Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay
lượt xem 17
download
Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP - AN cho đội ngũ cán bộ này ở Quân khu 3 hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng - an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HUY HOÀNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QP AN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 HIỆN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Mã số : 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Phạm Gia Cư 2. PGS, TS Trần Bá Thanh
- HÀ NỘI 2016
- L Ờ I CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc, cã nguån gèc, xuÊt xø râ rµng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Huy Hoàng
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Cán bộ chủ chốt CBCC 2 Chính trị quốc gia CTQG 3 Chủ nghĩa xã hội CNXH 4 Giáo dục quốc phòng GDQP 5 Giáo dục quốc phòng an ninh GDQP AN 6 Kinh tế xã hội KT XH 7 Lực lượng vũ trang LLVT 8 Nhà xuất bản Nxb 9 Quân đội nhân dân QĐND 10 Quân sự, quốc phòng QS, QP 11 Quốc phòng an ninh QP AN 12 Quốc phòng toàn dân QPTD 13 Trang Tr. 14 Xã hội chủ nghĩa XHCN
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11 Chương NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC 1 TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 27 1.1. Xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 và năng lực công tác quốc phòng an ninh của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 27 1.2. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 55 Chương THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI 2 DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 76 2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 76 2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 99 Chương YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG 3 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 HIỆN NAY 113 3.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay 113 3.2. Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác 120
- quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 175
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài luận án có tiêu đề là: “Bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay ”. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu sinh có ý thức tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong 19 năm làm giảng viên công tác đảng, công tác chính trị ở Học viện Chính trị và Trường Sĩ quan Chính trị, trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong công tác QS, QP địa phương, trong đó có vấn đề giáo dục và bồi dưỡng kiến thức QP AN. Trong quá trình học tập, công tác, nghiên cứu sinh tích cực nghiên cứu về thực tiễn công tác giáo dục QP AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở nhiều nơi, đặc biệt là ở địa bàn Quân khu 3; đồng thời đã trực tiếp tham gia bồi dưỡng kiến thức, năng lực công tác QP AN cho đội ngũ này. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2009), các chương giáo trình, tập bài giảng, các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài quân đội do nghiên cứu sinh thực hiện cơ bản liên quan đến công tác giáo dục, bồi dưỡng năng lực công tác QP AN. Quá trình triển khai công trình, nghiên cứu sinh đã sưu tầm, nghiên cứu nhiều tài liệu về công tác giáo dục QP AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP AN; tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình, nhóm công trình khoa học ở trong nước và ở nước ngoài có liên quan; đồng thời dựa vào thực tiễn hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3, cùng với kết quả điều tra khảo sát thực tế của tác giả về vấn đề này.
- 6 Nội dung chính của luận án được cấu trúc gồm 3 chương (6 tiết), đảm bảo cho nghiên cứu sinh có điều kiện triển khai nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, đập tan mọi âm mưu và hành động chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch trong mọi tình huống, đòi hỏi phải thường xuyên xây dựng, củng cố nền QPTD và an ninh nhân dân vững mạnh, trong đó, giáo dục, bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho các tầng lớp dân cư trong xã hội nói chung và cho CBCC các cấp trong hệ thống chính trị nói riêng là một nội dung rất quan trọng. Đảng ta chỉ rõ: “Phải tăng cường công tác GDQP cho toàn dân, trước hết là đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước” [11]. “Bồi dưỡng kiến thức QP AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ” [12]. Quân khu 3 là địa bàn chiến lược trọng yếu trong thế trận QPTD của cả nước, là cửa ngõ phía Đông, Đông Nam Thủ đô Hà Nội, vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm cả miền núi, đồng bằng, đô thị và vùng biển đảo, giầu truyền thống cách mạng, văn hoá, là khu vực có tiềm lực phát triển KT XH nhanh, bền vững, QP AN thường xuyên được củng cố và tăng cường, nơi bố trí, chuẩn bị sẵn lực lượng cơ động của Bộ Quốc phòng và các khu căn cứ thời chiến của Đảng, Nhà nước. Đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước ta; là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều
- 7 kiện cụ thể của địa phương để đề ra chủ trương, kế hoạch phát triển KT XH, củng cố QP AN; đồng thời, có vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công tác QP AN ở địa phương. Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn phải có phẩm chất, trình độ, năng lực toàn diện, trong đó phải có năng lực công tác QP AN tương ứng. Bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 là một bộ phận trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trang bị, bổ sung tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP AN ở địa phương, bảo đảm cho đội ngũ này có đủ khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ. Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN và công tác QP AN ở địa phương trên địa bàn Quân khu 3 đã có sự phát triển với nhiều nội dung, yêu cầu mới; tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng nước ta với những âm mưu thủ đoạn hết sức thâm hiểm… Những vấn đề đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị địa phương trên địa bàn Quân khu nói chung và CBCC xã, phường, thị trấn nói riêng phải thường xuyên được bồi dưỡng năng lực công tác QP AN. Những năm qua, hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 đã được các cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng của các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Qua đó nhận thức, trách nhiệm, trình độ, kiến thức, kỹ năng công tác QP AN của đội ngũ này được nâng lên đáng kể, góp phần
- 8 thúc đẩy công tác quân sự, QP AN ở các địa phương trên địa bàn Quân khu phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, trước sự phát triển mới của tình hình, nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, nhất là công tác quân sự, QP AN địa phương, việc bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 còn bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập. Điều đó làm cho năng lực công tác QP AN của một bộ phận CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu chưa đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao, làm hạn chế đến kết quả thực hiện công tác quân sự, QP AN ở địa phương. Vì vậy, nghiên cứu đề tài Bồi dưỡng năng lực công tác quốc phòng an ninh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ cán bộ này ở Quân khu 3 hiện nay. * Nhiệm vụ Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực công tác QP AN và bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3.
- 9 ́ ̣ Xac đinh ro ̃ yêu cầu và đê xuât nh ̀ ́ ững giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay là đối tượng nghiên cứu của luận án. * Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Quân khu 3 hiện nay. Phạm vi khảo sát: Khảo sát điểm ở một số địa phương, cơ quan quân sự địa phương, trường quân sự tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) thuộc các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và thành phố Hải Phòng. Tư liệu, số liệu nghiên cứu chủ yếu được giới hạn từ năm 2010 trở lại đây. Các giải pháp được đề xuất có tính cấp thiết và khả thi trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nền QPTD, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN, vê can bô va công tac can ̀ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̀ bô; vê giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP AN. * Cơ sở thực tiễn
- 10 Cơ sở thực tiễn của đề tài là hiện thực hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 trong những năm vừa qua; các tài liệu, báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác QS, QP địa phương, về công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP AN cho đội ngũ CBCC các cấp, trong đó có CBCC xã, phường, thị trấn; các tài liệu, tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, địa phương có liên quan và kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả ở các cơ quan chức năng và các địa phương trên địa bàn Quân khu 3. * Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, chú trọng các phương pháp: lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm và xác định nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. Từ tổng kết thực tiễn, rút ra 4 bài học kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3. Đề xuất nội dung, biện pháp góp phần tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn ở Quân khu 3 hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học, giúp cấp uỷ, chính quyền các cấp của các địa phương trên địa bàn Quân khu 3, đảng uỷ, chỉ huy cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, lãnh
- 11 đạo, chỉ huy Trường Quân sự cấp tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các tổ chức, các lực lượng có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn đối với việc bồi dưỡng năng lực công tác QP AN cho đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn công tác đảng, công tác chính trị và các môn học liên quan đến giáo dục QP AN ở các trung tâm giáo dục QP AN và các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI “BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN Ở QUÂN KHU 3 HIỆN NAY” 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
- 12 1.1. Về xây dựng, bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ * Các công trình, nhóm công trình khoa học ở Liên Xô Đại tướng A.A.Êpisép với cuốn sách Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các LLVT Liên Xô [73], đã khẳng định vai trò, sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị. Tác giả cho rằng, đội ngũ cán bộ của Đảng, trong đó có đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội phải có trình độ, kiến thức về lý luận Mác Lênin, coi đó là cẩm nang quan trọng chỉ dẫn hoạt động thực tiễn của người cán bộ. Vì vậy, theo tác giả, việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ là con đường có hiệu quả nhất nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn cho cán bộ. Đại tướng A.A.Êpisép cho rằng, tổ chức cần trang bị, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chính trị những “kinh nghiệm hoạt động tổ chức, hoạt động Đảng. Điều quan trọng là làm sao cho mỗi đồng chí đó hiểu biết rõ những đặc điểm của sinh hoạt đảng trong các LLVT” [73, tr.193]. Chỉ ra các hình thức, biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến hình thức, biện pháp tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ, coi đây là hình thức quan trọng nhất để nâng cao trình độ lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm công tác cho cán bộ. Thiếu tướng P.I.Cácpencô (chủ biên) với cuốn Công tác đảng chính trị trong các LLVT Xô viết [31] đã đề cập khá toàn diện và sâu sắc về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chính trị. Theo các tác giả, nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận, chính trị cho cán bộ phải toàn diện, trong đó chú trọng “nghiên cứu khoa học Mác Lênin, hệ tư tưởng và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô, những vấn đề thời sự của chủ nghĩa cộng sản khoa học có liên quan chặt chẽ tới việc lĩnh hội lý luận quân sự, học thuyết MácLênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc XHCN, tâm lý học và sư phạm học quân sự, lý luận và phương
- 13 pháp công tác đảng chính trị” [31, tr.132]. Các tác giả cho rằng, để huấn luyện, bồi dưỡng trình độ lý luận, chính trị cho đội ngũ cán bộ của Đảng phải thực hiện nhiều hình thức và phương pháp như: giảng bài, xêmina, tổ chức hội nghị lý luận, đọc tác phẩm của V.I.Lênin, diễn đàn sĩ quan, tổ chức các cuộc mạn đàm lý luận, trao đổi cá nhân và giải đáp, tự học tập, tự nghiên cứu và thông qua hoạt động thực tiễn... [31, tr.133 134]. Đặc biệt, các tác giả nhấn mạnh đến vai trò của hình thức, phương pháp tự học, tự nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Các ông cho rằng: “Phương pháp cơ bản của việc học tập lý luận MácLênin cho sĩ quan là việc tự học, tự nghiên cứu tác phẩm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, những nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương Đảng”. [31, tr.134]; đồng thời động viên sĩ quan tích cực tham gia hoạt động xã hội chính trị, tham gia công tác cổ động, tuyên truyền, có như vậy mới bảo đảm được mối liên hệ chặt chẽ giữa học với hành, giữa học với đời sống đơn vị. * Các công trình, nhóm công trình khoa học của Trung Quốc Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, do Chương Tư Nghị làm chủ biên [109] đã xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cụ thể: Về ý nghĩa, tầm quan trọng, cuốn sách khẳng định, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn có tính cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng quân đội cách mạng hóa, hiện đại hóa và chính quy hóa. Theo các tác giả: “Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ là yêu cầu bức thiết của xây dựng “Bốn hóa”, và hiện đại hóa quân đội… Quân uỷ Trung ương cần phải đưa nhiệm vụ giáo dục huấn luyện cán bộ lên vị trí chiến lược, đảng
- 14 ủy các cấp phải coi trọng giáo dục, bồi dưỡng cán bộ” [109, tr.336]. Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, khoa học, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó cần đề cao kiến thức thực tiễn của người cán bộ. Các tác giả viết: “…bồi dưỡng toàn diện cho cán bộ cả về kiến thức chính trị, quân sự, khoa học tự nhiên và kinh nghiệm thực tiễn; những kiến thức thực tiễn là vấn đề quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ các cấp” [109, tr.336]. Đồng thời, chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực sáng tạo cho cán bộ, coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động bồi dưỡng năng lực của người cán bộ. Về hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải sáng tạo, đa dạng, trong đó xác định, học viện, nhà trường là nơi quan trọng nhất, là con đường có hiệu quả nhất để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với việc “Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn công tác” [109, tr. 341]. Đây là hình thức cơ bản, phương pháp chủ yếu và là truyền thống tốt đẹp trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Mặt khác, các tác giả cho rằng, “tự học thành tài là con đường chủ yếu để cán bộ đạt được tri thức, là cái nôi đào tạo ra nhân tài” [109, tr.347]. Tăng Ngọc Thành và Chu La Canh,“Thúc đẩy cải cách, tiến lên phía trước” [135]. Đây là cuốn sách chuyên khảo tổng kết thành tựu, kinh nghiệm công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Các tác giả cho rằng, để Trung Quốc vượt qua thách thức, tiếp tục đưa công cuộc cải cách, mở cửa tiến lên, một trong những kinh nghiệm quý giá là phải coi trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cách mạng, năng động, sáng tạo, nhất là cán bộ mới và cốt cán cách mạng. Theo các tác giả, Đảng cần phải xây dựng và hoàn thiện “Chiến lược nhân tài”, trọng tâm là hướng vào việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiền tài
- 15 kế tục sự nghiệp cách mạng. Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có hiệu quả cần phải tích cực cải cách việc dạy và học ở các trường đảng, coi trọng đưa cán bộ ra nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng; phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quang Diệu với sách chuyên khảo “Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” [78] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Trung Quốc trong thời kỳ mới, trong đó tri thức được đề cao. Các tác giả cho rằng: để xây dựng thành công CNXH mang mầu sắc Trung Quốc, thì Đảng phải tìm cho ra và đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ “tài, đức song toàn”, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện, cả phẩm chất và năng lực, trước hết là phẩm chất chính trị, sự kiên trì con đường XHCN và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Các tác giả khẳng định: “Chúng ta cần xây dựng một đội ngũ cán bộ kiên trì con đường XHCN, có tri thức và năng lực chuyên môn, phải tích cực bồi dưỡng để có những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới” [78, tr.146]. 1.2. Về giáo dục, bồi dưỡng năng lực, kiến thức quốc phòng an ninh * Các công trình, nhóm công trình khoa học của Liên Xô Đại tướng A.T.Antunin (chủ biên), Phòng thủ dân sự [1]. Đây là tài liệu giáo khoa trình bày nội dung huấn luyện cho nhân dân Liên Xô về các vấn đề phòng thủ dân sự. Theo các tác giả, phòng thủ dân sự là sự nghiệp của toàn dân. Mỗi công dân của Tổ quốc đều phải nắm vững những kiến thức cần thiết về phòng thủ dân sự để sẵn sàng hành động đúng đáp ứng các điều kiện đặc biệt của chiến tranh.
- 16 Các tác giả cho rằng, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng cho nhân dân phải toàn diện, bao gồm: phẩm chất chính trị, tinh thần và tâm lý; những kiến thức cần thiết và quy tắc về phòng tránh vũ khí huỷ diệt lớn; những kỹ năng cần thiết để tham gia vào các biện pháp phòng thủ dân sự... Phải sử dụng nhiều hình thức, biện pháp huấn luyện, bồi dưỡng cho nhân dân, như: giảng dạy một cách có tổ chức; tổ chức cho nhân dân tham gia các cuộc diễn tập ở cơ sở; phải “thường xuyên tự mình học tập... tổ chức các buổi nói chuyện, xem phim và xem truyền hình về các vấn đề phòng thủ dân sự…” [1, tr.31]. N.I.Niekraxốp, Công tác tổ chức giáo dục thể thao quốc phòng trong trường học [115]. Đây là công trình khoa học bàn về việc tổ chức các hoạt động thể thao quốc phòng trong hệ thống trường học ở Liên Xô. Tác phẩm đã tổng kết quá trình hoạt động của Hội tình nguyện giúp đỡ hải, lục, không quân toàn Liên Xô (gọi tắt là hội Đôxáp Liên Xô) trong các trường học, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng, huấn luyện những kiến thức, kỹ năng QS, QP cần thiết cho học sinh. Theo tác giả, các chi hội Đôxáp cơ sở có vai trò quan trọng, nhằm giúp học sinh thực hiện “ước mơ trở thành những phi công anh dũng, những thuỷ thủ can đảm, những nhà chế tạo máy bay và động cơ, những nhân viên điện đài khéo léo, nhà sáng chế các công trình vô tuyến điện độc đáo” [115, tr.7], giúp học sinh học bắn súng giỏi, bơi lội, chèo thuyền, hành quân bộ, lái môtô, ôtô, nhảy dù… Tác giả đã trích dẫn lời của Anh hùng Liên Xô Lakop Pavơlốp trong cuốn “Tôi đã học tập được gì trong hội quốc phòng” (do Nhà xuất bản Đôxáp ấn hành năm 1955) rằng: “Ngay từ bây giờ, lúc mà bạn còn chưa mặc áo lính, bạn hãy học tập một cách kiên trì tất cả những cái gì cần thiết trong chiến tranh. Bạn cần phải biết đào công sự giỏi, phải biết bơi, biết bò, biết trườn, phải hiểu động cơ hoặc ít nhất cũng phải biết lái ôtô, phải hiểu biết vô tuyến điện. Và tất nhiên bạn phải biết
- 17 bắn trúng đích. Tất cả những cái đó, hội Đôxáp sẽ huấn luyện cho bạn” [115, tr.8]. N.I.Niekraxốp cho rằng, việc huấn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản về quân sự sẽ góp phần củng cố khả năng phòng thủ đất nước. Ông kết luận: mỗi người Xôviết yêu nước, bất kỳ ở cương vị nào đều cần thiết được chuẩn bị về mặt quốc phòng. * Công trình khoa học ở Trung quốc Tài liệu “Đại cương GDQP toàn dân của Trung Quốc” (theo Tạp chí Dân binh Trung Quốc, 12/2006) [153] đã chỉ rõ: Nhiệm vụ cơ bản của GDQP toàn dân là phổ cập kiến thức quốc phòng, bồi dưỡng kỹ năng quân sự, bồi dưỡng nhân tài dự bị quốc phòng, khơi dậy lòng yêu nước, tăng cường lòng tự tôn, tự hào dân tộc và nâng cao tính tự giác chấp hành nghĩa vụ quốc phòng của công dân với phương châm toàn dân tham gia, kiên trì lâu dài, chú trọng hiệu quả thực tế. Nguyên tắc của GDQP là: kết hợp giáo dục thường xuyên với tập trung, giáo dục phổ cập với trọng điểm, giáo dục lý luận với thực tiễn. Nội dung GDQP gồm: lý luận quân sự; tri thức quân sự; lịch sử quân sự; pháp quy quốc phòng; tình hình, nhiệm vụ quốc phòng và kỹ năng quân sự. Đối tượng GDQP ở Trung Quốc gồm: nhân viên công tác trong cơ quan nhà nước; học sinh, sinh viên; dân binh trong ngạch dự bị và các đối tượng khác. Đối với đối tượng là nhân viên công tác trong cơ quan nhà nước, tài liệu hết sức coi trọng GDQP cho cán bộ lãnh đạo. Tài liệu chỉ rõ: “Cán bộ lãnh đạo các cấp là người tổ chức, người lãnh đạo GDQP của địa phương mình, của ngành mình, cũng là đối tượng trọng tâm của GDQP, tích cực tham gia các hoạt động GDQP” [153, tr.6]. Tài liệu cho rằng, nội dung GDQP cho cán bộ lãnh đạo phải toàn diện, bảo đảm cho họ có tố chất lý luận tương ứng để thực hiện chức trách quốc phòng, hiểu rõ pháp luật, pháp quy quốc phòng,
- 18 nắm vững phương châm chính sách xây dựng quốc phòng; phải có ý thức quốc phòng cao, có quan điểm nhất quán gắn quốc phòng với kinh tế; có đủ kiến thức quốc phòng cần thiết, có ý thức về chủ quyền an ninh quốc gia; phải có tố chất quân sự nhất định, có thể lãnh đạo quần chúng nhân dân tham gia chiến đấu. Biện pháp GDQP đối với cán bộ lãnh đạo là: Trường đảng, học viện hành chính, trường bồi dưỡng cán bộ các cấp phải đưa GDQP vào kế hoạch dạy học, bồi dưỡng cán bộ, mở khoá trình GDQP. Các địa phương, các ngành dựa vào việc bố trí thống nhất của nhà nước để lựa chọn cán bộ lãnh đạo đi bồi dưỡng ở các học viện, nhà trường quân sự; phải tổ chức các buổi báo cáo tình hình, nói chuyện về tri thức quốc phòng, tổ chức các hoạt động như “ngày quân sự”, tổ chức GDQP thường xuyên cho cán bộ lãnh đạo. * Công trình khoa học ở Cộng hoà Pháp Cục đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, với tài liệu “Giới thiệu về Học viện quốc phòng cấp cao Pháp” (Do Tuỳ viên quân sự Pháp tại Việt Nam cung cấp) [41] đã đề cập một số vấn đề cơ bản về GDQP cho cán bộ lãnh đạo cấp cao Pháp. Tài liệu cho rằng: Quốc phòng không còn là lĩnh vực riêng biệt của quân đội và chính quyền mà liên quan đến mọi công dân và mọi lĩnh vực hoạt động khác của đất nước. Vì vậy, “cần thiết phải thông tin rộng rãi về nền quốc phòng cho những người chịu trách nhiệm về đời sống của đất nước và tiếp đến là phổ cập tư tưởng quốc phòng trong toàn quốc” [41, tr.2]. Tài liệu chỉ rõ, nhiệm vụ chủ yếu của Học viện Quốc phòng là cung cấp cho các quan chức Pháp những thông tin chuyên đề trọng yếu liên quan đến quốc phòng; nghiên cứu đề tài về quốc phòng; giúp đỡ các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lĩnh vực quốc phòng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 348 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 277 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 220 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 166 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 239 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn