Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục BVMT cho trẻ ở MN non hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ KIM ANH GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ KIM ANH GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Mã số: 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS.TS. Hoàng Thị Phương 2: TS. Nguyễn Thị Xuân Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021 Tác giả luận án Lê Thị Kim Anh
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án “Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” được hoàn thành tại Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Mầm non, Trường ĐHSP Hà Nội, đã đào tạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị Phương, TS. Nguyễn Thị Xuân, những người Thầy đầy tâm huyết đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên, khích lệ em vượt qua mọi khó khăn và định hướng cho em trong quá trình thực hiện luận án. Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Như Thục – Trưởng Phòng Sau đại học của Trường ĐHSP Hà Nội đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành các thủ tục và hướng dẫn, giúp đỡ định hướng cho tôi trong từng bước của quy trình để hoàn thành thủ tục báo cáo luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Đồng Tháp, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp của Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các cháu mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trường mầm non thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp: trường MN Anh Đào (Phường 1), trường MN Hoa Hồng (Phường 6). Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến mọi người thân trong gia đình tôi, các bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2021 Tác giả luận án Lê Thị Kim Anh
- iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan....................................................................................................... i Lời cảm ơn.......................................................................................................... ii Mục lục.............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt trong luận án..........................................................vii Danh mục các bảng......................................................................................... viii Danh mục các biểu đồ.........................................................................................x Danh mục các biểu đồ....................................................................................... xi MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................4 4. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu......................................................................... 5 8. Những luận điểm cần bảo vệ.......................................................................... 9 9. Những đóng góp mới của luận án.................................................................. 9 10. Cấu trúc của luận án................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM........................................................11 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................ 11 1.1.1. Nghiên cứu giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mầm non..........................11 1.1.2. Nghiên cứu giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non qua trải nghiệm..................................................................................................... 16 1.2. Lí luận về hành vi của trẻ 4-5 tuổi......................................................... 18 1.2.1. Khái niệm “Hành vi”.............................................................................18
- iv 1.2.2. Cấu trúc tâm lý của hành vi................................................................... 19 1.2.3. Đặc điểm hành vi của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi...........................................21 1.3. Hành vi bảo vệ môi trường của trẻ MG 4-5 tuổi..................................22 1.3.1. Khái niệm “Hành vi bảo vệ môi trường của trẻ MG 4-5 tuổi”................22 1.3.2. Các yếu tố cấu thành hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi............. 26 1.3.3. Sự hình thành hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi........................27 1.3.4. Biểu hiện hành vi bảo vệ môi trường của trẻ MG 4-5 tuổi..................... 30 1.4. Trải nghiệm và việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi... 34 1.4.1. Lí luận về trải nghiệm........................................................................... 34 1.4.2. Quá trình giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ MG 4-5 tuổi.... 42 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi...........................................................................49 1.5.1. Các yếu tố chủ quan.............................................................................. 50 1.5.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................... 53 Kết luận Chương 1..........................................................................................56 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI..... 58 2.1. Vấn đề giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong Chương trình Giáo dục mầm non hiện hành...............................................58 2.1.1. Mục tiêu giáo dục BVMTcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi...............................58 2.1.2. Nội dung giáo dục hành vi BVMTcho trẻ MG 4-5 tuổi......................... 59 2.1.3. Hình thức giáo dục BVMTcho trẻ MG 4-5 tuổi.....................................60 2.1.4. Phương pháp giáo dục hành vi BVMTcho trẻ MG 4-5 tuổi................... 61 2.1.5. Đánh giá kĩ năng BVMT của trẻ............................................................61 2.2. Thực trạng GD hành vi BVMT cho trẻ 4-5 tuổi qua trải nghiệm ở trường MN.......................................................................................................62 2.2.1. Khái quát quá trình tổ chức khảo sát thực trạng..................................... 62
- v 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng.................................................................. 66 Kết luận Chương 2..........................................................................................84 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI......... 86 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi............................................................86 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu GDMT cho trẻ ở trường MN.............. 86 3.1.2. Đảm bảo phải phù hợp với quá trình hình thành hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi...............................................................................................86 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN...................................................................87 3.1.4. Đảm bảo sử dụng tối đa các hình thức hoạt động ở trường MN để tăng cường cho trẻ MG 4-5 tuổi trải nghiệm HV BVMT.................................88 3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệmcho trẻ MG 4-5 tuổi.................................................................... 88 3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị các điều kiện giáo dục hành vi bảo vệ môi trường qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi....................................................88 3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức hoạt động rèn luyện thường xuyên hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm................................................. 100 3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá kết quả hoạt động BVMT qua trải nghiệm của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi...............................................................................112 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm ở trường MN...............................................117 Kết luận Chương 3........................................................................................121 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI........................................................................ 123
- vi 4.1. Khái quát quá trình tổ chức thực nghiệm.......................................... 123 4.1.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................123 4.1.2. Nội dung thực nghiệm.........................................................................123 4.1.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm..................................... 124 4.1.4. Tiến trình thực nghiệm........................................................................ 124 4.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm........................................ 125 4.2. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 127 4.2.1. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước TN.................................... 127 4.2.2. Thực nghiệm vòng 1........................................................................... 128 4.2.3. Thực nghiệm vòng 2 (thực nghiệm chính thức)................................... 132 Kết luận Chương 4........................................................................................148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN...................................................................... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................155 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ BVMT Bảo vệ môi trường ĐC Đối chứng GD Giáo dục GDMN Giáo dục mầm non GDTN Giáo dục trải nghiệm GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVMN Giáo viên mầm non HV Hành vi MN Mầm non MG Mẫu giáo MT Môi trường SL Số lượng TN Thực nghiệm TC Tiêu chí
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nhận thức của GVMN về mức độ cần thiết của việc GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi.....................................................66 Bảng 2.2. Ý kiến của GVMN về các yếu tố cấu thành hành vi BVMT...... 67 Bảng 2.3. Quan niệm của GVMN về “Giáo dục qua trải nghiệm” cho trẻ MN......68 Bảng 2.4. Vai trò của trải nghiệm đối với việc GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5....................................................................................69 Bảng 2.5. Mức độ tổ chức GD hành vi BVMT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường MN.. 71 Bảng 2.6. Mục tiêu GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN...................72 Bảng 2.7. Nội dung GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi đã được GVMN thực hiện... 73 Bảng 2.8. Các hình thức GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN.......... 74 Bảng 2.9. Phương pháp, biện pháp GD hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi..75 Bảng 2.10. Những khó khăn thường gặp của GVMN khi tiến hành GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5.........................76 Bảng 2.11. Yếu tố ảnh hưởng đến việc GD hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi.........................................................77 Bảng 2.12. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo tiêu chí)......79 Bảng 2.13. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo %)..... 81 Bảng 4.1. Hành vi BVMT của trẻ ở lớp ĐC và lớp TN trước TN trước TN... 127 Bảng 4.2. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1.128 Bảng 4.3. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1 (tính theo điểm các tiêu chí)...................................................... 129 Bảng 4.4. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của trẻ lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) sau TN ( theo %)............133 Bảng 4.5. So sánh hành vi BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC).................................................................................... 135
- ix Bảng 4.6. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN.........................................................................................136 Bảng 4.7. Kiểm định độ tin cậy mức độ hình thành hành vi BVMT của trẻ..137 Bảng 4.8. So sánh mức độ nhận thức của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC).................................................................................... 138 Bảng 4.9. Kiểm định độ tin cậy mức độ nhận thức của trẻ hai lớp TN và ĐC sau TN..................................................................................139 Bảng 4.10. Mức độ hình thành kĩ năng hành động BVMT của trẻ Lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC).......................................................140 Bảng 4.11. Kiểm định độ tin cậy về mức độ hình thành kỹ năng BVMT của trẻ hai lớp TN và ĐC sau TN....................................................... 141 Bảng 4.12. So sánh thái độ đối với MT của trẻ Lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC).................................................................................... 142 Bảng 4.13. Kiểm định độ tin cậy về thái độ đối với MT của trẻ hai lớp TN và ĐC sau TN..............................................................................143
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo tiêu chí)... 79 Biểu đồ 2.2. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi ở trường MN (theo %)....81 Biểu đồ 4.1. Hành vi BVMT của trẻ ở lớp ĐC và lớp TN trước TN...........127 Biểu đồ 4.2. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1....129 Biểu đồ 4.3. Hành vi BVMT của trẻ MG 4-5 tuổi trước và sau TN vòng 1....130 Biểu đồ 4.4. So sánh mức độ hình thành hành vi BVMT của trẻ lớp đối chứng (ĐC) và lớp thực nghiệm (TN) sau TN ( theo %)..........133 Biểu đồ 4.5. So sánh hành vi BVMT của trẻ lớp TN và lớp ĐC sau TN.... 136 Biểu đồ 4.6. So sánh mức độ biểu hiện hành vi BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN.......................................................................................137 Biểu đồ 4.7. So sánh mức độ nhận thức của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN. 138 Biểu đồ 4.8. So sánh kĩ năng hành động BVMT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC)...................................................................... 140 Biểu đồ 4.9. So sánh thái độ đối với MT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau TN (theo TC)...................................................................................142
- xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Sơ đồ 3.1. Tiến trình lựa chọn chủ đề hoạt động trải nghiệm cho trẻ...........101 Sơ đồ 3.2. Hướng dẫn trẻ xây dựng kế hoạch hoạt động BVMT phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của trẻ.................................... 106 Sơ đồ 3.3. Hướng dẫn trẻ triển khai hoạt động BVMT tích cực, hiệu quả...108 Sơ đồ 3.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp giáo dục hành vi BVMT....118
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Giáo dục môi trường (GDMT) luôn được các Chính phủ, các tổ chức trên thế giới đặc biệt quan tâm, luôn là chủ đề trọng tâm trong các chương trình Nghị sự toàn cầu, các Hội nghị, Hội thảo và được xem là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người có những hiểu biết về MT, nó đã trở thành một trong những nội dung giáo dục đặc biệt cần thiết và được quan tâm ở tất cả cấp học và ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu thế phát triển kinh tế của thế giới đang đẩy con người đứng trước những vấn đề rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường (MT), ảnh hưởng đến sự sinh tồn, phát triển của từng cá thể trên trái đất. Trong khu vực ASEAN, gần đây nhất, Hội nghị lần thứ 12 (ngày 23 tháng 7 năm 2020) của nhóm công tác ASEAN về GDMT đã nêu những nội dung chính liên quan đến những kế hoạch hành động về GDMT như: Đẩy mạnh các Chương trình trường học sinh thái ASEAN; đề xuất những Modules học tập, giảng dạy trong khu vực về biến đổi khí hậu và MT; đề xuất nội dung giáo dục cho phát triển bền vững (ESD) trong chương trình giảng dạy quốc gia của các nước ASEAN,... Việc tổ chức Hội nghị về GDMT một lần nữa khẳng định sự cần thiết của GDMT trong hệ thống giáo dục phổ thông ở các quốc gia trên thế giới. 1.2. Ở Việt Nam, GDMT được xem là nhiệm vụ sống còn của đất nước. Sự cần thiết của việc GDMT đã được thể hiện rất rõ trong Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17-10-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung GDMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết của Bộ chính trị và Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục
- 2 BVMT và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường, bao gồm cả việc tăng cường GDMT trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). 1.3. Trong tất cả các cấp học thì GDMN được xem là quan trọng nhất để bắt đầu GDMT vì nó góp phần đặt nền tảng cơ sở cho GDMT ở những giai đoạn tiếp theo. Trẻ mầm non là độ tuổi rất thích hợp để GDMT vì ở trẻ thể hiện tính ham hiểu biết, muốn lĩnh hội nhiều tri thức mới gắn liền với cuộc sống hàng ngày, đây được xem là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong hình thành những nhận thức đầu tiên về MT và các vấn đề về MT xung quanh ở trẻ, tạo tiền đề cho việc mở rộng hiểu biết của trẻ ở các giai đoạn phát triển sau này, đảm bảo trẻ có thể lĩnh hội đầy đủ và chân thực các biểu tượng về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với MT, giúp trẻ biết sống đúng và ứng xử phù hợp với môi trường sống. 1.4.Việc GDMT cho trẻ mầm non hiện nay rất được quan tâm, tập trung đầu tư của các Bộ, Ngành có liên quan và đặc biệt là nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. GDMT cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình GDMN hiện hành và thời gian qua, ngành GDMN cũng đã và đang thực hiện tốt công tác GDMT cho trẻ. GDMT được tiến hành qua rất nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, mang lại kết quả nhất định. Theo xu hướng chung về GDMT cho trẻ ở các quốc gia trên thế giới thì GDMT qua hình thức trải nghiệm trực tiếp, tương tác với các đối tượng trong môi trường là phổ biến, phù hợp và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Giáo dục qua trải nghiệm là cách tiếp cận giáo dục tích cực đang được đón nhận và mang lại hiệu quả giáo dục không thể phủ nhận ở nhiều nước trên thế giới.Trong những năm gần đây, Unessco đã nhìn nhận giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỷ tới, do đó, việc thực hiện GD hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non qua trải nhiệm ở Việt Nam cũng là một xu thế tất yếu.
- 3 1.5. Ngành GDMN thời gian qua cũng đã triển khai nhiều hình thức, vận dụng nhiều phương pháp GDMT cho trẻ rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, hiệu quả hình thành hành vi bảo vệ môi trường trên trẻ vẫn còn hạn chế vì chưa đảm bảo thực hiện trọn vẹn theo cách tiếp cận GDMT của thế giới đó là trẻ được độc lập, chủ động, được trải nghiệm trong môi trường sống thực tồn tại các vấn đề môi trường cần giải quyết. Người lớn thường đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trải nghiệm thực tế, do đó, thay vì tạo điều kiện cho trẻ được tự lựa chọn hoạt động trải nghiệm, tự xây dựng môi trường trải nghiệm thì người lớn luôn là người chọn sẵn cho trẻ, trước khi đưa trẻ vào môi trường thì trẻ đã được cung cấp đầy đủ các biểu tượng về đối tượng, cho nên, trẻ giảm dần hứng thú khi trải nghiệm thực sự. 1.6. Lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) là thời kỳ phát triển mạnh về động cơ hành vi, trong đó, đáng chú ý là sự phát triển về hành vi đạo đức, sự xuất hiện mạnh mẽ những động cơ xã hội tích cực và ngày càng chiếm vị trí lớn trong số các động cơ đạo đức [67; 205]. Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ qua trải nghiệm dựa trên nền tảng những thành tựu kinh nghiệm của lứa tuổi 3-4 và chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho sự phát triển nhận thức và hành động vì MT ở giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 5-6 tuổi). Giai đoạn này còn là độ tuổi rất nhạy cảm đến các vấn đề về MT xung quanh, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, trẻ bắt đầu biết suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, biết đưa ra dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm, thích thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm, thích được tự mình khám phá,... Bên cạnh đó, sự tác động qua lại giữa trẻ với MT xung quanh một cách tích cực, trẻ được trải nghiệm trong MT sẽ góp phần quan trọng trong sự phát triển hành vi có ý thức của trẻ với MT. Xuất phát từ những lí do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “Giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ MG 4-5 tuổi” làm đề tài nghiên cứu.
- 4 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục BVMT cho trẻ ở trường mầm non hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, các trường MN đã quan tâm đến GDMT cho trẻ nhưng trên thực tế, hành vi BVMT ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi vẫn còn hạn chế, chưa tự giác và thực hiện thường xuyên. Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi theo hướng tận dụng và làm phong phú những trải nghiệm của trẻ thông qua các hoạt động đa dạng ở trường MN, đảm bảo cho trẻ có cơ hội tham gia xây dựng môi trường trải nghiệm, lựa chọn các chủ đề, lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục BVMT thiết thực, cũng như đánh giá kết quả thì hành vi BVMT của trẻ qua trải nghiệm sẽ được phát triển tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ở trường mầm non 5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
- 5 5.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để khẳng định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục trong thực tiễn GDMN. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu: -Nghiên cứu môi trường xung quanh, gần gũi với trẻ, bao gồm môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất cát, sỏi đá, động thực vật...) và môi trường do con người tạo ra (các sản phẩm từ động thực vật, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu được làm từ nhiều nguồn khác nhau...) -Nghiên cứu việc giáo dục hành vi BVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi qua trải nghiệm trong các hoạt động chơi, học, lao động, sinh hoạt theo chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN. 6.2. Về khách thể khảo sát - 151 giáo viên mầm non tại 03 tỉnh: Đồng Tháp, Sóc Trăng và Kiên Giang. - 60 trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở Trường mầm non Anh Đào và Trường mầm non Hoa Hồng trên địa bàn TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 6.3. Thời gian nghiên cứu thực nghiệm Thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 4/2019, trong đó: Thời gian khảo sát thực trạng từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2018 Thời gian thực nghiệm từ tháng 09/2018 đến tháng 4/2019. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động Tâm lý trẻ được bộc lộ trong hoạt động và hình thành bằng hoạt động của chính mình. Do đó, trong quá trình giáo dục hành vi BVMT cần xem trẻ là một chủ thể hoạt động tích cực và người lớn cần tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm để trẻ được tham gia, tương tác với môi trường và từ đây sẽ hình thành ở trẻ hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh.
- 6 7.1.2. Tiếp cận hệ thống và tích hợp GDMT là một quá trình GD có hệ thống bắt đầu từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GD phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, năng lực của giáo viên và điều kiện đáp ứng của môi trường GD. Các tác động GD cần phải có kế hoạch, hợp lý, đi từ cái dễ đến khó, từ cái quen thuộc đến ít quen thuộc, từ đơn giản đến phức tạp. GDMT nói chung là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, do đó, GDMT cho trẻ ở trường mầm non phải được tiến hành tích hợp với các quá trình giáo dục khác, nội dung GDMT cần tích hợp vào các nội dung của các hoạt động trải nghiệm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Thực tiễn môi trường luôn luôn biến động và thay đổi, trong quá trình GD hành vi BVMT cho trẻ cần bám sát thực tiễn về các vấn đề MT hiện nay, các điều kiện giáo dục BVMT của trường mầm non và nhận thức của giáo viên về giáo dục hành vi BVMT. Các biện pháp giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mầm non phải được đề xuất dựa trên thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và khả năng thực tế của trẻ. 7.1.4. Tiếp cận phát triển Sự hình thành hành vi BVMT của trẻ luôn đi liền với gia tốc phát triển về tâm sinh lí của trẻ theo từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Do đó, nhà giáo dục cần xác định và đánh giá đúng mức độ biểu hiện hành vi BVMT ở thời điểm hiện tại, cần phải kế hoạch hóa và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của các hoạt động trải nghiệm khi cho trẻ tham gia, tạo điều kiện, cơ hội để trẻ tích cực hoạt động và phát triển lên một trình độ cao hơn giai đoạn trước về những hiểu biết về MT và vấn đề BVMT, cũng như hành động BVMT. Nhà giáo dục cần xem xét việc hình thành hành vi mới, rèn luyện, điều chỉnh hành vi chưa phù hợp thành hành vi đúng đắn với MT ở mỗi đứa trẻ là một quá trình phát triển.
- 7 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản - Phân tích, tổng hợp lí thuyết: Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề GDMT cho trẻ mầm non; phân tích, tổng hợp những nguồn tài liệu có liên quan đến GDMT qua trải nghiệm cho trẻ mầm non để tìm hiểu các khía cạnh, xác định các thành tố của hành vi BVMT, các đặc trưng riêng của giáo dục qua trải nghiệm phù hợp với trẻ mầm non. Bên cạnh đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDMT qua trải nghiệm cho trẻ. Từ đó, xác định hệ thống các khái niệm, định hướng việc xây dựng khung lý thuyết xuyên suốt quá trình nghiên cứu, định hướng phương pháp luận và xác định từng công việc cụ thể tương ứng với quá trình điều tra, thực nghiệm. - Tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hoá: Để phân loại tài liệu ra thành nhiều nhóm theo các tiêu chí nhất định, sau đó tiến hành hệ thống hóa các tài liệu lí thuyết theo mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho việc GD hành vi BVMT qua trải nghiệmcho trẻ ở trường MN để có một cách nhìn khái quát và sâu sắc về giáo dục BVMT qua trải nghiệmcho trẻ mẫu giáo. Xây dựng các khái niệm công cụ dựa trên kết quả phân loại và hệ thống hóa lí thuyết để làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi BVMT cho trẻ ở trường mầm non. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát là kĩ thuật chủ yếu của đánh giá hành vi. - Quan sát hành vi BVMT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt ở trường mầm non. Quan sát những thay đổi, điều chỉnh hành vi BVMT của trẻ khi có những tác động sư phạm. - Quan sát cách giáo viên mầm non sử dụng các biện pháp để giáo dục hành vi BVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để có cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục hành vi BVMT qua trải nghiệm cho trẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 347 | 79
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 261 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 277 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 220 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 164 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 147 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 166 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 168 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 238 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 63 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn