Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Luận án "Thực thi chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp thực thi chính sách nhằm đảm bảo ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG VĂN DÂN THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Nghệ An, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH DƯƠNG VĂN DÂN THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 9310201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Trung Thành Nghệ An, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghệ An, 2023 TÁC GIẢ Dương Văn Dân
- LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và quý thầy cô Trường Đại học Vinh, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Sư phạm – Trường Đại học Vinh, Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Chính trị học và Báo chí, Phòng Đào tạo Sau đại học của Nhà trường. Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Đinh Trung Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo Sở GD &ĐT Thành phố Hồ Chí Minh, Quận ủy, UBND Quận 8, cơ quan công tác, những người thân trong gia đình cùng đồng nghiệp, anh em, bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, khuyến khích động viên, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 CSXH Chính sách xã hội 5 CSASXH Chính sách an sinh xã hội 6 CT-XH Chính trị xã hội 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 KT-XH Kinh tế - xã hội 9 NSNN Ngân sách Nhà nước 10 TB-XH Thương binh - Xã hội 11 NXB Nhà xuất bản 12 PTKT Phát triển kinh tế 13 PTXH Phát triển xã hội 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 2.1 Cấu trúc an sinh xã hội truyền thống 37 Sơ đồ 2.2 Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020 38 Sơ đồ 2.3 Cấu trúc của hệ thống ASXH ở Việt Nam 39 Sơ đồ 2.4 Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị quyết 15 năm 2012 43 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ mô tả quy trình thực thi chính sách ASXH 59 Bảng 3.1 10 địa phương có số dân nhập cư cao nhất cả nước 70 Biểu đồ 3.2 Tổng tỷ suất sinh của TP Hồ Chí Minh từ 2000 – 2019 71 Bảng 3.3 Mức độ tham gia họp, thảo luận về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng 89 Biểu đồ 3.4 So sánh nhận định việc chồng chéo trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của các đối tượng 91 Biểu đồ 3.5 Ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức thực hiện chính sách ASXH từ trên xuống ở Thành phố Hồ Chí Minh 92 Hình 3.6 Tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong triển khai thực hiện chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh 94 Biều đồ 3.7: Đánh giá về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách 96 Hình 4.1 Đề xuất mô hình phát triển nhà ở xã hội ở TP Hồ Chí Minh 132
- MỤC LỤC Trang A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 10 Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10 Nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính 1.1. 10 sách an sinh xã hội Nghiên cứu có liên quan đến thực thi chính sách an sinh xã hội ở 1.2 21 thành phố Hồ Chí Minh Những kết quả các công trình nghiên cứu đã đạt được và 1.3 28 khoảng trống đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách an sinh xã hội 32 2.1 Chính sách an sinh xã hội 32 2.2 Thực thi chính sách an sinh xã hội 50 Nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá thực thi chính sách 2.3 59 an sinh xã hội Chương 3 Thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội ở Thành phố 66 Hồ Chí Minh Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội 3.1 66 ở Thành phố Hồ Chí Minh Tình hình thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Thành phố 3.2 72 Hồ Chí Minh Đánh giá thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở 3.3 88 Thành phố Hồ Chí Minh Chương 4 Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an 112 sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh Quan điểm, mục tiêu đảm bảo thực thi chhinhs sách an sinh 4.1 112 xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh Giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Thành 4.2 117 phố Hồ Chí Minh C Kết luận 147
- Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan D 149 đến đề tài E Danh mục tài liệu tham khảo 150 F Phụ lục 162
- 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An sinh xã hội là một trong những chủ trương, chính sách quan trọng của Ðảng và Nhà nước ta đã được quán triệt, bảo đảm thực hiện trong các thời kỳ phát triển của đất nước. Những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, công tác an sinh xã hội ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành quả tích cực, chính sách không ngừng cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được chăm lo ngày một tốt hơn với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn đông dân nhất nước, chất lượng tăng trưởng kinh tế (TTKT) ngày càng nâng cao và ổn định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Những năm qua, Thành ủy, UBND Thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc và tập trung thực hiện quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Thành phố về chính sách ASXH. Đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Thành phố quan tâm thực hiện thường xuyên nhằm chăm lo cho ngiười nghèo, người yếu thế, dễ bị tổn thương, góp phần giảm nghèo bền vững, chống nguy cơ tái nghèo và thúc hiện công bằng xã hội, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu, nhiệm vụ cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 98/2023/QH15 (Nghị quyết 98) của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tại kỳ họp thứ 10, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nghị quyết. Một trong ba nội dung của Nghị quyết là bố trí vốn đầu tư công cho chương trình giảm nghèo bền vững - nội dung được thực hiện đầu tiên, mang lại lợi ích thiết thực, trực tiếp cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là người nghèo. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố đã chung sức, chung tay
- 2 đảm bảo kết hợp các các nguốn lực thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Trong đó nguồn lực Nhà nước giữ vai trò cơ bản, quan trọng, mang tính định hướng; đồng thời huy động các nguồn lực xã hội nhằm phát huy tinh thần "tương thân, tương trợ" của người dân Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân cùng góp sức chăm lo cho các đối tượng yếu thế và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Thành phố Hồ Chí Minh đã có đột phá trong việc ra đời mô hình Trung tâm Tiếp nhận và Hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 (Trung tâm) theo Quyết định số 2708/QĐ-BCĐ ngày 02 tháng 8 năm 2021. Trung tâm an sinh là một hình thức hỗ trợ mới, thể hiện tinh thần của Nhà nước phúc lợi, định hướng phát triển cộng đồng trên nguyên tắc hiệp lực công – tư nên rất cần một chiến lược phát triển về lâu dài. Điều này thể hiện khuynh hướng chung của các quốc gia trên thế giới trong việc đảm bảo phúc lợi cho người dân, nhất là trong các hoàn cảnh biến động như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, với các nhóm đặc biệt khó khăn đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức về mặt xã hội khi vừa xây dựng thể chế, hoàn thiện khung pháp lý các yếu tố kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội theo nguyên tắc thụ hưởng trên cơ sở mức đóng góp. Do vậy, lưới an sinh khu vực chính thức không thể bao phủ hết mọi đối tượng trong xã hội, sẽ bỏ sót một lượng lớn người lao động, các đối tượng xã hội còn thụ động hoặc có thể chủ động chưa tiếp cận chính sách. Thành phố Hồ Chí Minh đã và sẽ tiếp tục là nơi thu hút lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, ngành này chủ yếu là lực lượng lao động dịch vụ tay chân, trình độ chuyên môn thấp, lao động thời vụ và phi chính thức. Họ đóng góp nhiều cho sự phát triển của Thành phố nhưng họ thường không có BHXH và các phúc lợi khác. Do đó, họ rất cần sự hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội của Thành phố. Bên cạnh đó, quản lý và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân bằng mã số an sinh xã hội; đào tạo nghề và tái đào tạo cho
- 3 NLĐ chuyển đổi nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển biến kinh tế xã hội theo xu hướng tự động hóa, nền kinh tế xanh và tuần hoàn rất cần sự hỗ trợ từ hệ thống an sinh xã hội của Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là đầu tàu kinh tế cả nước mà còn là nơi khởi đầu nhiều phong trào xã hội mang tính nhân văn cao. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tinh thần đoàn kết, nghĩa đồng bào, tình thương yêu con người… chính là sức mạnh giúp vượt qua đại dịch. Để làm tốt hơn nữa chính sách an sinh xã hội, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII là chính sách xã hội sẽ được đặt trong tổng thể việc quản lý phát triển xã hội bền vững, giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội. Chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện sẽ được xây dựng tạo thành mạng lưới an sinh bao trùm trợ giúp người dân, bao gồm liên kết dạy nghề - việc làm, bảo hiểm và trợ giúp xã hội, trong đó tầng trợ giúp xã hội sẽ đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của nhà nước, sự giám sát thường xuyên của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng thuận và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Đảm bảo thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chính trị ở trung ương mà còn đối với chính quyền địa phương, nhất là trong việc phát huy vai trò huy động nguồn lực và đảm bảo tính thực thi của chính sách. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố đang triển khai Nghị quyết 98, việc nghiên cứu thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong tổng kết thực tiễn, đảm bảo để Thành phố giữ vững vai trò đầu tàu phát triển kinh tế xã hội; tích cực tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. Dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới, vì vậy những vấn đề liên quan đến an sinh của
- 4 người dân sẽ còn là nỗi lo, cần có giải pháp, chính sách và sự quan tâm chăm lo một cách sâu sát, thiết thực. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp thực thi chính sách nhằm đảm bảo ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và đánh giá các nghiên cứu lý luận về thực thi chính sách ASXH. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách ASXH. - Phân tích thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng và đề xuất quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của 4 nhóm chính sách ASXH cơ bản: Nhóm chính sách việc làm và giảm nghèo; nhóm chính sách bảo hiểm xã hội; nhóm chính sách trợ giúp xã hội; nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản. Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các sản phẩm khoa học có liên quan đến đề tài luận án và thực tiễn thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2022, đề xuất giải pháp đến 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- 5 4.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm ASXH. Kế thừa, phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về thực thi chính sách ASXH và vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH. Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu của ngành khoa học chính trị, triết học và các dữ liệu thu thập phản ảnh thực tiễn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận án sử dụng phương pháp này tập trung chủ yếu tại Chương 1 để tiến hành việc lựa chọn nhóm chính sách, phân loại theo nhu cầu nghiên cứu, hệ thống lý thuyết cho từng nhóm, từng lĩnh vực trên các nguồn tài liệu như: văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, giáo trình, các công trình khoa học, sách báo, tạp chí… có liên quan, từ đó, xây dựng cơ sở lý luận phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu của luận án. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê Trong luận án, phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp thông tin từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê được sử dụng để phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách, kết quả sau khi triển khai thực hiện chính sách đối với các chính sách được lựa chọn nghiên cứu. Đồng thời, qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để củng cố độ tin cậy và phản ảnh dễ dàng, rõ nét hơn thực trạng nói trên. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội như: khái quát hoá, trừu tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, hệ thống - cấu trúc, v.v. 4.2.2. Phương pháp thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng tại Chương 3 và một phần kết quả khi thực hiện khảo sát được dẫn chứng cho giải pháp ở Chương 4 với hai phương pháp cụ thể:
- 6 - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học dùng khảo sát trên 03 đối tượng: người thụ hưởng chính sách, người trực tiếp thực hiện chính sách và cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại các đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể: + Đối tượng thụ hưởng: 300 phiếu (Chọn 5 Quận nội thành và 5 huyện ngoại thành; mỗi quận, huyện chọn 02 phường, xã, mỗi phường, xã phát 15 phiếu). + Cán bộ, công chức triển khai thực hiện chính sách: 175 phiếu (Cấp thành phố: 25 phiếu/5 sở; cấp quận, huyện: 50 phiếu/10 quận, huyện; 100 phiếu/20 phường, xã). + Cán bộ lãnh đạo cấp phòng: 20 phiếu/ 5 sở Các điểm được lựa chọn để tiến hành phát phiếu điều tra gồm: + Cấp Tỉnh: Văn phòng UBND, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở GD &ĐT, Sở Du lịch. + Cấp Quận: Quận 1, Quận 6, Quận 8, Quận Tân Phú, TP Thủ Đức + Cấp Huyện: Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn, Huyện Nhà Bè. + Cấp Xã: Tại Quận, Huyện đề cập ở trên sẽ chọn các xã với tiêu chí: 1. Quận, huyện chọn 3 phường, xã; 2. Trên cùng địa bàn khảo sát với 2 đối tượng: thụ hưởng và cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực thi chính sách ASXH; 3. Có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú; 4. Có triển khai các chính sách ASXH được xác định tại phạm vi nghiên cứu Kết quả khảo sát sẽ là nguồn thông tin sơ cấp rất quan trọng phục vụ phân tích trên cơ sở kết hợp với các thông tin thứ cấp để có được cái nhìn thực tiễn toàn cảnh về kết quả thực hiện một số chính sách ASXH nắm bắt được thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, các mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thực thi chính sách, vai trò của cấp chính quyền địa phương (chủ yếu cấp phường, xã) trong việc tìm kiếm nguồn lực, tuyên truyền và vận động, đánh giá và duy trì kết quả thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu Các thông tin, số liệu thu thập được sẽ sử dụng phần mềm EXCEL để xử
- 7 lý nhằm đáp ứng thông tin cần thiết cho nhu cầu nghiên cứu của luận án. 5. Những điểm mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận Luận án hệ thống hóa, củng cố, bổ sung về mặt học thuật cơ sở lý luận về thực thi chính sách ASXH. Xây dựng được khung phân tích về thực thi chính sách ASXH, đề xuất một số mô hình mới thực thi chính sách nhằm đảm bảo ASXH. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án đánh giá thực trạng triển khai thực thi một số chính sách ASXH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, làm rõ nguyên nhân của những thành công cũng như hạn chế trong thực thi chính sách ASXH. Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh với những đặc thù của mình cũng cần có cách thức tổ chức thực thi các chính sách phù hợp. Luận án đề xuất 6 giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra theo khung lý thuyết về thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án sau khi hoàn thành là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về chính trị học, CSC và thực thi CSC, đồng thời, cũng mang lại giá trị nhất định trong nghiên cứu thực tiễn đối với các học giả quan tâm nghiên cứu về Thành phố Hồ Chí Minh. Những giải pháp đề xuất tại luận án cung cấp thêm luận cứ, luận chứng đối với công tác quản lý, các nhà làm chính sách, hoạch định và thực thi chính sách. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở khoa học về thực thi chính sách và quy trình thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam đã hoàn thiện chưa ? Đề trả lời câu hỏi này, luận án hệ thống hóa, đề xuất khung lý thuyết về thực thi chính sách và áp dụng nó vào việc thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự ảnh
- 8 hưởng của các nhân tố nào ? Làm rõ câu hỏi này, luận án khảo sát, phân tích và đánh giá quá trình triển khai và kết quả thực thi chính sách tại Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách ASXH. Ở góc độ nghiên cứu, luận án cần làm rõ một số nội dung trong quá trình thực thi chính sách: 1. Chủ thể nào tham gia vào quá trình thực thi chính sách ASXH? 2. Mục tiêu thực thi chính sách ASXH đặt ra có được làm rõ và được đo lường, phân tích, đánh giá như thế nào? 3. Nguồn lực để triển khai thực thi chính sách ASXH có được từ đâu? 4. Cơ cấu tổ chức (làm rõ được các mối quan hệ giữa các chủ thể trong cơ cấu này và vai trò của từng chủ thể); 5. Hệ thống thông tin phản hồi có được thiết lập trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách ASXH? 6. Công tác tuyên truyền thực thi chính sách ASXH như thế nào?... Luận án hướng đến các nội dung quản lý và điều hành của các chủ thể tham gia vào quá trình tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Giải pháp nào được tìm kiếm để đảm bảo thực thi chính sách ASXH trong điều kiện đặc thù của hành phốP Hồ Chí Minh ? Thông qua việc tìm kiếm câu trả lời các câu hỏi trên để tìm kiếm các giải pháp, chú trọng làm rõ các giải pháp trong hoạt động quản lý, điều hành, giải pháp về thiết lập mối quan hệ các khâu trong thực thi chính sách hướng đến đảm bảo thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh,... Thông qua nghiên cứu thực tiễn từ thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh để giải đáp cho các câu hỏi trên, luận án củng cố giả thuyết về mối quan hệ trong quy trình thực thi chính sách nhằm đảm bảo thực thi chính sách sau khi ban hành đi vào thực tiễn. Luận giải để đề xuất những thay đổi thực tiễn ở các khâu trong thực thi chính sách nhằm có được đề xuất mới trong quản lý tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay hướng đến giải quyết những vấn đề đặt ra và nhiệm vụ của luận án.
- 9 6.2. Giả thuyết khoa học Những quan điểm và giải pháp luận án xây dựng nếu được triển khai một cách đồng bộ sẽ đảm bảo thực thi chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả tương xứng với vai trò thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước trong điều kiện đặc thù về cơ chế. 7. Cấu trúc của luận án Cấu trúc luận án được kết cấu thành 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Phần nội dung được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận thực thi chính sách an sinh xã hội Chương 3: Thực trạng thực thi một số chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực thi chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- 10 B. NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về Chính sách công 1.1.1.1 Các công trình của các tác giả nước ngoài CSC là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của mọi nhà nước. Có nhiều quan điểm về CSC dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nhưng đều hướng đến xây dựng nền tảng lý luận cho các nghiên cứu có liên quan. Có thể kể đến các ấn phẩm có giá trị như: Khoa học chính sách (1951) của Nhà xuất bản Đại học Stanford là công trình khoa học đầu tiên về lĩnh vực khoa học chính sách do Daniel Lerner và Harold D.Lasswell chủ biên [64]. Công trình Nghiên cứu chính sách công: chu trình chính sách và tiểu hệ thống chính sách của Michael Howlett and M.Ramesh (1995), Nhà xuất bản Oxford University [21]. Cuốn sách đã bàn nhiều về các khái niệm CSC; chu trình chính sách. Đặc biệt làm rõ các nội dung liên quan đến thực thi chính sách: khái niệm, các công cụ, các nhân tố ảnh hưởng, các cách thức thực thi và sự phù hợp của việc lựa chọn công cụ để thực thi chính sách. Sách Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh của tác giả A.Chiavo-Camo và P.S.A.Sundara [21] đã đưa ra những luận điểm và có những phân tích rất sâu sắc về các mô hình tổ chức nhà nước như: bộ máy và tổ chức chính phủ, cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương - địa phương, xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự, vấn đề tìm kiếm nguồn lực và quản lý nó,... và tổ chức thực thi CSC. Luận án tiến sĩ của Millicent Addo (2011), Externally Assisted Development Projects in Africa: Implementation and Public Policy (Các dự án phát triển hỗ trợ từ bên ngoài ở Châu Phi: Thực thi và chính sách công) [124] đã hệ thống lại một lần nữa các phương pháp tiếp cận thực thi chính sách và đã
- 11 làm rõ các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách như: nhân tố chính trị, nhân tố kinh tế, nhân tố tổ chức,... Bài viết Public Policy: Implememtation Approaches (CSC: các phương pháp tiếp cận thực thi), của Basir Chand (2009) [119], The Statesman Institute of Public Policy, Islamabad (Viện chính sách công Statesman) đã thực hiện việc so sánh hai phương pháp tiếp cận thực thi CSC là phương pháp trên - xuống và phương pháp dưới - lên, từ đó, một số các phương pháp khác như: phương pháp cơ cấu, phương pháp thủ tục, phương pháp hành vi và phương pháp chính trị được tác giả đề xuất sử dụng để hiểu rõ hơn bản chất của quá trình thực thi CSC. 1.1.1.2 Các công trình của các tác giả trong nước Khoa học nghiên cứu về CSC ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu về CSC, ASXH, quản lý thực thi chính sách dưới góc độ lý luận và thực tiễn như: Ấn phẩm Tìm hiểu khoa học về chính sách công (1999) [114] của Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia (HVCTQG) Hồ Chí Minh tiếp cận dưới góc nhìn của khoa học chính trị đã làm rõ các khái niệm như: CSC, quyết sách chính trị, quyết định chính trị, chính sách của nhà nước,... để khẳng định CSC là công cụ cơ bản của nhà nước sử dụng để phát triển KT-XH. Sách Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình chính sách (2001) [70] của tác giả Lê Chi Mai đã trình bày khá cụ thể những nội dung mang tính lý luận về chính sách công: quan niệm về chính sách công, quy trình chính sách, các giai đoạn của quá trình thực hiện chính sách, đặc biệt, tác giả đã có sự nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình thực thi chính sách cũng như công tác tổ chức thực hiện chính sách. Đến năm 2013, hàng loạt sách chuyên khảo nghiên cứu lý luận chính sách công trong đó làm rõ các nhận thức cơ bản về chính sách công, hoạch định, phân tích, thực hiện và đánh giá chính sách như Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công [49] của Nguyễn Hữu Hải; Đại cương về chính sách công của đồng chủ biên Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa, NXB Chính trị quốc gia [50].
- 12 Phân tích chính sách công ở Việt Nam (Qua khảo sát một số quận, huyện của thành phố Đà Nẵng) (2014) [91] của đồng tác giả Hồ Tấn Sáng và Nguyễn Thị Tâm, NXB Chính trị quốc gia đề cập đến cách tiếp cận về chính sách công với việc chi phối quyền lực công cộng của các chủ thể khác nhau, đồng thời cũng phân tích làm rõ sự khác biệt giữa CSC và chính sách của các tổ chức khác (khu vực tư nhân, đoàn thể xã hội). Luận án Tiến sĩ của Lê Văn Hòa (2015) với đề tài nghiên cứu Quản lý theo kết quả trong thực thi chính sách công ở Việt Nam [55], tác giả đã chia sẽ lợi ích có được khi nhà nước thật sự quan tâm và có cách thức quản lý phù hợp để đảm bảo được đầu ra của quá trình thực thi CSC. Luận án làm rõ lý luận về CSC, thực thi CSC, mô hình quản lý thực thi chính sách theo kết quả và đặc biệt chỉ rõ những nguyên tắc cần phải áp dụng khi quản lý thực thi CSC như: chủ thể chịu trách nhiệm thực thi CSC, sự tham gia của các bên có liên quan, trách nhiệm giải trình,... giúp cho quá trình thực thi CSC đạt được mục tiêu đề ra khi ban hành chính sách. Như vậy, qua nghiên cứu các công trình về CSC và thực thi CSC trong và ngoài nước nhận thấy đã tập trung làm rõ các nội dung về hoạch định, phân tích CSC và đặc biệt các tác giả đã định hình được khung lý thuyết về thực thi CSC. Điều này giúp cho nghiên cứu sinh có được những nguồn tư liệu có giá trị để tham khảo, kế thừa, trích dẫn cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, để nghiên cứu làm rõ hơn về sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố tại từng bước trong quy trình thực thi CSC như: vai trò của các cấp chính quyền, yêu cầu về năng lực và khả năng của CB, CC, sự tương tác giữa nhà nước và các tổ chức khác có liên quan, huy động và tìm kiếm nguồn lực, công tác tuyên truyền và truyền thông... các công trình nghiên cứu có đề cập nhưng chưa làm rõ trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể và điều này cũng đã để mở những khoảng trống nhất định mà luận án đang hướng tới nghiên cứu. 1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội và thực thi chính sách an sinh xã hội 1.1.2.1. Các công trình của các tác giả nước ngoài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 307 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 271 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 280 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 228 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
246 p | 146 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 169 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 244 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 163 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn