intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất – thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:233

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Dạy học xác suất – thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn" được nghiên cứu nhằm đề xuất được một số biện pháp Dạy học xác suất – thống kê ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT, góp phần nâng cao chất lượng Dạy học xác suất – thống kê ở các trường trung học Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất – thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI THONGCHANH VONGLATHSAMY DẠY HỌC XÁC SUẤT – THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NƯỚC CHDCND LÀO THEO HƯỚNG KẾT NỐI VỚI THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI THONGCHANH VONGLATHSAMY DẠY HỌC XÁC SUẤT – THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NƯỚC CHDCND LÀO THEO HƯỚNG KẾT NỐI VỚI THỰC TIỄN Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. BÙI VĂN NGHỊ 2. TS. NGUYỄN VĂN DŨNG HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của mình là GS.TS. Bùi Văn Nghị và TS. Nguyễn Văn Dũng đặc biệt là GS.TS. Bùi Văn Nghị đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Toán – Tin, Bộ môn Toán và phương pháp dạy học bộ môn Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Bộ giáo dục và thể thao Lào và Vụ kế hoạch cơ quan làm việc của tôi cùng trường THPT Chanthabouly, trường hữu nghị Vientiane-Hochiminh, trường Thongpong, trường Nonsavang, trường Sisattanak, trường Bo-Oh, trường THCS-THPT Vientiane, trường Chao Anouvong, trường Saysettha, trường hữu nghị Lào- Việt, trường Phiawat, trường Tha Ngon, trường Donnoun, trường Nonsa-At, trường Tanmixay, trường Phailom, trường năng khiếu và dự bị Đại học Dân tộc Vientiane, trường Salakham ở thủ đô Vientiane; trường Meuangmet và trường Nakangpa ở huyện Met, tỉnh Vientiane đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả làm nghiên cứu sinh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong tổ, trong Khoa Toán – Tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các thầy cô giáo liên quan đã dành nhiều thời gian góp ý cho tác giả trong thời gian nghiên cứu và hoàn chỉnh luận án. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn động viên, giúp đỡ trong thời gian nghiên cứu luận án của tôi. Hà Nội, tháng 06 năm 2022 Tác giả luận án THONGCHANH VONGLATHSAMY
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN THONGCHANH VONGLATHSAMY
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................. ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1 1.1. Nhu cầu đổi mới giáo dục ở nước CHDCND Lào .............................................1 1.2. Mối quan hệ giữa xác xuất thống kê và thực tiễn .............................................2 1.3. Nhu cầu và sự cần thiết dạy học (DH) Xác suất - Thống kê (XSTK) theo hướng kết nối với thực tiễn (KNVTT) .......................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................................4 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ........................................................................4 7.2. Phương pháp quan sát, điều tra..........................................................................5 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................................5 8. Luận điểm khoa học sẽ đưa ra bảo vệ ..............................................................5 9. Những đóng góp của luận án .............................................................................5 10. Cấu trúc luận án .................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................6 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn .............................................................6 1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề dạy học môn Toán kết nối với thực tiễn ............6
  6. iv 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn ...........................................................................19 1.2. Dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn ..................31 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................31 1.2.2. Quan niệm về dạy học môn Toán liên quan đến thực tiễn ..............................37 1.2.3. Quan niệm và tư tưởng chỉ đạo về dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn...................................................................................................41 1.3. Nội dung Xác suất - Thống kê trong chương trình giáo dục phổ thông .....49 1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................49 1.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................51 1.3.3. Tại Lào ............................................................................................................52 1.4. Thực trạng dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn ở trường trung học nước CHDCND Lào ..............................................................55 1.4.1. Thống kê thời lượng dạy học Xác suất – Thống kê trong chương trình môn Toán, tỷ lệ các ví dụ và bài toán thực tiễn trong các sách giáo khoa Toán ở trường trung học Lào ............................................................................................................55 1.4.2. Khảo sát thực trạng về dạy và học Xác suất – Thống kê ở trường trung học Lào theo hướng kết nối với thực tiễn ........................................................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................66 CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NƯỚC CHDCND LÀO THEO HƯỚNG KẾT NỐI VỚI THỰC TIỄN .........................................................................................................................68 2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp ..............................................................68 2.2. Một số biện pháp sư phạm dạy học Xác suất – Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn .......................................................................................................70 2.2.1. Biện pháp 1. Lấy các ngữ cảnh có thực trong đời sống làm ví dụ, bài toán trong quá trình dạy học Xác suất – Thống kê ở trường trung học. ...........................70 2.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm trong quá trình dạy học Xác suất – Thống kê ở trường trung học. ...........................................................74
  7. v 2.2.3. Biện pháp 3. Làm rõ ý nghĩa, vai trò của các khái niệm, quy tắc, định lý trong các bài học Xác suất – Thống kê thông qua kết nối với thực tiễn ............................87 2.2.4. Biện pháp 4. Tổ chức các trò chơi học tập, đồng thời nâng cao hiểu biết của học sinh về các trò chơi trên truyền hình, các trò chơi may rủi. ...............................96 2.2.5. Biện pháp 5. Tăng cường các bài toán vận dụng kiến thức Xác suất – Thống kê vào giải quyết vấn đề thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau .......................105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................117 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................120 3.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ..................................120 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................120 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm sư phạm ......................................................................120 3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ...................................................................120 3.1.4. Thời gian, đối tượng, quy trình, phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................................................................................120 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................125 3.2.1. Giáo án 1. Bài “Số trung bình, số trung vị” .................................................125 3.2.2. Giáo án 2. Bài “Xác suất có điều kiện, Xác suất toàn phần - Công thức Bayes” .....................................................................................................................128 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................130 3.3.1. Đánh giá định tính .........................................................................................130 3.3.2. Đánh giá định lượng ......................................................................................134 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................141 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................144 PHỤ LỤC ............................................................................................................ PL 1
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CĐSP Cao đẳng sư phạm CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học ĐC Đối chứng ĐH Đại học ĐHSP Đại học Sư phạm GDPT Giáo dục phổ thông GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HĐ Hoạt động HS Học sinh NL Năng lực NLGQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề Nxb Nhà xuất bản SBT Sách bài tập SGK Sách giáo khoa STK Sách thống kê SV Sinh viên PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học TH Toán học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TK Thống kê TKSX Thống kê – xác suất TNSP Thực nghiệm sư phạm Tr Trang TT Thực tiễn VD Ví dụ XS Xác suất XSTK Xác suất – Thống kê
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. “Cấp độ năng lực toán phổ thông theo chương trình PISA” .......... 35 Bảng 1.2. Tỷ lệ nội dung XSTK trong môn Toán ở trường trung học Lào .... 55 Bảng 1.3. Tổng hợp số lượng các ví dụ và bài toán thực tiễn trong các ví dụ và bài toán trong sách giáo khoa Toán ở trường trung học Lào ..................... 56 Bảng 1.4. Tổng hợp số lượng ví dụ và bài tập gắn với thực tiễn phần XSTK so với số ví dụ và bài tập phần XSTK trong SGK toán trung học Lào ............... 56 Bảng 1.5. Mức độ lĩnh hội kiến thức và kỹ năng của học sinh trung học Lào khi học XSTK.................................................................................................. 60 Bảng 1.6. Ý kiến giáo viên về dạy học XSTK kết nối với thực tiễn .............. 61 Bảng 1.7. Đánh giá của HS trung học Lào khi học XSTK ............................. 63 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả từ 3 bài toán trên................................................ 84 Bảng 2.2. Bảng điểm bài kiểm tra môn Toán tháng thứ nhất ......................... 90 Bảng 2.3. Bảng điểm bài kiểm tra môn Toán tháng thứ hai ........................... 90 Bảng 2.4. Điểm bài kiểm tra môn Toán tháng 10 năm 2018 .......................... 91 Bảng 2.5. Điểm bài kiểm tra môn Toán tháng 11 năm 2018 .......................... 92 Bảng 2.6. Bảng điểm bài kiểm tra môn Toán tháng thứ nhất ......................... 92 Bảng 2.7. Bảng điểm bài kiểm tra môn Toán tháng thứ hai ........................... 92 Bảng 2.8. Phân loại mức độ gầy – béo dựa vào chỉ số BMI ......................... 108 Bảng 3.1. Điểm kiểm tra chất lượng đầu năm học 2021 - 2022 ................... 121 Bảng 3.2. Tần suất và tần suất lũy tích đợt 1 ................................................ 122 Bảng 3.3. Tần suất và tần suất luỹ tích đợt 2 ................................................ 124
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Số lượng các vấn đề toán học có KNVTT. [72, tr.62] ................ 8 Biểu đồ 3.1. Đường tần suất lũy tích hội tụ lùi đợt 1 .................................... 122 Biểu đồ 3.2. Đường phân bố tần số luỹ tích hội tụ lùi đợt 2 ......................... 124 Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả bài kiểm tra của khối lớp 9 TNSP .................. 135 Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả bài kiểm tra của khối lớp 11 TNSP và khối lớp ĐC ....................................................................................................................... 138
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Chia ba thanh rưỡi socola thành các một phần tư ........................... 38 Hình 2.1. Trang 9 SGK 11 Lào (bản tiếng Lào) ............................................. 77 Hình 2.2. Kết quả gieo đồng xu 500 lần ......................................................... 78 Hình 2.3. Kết quả gieo đồng xu 10000 lần ..................................................... 78 Hình 2.4. Gieo con súc sắc bằng phần mềm Yenka........................................ 79 Hình 2.5. Kết quả gieo con súc sắc 1000 lần .................................................. 80 Hình 2.6. Trang 10 SGK Toán 9 Lào (tiếng Lào và dịch sang tiếng Việt) [101] 89 Hình 2.7. Chơi búng ghim quay quanh chiếc đinh ......................................... 98 Hình 2.8. Vé 10 000 kíp đã cào trúng thưởng............................................... 100 Hình 2.9. Chơi 3 ô cửa trên truyền hình (nguồn internet) ............................ 102 Hình 2.10. Các mức độ béo ........................................................................... 107 Hình 2.11. Tiến sĩ Chai cùng cộng sự nghiên cứu giống lúa Lào................. 109 Hình 3.1. Học sinh lớp 9 hoạt động học tập ................................................. 127 Hình 3.2. Học sinh lớp 9 làm thực tiễn để lấy ví dụ ..................................... 127 Hình 3.3. Giáo viên dạy lớp 9 giới hiệu bài mới .......................................... 127 Hình 3.4. Học sinh lớp 11 hoạt động theo nhóm .......................................... 129 Hình 3.5. Học sinh lớp 11 báo cáo kết quả nhóm trước lớp ......................... 129 Hình 3.6. Giáo viên dạy lớp 11 giới hiệu bài mới ........................................ 129 Hình 3.7. Một số kết quả làm bài kiểm tra của học sinh khối lớp 9 TNSP và khối lớp ĐC ................................................................................................... 135 Hình 3.8. Một số kết quả làm bài kiểm tra của học sinh khối lớp 11 TNSP và khối lớp ĐC .................................................................................................... 138
  12. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa biểu diễn toán, niềm tin và GQVĐ. [88] ................. 11 Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn ........................................ 48
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhu cầu đổi mới giáo dục ở nước CHDCND Lào Theo quan điểm “Giáo dục và Thể thao nước CHDCND Lào dựa trên năng lực” đã đặt ra cho ngành Giáo dục Lào một nhiệm vụ: “Cần phải đổi mới và cải cách giáo dục”; “Đây được xem như một nhu cầu cấp bách và là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Công cuộc đổi mới đang diễn ra một cách cơ bản, toàn diện từ bậc tiểu học đến bậc đại học, từ mục tiêu, nội dung chương trình đến phương pháp, hình thức dạy học, nhằm mục đích phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của người học”. Hiện nay, chính phủ nước CHDCND Lào đã thiết lập tầm nhìn về việc phát triển văn hoá-xã hội đến năm 2030 đó là “Nguồn nhân lực đã được phát triển để đảm bảo chất lượng tương tự như các nước trong khu vực và quốc tế, là năng lực sản xuất mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sự phát triển nền kinh tế - xã hội của nhà nước được tăng lên, giáo dục phổ thông của người dân Lào tốt nghiệp trung học phổ thông, người dân Lào nhận được các dịch vụ y tế đồng đều chất lượng và tuổi thọ trung bình là 75 tuổi.” [105] Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã thành lập tầm nhìn đến năm 2030 là “Đến năm 2030, mọi người dân Lào nhận được chất lượng giáo dục một cách công bằng để cung cấp cho họ được phát triển bản thân như những công dân tốt của đất nước, có một đặc tính tốt, khoẻ mạnh, kiến thức cao để phát triển bền vững quốc gia có thể liên kết với các nước trong khu vực và quốc tế”. Trong năm năm trước mắt, chính phủ Lào đã “thiết lập các phương hướng chiến lược phát triển nền kinh tế-xã hội đến năm 2025”. “Trong đó, chính phủ coi sự phát triển của nền văn hóa - xã hội là ưu tiên cao nhất của chiến lược phát triển bằng cách tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân dần dần tăng lên, giải quyết nghèo đói, phát triển lĩnh vực giáo dục, văn hoá, phát triển nghề thủ công mặt số lượng và chất lượng nhiều hơn.”
  14. 2 Chiến lược phát triển giáo dục và thể thao đến năm 2025 “nhằm và tập trung vào 5 lĩnh vực sau đây: • Cải thiện chất lượng của GDPT bên trong và bên ngoài nhà trường. • Nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cấp toàn diện các giáo viên. • Xây dựng và phát triển lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu sự phát triển nền kinh tế và xã hội. • Cải thiện hệ thống quản trị và quản lý giáo dục với một sự nhấn mạnh vào việc phát triển năng lực của từng cấp người quản lý giáo dục và thể thao. • Cải thiện và phát triển thể thao - tập thể dục để sức mạnh thể chất và tinh thần khỏe mạnh của người dân Lào.” [105] Đối chiếu với nhu cầu đổi mới giáo dục đó ở nước CHDCND Lào, nhiệm vụ đào tạo và giáo dục ở các trường phổ thông Lào cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng tốt những yêu cầu mới của đất nước Lào. 1.2. Mối quan hệ giữa xác xuất thống kê và thực tiễn “Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Thực tiễn là nguồn gốc, động lực, vừa là nơi kiểm nghiệm tính chân lý của mọi khoa học nói chung và toán học nói riêng. Toán học phát triển được là nhờ có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn, thông qua đó để bộc lộ sức mạnh lý thuyết vốn có của nó. Với vai trò đặc biệt, Toán học trở nên thiết yếu đối với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn.” [29] Trong đó ngành Xác suất - Thống kê (XSTK) – “một ngành khoa học ra đời khoảng thế kỷ XVII, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển đời sống, xã hội. Đối tượng nghiên cứu của XSTK là các hiện tượng ngẫu nhiên, các quy luật ngẫu nhiên mà chúng ta thường gặp trong thực tế.” Mạch kiến thức cung cấp cho học sinh những ứng dụng cơ bản, quan trọng của XSTK trong kinh tế và kĩ thuật.” [3] Trong thực tế ta hay bắt gặp những tình huống tưởng chừng như là ngẫu
  15. 3 nhiên xảy ra hoặc ta không thể đoán trước được khả năng xảy ra của nó, nhưng trên thực tế nếu ta vận dụng XSTK để phân tích diễn giải ta sẽ thấy khả năng có thể xảy ra của nó và những điều thú vị hơn. XSTK là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn. XSTK là một mạch kiến thức quan trọng trong chương trình môn Toán phổ thông. 1.3. Nhu cầu và sự cần thiết dạy học (DH) Xác suất - Thống kê (XSTK) theo hướng kết nối với thực tiễn (KNVTT) Theo khảo sát của chúng tôi, “Việc dạy XSTK ở các trường trung học nước CHDCND Lào còn nặng về thuyết trình giảng giải những tri thức toán học thuần túy; học sinh (HS) chủ yếu thụ động tiếp thu những kiến thức lý thuyết trừu tượng, ít được thực hành liên hệ kiến thức với thực tiễn, ít được vận dụng lí thuyết vào trong cuộc sống.” [5] Theo sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, trong thế kỉ XXI, “năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn” đang là một năng lực được nhiều nước quan tâm; việc “tăng cường khả năng vận dụng XSTK vào thực tiễn” cho học sinh trung học Lào là rất cần thiết. Hiện nay ở Lào chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về dạy học XSTK kết nối với thực tiễn; vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh thích học môn XSTK và thấy vai trò quan trọng của XSTK trong sử dụng trong nghề nghiệp và cuộc sống. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy quá trình dạy học XSTK ở trường trung học Lào hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học XSTK kết nối với TT, nội dung chương trình và SGK còn năng về lí thuyết, còn nội dung về TT là còn ít. Từ những lý do trên, đề tài được chọn là “Dạy học Xác suất - Thống kê ở trường trung học nước CHDCND Lào theo hướng kết nối với thực tiễn”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được một số biện pháp DH XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT, góp phần nâng cao chất lượng DH XSTK ở các trường trung học Lào.
  16. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu luận án là trả lời các câu hỏi khoa học sau đây: • Cơ sở lí luận của việc dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT là gì? • Thực tiễn dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT hiện nay như thế nào? • Những biện pháp dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT là gì? • Những biện pháp dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT có tính khả thi và hiệu quả hay không? 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung là XSTK ở trường Trung học nước CHDCND Lào. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH XSTK ở trường trung học Lào (từ lớp 6 đến lớp 12 Lào) theo hướng KNVTT. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp DH môn XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 6. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ dạy học XSTK ở trường trung học nước CHDCND Lào, nếu tăng cường các vấn đề thực tế để gợi động cơ, luyện tập trong quá trình DH XSTK, tăng cường cho học sinh trải nghiệm qua các hoạt động thực tiễn theo các biện pháp đề xuất trong luận án, học sinh chẳng những hứng thú và có kết quả cao hơn trong học tập XSTK, mà còn tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng về XSTK vào thực tiễn cho học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Hệ thống hóa các nguồn tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan tới đề tài để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
  17. 5 7.2. Phương pháp quan sát, điều tra Thu thập và phân tích các dữ liệu thông qua điều tra, quan sát, dự giờ, sử dụng phiếu hỏi nhằm làm rõ cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp DH XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm (TNSP) một số tiết DH XSTK ở một số trường trung học nước CHDCND Lào theo các biện pháp đã đề xuất trong luận án nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 8. Luận điểm khoa học sẽ đưa ra bảo vệ • DH XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT là cần thiết, có cơ sở lý luận và thực tiễn. • Các biện pháp đề xuất trong luận án góp phần nâng cao hiệu quả DH XSTK ở các trường trung học Lào. 9. Những đóng góp của luận án 9.1. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 9.2. Đề xuất được một số biện pháp dạy học XSTK ở trường trung học Lào theo hướng KNVTT. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Một số biện pháp dạy học Xác suất – Thống kê ở trường trung học Lào theo hướng kết nối với thực tiễn Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
  18. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến dạy học Xác suất - Thống kê theo hướng kết nối với thực tiễn 1.1.1. Những nghiên cứu về vấn đề dạy học môn Toán kết nối với thực tiễn 1.1.1.1. Trên thế giới Dạy học môn Toán KNVTT là vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới quan tâm. Tại Hà Lan, từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã phát triển chương trình “Giáo dục Toán học thực” (Realistic Mathematics Education – viết tắt là RME). Họ quan niệm rằng trong giáo dục toán học học sinh cần được hoạt động trải nghiệm để “tái phát minh” những tri thức toán học cho bản thân hoặc để Toán học hóa những vấn đề thực tiễn trong giờ học. Sau đó chương trình RME được lan rộng sang một số nước trên thế giới, trong đó có Anh và Mỹ (Romberg, 2001). Theo chương trình này, giáo viên (GV) được phát triển nội dung bài học theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tế có thực trong đời sống. [95], [96, tr.9-35] Một trong những luận án Tiến sĩ theo hướng này là luận án của Nguyễn Thanh Thủy (2005) tại trường đại học Amsterdam Hà Lan. Tác giả đã nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên sư phạm Toán ở Việt Nam áp dụng khung lí thuyết RME vào bối cảnh của Việt Nam. [85] Cũng tại Hà Lan, Reidar Mosvold (2005) có luận án tiến sĩ “Toán học trong cuộc sống hàng ngày - một nghiên cứu về niềm tin và hành động” đề xuất những biện pháp kết nối toán học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Từ một tình huống thực tế dẫn đến các nhiệm vụ học tập và các vấn đề cần phải giải quyết nhằm tạo nên động lực, sự hứng thú học tập cho học sinh. Thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh có thể đưa ra các quan niệm, hình thành kiến thức và kỹ năng toán học theo cách riêng của mình. [89] Theo González, Moll & Amanti (2005), nếu giáo viên kết hợp giữa nội
  19. 7 dung dạy học với lịch sử của vấn đề và liên kết với thực tiễn thì kết quả học tập sẽ được nâng cao. [58] Tại Mỹ, từ năm 1990, trường Đại học Arizona (Mĩ) đã triển khai chương trình giáo dục STEM, viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học), sau những giờ học ở Trường (After - School), để học sinh được thảo luận và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan tới nhà trường và địa phương. [78, tr.616-636] “Mục tiêu của giáo viên toán là giúp đỡ học sinh phát triển năng lực toán học, giúp học sinh cảm nhận được rằng toán học là hữu ích và có ý nghĩa, giúp họ tin rằng họ có thể hiểu được và áp dụng được toán học vào thực tiễn” (Zemelman, Daniels, và Hyde, 1998). [99] Battista M. T. (2001) cho rằng “Ngày nay, mục tiêu dạy học môn Toán đang luôn thay đổi. Các giáo viên ngày nay cần phải giúp đỡ học sinh phát triển các kỹ năng mà họ sẽ sử dụng hàng ngày để giải quyết vấn đề toán học và không phải toán học. Trong đó bao gồm khả năng giải thích các ý tưởng, khả năng sử dụng các nguồn lực để tìm kiếm thông tin cần thiết, để làm việc với những người khác về một vấn đề, và tổng quát hóa trong các tình huống khác nhau, cũng như những khả năng do máy tính điện tử và các chương trình máy tính mang lại.” [61, tr.145-185] Trong một báo cáo về “Các xu hướng trong nghiên cứu toán học và khoa học quốc tế (Trends in International Mathematics and Science Study - TIMSS), Hội đồng nghiên cứu giáo dục Úc (Australian Council for Educational Research – ACER) đã thống kê về các vấn đề toán học được trình bày cho học sinh trong một bối cảnh thực tế (Set up contained a reallife connection) hay chỉ sử dụng ngôn ngữ toán học hoặc kí hiệu (Set up used mathematical language or symbols only)”, trong biểu đồ 1.1 dưới đây:
  20. 8 100% 9 15 15 Percentage o problems per lesson 90% 22 27 25 80% 2 70% 60% 50% Set up contained a real life 89 connection 40% 81 83 72 71 69 Set up used mathematical language 30% or symbols only 0 20% 10% 0% AU CZ HK JP NL SW US Country Biểu đồ 1.1. Số lượng các vấn đề toán học có KNVTT. [72, tr.62] Theo biểu đồ trên, có khoảng 27% các vấn đề toán học ở Úc (AU) có KNVTT, tại Nhật Bản (JP) là khoảng 9%. Việc sử dụng các ký hiệu toán học ở Nhật Bản là 89%, ở Úc là 72%. Hà Lan (NL) có 40% sử dụng ngôn ngữ ký hiệu toán học và có 42% các vấn đề toán học được KNVTT, “lớn hơn Úc, Cộng hòa Séc (CZ), Hồng Kông (HK), Nhật Bản, Thụy Sĩ (SW) và Mĩ (US).” [72, tr.62] “Nghiên cứu giảng dạy và học tập thông qua các mô hình toán học và các ứng dụng đã phát triển khá mạnh mẽ trong vài thập kỷ gần đây (Blum, Galbraith, Henn, Niss (2007) và Kaiser, Blum, Borromeo Ferri, Stillman (2011)”. “Có thể thấy rõ điều này trong các tài liệu của cộng đồng giáo viên quốc tế về mô hình toán học (The International Community of Teacher of Mathematical Modelling, viết tắt là ICTMA), trong công trình của Werner Blum (1992) về dạy - học toán và các ứng dụng” [63, tr.112-123], trong công trình của Blum W. và Niss M. (1991) về ứng dụng toán học giải quyết vấn đề [62, tr.37-68], [69], công trình của G. Stillman, P. Galbraith, J. Brown, & Edwards I. (2007) về quá trình ứng dụng và mô hình toán học ở THCS. [92, tr.688-697] Yarhands Dissou Arthur (2018), trong công trình “Kết nối Toán học với các vấn đề thực tế trong cuộc sống” (Connecting Mathematics to Real Life
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2