Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ "Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Vấn đề phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông - lí luận và thực tiễn; Nội dung và quy trình phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NHỮ THỊ PHƯƠNG LAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NHỮ THỊ PHƯƠNG LAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. HOÀNG HẢI HÀ 2. TS. NGUYỄN VĂN NINH HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Hải Hà và TS Nguyễn Văn Ninh. Các nội dung, số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tác giả Nhữ Thị Phương Lan
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ, đồng hành của các tập thể, cá nhân dành cho tôi trong hành trình nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, quý nhà giáo, các nhà khoa học, tổ Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Hoàng Hải Hà và TS Nguyễn Văn Ninh- tập thể cán bộ hướng dẫn đã tận tâm, kiên nhẫn chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Lời cảm ơn cũng xin được gửi tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã ủng hộ, quan tâm, tạo điều kiện để tôi có thể tham gia quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, quý Thầy Cô đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành Luận án Tiến sĩ này. Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 2024 Tác giả Nhữ Thị Phương Lan
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .........................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..........................................................4 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................4 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5 6. Đóng góp của luận án ..............................................................................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................6 8. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................8 1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS trong lĩnh vực tâm lý học và lí luận dạy học .............................................8 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .............................................................8 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ...........................................................17 1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.............................................................22 1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ...........................................................22 1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước ...........................................................24 1.3. Đánh giá khái quát những nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được giải quyết và những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu .......................................30 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................32 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................................34 2.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................34 2.1.1. Quan niệm về phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong DHLS ở trường phổ thông ........................................................................................34 2.1.2. Biểu hiện của năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...............................................................45 2.1.3. Các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển năng lực nhận thức, tư duy cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...............................................50
- 2.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT .................................................................57 2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................61 2.2.1. Khái quát thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường THPT .....................................62 2.2.2. Thực tiễn phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT .................................................................................63 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng của vấn đề nghiên cứu ....................................77 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................79 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG, QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................82 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của Chương trình lịch sử lớp 10 trung học phổ thông ...................................................................................................................82 3.1.1. Vị trí, mục tiêu chương trình lịch sử lớp 10 ...................................................82 3.1.2. Nội dung cơ bản của Chương trình lịch sử lớp 10 ..........................................83 3.1.3. Yêu cầu cần đạt của chương trình lịch sử lớp 10 trung học phổ thông và NL nhận thức, tư duy lịch sử cần PT cho học sinh trong dạy học ............................86 3.2. Quy trình phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...................................................................92 3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...................................................................95 3.3.1. Xác định tiêu chí đánh giá năng lực nhận thức và tư duy lịch sử của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...............................................................95 3.3.2. Sử dụng các công cụ đánh giá năng lực nhận thức và tư duy lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...............................................................................100 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................108 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .........................................................110 4.1. Những yêu cầu cơ bản khi xác định biện pháp phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT .......110 4.1.1. Đáp ứng mục tiêu dạy học lịch sử ở trường THPT .......................................110 4.1.2. Phù hợp với đặc trưng bộ môn và gắn liền với nội dung chương trình môn học .111 4.1.3. Tạo tình huống có vấn đề và tích cực hóa HĐ nhận thức của HS ................112
- 4.1.4. Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng nhận thức của HS ................113 4.2. Một số biện pháp phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 10 THPT ....................................................................114 4.2.1. Tổ chức học sinh khám phá và giải quyết vấn đề .........................................114 4.2.2. Tổ chức học sinh học tập qua một số mô hình dạy học hiện đại ..................125 4.2.3. Tổ chức và hướng dẫn HS luyện tập, thực hành lịch sử ...............................133 4.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá PT NL học sinh .................................................142 4.3. Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................150 4.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ....................................................................150 4.3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ...................................................................151 4.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................152 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................159 KẾT LUẬN ............................................................................................................161 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ............................165 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................167 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1.PL
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ BHLS Bài học lịch sử CĐ, CĐLS Chủ đề, chuyên đề học tập CCĐG Công cụ đánh giá CMCN Cách mạng công nghiệp CT Chương trình CTGD Chương trình giáo dục CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông BPSP Biện pháp sư phạm DHLS Dạy học lịch sử ĐG Đánh giá GD Giáo dục GD & ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KHDH Kế hoạch dạy học KTDH Kĩ thuật dạy học KT Kiểm tra KN Kỹ năng LS Lịch sử NL NL NLLS NL lịch sử NT &TDLS Nhận thức và tư duy lịch sử NVLS Nhân vật lịch sử NVHT Nhiệm vụ học tập NT&TDLS Nhận thức và tư duy lịch sử PPDH Phương pháp dạy học PC Phẩm chất PT PT QTDH Quá trình dạy học QTLS Qúa trình lịch sử
- THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TNSP Thực nghiệm sư phạm TLLS Tài liệu lịch sử THLS Tìm hiểu lịch sử THCVĐ Tình huống có vấn đề TD Tư duy VD KT, KN ĐH Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học SKLS SKLS SPHT SPHT VM Văn minh YCCĐ Yêu cầu cần đạt
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Biểu hiện của NL tư duy trong các môn Khoa học xã hội .......................40 Bảng 2.2. Biểu hiện NL nhận thức và tư duy lịch sử cần PT cho HS trong DHLS ở trường THPT ...........................................................................49 Hình 2.6. Tần suất áp dụng các hình thức và PPDH của GV trong DHLS ở trường THPT .........................................................................................74 Bảng 3.1. Mạch nội dung chương trình lịch sử lớp 10 THPT (CT 2022) ................. Bảng 3.2. Thành phần NL nhận thức và tư duy lịch sử cần PT cho HS trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT (CT 2022) ...............................................89 Bảng 3.3: Tiêu chí đánh giá NL NT và TDLS của học sinh .....................................98 Bảng 3.4. Rubrics đánh giá theo tiêu chí NL NT và TDLS của học sinh trong học tập lịch sử ......................................................................................104 Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp tổ chức HS khám phá và giải quyết vấn đề ............................................................123 Bảng 4.2. Kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp tổ chức HS học tập qua mô hình lớp học đảo ngược .................................................................130 Bảng 4.2. Kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp tổ chức HS học tập qua dạy học theo dự án ...............................................................................136 Bảng 4.3. Kết quả thực nghiệm từng phần biện pháp tổ chức cho HS luyện tập, thực hành lịch sử ...........................................................................145 Bảng 4.4. Các công cụ đánh giá quá trình hoạt động học của HS .......................150 Bảng 4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá PT NL HS .......................................................................152 Bảng 4.6. Bảng điểm kiểm tra bài thực nghiệm ..................................................155 Bảng 4.7. Bảng tỉ lệ kết quả bài kiểm tra thực nghiệm........................................155 Bảng 4.8. Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra bài thực nghiệm ..................156 Bảng 4.9. Kết quả trung bình cộng bài kiểm tra thực nghiệm .............................156
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Các bước của quá trình nhận thức .........................................................38 Hình 2.2. Đặc trưng của NL nhận thức và tư duy lịch sử .....................................47 Hình 2.3. Biểu đồ ghi nhận phản hồi của GV về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển NL NT và TDLS cho học sinh trong DHLS .................................66 Hình 2.4. Tần suất sử dụng các PPDH phát triển NL nhận thức và tư duy cho HS của GV trong dạy học lịch sử ..........................................................68 Hình 2.5. Mức độ đáp ứng của HS khi tham gia hoạt động dạy học ....................69 Hình 2.6. Tần suất áp dụng các hình thức và PPDH của GV trong DHLS ở trường THPT .........................................................................................76 Hình 2.7. Ý kiến của HS về việc cải tiến phương pháp, tổ chức DHLS của GV........75 Hình 2.8. Ý kiến của HS về điều kiện giúp các em học tốt môn lịch sử ...............76 Hình 3.1. Quy trình phát triển NL NT và TDLS cho học sinh trong dạy học lịch sử ....................................................................................................93 Hình 4.1. Hình thức tranh luận theo nhóm ..........................................................124 Hình 4.2. Sự khác nhau giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược theo thang nhận thức Bloom .......................................................................128 Hình 4.3. Sản phẩm sơ đồ tư duy Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thời hiện đại .............................................................................137 Hình 4.4. Kĩ thuật đưa ra quan điểm IPEEL .......................................................138
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy nhân loại không ngừng tiến sâu vào nền kinh tế tri thức với đặc trưng bởi lượng thông tin tri thức tràn ngập và tốc độ thay đổi theo cấp số nhân. Việc dạy học trang bị kiến thức truyền thống không còn phù hợp, nhà trường không thể truyền thụ một khối lượng tri thức khổng lồ và không ngừng biến đổi cho học sinh. Vì lẽ đó, người học cần phải học cách học, rèn luyện NL nhận thức (NLNT), NL tư duy (NLTD) để tìm kiếm, phân tích và sử dụng tri thức thông tin nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, có khả năng học tập suốt đời. Diễn đàn Kinh tế thế giới - WEF (năm 2016) đã xác định mười sáu kĩ năng của người lao động thế kỉ XXI trên ba lĩnh vực (hiểu biết nền tảng, NL cốt lõi và phẩm chất), trong đó NL tư duy (phê phán và sáng tạo), giải quyết vấn đề (GQVĐ) là các năng lực (NL) nền tảng quan trọng mà người lao động cần đáp ứng. Chính vì điều đó, PT NL người học được xác lập là mục đích trọng yếu của giáo dục hiện đại. Bối cảnh quốc tế và yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi nền giáo dục cần tiếp tục tiến hành đổi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có NL đáp ứng thực tiễn đặt ra. Nghị quyết số 29/NQ-TW (4 tháng 11 năm 2013) của Đảng đã xác định lĩnh vực giáo dục cần tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện nhằm đào tạo người học hội đủ toàn diện về tri thức, NL, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện nghị quyết trên, sau một thời gian xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới đã được ban hành chính thức vào năm 2018, với mục tiêu chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII (26/1/2021) của Đảng tiếp tục xác định phát triển (PT) nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo là một trong ba đột phá chiến lược, là yếu tố bảo đảm thành công cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Bối cảnh trên đặt ra nhiệm vụ cho giáo dục (GD) nói chung, GD lịch sử nói riêng cần phải tiếp tục đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, theo hướng PT NL, đặc biệt PT tư duy (TD) sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển hiện nay cho người học.
- 2 1.2. Theo CTGD lịch sử 2018 (sửa đổi năm 2022), mục tiêu (MT) cơ bản của môn học là phát triển NL đặc thù (NL lịch sử) cho HS, bên cạnh đó góp phần vào việc PT những NL chung cốt lõi và PC chủ yếu của người HS thế kỉ XXI. Tư duy và nhận thức lịch sử là cấu thành thứ hai của NL môn học, vì vậy nó là khâu trung tâm của quá trình học tập lịch sử (LS) của học sinh (HS), là cầu nối giúp người học từ nhận biết LS sang có khả năng hiểu sâu sắc về nó, cao hơn là ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Khi nhận thức LS người học phải trải qua quá trình TD trên cơ sở các hiện tượng (HT), nhân vật (NV) và quá trình lịch sử (QTLS) cụ thể trong những thời kì lịch sử khác nhau. Nếu không có NL NT và TD thì HS không thể hiểu biết đúng hiện thực lịch sử quá khứ khách quan vô cùng phức tạp và phong phú với muôn màu muôn vẻ của nó. Tư duy đúng về LS giúp HS có thể rút ra bài học lịch sử (BHLS), biết liên hệ, vận dụng sáng tạo KTLS (KTLS) trong thực tiễn. Do vậy, trong quá trình DHLS, việc PT thành phần NL này cho người học là nhiệm vụ trung tâm, đóng vai trò không thể thiếu để thực hiện mục tiêu giáo dục mà CTGDPT 2018 đề ra. 1.3. Trong nhà trường phổ thông, lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, lòng yêu nước và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho thanh thiếu niên. Vì vậy giáo dục LS cho HS trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc đào tạo các thế hệ kế cận phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn giáo dục (GD) những năm gần đây cho thấy, mặc dù đã có những đổi mới và chuyển biến đáng ghi nhận trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông, song kết quả dạy học lịch sử hiện nay vẫn chưa cao, chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ tong thời kỳ mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể kể đến là chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) còn mang nặng tính hàn lâm, vị trí dành cho môn học trong nhà trường…., nổi bật hơn cả là việc dạy học (DH) tiếp cận nội dung khiến GV chú trọng nhiều đến cung cấp kiến thức hơn là giúp HS chủ động, tích cực khám phá kiến thức (KT) từ đó rèn luyện NL tự học, NL NT và TD của các em trong học tập. Cho nên phần lớn học sinh khi học tập LS mới dừng ở TD bậc thấp (biết và nhận diện các NV, SK) còn ở TD bậc cao (hiểu, rút ra bài học, vận dụng KTLS) các em vẫn chưa đáp ứng yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục và PT của bộ môn. Để thực hiện mục tiêu CT môn Lịch sử 2022 nhiệm vụ phát triển NL lịch sử nói chung, NL NT và TDLS cho HS là nhiệm vụ hàng đầu mà GV cần thực hiện,
- 3 nếu không chú trọng nhiệm vụ này thì khó có thể thực hiện thành công CT mới. Lịch sử lớp 10 có vị trí mở đầu trong CTLS THPT góp phần thực hiện mục tiêu giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Học sinh lớp 10 cũng bước vào lứa tuổi của HS cấp 3 với sự phát triển vững vàng về tâm lý, trình độ nhận thức, tư duy phát triển tương đương người trưởng thành. CTLS lớp 10 cũng được áp dụng đầu tiên trong thực thi CTGDPT mới. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp nhằm phát triển NL NT& TDLS cho HS tạo nền tảng cho việc phát triển NL lịch sử của các em ở các lớp học kế cận là hết sức cần thiết. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới, chúng tôi xác định vấn đề: “Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong DHLS lớp 10 trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi xác định vấn đề phát triển thành phần NL nhận thức và tư duy lịch sử cho HS trong DHLS lớp 10 THPT (CTGD Lịch sử 2022) là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: - Thứ nhất, về cơ sở lí luận: đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lí luận trong GD học, tâm lí học về NL; nhận thức, NL nhận thức; NL tư duy lịch sử; PT NL NT và TDLS. - Thứ hai, về phạm vi vận dụng trong môn học: vận dụng vào phần nội dung các chủ đề thuộc lớp 10 THPT (CT 2022); đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm PT NL NT và TDLS cho HS trong DHLS ở trường THPT. - Thứ ba, về phạm vi điều tra thực tiễn và TNSP: + Khảo sát thực tiễn việc PT NL NT và TDLS trong dạy học bộ môn ở các trường THPT tại một số tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, và đặc biệt tập trung ở các tỉnh thành Nam Bộ tiêu biểu có Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Kiên Giang, Sóc Trăng..
- 4 + Triển khai TNSP từng phần và TNSP toàn phần tại một vài trường THPT ở TP. Hồ Chí Minh (qua DH chủ đề LS lớp 10). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Dựa trên việc khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng của việc PT NL NT & TDLS cho học sinh, chúng tôi tập trung vào việc xác định nội dung và biểu hiện của NL NT và TDLS, đưa ra các tiêu chí nhằm đánh giá sự PT NLNT và TDLS) của người học. Đồng thời, đề xuất các BPSP PT thành phần NL trên cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường Trung học Phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đó là: - Phân tích về các công trình nghiên cứu liên quan cả trong và ngoài nước, trên cơ sở đó làm rõ và kế thừa kết quả vấn đề nghiên cứu của người đi trước, đặt ra những vấn đề cụ thể cần được tiếp tục giải quyết trong luận án. - Thực hiện việc khảo sát thực tiễn tình hình dạy học LS ở trường THPT theo CT 2022 và vấn đề PT NLLS nói chung, NLNT & TDLS nói riêng cho HS trong DHLS. -Xác định nội dung, biểu hiện và tiêu chí NL NT & TDLS trong DHLS ở trường phổ thông trung học. - Xây dựng quy trình PT NL NT&TDLS cho học sinh trong DHLS. - Đề xuất BPSP để PT NLNT & TDLS của người học trong DHLS lớp 10 (CT 2022). - Thiết kế KHDH và TNSP ở trường THPT nhằm khẳng định mức độ hợp lí, sự hiệu quả và khả thi của các BPSP được áp dụng. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước là kim chỉ nam cho luận án khi tiếp cận nghiên cứu và giải quyết vấn đề. 4.2. Phương pháp nghiên cứu
- 5 Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi dựa trên những phương pháp cơ bản sau: ** Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: + Tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu về vấn đề PT NL nói chung, NL NT & TDLS trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục và giáo dục LS, sau đó tiến hành phân tích để khái quát cơ sở lí luận của vấn đề. + Đối chiếu CTGD môn LS, SGK và những tài liệu chuyên ngành để khái quát, hệ thống về vấn đề DH tiếp cận NL; PT NLNT & TDLS. **Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: từ vấn đề lí luận mà đề tài đặt ra, chúng tôi đối chiếu với thực tiễn GD lịch sử qua khảo sát bằng phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát thực tế nhằm khái quát được tình hình DHLS, và việc PT NLNT & TDLS ở trường THPT. +Sử dụng TNSP: xây dựng KHDH theo các BPSP PT NLNT & TDLS đã đề xuất và tiến hành TNSP từng phần, TNSP toàn phần để chứng minh sự hiệu quả của các BPSP đề ra. + Sử dụng phương pháp toán học thống kê nhằm tổng hợp và xử lí dữ liệu ghi nhận được từ khảo sát thực tế DHLS và từ quá trình TNSP nhằm củng cố cho các luận điểm khoa học. 5. Giả thuyết khoa học Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm đào tạo thế hệ kế cận hội đủ PC và NL cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước, phát triển NL NT&TD (NL cốt lõi quan trọng của TK 21) có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học. Nếu đề tài xác định được chuẩn NL NT&TDLS, đưa ra quy trình PT và đề xuất được các BPSP phát triển NL NT&TD cho HS trong DHLS phù hợp với tâm lý lứa tuổi, trình độ nhận thức (NT), trí tuệ HS THPT thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học LS nói chung, DHLS lớp 10 ở trường THPT, hoàn thành tốt mục tiêu PT NL và phẩm chất người học theo CTGDPT 2018. 6. Đóng góp của luận án Xuất phát từ góc độ thực tiễn GD hiện đại với mục tiêu tạo ra người HS của TK XXI có khả năng “học để làm”, “học để cùng chung sống” và “học để sáng tạo”, hai NL cốt lõi quan trọng giúp người học đạt được mục tiêu GD nêu trên đó chính
- 6 là NL nhận thức và NL tư duy. Trên cơ sở phân tích hệ thống cơ sở lí luận của NL NT, NL TD; PT NL NT, TD trong GD - Làm rõ thêm cơ sở lí luận của vấn đề PT NL NT& TDLS cho HS trong DH lịch sử ở trường trung học phổ thông. - Thông qua kết quả điều tra thực tiễn, đề tài bước đầu làm rõ thực trạng PT NL NT &TDLS của HS trong giảng dạy LS hiện nay ở nhà trường trung học PT. - Đưa ra được các BPSP PT NL NT & TDLS cho HS lớp 10 trong DHLS bậc phổ thông trung học (Chương trình 2022). 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Đóng góp về mặt khoa học của luận án là góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn trong đổi mới dạy học tiếp cận theo NL hiện nay về vấn đề PT NL đặc thù môn học, đặc biệt là NL NT & TDLS trong DHLS ở trường trung học phổ thông ở mặt nội dung, biểu hiện và quy trình PT, biện pháp PT NL thành phần này cho người học. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Góp phần cụ thể hóa định hướng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo NQ số 29 -NQ/TW Đảng; cụ thể hóa việc thực hiện CTGDPT mới 2018 theo PT phẩm chất (PC) và NL (NL) người học vào trong nghiên cứu đổi mới PPDH LS ở trung học phổ thông, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục LS cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc PT NL NT & TDLS trong dạy học bộ môn. Trên cơ sở các BPSP mà luận án đưa ra, GV có thể khai thác, sử dụng hiệu quả trong DHLS để PT NL NT & TDLS cho người học, giúp chất lượng giảng dạy được cải thiện và nâng cao. Nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cho các GV, sinh viên ngành sư phạm LS tài liệu tham khảo (TLTK) hữu ích để nghiên cứu, học tập nâng cao NL chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học bộ môn hiện nay. 8. Cấu trúc của đề tài Luận án được cấu tạo thành 4 chương (không kể phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo), cụ thể gồm:
- 7 Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2. Vấn đề phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông - lí luận và thực tiễn Chương 3. Nội dung và quy trình phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông Chương 4. Biện pháp phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT. Thực nghiệm sư phạm.
- 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS trong lĩnh vực tâm lý học và lí luận dạy học 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Vấn đề nhận thức (NT) với các khía cạnh của nó được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi bật nhất là tâm lý học. Những nghiên cứu của tâm lý học đạt được những thành tựu đáng chú ý từ những thập niên đầu đến giữa thế kỉ XX, với sự ra đời của trường phái tâm lý học PT (developmental psychology), mà đại diện tiêu biểu là Jean Piaget (1896 – 1980) và Lev Vygotsky (1896 – 1934). Jean Piaget (1952) trong Tâm lí học trí khôn, (NXB Giáo dục, 1997), với lý thuyết phát sinh nhận thức chỉ ra rằng nhận thức của trẻ em phát triển qua bốn giai đoạn: cảm giác vận động, tiền thao tác TD, thao tác cụ thể, thao tác chính thức theo từng lứa tuổi khác nhau. Piaget cho rằng sự PT nhận thức và trí tuệ của trẻ em phản ánh trên hai phương diện sinh học (gen di truyền) và logic học (môi trường PT). Trẻ em nhỏ tuổi chủ yếu chỉ nhận thức được các kiến thức cụ thể ở trình độ những sự kiện và quá trình riêng biệt. Ở lứa tuổi lớn hơn (HS các lớp trung học), nhận thức và tư duy của HS có bước PT, các em có khả năng suy luận, nhận thức kiến thức không chỉ dạng đơn giản mà còn nâng lên dạng khái quát cao. Lý thuyết của Piaget có giá trị lớn cho giáo dục trong nghiên cứu chương trình học và PPDH nhằm PT người học. Quan điểm của ông là cơ sở để chúng tôi xác định các nguyên tắc PT NL NT và TDLS trong quá trình DHLS ở trường phổ thông cho phù hợp. B.S.Bloom (1956) có cách tiếp cận khác về sự PT nhận thức của người học. Nghiên cứu của ông và các cộng sự trong Taxonomy of Education Objectives, Hanbook I: The Cognitive Domain (Phân loại các mục tiêu giáo dục: lĩnh vực nhận thức), (David McKay Company Inc., New York), xác định rằng các học vấn thuộc lĩnh vực nhận thức là những học vấn liên quan đến những quá trình trí tuệ, được giới hạn từ sự ghi nhớ đến khả năng suy nghĩ và GQVĐ của người học. Do đó, B.S.
- 9 Bloom đã xác định các mục tiêu nhận thức bao gồm những mục tiêu liên quan đến sự nhớ lại (recall) hoặc nhận biết (recognition) và sự PT những kỹ năng và khả năng trí tuệ (intellectual skills and abilities). Theo nghĩa như vậy, Bloom đã phân loại nhận thức thành 6 mức độ: biết – hiểu (lĩnh hội) – áp dụng – phân tích – tổng hợp – đánh giá. [124,18]. Sự phân loại nhận thức của Bloom giúp chúng tôi phân định rõ các mức độ trong quá trình NT và TD của HS trong học tập, từ đó đối sánh các mức độ biểu hiện của các thành tố NL NT và TDLS trong dạy học, cũng như xem xét mức độ đạt được về NL nhận thức, tư duy của HS trong học tập. Nhà giáo dục Liên Xô I.Ia.Lécne, trong công trình Dạy học nêu vấn đề (1977), khẳng định vai trò của DH nêu vấn đề trong việc cá nhân hóa QTDH, tạo hứng thú học tập và giúp HS PT hoạt động nhận thức ở mức độ khác nhau. Tác giả cũng hướng dẫn cách thức xây dựng câu hỏi, bài tập nêu vấn đề nhằm thúc đẩy người học tìm kiếm thông tin, giả thuyết nhằm giải quyết vấn đề từ đó PT NT và TD cho HS. Lí luận về dạy học nêu vấn đề của tác giả trên các mặt nguyên tắc DH, PPDH gợi ý cho luận án trong việc xây dựng biện pháp sư phạm (BPSP) để tổ chức HS tìm hiểu và GQVĐ lịch sử nhằm PT NL NT & TDLS nơi các em. Trái ngược với Piaget, cho rằng sự PT nhận thức phần lớn bắt nguồn từ khả năng khám phá độc lập mà người học tự tạo dựng hiểu biết của chính mình. Lev Vygotsky trong công trình Mind in society: The development of higher psychological process. (Trí tuệ xã hội: Sự PT của quá trình tâm lý cao hơn) (1978), (Harvard University Press), đã đưa ra lý thuyết văn hóa - xã hội trong PT tâm lí cấp cao của con người, ông cho rằng sự PT nhận thức bắt nguồn từ tương tác xã hội, từ học tập được định hướng trong vùng PT gần nhất khi trẻ cùng với GV hoặc cha mẹ cùng xây dựng kiến thức; phần lớn những điều quan trọng trẻ học được diễn ra thông qua tương tác xã hội với người hướng dẫn. Trong suốt quá trình PT của trẻ em thường diễn ra hai trình độ: trình độ hiện tại và vùng PT gần nhất (Zone of Proximal Development - ZPD)- đây là khu vực mà các hướng dẫn nhạy cảm nhất cần được cung cấp cho trẻ – điều này cho phép trẻ PT những kỹ năng trẻ sẽ tự sử dụng sau này. Nghiên cứu của tác giả gợi mở cho chúng tôi rằng khi xác định các BPSP PT NL NT và TDLS cần lưu ý sự phù hợp với vùng PT gần nhất của HS để quá trình NT và TD của các em đạt hiệu quả cao. Đồng thời, trong QT DHLS
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn