Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 15
download
Mục tiêu của đề tài: Đặc điểm hình thái, thành phần cơ thể và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh; vai trò của di truyền, đặc điểm cấu trúc sợi cơ và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh; tác động của bài tập trở kháng tức thời nhằm phát triển sức mạnh cho nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH LƯU THIÊN SƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC MẠNH CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH LƯU THIÊN SƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC MẠNH CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao Mã số : 62140104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Hiệp 2. GS.TS Chang Keun Kim TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án
- MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Khái lược lịch sử phát triển của môn cử tạ 5 1.1.1. Môn cử tạ thời cổ đại 5 1.1.2. Môn cử tạ thế giới cận đại 6 1.1.3. Đặc điểm của cử tạ hiện đại 8 9 1.1.3. Sự phát triển môn cử tạ của Việt Nam 1.2. Sinh lý học của cơ xương (cơ vân) 10 1.2.1. Cấu trúc của cơ xương 11 1.2.2. Cơ chế của sự co cơ 13 1.2.3. Đặc điểm sinh lý sợi cơ 14 1.2.4. Nguyên lý của sự thay đổi kích thước cơ 16 1.2.5. Sinh lí học tế bào cơ gốc (skeletal muscle stem cells- 17 satellite cells) 1.3. Cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh trong cử tạ 27 1.3.1. Khái niệm 27 1.3.2. Đặc điểm cơ học của lực 28 1.3.3. Phân loại sức mạnh 29 1.3.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh 31 1.3.5. Nhiệm vụ và phương pháp huấn luyện sức mạnh 33 1.3.6. Sức mạnh cơ của các VĐV cử tạ 36 1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan 38
- Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 43 2.1. Phương pháp nghiên cứu 43 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 43 2.1.2. Phương pháp nhân trắc học 43 2.1.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học chức năng 49 2.1.3.1. Phương pháp xác định thành phần cơ thể 49 2.1.3.2. Phương pháp xác định mật độ khoáng xương 53 2.1.3.3. Phương pháp sinh thiết cơ 53 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 57 2.1.5. Phương pháp toán thống kê 58 2.2. Tổ chức nghiên cứu 60 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 60 2.2.2. Khách thể nghiên cứu 60 2.2.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu 61 2.2.4. Qui trình nghiên cứu 61 2.2.5. Kế hoạch nghiên cứu 62 2.2.6. Địa điểm nghiên cứu 62 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 63 3.1. Đặc điểm hình thái, thành phần cơ thể và sự ảnh hưởng, liên 63 quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ TP.HCM. 3.1.1. Đặc điểm hình thái (hình thể) của nam VĐV cử tạ TP.HCM 3.1.2. Thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ Tp.Hồ Chí Minh 63 3.1.3. Xác định mật độ xương (MĐX) của nam VĐV cử tạ 67 TP.HCM 71 3.2. Vai trò của di truyền, đặc điểm cấu trúc sợi cơ và sự ảnh 75 hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam VĐV cử tạ TP.HCM. 3.2.1. Vai trò của di truyền trong thể thao 75
- 3.2.2. Đặc điểm sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 76 3.3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời nhằm phát triển 89 sức mạnh cho nam vận động viên cử tạ TP. Hồ Chí Minh. 3.3.1. Cơ sở khoa học của việc tập luyện bài tập trở kháng tức thời 89 đến hoạt động của tế bào cơ gốc (tế bào vệ tinh - SC). 3.3.2. Cơ sở sinh lý của quá trình tổng hợp protein 91 3.3.3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời đến hoạt động của tế 98 bào cơ gốc - tế bào vệ tinh (skeletal muscle stem -satellite cell) trong cơ trên nam vận động viên cử tạ TP.HCM 3.3.4. Sự biến đổi protein trong cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 114 trước và sau khi tập luyện các bài tập trở kháng tức thời. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125 Kết luận 125 Kiến nghị 127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 128 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT 1RM (– 1 Repetition Maximum) 1 lần lặp lại tối đa BMD (Bone Mineral Density) Độ đặc chất khoáng xương CSA (cross-sectional area) Tiết diện cắt ngang CSTL Cột sống thắt lưng CXĐ Cổ xương đùi DXA (dual energy X-ray Hấp thu năng lượng tia X kép absorptiometry) HLSM Huấn luyện sức mạnh LVĐ Lượng vận động MĐX Mật độ xương SC (Satellite cell) Tế bào vệ tinh SM Sức mạnh TDTH Thể dục thể hình TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT Thể thao VĐV Vận động viên
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Số Tên bảng Trang 1.1 Những đặc tính chung của sợi cơ loại I và loại II 15 1.2 Thành phần sợi cơ của các VĐV tài năng ở các môn thể thao sức 16 bền, công suất và người bình thường (McArdle, 2001) 1.3 25 tương tác mạng lưới sinh học bị kích thích trong quá trình hoạt 21 hóa của SC 2.1 Các bài tập thực nghiệm 58 3.1 Tọa độ thực trạng hình thể somatotype của nam VĐV cử tạ 63 TP.HCM theo hạng cân 3.2 Tọa độ cấu trúc hình thể somatotype của VĐV cử tạ TP.HCM và 65 VĐV TDTT TP.HCM (Vũ Việt Bảo, 2011) 3.3 Tọa độ cấu trúc hình thể somatotype của VĐV cử tạ TP.HCM và 66 VĐV TDTT, Cử tạ Ấn Độ (Mohd. Imram, 2011) 3.4 Thực trạng thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo 68 hạng cân 3.5 Mật độ xương trung bình của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng 72 cân 3.6 Tương quan giữa MĐX trung bình tại các vị trí với kết quả kiểm 73 tra sức mạnh tương đối thông qua test cử giật và cử đẩy của VĐV cử tạ TP.HCM 3.7 Thành phần sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 77 3.8 Tiết diện ngang cơ (µm2) của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 79 3.9 Số lượng nhân/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 81 3.10 Tiết diện sợi cơ/vùng nhân cơ (µm2) của nam VĐV cử tạ 82 TP.HCM theo hạng cân 3.11 Tỷ lệ sợi cơ vùng trung tâm (%) của nam VĐV cử tạ TP.HCM 84 theo hạng cân
- 3.12 Số lượng Pax7/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng 85 cân 3.13 Số lượng Pax7/tiết diện sợi cơ (mm2) - Pax7/Fiber area(㎟) 86 3.14 Tỷ lệ Pax7/vùng nhân cơ (%) - Pax7/Myonuclear(%) 87 3.15 Tương quan giữa tiết diện sợi cơ và tỷ lệ sợi cơ với sức mạnh 88 tương đối thông qua kết quả kiểm tra test cử giật và cử đẩy của VĐV cử tạ TP.HCM 3.16 Sự biến đổi tiết diện sợi cơ (µm2) của nam VĐV cử tạ TP.HCM 99 theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.17 Sự biến đổi của thành phần và kích thước cơ đối với các loại hình 101 tập luyện (theo McArdle và cộng sự, 2000) 3.18 Sự thích nghi sinh lý cơ đối với tập luyện sức mạnh (McArdle, 102 2000) 3.19 Tiết diện sợi cơ (µm2) của 3 nhóm nghiên cứu của David Aguayo 102 (2014) 3.20 Sự biến đổi số lượng nhân cơ/sợi cơ trên nam VĐV cử tạ 103 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.21 Sự biến đổi tiết diện cơ/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ 105 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.22 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 106 theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.23 Sự biến tỷ lệ Pax7/tiết diện cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM theo 109 nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.24 Sự biến đổi Pax7/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ TP.HCM 110 theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.25 Sự biến đổi tỷ lệ Ki67/CD56 của nam VĐV cử tạ TP.HCM 113 theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.26 Sự biến đổi protein trong cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 114 trước và sau khi tập luyện các bài tập trở kháng tức thời 3.27 Tương quan giữa phosphoryl hóa protein với tiết diện cơ sau tập 122 luyện trở kháng tức thời
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số Tên biểu đồ Trang 3.1 Thực trạng tỷ lệ thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ 70 TP.HCM theo hạng cân 3.2 Tỷ lệ thành phần sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 78 theo hạng cân 3.3 Tiết diện ngang cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 79 3.4 Số lượng nhân/sợi cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 81 3.5 Tiết diện sợi cơ/vùng nhân cơ (µm2) của nam VĐV cử tạ 83 TP.HCM theo hạng cân 3.6 Tỷ lệ sợi cơ vùng trung tâm của nam VĐV cử tạ TP.HCM 84 theo hạng cân 3.7 Số lượng Pax7/sợi cơ của VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân 85 3.8 Số lượng Pax7/tiết diện sợi cơ của VĐV cử tạ TP.HCM 86 theo hạng cân 3.9 Tỷ lệ Pax7/vùng nhân cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 87 theo hạng cân 3.10 Sự biến đổi tiết diện cắt ngang cơ của nam VĐV cử tạ 100 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.11 Sự biến đổi số lượng nhân cơ/sợi cơ trên nam VĐV cử tạ 104 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.12 Sự biến đổi tiết diện cơ/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ 106 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.13 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 107 theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.14 Sự biến đổi tế bào vệ tinh Pax7/sợi cơ sau 24 giờ tập bài tập trở 108 kháng tức thời theo kết quả nghiên cứu của David Aguayo (2014) 3.15 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/tiết diện cơ trên nam VĐV cử tạ 110
- TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.16 Sự biến đổi tỷ lệ Pax7/vùng nhân cơ trên nam VĐV cử tạ 111 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.17 Sự biến đổi tỷ lệ tế bào vệ tinh Pax7/vùng nhân cơ sau 24 giờ tập 112 bài tập trở kháng tức thời theo kết quả nghiên cứu của David Aguayo (2014) 3.18 Sự biến đổi tỷ lệ Ki67/CD56 trong cơ trên nam VĐV cử tạ 113 TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.19 Phosphoryl hóa tổng hợp protein m-TOR trong cơ trên nam 115 VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.20 Phosphoryl hóa tổng hợp protein Akt trong cơ trên nam VĐV 116 cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.21 Phosphoryl hóa tổng hợp protein p70S6K trong cơ trên nam 117 VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời 3.22 Phosphoryl hóa tổng hợp protein 4E-BP1 trong cơ trên nam 118 VĐV cử tạ TP.HCM theo nhóm dưới tác động của bài tập trở kháng tức thời
- DANH MỤC HÌNH Số Tên hình Trang 1.1 Cấu trúc cơ xương Sau trang 12 1.2 Vai trò của tế bào cơ gốc trong sự phát triển của cơ bắp 19 1.3 Đồ thị của sức mạnh tốc độ 29 2.1 Minh họa hình thể dạng nội mô 46 2.2 Minh họa hình thể dạng trung mô 46 2.3 Minh họa hình thể dạng ngoại mô 47 2.4 Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của VĐV một số 49 môn thể thao 2.5 Thiết bị DXA kiểm tra thành phần cơ thể 51 2.6 Xác định BMD toàn thân, thành phần cơ thể bằng thiết bị 51 DXA 2.7 Xác định BMD tại vị trí hông bằng thiết bị DXA Sau trang 51 2.8 Xác định BMD thắt lưng cột sống bằng thiết bị DXA Sau trang 51 2.9 Sinh thiết cơ tứ đầu đùi (a); hình ảnh hóa mô cơ dưới kính hiển vi 54 điện tử hay kính hiển vi quang học 3.1 Cấu trúc hình thể somatype của nam VĐV cử tạ TP.HCM trên 64 mạng lưới Health Carter theo hạng cân 3.2 Cấu trúc hình thể somatype của nam VĐV TDTH TP.HCM 65 sau thực nghiệm (a) thời kỳ huấn luyện nở cơ; (b) thời kỳ huấn luyện cắt nét 3.3 Cấu trúc hình thể somatotype VĐV TDTH, cử tạ Ấn Độ 66 và nam VĐV cử tạ TP.HCM theo hạng cân trên mạng lưới Health Carter
- 3.4 Xác định thành phần sợi cơ (I, IIa, IIx), diện tích mặt cắt ngang 77 (CSA) 3.5 (A) phì đại cơ do tăng miền nhân cơ và số lượng nhân 90 (B) teo cơ do giảm miền nhân cơ và số lượng nhân (Tim Snijders, 2014) 3.6 Tác động của tập luyện đến việc hoạt hóa tế bào vệ tinh, tăng 91 sinh và tự đổi mới (Tim Snijders, 2014) 3.7 Con đường tổng hợp protein dưới tác động của tập luyện 93
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, một số môn thể thao (TT) Việt Nam đã tiếp cận được nền TT thế giới, trong đó môn TT thế mạnh đã giành được huy chương trên đấu trường Olympic là môn Cử tạ. Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2020 đã xác định Cử tạ là một trong 10 môn trọng điểm loại I cần được quan tâm đầu tư để có huy chương vàng Olympic 2016 [21, tr.32]. Trước sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với môn TT mũi nhọn này, bản thân nhận thấy được điểm nóng đang được các nhà quản lý, các nhà chuyên môn chú tâm. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những đơn vị đứng đầu cả nước về thành tích môn Cử tạ. Thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc 2010, TP.HCM đạt hạng 2 toàn đoàn với 7 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 6 huy chương đồng. Thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, TP.HCM đạt hạng 1 toàn đoàn phá 13 kỷ lục quốc gia với 15 huy chương vàng, 04 huy chương bạc và 09 huy chương đồng. Đặc biệt, vận động viên (VĐV) Thạch Kim Tuấn đạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic trẻ 2010. Gần đây Thạch Kim Tuấn đạt huy chương bạc tại Á vận hội Seoul 2014. Mục tiêu của môn cử tạ ở kỳ Thế vận hội tiếp theo là giành huy chương. Tổng cục TDTT đã quyết định đưa Trần Lê Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn vào nhóm VĐV trọng điểm, tập trung đầu tư để tranh tài tại các đấu trường quốc tế, cụ thể là đấu trường Olympic lần thứ 31 tại Rio De Zanero, Brazil 2016. Thành tích thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cấu trúc bên trong của thành tích thể thao được thể hiện qua các mối quan hệ hữu cơ tồn tại một cách khách quan giữa các yếu tố xác định thành tích và được gọi là cấu trúc thành tích [6]. Các yếu tố xác định thành tích thể thao cá nhân rất quan trọng đối với việc đạt được các thành tích thể thao cao ở mỗi môn thể thao. Tuy nhiên tầm quan trọng và tỷ lệ ảnh hưởng của nó lại mang tính chất riêng biệt ở mỗi môn thể thao.
- 2 Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác kỹ thuật nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. Thi đấu cử tạ gồm cử giật và cử đẩy. Như vậy, sức mạnh là một trong những yếu tố quyết định thành tích thi đấu của VĐV cử tạ [7], [8], [28]. Sức mạnh cơ bắp là kết quả của sự kết hợp của ba yếu tố: Sức mạnh sinh lý (phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước cơ bắp, diện tích mặt cắt ngang của cơ và phản ứng của tập luyện); sức mạnh thần kinh (yếu hay mạnh như thế nào là tín hiệu báo cho các cơ bắp co lại) và độ bền cơ học (trong đó đề cập đến lực kéo của cơ bắp và cách những lực lượng có thể được thay đổi bằng cách sử dụng xương và khớp như đòn bẩy) [99]. Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc trực tiếp vào tiết diện mặt cắt ngang của cơ bắp, do đó, nếu sau một thời gian huấn luyện, kích thước cơ bắp tăng lên 50%, có nghĩa là lực sinh ra của cơ thể cũng tăng 50%. Đối với mỗi 1 centimet vuông diện tích mặt cắt ngang, các sợi cơ có thể phát huy một lực tối đa khoảng 30-40 Newtons (trọng lượng 3-4 kg) [99]. Theo Chad Tackett, Chủ tịch Hội GHF- Galveston Historical Foundation các nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh gồm: loại sợi cơ, tuổi, giới tính, các chi và độ dài cơ bắp, điểm bám tận của gân, chương trình huấn luyện tốt (kỹ thuật, lượng vận động, quãng nghỉ, hồi phục…), di truyền (hình thể, gân, xương, cơ) [44]. Sức mạnh tối đa của cơ chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố chính: Một là nhóm yếu tố về sinh lí: đơn vị vận động, ngưỡng, sợi cơ trên trục cơ. Hai là nhóm yếu tố về giải phẫu: thành phần sợi cơ, tỷ lệ sợi cơ chậm/cơ nhanh, tiết diện sợi cơ, góc độ co cơ. Ba là nhóm yếu tố về sinh cơ: hệ số ma sát, nhớt đàn hồi, loại và tốc độ co cơ, cánh tay đòn [57]. Sức mạnh tối đa của cơ chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố chính là: một là các yếu tố trong cơ ở ngoại vi: Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòn của lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bán trên xương; Chiều
- 3 dài ban đầu của cơ; Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ. Hai là các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự huy động số lượng đơn vị vận động, thời điểm co cơ, phối hợp vận động giữa các sợi cơ và cơ. Theo Carol A. Oatis (2009), có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh cơ gồm: kích thước cơ, cánh tay đòn, độ dài cơ, tốc độ co cơ, thành phần cơ và số lượng các sợi cơ tham gia vận động [43]. Tế bào cơ gốc giống như tế bào gốc, là những tế bào vô định hình nằm ở ngoại vi của tế bào cơ. Thông thường, tế bào cơ gốc nằm im lặng; tuy nhiên, đến khi cơ bị tổn thương, những phản ứng hocmon và chất dịch kích hoạt tế bào cơ gốc và làm cho chúng nảy nở và phân tách, sau đó liên kết với sợi cơ. Khi các tế bào cơ gốc hợp nhất với sợi cơ, chúng hiến nhân của chúng và làm tăng hiệu quả của năng lực tổng hợp protein của tế bào cơ. Đây là điều cốt yếu, bởi vì bằng sự tăng lên của số lượng nhân của chúng, cơ bắp lúc này được tăng khả năng tăng trưởng. Và điều đó rất là quan trọng cho việc đánh giá những tế bào cơ gốc có thể tái sinh, cho phép cơ bắp hồi phục [38]. Trong vài nghiên cứu gần đây, các báo cáo thảo luận về vai trò của tế bào vệ tinh có liên quan đến phì đại cơ trong cơ người trưởng thành [38]. Các tế bào vệ tinh có liên quan đến tăng trưởng cơ bắp trong quá trình thai nhi và phát triển sau khi sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa và tái sinh của các sợi cơ bị hư hỏng. Các tế bào vệ tinh cũng là rất cần thiết cho sợi cơ phì đại và duy trì khối lượng cơ bắp trong người lớn. Mona Lindström [82]. Để tiếp tục khám phá các chức năng và tính không đồng nhất của tế bào vệ tinh đối với các dấu hiệu khác nhau trong cơ xương của con người bằng cách nghiên cứu những ảnh hưởng của tập luyện sức mạnh [82]. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu một số nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của vận động viên, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức mạnh ở vận động viên cử tạ Việt Nam là vấn đề thời sự cần thiết của khoa học TDTT hiện nay. Do vậy, chúng tôi
- 4 lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích của đề tài: nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của VĐV cử tạ TP.HCM. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu 1. Đặc điểm hình thái, thành phần cơ thể và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2. Vai trò của di truyền, đặc điểm cấu trúc sợi cơ và sự ảnh hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời nhằm phát triển sức mạnh cho nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết khoa học của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thành công đặc điểm hoạt động và sự biến đổi của tế bào gốc và tổng hợp protein trong cơ của nam vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện các phương pháp tập luyện các bài tập phức hợp (complex exercises – bài tập trở kháng truyền thống kết hợp với bài tập bật nhảy) và phương pháp tập luyện các bài tập tổ hợp (compound exercises – bài tập trở kháng truyền thống) qua đó bước đầu xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển sức mạnh cơ của vận động viên cử tạ.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lược lịch sử phát triển môn cử tạ 1.1.1. Môn cử tạ thời cổ đại [7], [8] Thời cổ đại, hầu hết các nước trên thế giới đều dùng hình thức nâng vật có trọng lượng nặng để thi đấu sức mạnh và dũng khí với nhau. Có rất nhiều chứng cứ chứng minh rằng người Hy Lạp dùng phương pháp nâng trọng lượng của hòn đá để thi đấu sức mạnh. Người Hy Lạp cũng chính là dân tộc dùng tạ tay sớm trước nhất để tập luyện sức khỏe. Những năm đầu người Tây Ban Nha thích tập các bài tập nâng hòn đá lớn đặt trên vai để tăng cường sức mạnh. Đã từng có 1 đại lực sĩ có thể nâng hòn đá nặng 200kg từ dưới đất đặt lên vai sau đó thả xuống thực hiện 7 lần liên tiếp nhau trong 5 phút. Hình thức vận động này được người Tây Ban Nha lưu truyền cho đến ngày hôm nay. Ở các vùng nông thôn của Pháp và của Tây Ban Nha, hình thức nâng hòn đá để thi đấu sức mạnh với nhau được diễn ra rất phổ biến. Hòn đá họ nâng có tên gọi là Easarone, hình trụ tròn, có 2 đầu cầm, rất giống với trục lăn lúa của vùng nông thôn miền bắc của Trung quốc. Trong võ lâm cổ đại của Trung quốc, tập võ công cần phải có sức mạnh phi thường, họ phải dùng rất nhiều công cụ và nhiều hình thức để tăng cường sức mạnh, nên cử tạ là môn tập bắt buộc giành cho những người tập võ. Trên đây chỉ là một số tình hình của các hoạt động thi đấu cử tạ của các nước. Các loại hình tập luyện biểu diễn và thi đấu sức mạnh này diễn ra liên tục, so với ngày hôm nay, dù cho các hoạt động của môn cử tạ trong thời cổ đại chỉ mang tính chất nguyên thủy nhưng có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức mạnh, phòng chống bệnh tât, phòng thân ngừa địch, .v.v. do đó được lưu truyền cho đến ngày nay. 1.1.2. Môn cử tạ thế giới cận đại [7], [8]
- 6 Môn cử tạ thế giới cận đại bắt đầu từ đầu thế kỉ 18, khi đó ở nhiều nước Châu Âu như Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Đức, .v.v. đã có môn tạ đĩa và tạ tay. Theo sổ sách ghi chép của của lịch sử TT, năm 1825 đã tổ chức thi đấu cho các đại lực sĩ tại Pari; năm 1840 thì xuất hiện tại Luân Đôn và Brúc-xen; năm 1868 xuất hiện tại New York; năm 1873 xuất hiện tại Vác-xa-va; năm 1880 xuất hiện tại Viên (thủ đô Áo), .v.v. Đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 xuất hiện hàng loạt các đại lực sĩ nổi tiếng. Người đại diện nổi tiếng nhất là đại lực sĩ người Đức Eugen Sandow (1867-1925). Năm 1896, giải vô địch cá nhân cử tạ Châu Âu tổ chức lần đầu tiên tại Luân Đôn (Anh), năm 1898 tổ chức tại Viên. Thời kì đầu dụng cụ thi đấu chỉ là tạ tay loại nhỏ và loại lớn. Sau đó phát triển thành tạ đòn hình cầu tròn (Globe- Ended Barbell), trọng lượng phần lớn không đổi, mà làm 2 đầu rổng giữa để có thể tùy ý tăng thêm trọng lượng trong thi đấu. Sau đó, trong các giải thi đấu quốc tế đều sử dụng hình thức tăng các bánh tạ để tăng trọng lượng trong thi đấu. Bánh tạ có đường kính là 45-55cm, đòn gánh tạ có đường kính là 3cm, dài 187cm. Sau khi xuất hiện loại tạ này đã đẩy nhanh tốc độ nâng cao thành tích thi đấu và nâng cao trình độ kĩ thuật. Năm 1896 lần đầu tiên môn cử tạ được liệt kê vào danh sách những môn thi đấu chính trong thế vận hội Olympic, không phân chia hạng cân thi đấu và cũng chỉ cho phép các VĐV nghiệp dư tham gia. Trong thi đấu chia thành nâng tạ 1 tay và nâng tạ 2 tay, thành tích thi đấu rất thấp. Những giải thi đấu cử tạ thế giới và thế vận hội Olympic đầu tiên, do dụng cụ thi đấu chưa được tiêu chuẩn hóa, và trong thi đấu còn gộp chung với biểu diễn sức mạnh do đó các hình thức nâng tạ rất đa dạng hóa bao gồm cử bổng, cử giật, cử đẩy, cử nâng tự do, … và còn có cả phân ra nâng tạ 1 tay và nâng tạ 2 tay. Năm 1905 tại giải vô địch thế giới lần thứ tư ở Bec-lin (Đức) lần đầu tiên trong thi đấu của môn cử tạ có phân chia thi đấu theo hạng cân, khi đó chỉ chia thành 3 hạng cân là 70, 80 và 80+. Năm 1913 xuất hiện những qui tắc thi đấu mới,
- 7 đến năm 1920 bắt đầu đi vào con đường phát triển đúng đắn và có nề nếp. Từ sau năm 1920, các phương pháp nâng tạ trong thi đấu được đơn giản hóa dần, hạng cân được phân chia ngày càng cụ thể hơn, qui tắc trong thi đấu cũng không ngừng được hoàn thiện. Năm 1912, tại Xtôckhôm đã tổ chức đại hội trù bị về tổ chức liên hợp của cử tạ và vật tự do, tuy đại diện đến tham dự cũng có nhiều hạn chế nhưng trong cuộc họp cũng đã đưa ra được một số qui định chặt chẽ. Ví dụ như phân ra 4 hạng cân thi đấu rõ ràng đó là 60, 70, 80 và 80+; phương pháp thi đấu có nâng tạ 1 tay (tay trái, phải), cử đẩy và cử bổng bằng 2 tay. Năm 1913 tại Béclin tổ chức đại hội công bố sự thành lập chính thức của tổ chức liên hợp cử tạ thi đấu thế giới (bao gồm cử tạ, vật tự do và quyền anh). Trong cuộc họp đã phân ra làm 5 hạng cân để thi đấu và cũng qui định ra 5 phương pháp nâng tạ; trước và sau khi lập kỉ lục phải tiến hành cân trọng lượng của dụng cụ thi đấu và trọng lượng của VĐV. Năm 1920 tổ chức liên hợp cử tạ quốc tế được sáng lập do người Pháp khởi xướng, cho nên tên gọi đầu tiên là dùng tiếng pháp để đặt tên có tên gọi tắt là FIH và đến năm 1927 mới đặt tên lại bằng tiếng anh. Sau khi tổ chức liên hợp cử tạ quốc tế được thành lập các lãnh đạo tuyên truyền môn cử tạ, qui định qui tắc trong thi đấu, tích cực tìm nguồn vốn dự trữ, xác định quyền uy của mình đồng thời cố gắng để đưa môn cử tạ vào trở thành môn thi đấu chính trong thế vận hội Olympic (năm 1920 và 1924 vì tạ thi đấu chưa có một tiêu chuẩn nhất định nào nên không được liệt kê vào trong các môn thi đấu chính thức tại thế vận hội Olympic. Năm 1925 cử tạ được chính thức liệt kê vào môn thi đấu chính trong thế vận hội Olympic. - Năm 1947 tổ chức liên hợp quốc tế đổi tên thành “Tổ chức liên hợp thể hình cử tạ quốc tế”, mỗi năm ngoài tổ chức các giải thi đấu cử tạ quốc tế ra còn tổ chức các giải thi đấu thể hình quốc tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 347 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 306 | 57
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 277 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học
216 p | 225 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 220 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 164 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 168 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 166 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 238 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 144 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn