Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là cụ thể hóa yêu cầu của CĐR khối ngành KT qua các KNNN cần rèn luyện trong DH môn Toán theo tiếp cận CDIO, đồng thời đề xuất các biện pháp sư phạm (BPSP) giúp SV khối ngành KT đáp ứng được CĐR.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN VĂN HOAN DẠY HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN VĂN HOAN DẠY HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. PHẠM ĐỨC QUANG 2. PGS. TS. ĐỖ TIẾN ĐẠT HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Đức Quang và PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt, tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là mới, trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào của ngƣời khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2019 Tác giả Trần Văn Hoan
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các nhà khoa học trong và ngoài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả làm nghiên cứu sinh cũng nhƣ đã đƣa ra những góp ý quý báu trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Phạm Đức Quang và Thầy PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt những ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt thời gian qua. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ từ phía Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tài chính – Kế toán, Khoa Quản trị kinh tế quốc tế, giảng viên và sinh viên trƣờng Đại học Lạc Hồng đã giúp đỡ tác giả tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất trong luận án. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2019 Tác giả Trần Văn Hoan
- iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .............................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................ii Mục lục ................................................................................................................... iii Danh mục kí hiệu các từ viết tắt ..............................................................................vii Danh mục các bảng ................................................................................................viii Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 4 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 7. Các đóng góp mới của luận án .............................................................................. 6 8. Các vấn đề đƣa ra bảo vệ ....................................................................................... 7 9. Cấu trúc luận án..................................................................................................... 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 8 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ chính đƣợc dùng trong luận án ....................... 8 1.1.1. CDIO........................................................................................................... 8 1.1.2. Kỹ năng ....................................................................................................... 9 1.1.3. Kỹ năng nghề nghiệp ................................................................................. 10 1.1.4. Rèn luyện kỹ năng ..................................................................................... 13 1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................ 13 1.2.1. Tổng quan về tiếp cận CDIO ..................................................................... 13 1.2.2. Nghiên cứu về chuẩn đầu ra ở trường đại học .......................................... 14 1.2.3. Nghiên cứu về tiếp cận CDIO trong dạy học............................................. 19 1.2.4. Nghiên cứu về dạy học cho sinh viên đại học hướng vào đáp ứng chuẩn đầu ra .................................................................................................................. 22
- iv 1.2.5. Nghiên cứu về dạy học Toán hướng vào đáp ứng chuẩn đầu ra ............... 24 1.2.6. Học tập chủ động và trải nghiệm theo tiếp cận CDIO .............................. 25 1.2.7. Quan niệm về dạy học theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra . 33 1.3. Thực tiễn nghề và các yếu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề khối ngành kinh tế ................................................................................................. 35 1.3.1. Đặc điểm ngành kinh tế............................................................................. 35 1.3.2. Một số hoạt động đặc trưng của nghề thuộc khối ngành kinh tế ............... 35 1.3.3. Vị trí làm việc của sinh viên sau khi ra trường.......................................... 37 1.4. Hệ thống những kỹ năng cần thiết của ngƣời làm nghề thuộc khối ngành kinh tế ......................................................................................................... 37 1.4.1. Một số nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp cho khối ngành kinh tế .......... 37 1.4.2. Các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế của một số trường đại học trên thế giới .............................................................. 39 1.4.3. Tổng kết các kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho sinh viên khối ngành kinh tế ....................................................................................................... 40 1.5. Chuẩn đầu ra của khối ngành kinh tế ở trƣờng Đại học Lạc Hồng ........... 42 1.5.1. Yêu cầu, nội dung chuẩn đầu ra của khối ngành kinh tế ........................... 42 1.5.2. Các kỹ năng nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO ..................................................................................................... 42 1.5.3. Quan hệ giữa kỹ năng nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra theo tiếp cận CDIO và kỹ năng nghề nghiệp khối ngành kinh tế .............................................. 44 1.6. Vai trò của dạy học các học phần Toán ở trƣờng Đại học Lạc Hồng theo hƣớng đáp ứng chuẩn đầu ra ................................................................................... 46 1.6.1. Vai trò của môn Toán đối với chuẩn đầu ra khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng theo tiếp cận CDIO ................................................... 46 1.6.2. Đề xuất các kỹ năng cần rèn luyện cho sinh viên khối ngành kinh tế thông qua học tập các học phần Toán ở trường Đại học Lạc Hồng ................... 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 49
- v CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN THEO TIẾP CẬN CDIO THEO ĐỊNH HƢỚNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ..... 50 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .................................................................. 50 2.1.1. Mục đích.................................................................................................... 50 2.1.2. Nội dung .................................................................................................... 50 2.1.3. Đối tượng .................................................................................................. 51 2.1.4. Phương pháp và công cụ ........................................................................... 51 2.2. Kết quả ............................................................................................................ 52 2.2.1. Về vai trò của môn Toán đối với khối ngành kinh tế ................................ 52 2.2.2. Về các yếu tố gây khó khăn trong việc xin việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế ..................................................................................................... 53 2.2.3. Về yêu cầu và mức độ đáp ứng của các nội dung kiến thức Toán cần trang bị cho sinh viên khối ngành kinh tế ................................................. 54 2.2.4. Về thực trạng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên thông qua học tập môn Toán ........................................................................................................... 63 2.2.5. Về thực trạng tiếp cận CDIO trong dạy học Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp .............................. 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 78 CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP DẠY HỌC TOÁN THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA ................................................................. 80 3.1. Thiết kế dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra ...... 80 3.1.1. Vận dụng chu trình Kolb thiết kế dạy học các học phần Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế ....................................................................................... 80 3.1.2. Quy trình thiết kế dạy học các học phần Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế.................................................................................................................. 83 3.1.3. Hướng dẫn tổ chức dạy học ...................................................................... 84 3.1.4. Hướng dẫn đánh giá kết quả ..................................................................... 84 3.1.5. Kết luận ..................................................................................................... 85
- vi 3.2. Một số biện pháp dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra .......................................................................................................... 86 3.2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp .......................................................... 86 3.2.2. Một số biện pháp dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra ....................................................................................................... 87 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 118 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 120 4.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, nội dung thực nghiệm...... 120 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 120 4.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ............................................................................... 120 4.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 120 4.1.4. Các nguyên tắc tổ chức thực nghiệm....................................................... 120 4.1.5. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 121 4.2. Thời gian, đối tƣợng, quy trình, phƣơng pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm .................................................................................................. 122 4.2.1. Thời gian, đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................. 122 4.2.2. Quy trình, cách thức triển khai nội dung TN ........................................... 122 4.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................... 125 4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 128 4.3.1. Thực nghiệm sư phạm đợt 1 (Từ tháng 10/2016 đến tháng 1/2017) ........ 128 4.3.2. Thực nghiệm sư phạm đợt 2 (Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2017) ........... 133 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................... 141 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 142 DANH MỤC CÁC C NG TR NH NGHIÊN CỨU Đ C NG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN .............................. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 145 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ BPSP Biện pháp sƣ phạm Conceive (Hình thành ý tƣởng) – Design (Thiết kế) – CDIO Implement (Triển khai) và Operate (Vận hành) CĐR Chuẩn đầu ra CTĐT Chƣơng trình đào tạo ctg Các tác giả CTLMĐ Câu trả lời mong đợi DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐHLH Đại học Lạc Hồng ĐHQGHCM Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GD Giáo dục GV Giảng viên KN Kỹ năng KNM Kỹ năng mềm KNNN Kỹ năng nghề nghiệp KT Kinh tế NXB Nhà xuất bản PPDH Phƣơng pháp dạy học SV Sinh viên TCC Toán cao cấp TN Thực nghiệm TT Thực ti n XSTK Xác suất thống kê
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu KNNN khối ngành KT ..................................... 38 Bảng 1.2. Yêu cầu về KNNN của một số trƣờng ĐH trên thế giới ......................... 39 Bảng 1.3. Tổng kết các KNNN khối ngành KT ...................................................... 40 Bảng 1.4. Các KNNN trong CĐR khối ngành KT theo tiếp cận CDIO .................. 43 Bảng 1.5. Quan hệ giữa KNNN khối ngành KT và KNNN trong CĐR theo CDIO...................................................................................................... 44 Bảng 1.6. Các KN đƣợc rèn luyện thông qua học tập môn Toán ............................ 47 Bảng 1.7. Các KNNN cần rèn luyện thông qua DH môn Toán.................................... 48 Bảng 2.1. Đánh giá các yếu tố gây khó khăn cho SV khối ngành KT để tìm đƣợc việc làm ......................................................................................... 53 Bảng 2.2. Đánh giá của GV về yêu cầu nội dung kiến thức Toán .......................... 54 Bảng 2.3. Thứ tự mức độ cần thiết kiến thức theo đánh giá của GV ...................... 55 Bảng 2.4. Đánh giá của cựu SV về yêu cầu nội dung kiến thức Toán .................... 56 Bảng 2.5. Thứ tự mức độ cần thiết của kiến thức theo đánh giá của cựu SV.......... 57 Bảng 2.6. Đánh giá của SV về yêu cầu nội dung kiến thức Toán ........................... 58 Bảng 2.7. Thứ tự mức độ cần thiết của kiến thức theo đánh giá của SV ................ 59 Bảng 2.8. Trung bình mức độ cần thiết của kiến thức Toán theo đánh giá của cựu SV, SV, GV ..................................................................................... 60 Bảng 2.9. Bảng đề xuất các nội dung kiến thức Toán ............................................. 61 Bảng 2.10. Về mức độ đáp ứng của việc vận dụng kiến thức Toán ......................... 62 Bảng 2.11. Bảng đánh giá của SV về cơ hội hình thành và phát triển KNNN .............. 63 Bảng 2.12. Đánh giá của cựu SV về cơ hội hình thành và phát triển KNNN .......... 64 Bảng 2.13. Đánh giá của GV về cơ hội hình thành và phát triển KNNN của SV .... 65 Bảng 2.14. Đánh giá của GV về mức độ hình thành và phát triển KN .................... 67 Bảng 2.15. Đánh giá của cựu SV về mức độ hình thành và phát triển KN .............. 68 Bảng 2.16. Đánh giá của SV về mức độ hình thành và phát triển KN .................... 68 Bảng 2.17. Trung bình các KN theo đánh giá của GV, cựu SV, SV........................ 69
- ix Bảng 2.18. Mức độ hiểu và biết của GV trong việc vận dụng tiếp cận CDIO ......... 76 Bảng 2.19. Mức độ cần thiết của những điều kiện sƣ phạm .................................... 77 Bảng 3.1. Bảng nhu cầu dƣỡng chất ........................................................................ 91 Bảng 3.2. Bảng nhu cầu của cuốn niên giám ......................................................... 101 Bảng 3.3. Bảng lợi nhuận trung bình ..................................................................... 101 Bảng 3.4. Bảng mức chi tiêu hàng tháng của SV ĐHLH....................................... 102 Bảng 3.5. Bảng mức chi tiêu hàng tháng của SV ĐHLH....................................... 107 Bảng 3.6. Bảng minh họa sử dụng Excel trong bài toán ƣớc lƣợng....................... 108 Bảng 3.7. Bảng báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty HAT . 110 Bảng 3.8. Các trƣờng hợp về phí bảo hiểm ........................................................... 112 Bảng 3.9. Bảng dự án A ........................................................................................ 113 Bảng 3.10. Bảng dự án B....................................................................................... 113 Bảng 4.1. Phân bố tần số điểm kiểm tra chất lƣợng của nhóm lớp TN và ĐC đợt 2.... 133 Bảng 4.2. Phân bố tần suất điểm kiểm tra chất lƣợng của nhóm lớp TN và ĐC đợt 2 ..................................................................................................... 133 Bảng 4.3. Phân bố tần số điểm kiểm tra bài số 1 (TN sƣ phạm đợt 2) ................... 135 Bảng 4.4. Phân bố tần suất điểm kiểm tra bài số 1 (TN sƣ phạm đợt 2) ................ 136 Bảng 4.5. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài 2 nhóm TN – ĐC ..................... 138 Bảng 4.6. Bảng phân bố tần suất điểm kiểm tra bài 2 nhóm TN – ĐC .................. 138
- x DANH MỤC CÁC H NH VẼ Trang Hình 1. Đề cƣơng “CDIO” chi tiết cấp độ 1.......................................................... 2 Hình 2. Đề cƣơng “CDIO” chi tiết cấp độ 2.......................................................... 2 Hình 1.1. Tiếp cận CDIO ......................................................................................... 8 Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành KN ................................................................. 10 Hình 1.3. Nguyên lí thiết kế ngƣợc (Wiggins và McTighe, 1998) ......................... 15 Hình 1.4. Nguyên lý thiết kế giảng dạy nhất quán với CĐR (constructive alignment, Biggs, 1999) ......................................................................... 15 Hình 1.5. Mô hình tích hợp (Fink, 2003) ............................................................... 16 Hình 1.6. Quy trình thiết kế và phát triển CTĐT đáp ứng kết quả học tập mong đợi theo CDIO ........................................................................................ 18 Hình 1.7. Sơ đồ quan hệ giữa tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo .................... 23 Hình 1.8. Mối quan hệ nhất quán giữa chuẩn đầu ra, giảng dạy và học tập, và đánh giá .. 27 Hình 1.9. Các mục tiêu trong chƣơng trình đào tạo tích hợp theo CDIO ............... 28 Hình 1.10. Mô hình học tập trải nghiệm (Chỉnh sửa từ Kolb,1984) sử dụng với sự cho phép của nhà xuất bản Prentice-Hall ........................................... 29 Hình 1.11. Sơ đồ sự vận động của các quá trình...................................................... 31 Hình 1.12. Sơ đồ tƣ duy ngƣợc lại nội dung vừa thực hành .................................... 31 Hình 1.13. Sơ đồ sự vận động của quá trình tƣ duy ................................................. 32 Hình 2.1. Biểu đồ tổng hợp đánh giá về vai trò của môn Toán .............................. 52 Hình 2.2. Biểu đồ tổng hợp đánh giá khó khăn của SV qua các yếu tố .................. 53 Hình 2.3. Biểu đồ đánh giá của GV về yêu cầu nội dung kiến thức Toán .............. 55 Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá của cựu SV về yêu cầu nội dung kiến thức Toán ........ 56 Hình 2.5. Biểu đồ đánh giá của SV về yêu cầu nội dung kiến thức Toán .............. 58 Hình 2.6. Biểu đồ trung bình cộng về mức độ cần thiết của nội dung kiến thức Toán ............................................................................................... 60 Hình 2.7. Biểu đồ trung bình cộng của trung về mức độ cần thiết của nội dung kiến thức Toán ................................................................................................ 61
- xi Hình 2.8. Biểu đồ đánh giá mức độ đáp ứng của việc vận dụng kiến thức Toán.... 62 Hình 2.9. Biểu đồ đánh giá của SV về cơ hội hình thành và phát triển KNNN thông qua học tập các học phần Toán .................................................. 64 Hình 2.10. Biểu đồ đánh giá của cựu SV về cơ hội hình thành và phát triển KNNN thông qua học tập các học phần Toán ........................................ 65 Hình 2.11. Biểu đồ đánh giá của GV về cơ hội hình thành và phát triển KNNN cho SV thông qua học tập các học phần Toán ........................................ 66 Hình 2.12. Biểu đồ trung bình cộng các KN theo đánh giá tổng hợp ...................... 69 Hình 2.13. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ vận dụng KN .................................. 74 Hình 3.1. Sơ đồ biện pháp 2 .................................................................................... 89 Hình 3.2. Sơ đồ biện pháp 3 .................................................................................... 97 Hình 3.3. Sơ đồ biện pháp 4 .................................................................................. 114 Hình 3.4. Tháp học tập (Learning Pyramid) thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tƣơng ứng với các hoạt động học tập của SV.............................. 115 Hình 4.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra chất lƣợng của lớp TN và ĐC đợt 2 ............... 133 Hình 4.2. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra bài số 1 (thực nghiệm lần 2) ................. 136 Hình 4.3. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra bài 2 (thực nghiệm sƣ phạm đợt 2) .............. 138
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nâng cao chất lƣợng, đổi mới trong giáo dục (GD) đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một trƣờng đại học (ĐH) trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới là xu thế tất yếu của thời đại và theo chiến lƣợc phát triển GD đƣợc ghi trong báo cáo Đại hội Đảng lần thứ XI “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [8]. Một trong những nội dung đổi mới quan trọng đƣợc các trƣờng ĐH chú trọng thực hiện trong thời gian qua là xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR) của các chƣơng trình đào tạo (CTĐT). CĐR khẳng định về những điều mà một sinh viên (SV) cần phải biết, hiểu và có khả năng làm đƣợc khi kết thúc chƣơng trình học. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đƣợc đặt ra là: “Cần phải dạy học (DH) các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đại cương ở trường ĐH như thế nào để có thể đảm bảo CĐR đã định?”. 1.2. Conceive – Design – Implement – Operate (CDIO) là cách thức tiếp cận, một mô hình đào tạo theo định hƣớng đảm bảo năng lực đầu ra trong các trƣờng ĐH, cung cấp cơ sở khoa học và một hệ thống các tiêu chuẩn chất lƣợng đảm bảo cho các cơ sở GD ĐH giải quyết đƣợc 2 vấn đề trọng tâm: (1) SV nên đạt được các kiến thức, kỹ năng (KN), thái độ toàn diện nào khi rời khỏi trường ĐH, và đạt được ở trình độ năng lực nào? (2) làm thế nào để chúng ta có thể làm tốt hơn trong việc đảm bảo SV đạt được những kĩ năng ấy?. Đây là những vấn đề cần giải quyết đối với GD ĐH nói chung và đào tạo kĩ thuật nói riêng trên toàn thế giới trong bối cảnh bùng nổ tri thức, công nghiệp hóa, quốc tế hóa và những vấn đề toàn cầu khác. Việc đánh giá lại và cập nhật chƣơng trình học để bắt kịp với những đòi hỏi đang thay đổi của xã hội, đồng thời xây dựng nền móng đúng đắn cho việc học tập để ngƣời học có thể xử lý đƣợc những vấn đề phức tạp của kiến thức hiện đại và của thực ti n (TT) là xu thế tất yếu của GD thế giới.
- 2 Hƣớng vào giải quyết những vấn đề đó, tiếp cận CDIO đã đề cập đến 12 tiêu chuẩn phản ánh toàn diện quá trình đào tạo và quản lý chất lƣợng đào tạo theo hƣớng cải cách GD. Theo tiếp cận CDIO thì CĐR đƣợc thiết kế cho các nhóm ngành đào tạo với 4 cấp độ đủ chi tiết để phát triển chƣơng trình giảng dạy, thiết kế DH và đánh giá ([83]). Các nhà lý luận CDIO đã xây dựng đƣợc một danh sách chi tiết kiến thức và KN (đề cƣơng “CDIO”) dƣới dạng cấu trúc 4 cấp độ. Cấp độ 1 của đề cƣơng với 4 kì vọng (hình 1) sau ([57]): 4. Hình thành ý tƣởng, Thiết kế, Triển khai và Vận hành hệ thống trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội 1. Kiến thức và lập 2. Kỹ năng cá 3. Kỹ năng giao tiếp: Làm luận kỹ thuật nhân, kỹ năng nghề việc theo nhóm và giao nghiệp và tố chất tiếp với ngƣời khác Hình 1. Đề cương “CDIO” chi tiết cấp độ 1 Cấp độ 2 thể hiện nội dung chi tiết của những thành phần trong cấp độ 1, với chi tiết của thành phần thứ 1: Kiến thức và lập luận kỹ thuật nhƣ sau (hình 2). 1.3. Kiến thức nền tảng kỹ thuật nâng cao 1.2. Kiến thức nền tảng cốt lõi 1.1 Kiến thức khoa học cơ bản Hình 2. Đề cương “CDIO” chi tiết cấp độ 2 Nhƣ vậy chi tiết của đề cƣơng CDIO cấp độ 2 một lần nữa khẳng định vai trò của các môn học thuộc khối kiến thức cơ bản đối với CĐR của CTĐT. Qua phân tích trên có thể thấy rằng, những nghiên cứu theo tiếp cận CDIO cũng nhằm mục đích hƣớng đến việc DH nhƣ thế nào để SV khi ra trƣờng đạt đƣợc CĐR đã xây dựng. Việc nghiên cứu này phải đƣợc thực hiện đối với từng môn học cụ thể trong CTĐT. Nhƣ vậy, cho đến thời điểm này nghiên cứu DH các môn khoa học cơ bản nói chung và môn Toán nói riêng nhằm đáp ứng CĐR của từng trƣờng ĐH là một yêu cầu vô cùng cấp thiết mà chƣa đƣợc nghiên cứu.
- 3 1.3. Các môn Toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh tế (KT) thể hiện ở các khía cạnh sau đây. Thứ nhất, Toán học giúp truyền thông ý tƣởng và kiến thức ngắn gọn, chính xác và nghiêm túc. Nhiều vấn đề cơ bản nảy sinh từ TT có thể đƣợc mô tả thông qua các biểu thức Toán học. Nhờ vậy mang lại rất nhiều tiện ích, nhất là có thể khái quát hóa, mô hình hoá giúp cho ngƣời đọc có thể hình dung nhanh chóng vấn đề cần giải quyết. Thứ hai, Toán học đƣợc xem là một ngôn ngữ phổ quát nhờ sự tiêu chuẩn hóa các kí hiệu toán trên toàn thế giới. Với các kí hiệu tiêu chuẩn và những nguyên tắc Toán học cơ bản đƣợc chấp nhận rộng khắp, việc biểu di n một vấn đề KT dƣới dạng toán học tạo điều kiện thuận lợi và nhất quán trong cách hiểu, cách tiếp cận vấn đề. Thứ ba, Toán học còn giúp suy di n rất mạnh (nhờ vào sự phong phú của các định lý Toán). Trong giảng dạy và nghiên cứu, một khi đã quen thuộc với cách này, ngƣời học và ngƣời nghiên cứu KT có thể d dàng phát hiện và hình dung những hàm ý ẩn chứa bên trong các công thức Toán học. Thứ tư, Toán học rất ích lợi trong việc giải quyết các vấn đề quá phức tạp cho tƣởng tƣợng hay trực giác. Thông qua việc giải các bài toán, ngƣời nghiên cứu KT có thể tìm thấy những mối tƣơng tác giữa các yếu tố một cách d dàng hơn. Hơn thế nữa, ứng dụng Toán học trong KT, xã hội có những yêu cầu riêng và đặc thù theo từng lĩnh vực. Yêu cầu này trong các nội dung giảng dạy KT, quản trị kinh doanh và ứng dụng tăng quá nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhiều mô hình đã đƣợc sử dụng. Qua các chuyên đề tốt nghiệp bậc cử nhân, luận văn thạc sĩ hay các luận án tiến sĩ KT và quản trị kinh doanh d dàng tìm đƣợc các ứng dụng của các lớp mô hình KT toán, các mô hình thống kê, nhƣ: Ước lượng năng suất, phân tích chất lượng dịch vụ, xếp hạng tín dụng với các mô hình phân lớp, phân tích khác biệt, logit, mạng nơ tron, đánh giá thị trường, lựa chọn nguồn lực.... Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng này dừng lại ở mức áp dụng mà ít ngƣời hiểu đƣợc nội dung toán học và các giả thiết đặt ra đối với từng mô hình cụ thể. Do thiếu những kiến thức nền tảng nên các ứng dụng, nghiên cứu thƣờng bỏ qua những thiếu sót của mô hình KT cả về lý thuyết và điều kiện thực nghiệm (TN) cụ thể. Thực trạng này cho thấy có một khoảng cách cần đƣợc thu
- 4 hẹp giữa kiến thức và KN ứng dụng toán trong nghiên cứu và hoạt động KT xã hội mà với chƣơng trình giảng dạy, cách tiếp cận hiện tại chƣa đáp ứng tốt đƣợc [50], [65], [79]. 1.4. Các môn Toán cho SV khối ngành KT bao gồm: Toán cao cấp (TCC), Xác suất thống kê (XSTK), đó là những môn thuộc khối kiến thức cơ bản. Việc học tập các môn Toán không chỉ giúp SV có nền tảng kiến thức cơ bản mà còn giúp rèn luyện các KN đƣợc nêu trong CĐR. Nhƣng, cần DH các môn Toán nhƣ thế nào để có thể góp phần đáp ứng CĐR cho SV KT cho đến nay vẫn còn là câu hỏi chƣa có câu trả lời thoả đáng. Hơn nữa, xu thế GD hiện nay thiên về thực hành, dẫn đến các trƣờng cắt giảm chƣơng trình môn cơ bản nói chung và các môn Toán nói riêng để tăng cƣờng các môn học ứng dụng chuyên ngành. Để khẳng định vai trò các môn Toán trong CTĐT cũng nhƣ những đóng góp của các môn Toán vào các thành tố của CĐR thì việc nghiên cứu dạy, học các môn Toán hƣớng đến đáp ứng CĐR là yêu cầu cấp thiết. Phƣơng pháp tiếp cận CDIO cho ta một quy trình xây dựng CĐR, tích hợp CĐR các môn Toán vào CĐR của CTĐT. Hơn thế nữa các tiêu chuẩn của CDIO cho phép đề xuất phƣơng án DH các môn Toán theo hƣớng đáp ứng CĐR đã xây dựng. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Dạy học Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là cụ thể hóa yêu cầu của CĐR khối ngành KT qua các KNNN cần rèn luyện trong DH môn Toán theo tiếp cận CDIO, đồng thời đề xuất các biện pháp sƣ phạm (BPSP) giúp SV khối ngành KT đáp ứng đƣợc CĐR. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án đƣợc thực hiện qua việc trả lời đƣợc các câu hỏi khoa học chính sau đây: - DH Toán theo tiếp cận CDIO đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Có những đặc điểm cơ bản gì?
- 5 - Cụ thể hóa CĐR qua các học phần Toán theo tiếp cận CDIO nhƣ thế nào? - Các kỹ năng nghề nghiệp (KNNN) nào cần hình thành và phát triển cho SV khối ngành KT thông qua DH các học phần Toán nhằm đáp ứng CĐR? - Thực trạng dạy và học các học phần Toán theo hƣớng hình thành và phát triển KNNN nhằm đáp ứng CĐR ra sao? Nguyên nhân? - Cần có những can thiệp sƣ phạm nào để có thể DH Toán theo hƣớng đáp ứng CĐR? - Có thể đề xuất những BPSP nào giúp giảng viên (GV) DH Toán theo hƣớng hình thành và phát triển KNNN cho SV khối ngành KT đáp ứng CĐR? - Thiết kế DH nhƣ thế nào để đảm bảo hình thành và phát triển KNNN cho SV? - Những BPSP đƣợc đề xuất có khả thi và hiệu quả không? 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định đƣợc các yêu cầu về KNNN trong CĐR và đề xuất đƣợc các BPSP tƣơng thích thì có thể DH các môn Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tƣợng nghiên cứu: Phƣơng án DH Toán cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR. b) Khách thể: Quá trình DH các môn Toán cho SV khối ngành KT ở trƣờng ĐHLH. c) Phạm vi nghiên cứu: Các học phần Toán cho SV khối ngành KT ở trƣờng ĐH: TCC, XSTK, dành cho SV khối ngành KT ở trƣờng ĐHLH. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu về tiếp cận CDIO trong GD và đào tạo, nghiên cứu CĐR theo tiếp cận CDIO của khối ngành KT, nghiên cứu về TT nghề KT, đặc điểm và vai trò của môn Toán đối với khối ngành KT,... cho phép chúng tôi làm rõ quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR và đề xuất các KNNN cần hình thành và phát triển cho SV trong DH môn Toán.
- 6 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phƣơng pháp điều tra nhằm tìm hiểu về các KNNN cần và có thể hình thành và rèn luyện qua DH các học phần Toán ở trƣờng Đại học Lạc Hồng (ĐHLH); tìm hiểu cơ hội và thực trạng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT thông qua dạy và học các học phần Toán ở trƣờng ĐHLH, làm rõ yêu cầu đối với các nội dung Toán ở trƣờng ĐHLH để DH theo hƣớng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, nhằm làm rõ cơ sở TT của vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học GD đƣợc sử dụng để xử lý các số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra và TN sƣ phạm. 6.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm của các đồng nghiệp và bản thân trong quá trình DH các môn Toán ở trƣờng ĐH theo hƣớng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT. 6.4. Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ một số nhận định về chất lƣợng DH các học phần Toán ở các trƣờng ĐH và tính đúng đắn của những BPSP theo hƣớng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT đã đƣợc đề xuất trong luận án. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng ĐHLH nhằm bƣớc đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các BPSP đã đề xuất. 7. Các đóng góp mới của luận án 7.1. Về mặt lí luận i) Đƣa ra đƣợc quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR. ii) Đề xuất đƣợc các KNNN cần đƣợc trang bị và rèn luyện thông qua học tập các học phần Toán cho SV khối ngành KT. 7.2. Về mặt thực tiễn i) Làm rõ thực trạng của việc DH các học phần Toán theo hƣớng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT; làm sáng tỏ ý nghĩa, vai trò của các học phần Toán với TT nghề nghiệp khối ngành KT nhƣ một định hƣớng phát triển nghề nghiệp cho SV.
- 7 ii) Đề xuất các BPSP DH các học phần Toán theo hƣớng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO. iii) Đề xuất phƣơng án thiết kế DH các học phần Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR. iv) Các BPSP và ví dụ minh họa đã bƣớc đầu đƣợc kiểm nghiệm và chứng tỏ tính khả thi qua thực nghiệm sƣ phạm, góp phần giúp SV đạt CĐR qua DH các học phần Toán theo hƣớng mà tác giả đề xuất. 8. Các vấn đề đƣa ra bảo vệ i) Quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR. ii) Các KNNN cần rèn luyện cho SV khối ngành KT trong DH các học phần Toán đƣợc đề xuất trong luận án, theo tiếp cận CDIO là có cơ sở khoa học và khả thi. iii) Các BPSP nhƣ đề xuất của luận án là có cơ sở khoa học và khả thi trong DH các học phần Toán nhằm đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT. iv) Quy trình thiết kế DH Toán theo hƣớng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT nhƣ đề xuất của luận án là có cơ sở khoa học và khả thi trong DH các học phần Toán ở nƣớc ta. v) GV có thể dựa vào hƣớng dẫn để thiết kế và DH các học phần Toán theo hƣớng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bảng, biểu, luận án gồm bốn chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận Chƣơng 2. Thực trạng dạy học Toán theo tiếp cận CDIO theo định hƣớng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở trƣờng Đại học Lạc Hồng Chƣơng 3. Biện pháp dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra Chƣơng 4. Thực nghiệm sƣ phạm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn