. Bài viết đã nêu rõ sự thành công của một đảng chính trị phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Với tư cách là một đảng chính trị, nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của đảng chính là bản lĩnh chính trị. Tác giả đã khẳng định, bản lĩnh chính trị chính là nhân tố tổng hợp của lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị. Bản lĩnh chính trị thể hiện ở sự vững vàng, kiên định, không dao động trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; quyết tâm phấn đấu, vượt mọi thử thách mà cuộc sống đặt ra để đạt được mục tiêu đã định. Bản lĩnh chính trị thường lộ diện rõ ràng ở các bước ngoặt lịch sử, trong các tình thế hiểm nghèo mà đảng chính trị gặp phải. - Nguyễn Văn Huyên (2016), “Bản lĩnh chính trị của cán bộ chủ chốt
- 10 trong hệ thống chính trị trước yêu cầu mới” [80]. Bài viết khẳng định bản lĩnh không chỉ thể hiện ở một số yếu tố riêng biệt nào đó mà là một chỉnh thể tổng hòa tất cả các yếu tố của một con người năng động - sáng tạo - hiệu quả, mà nổi trội nhất là sự cứng rắn, tính kiên định, độc lập khẳng định quan điểm của chính mình. Tác giả đã chỉ ra các yếu tố hợp thành cơ bản nhất của bản lĩnh đó là: Khí chất, phẩm chất, năng lực. - Tống Đức Thảo, Nguyễn Thị Hoài Thu (2021), “Nâng cao bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay” [142]. Bài viết đã khẳng định thanh niên có vai trò to lớn trong việc khẳng định bản lĩnh Việt Nam, xây dựng cơ đồ Việt Nam xứng tầm thời đại. Các tác giả nêu rõ yêu cầu đối với thanh niên hiện nay đó là phải có lý tưởng XHCN, có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn; phải có tri thức về mọi mặt, có năng lực tiếp thu và sáng tạo... có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; phải có đạo đức cách mạng; phải xây dựng và rèn luyện cho mình ý chí và tinh thần cách mạng... tựu chung lại là cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Bản lĩnh chính trị là kết quả của quá trình rèn luyện và phấn đấu của mỗi cá nhân, hay nói cách khác, bản lĩnh chính trị luôn gắn với cá nhân, luôn mang tính chủ thể. Bản lĩnh chính trị không phải là sự tổng hợp mà là tổng hòa của nhiều kết quả đạt được của cá nhân, tạo nên giá trị của mỗi cá nhân, tạo dấu ấn riêng biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác. Nghiên cứu về bản lĩnh chính trị gắn liền với từng cá nhân, có khá nhiều công trình đề cập đến: Phạm Thanh Ngân (1999), Bản lĩnh chính trị bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới [122]; Binh chủng Hoá học (2003), Xây dựng bản lĩnh chính trị cho bộ đội Hoá học làm nhiệm vụ phòng chống bạo loạn lật đổ trong tình hình hiện nay [14]; Nguyễn Mạnh Hải (Chủ biên, 2006), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ phi công quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới [60]; Trần Văn Phòng (2005), “Bản lĩnh chính trị của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” [132]; Vũ Văn Thưởng (2013), “Xây dựng bản lĩnh chính trị cho đội ngũ sĩ quan trẻ - Một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm” [152]; Lê Hữu Nghĩa (2016), “Bản lĩnh chính trị của mỗi cán bộ, đảng viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [123]; Ngô Thị Khánh (2017), “Nâng cao bản
- 11 lĩnh chính trị cho đội ngũ giảng viên các trường công an nhân dân” [90]; Nguyễn Đình Tu (1996), Nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [163]; Đào Văn Mừng (2009), Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ điệp báo chiến lược bất hợp pháp hiện nay [120]; Lương Thanh Hân (2012), Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [63]… Như vậy, đối với mỗi con người, bản lĩnh là đức tính cần thiết quyết định sự vững vàng, tính kiên định, sự độc lập chủ động trong hành động trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Đối với Đảng Cộng sản và cán bộ, đảng viên, bản lĩnh chính trị là phẩm chất chính trị tuyệt đối cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay; sự vững vàng, kiên định, không dao động trước mọi tình huống; sự quyết tâm phấn đấu, vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ; sự kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên; chủ động nhận diện và kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch… Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu để tác giả tham khảo một số nội dung cơ bản về bản lĩnh và bản lĩnh chính trị, từ đó soi chiếu nội dung liên quan đến bản lĩnh chính trị của sinh viên. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học 1.1.2.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước Sách tham khảo - Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản (1983), Nghiên cứu về sự phát triển ý thức của thanh niên đo lường những chỉ báo về đời sống cá nhân, lao động, thái độ đối với những vấn đề chính trị - xã hội; thu thập những chỉ báo về đời sống và lợi ích cá nhân [171]. Trong nội dung cuốn sách, phòng nghiên cứu thanh niên tiến hành khảo sát lấy mẫu nghiên cứu ở 11 nước theo lứa tuổi từ 18 - 24: Bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Anh, Cộng hòa Dân chủ Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nam Tư, Philippin, Hàn Quốc, Braxin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ, hướng dẫn các phong trào
- 12 xã hội vốn đã có cơ sở rộng rãi ở khắp các nước. Đó là một lực lượng tiềm tàng để động viên tuổi trẻ và rất quan trọng đối với việc giải quyết tình trạng bất ổn trong tương lai. - Ninel Olessitch, Victor Privalov (1982), V.I.Lênin, các học sinh và cuộc cách mạng [126]. Các tác giả cho rằng, ý thức chính trị của sinh viên Nga không ai có thể phủ nhận, họ là lớp người có khả năng cách mạng lớn lao, họ hăng hái tham gia vào các sự kiện cách mạng dân chủ tư sản ở Nga lần thứ nhất (1905- 1907). Để chứng minh nhận định đó, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga đã tìm cách đưa lực lượng sinh viên vào hàng ngũ đồng minh với giai cấp công nhân và đã chứng minh được tính đúng đắn của nó. Sinh viên Nga có nghị lực khát khao vươn tới những giá trị mới, họ có ý thức chính trị tốt nếu như định hướng ngay từ đầu cho họ, họ sẽ là lực lượng đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chế độ cũ. - V.A.Xukhômlinxki (1983), Giáo dục con người chân chính như thế nào? [175]. Dưới hình thức những lời khuyên bảo của nhà giáo dục đối với trẻ em, thanh thiếu niên và những lời của tác giả nói với các nhà giáo dục, trước hết là với các thầy giáo, cô giáo, cuốn sách đã trình bày một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn các phạm trù đạo đức, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cùng phương pháp hình thành chúng trong học sinh. Nhấn mạnh giáo dục đạo lý làm người, tác giả coi đó là một điều hệ trọng bậc nhất đối với thế hệ trẻ, từ trẻ thơ trong giáo dục mầm non đến thanh thiếu niên trong giáo dục phổ thông và đại học. Tác giả đã đề cập đến sự hoàn thiện và phát triển của nhân tính là chức năng cơ bản của giáo dục đạo đức mà chỗ sâu sắc nhất của nhân tính đó là sự quên mình, là làm cho đứa trẻ sớm biết quan tâm tới niềm vui và nỗi đau của người khác, rằng nó cần phải sống tốt đẹp, lương thiện và tử tế, vì nó cần cho những người khác, nó sống vì người khác. Thiết nghĩ, cái chiều sâu trong nhân tính đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh tạo nên bản lĩnh chính trị. Quá trình giáo dục đứa trẻ tuân thủ các chuẩn mực đạo đức cũng đồng nghĩa với việc giáo dục bản lĩnh làm người. Chính vì vậy, đây là một trong những tư liệu quý giá giúp tác giả bước đầu đưa ra những nhận định, nghiên cứu về những yếu tố tác động đến bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học. - M.Lê-pê-kin (1975), Leninist principles of teaching youth education (Những nguyên lý Lêninnít về giáo dục thanh niên) [180]. Dựa trên cơ sở học
- 13 thuyết Mác - Lênin về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc giáo dục thanh niên, tác giả đã luận giải làm rõ nội dung những nguyên lý Lêninnít về giáo dục thanh niên; phương pháp, hình thức và kinh nghiệm trong công tác giáo dục đoàn viên thanh niên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô. Trong đó, tác giả đã phân tích sâu sắc những nguyên tắc cơ bản về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô. - M.I.Calinin (1982), Bàn về thanh niên [22]. Bằng những trải nghiệm trong công tác thanh niên, tác giả đã đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong công tác giáo dục thanh niên, đồng thời ông cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của cán bộ làm công tác thanh niên nói chung, cán bộ đoàn nói riêng. Tác giả cho rằng, trong công tác thanh niên, không được phép sao chép một cách thiếu suy nghĩ những phương pháp của “người lớn tuổi”, cũng không dùng mệnh lệnh hành chính mà chúng ta thường gặp trong các tổ chức kinh tế… Việc coi thường những đặc điểm của lứa tuổi chỉ có thể làm cho công tác đoàn bị khô héo, cằn cỗi đi, chỉ có thể làm cho thanh niên khiếp sợ và xa lánh Đoàn. - Tham khảo kinh nghiệm giáo dục tư tưởng đạo đức của thanh niên, sinh viên các trường đại học Trung Quốc có công trình của tác giả La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng [95]. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo quý cho việc nghiên cứu bản lĩnh chính trị của sinh viên hiện nay. Phần lời tựa của cuốn sách khẳng định: Trong tình hình hiện nay, công tác giáo dục, đào tạo, cùng với việc dạy chữ thì việc dạy người, việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống cho sinh viên trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng. Cuốn sách cũng khẳng định trong tình hình mới, để giáo dục đạo đức tư tưởng yêu cầu sinh viên các trường đại học phải kiên trì “bốn thống nhất”: thống nhất giữa học tập khoa học văn hóa với tăng cường tu dưỡng tư tưởng; kiên trì sự thống nhất giữa thực hiện giá trị bản thân và phục vụ nhân dân, Tổ quốc; kiên trì sự thống nhất giữa học tập lý luận tri thức trong sách với tự thân đi vào thực tiễn xã hội; kiên trì sự thống nhất giữa xây dựng lý tưởng cao đẹp và thực hành phấn đấu gian khổ. Mặc dù không trực tiếp bàn đến bản lĩnh chính trị của sinh viên, nhưng những vấn đề mà tác giả đặt ra là những liệu cứ quan trọng để nghiên cứu sinh phác thảo nên cấu trúc bản lĩnh chính trị của sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 164 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 18 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn