intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng trò chơi dân gian dân tộc thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:244

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc sử dụng TCDG dân tộc Thái và HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, luận án đề xuất các biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái nhằm phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, góp phần phát triển nhận thức và nhân cách toàn diện cho trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng trò chơi dân gian dân tộc thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LƢỜNG THỊ ĐỊNH SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Mã số: 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Mai PGS.TS. Đào Thị Oanh Hà Nội - 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận án Lƣờng Thị Định
  3. LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Mai và PGS.TS. Đào Thị Oanh, hai người thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận án này. Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Giáo dục mầm non, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục mầm non, Trung tâm phát triển Giáo dục mầm non; lãnh đạo, cán bộ quản lý của các Sở Giáo dục và Đào tạo; cán bộ quản lý và giáo viên mầm non của 5 huyện và một thành phố tại tỉnh Sơn La (Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Mộc Châu và thành phố Sơn La) đã hỗ trợ giúp đỡ, tư vấn, cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện Luận án này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Tây Bắc đã ủng hộ, cho phép và tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để tham gia học tập và làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2021 Tác giả luận án Lƣờng Thị Định
  4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA LÀ CBQL Cán bộ quản lí ĐC Đối chứng Đ Điểm HĐGD Hoạt động giáo dục HTNT Hứng thú nhận thức GVMN Giáo viên mầm non HT Hứng thú NDHĐ Nội dung hoạt động TC Tiêu chí TCDG Trò chơi dân gian TN Thực nghiệm TP Thành phố SL Số lượng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................3 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4 7. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................7 8. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................................7 9. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................... 8 10. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ............................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...............................................................................9 1.1.1. Những nghiên cứu về hứng thú và phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ em ......9 1.1.2. Những nghiên cứu về trò chơi dân gian dân tộc Thái trong giáo dục trẻ em .....13 1.1.3. Những nghiên cứu về sử dụng trò chơi dân gian phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ em ...................................................................................................................... 20 1.2. Hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ...............................................22 1.2.1. Khái niệm về hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................... 22 1.2.2. Đặc điểm hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................32 1.2.3. Biểu hiện của hứng thú nhận thức ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............................. 34 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............37 1.2.5. Vai trò của hứng thú nhận thức đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ....39 1.3. Trò chơi dân gian dân tộc Thái và ƣu thế đối với việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........................................................................41 1.3.1. Khái niệm về trò chơi dân gian dân tộc Thái ...................................................... 41
  6. 1.3.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian dân tộc Thái ..................................................... 42 1.3.3. Các loại trò chơi dân gian dân tộc Thái ............................................................. 45 1.3.4. Ưu thế của trò chơi dân gian dân tộc Thái đối với phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................... 46 1.4. Sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi..................................................................................................51 1.4.1. Khái niệm về sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.................................................................................... 51 1.4.2. Mối liên hệ giữa hứng thú chơi và hứng thú nhận thức của trẻ trong việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................................................... 57 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................... 60 Kết luận chƣơng 1........................................................................................................62 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI .................................................................................... 64 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .....................................64 2.1.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 64 2.1.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 64 2.1.3. Mẫu khách thể và địa bàn nghiên cứu.................................................................64 2.1.4. Tiến trình nghiên cứu .......................................................................................... 65 2.1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 65 2.1.6. Tiêu chí đánh giá .................................................................................................68 2.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn ..............................................................................70 2.2.1. Ý kiến của giáo viên mầm non về hứng thú nhận thức, trò chơi dân gian dân tộc Thái và việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................................................70
  7. 2.2.2. Thực trạng mức hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non .................................................................................78 2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non .........................................................................86 Kết luận chƣơng 2........................................................................................................95 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 96 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .....................................96 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và tính phát triển ...............................................96 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính sáng tạo...............................................96 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính thực tiễn .............................................98 3.2. Biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................................98 3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Tạo lập hệ thống trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tuổi phù hợp thực tiễn nhà trường và địa phương trong giáo dục mầm non. ...........................................................................99 3.2.2. Nhóm biện pháp 2: Tổ chức hoạt động sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm ...............................................................................................................................106 3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..........................115 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................118 3.4. Gợi ý sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non ......................................................................................................119 3.4.1. Các hoạt động giáo dục sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong Chương trình giáo dục mầm non ...............................................................................................119 3.4.2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi......................................................121 Kết luận chương 3 .......................................................................................................123
  8. CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ..................................................................................125 4.1. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................................125 4.1.1. Mục đích, qui mô và địa bàn thực nghiệm ........................................................125 4.1.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................................125 4.1.3. Mẫu khách thể và đối tượng thực nghiệm ........................................................126 4.1.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm.....................................................126 4.1.5. Tài liệu thực nghiệm ..........................................................................................126 4.2. Tổ chức thực nghiệm ..........................................................................................127 4.2.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm .................................................................127 4.2.2. Tiến trình thực nghiệm ......................................................................................128 4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..........................................................................130 4.3.1. Hứng thú nhận thức của trẻ trước thực nghiệm ................................................130 4.3.2. Hứng thú nhận thức sau thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ....132 4.3.3. Mức hứng thú nhận thức của trẻ trước và sau thực nghiệm trong các hoạt động giáo dục ở hai Trường Mầm non Tô Hiệu và Hoa Ban 2 ..............................................136 4.3.4. Mức hứng thú nhận thức của trẻ ở ba hoạt động giáo dục (hoạt động học, hoạt động chơi ở ngoài trời, hoạt động chơi ở các góc) trước và sau thực nghiệm ...........138 4.3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm với 2 trường hợp nghiên cứu điển hình ...........138 4.3.6. Phân tích mức hứng thú nhận thức của trẻ trong các loại trò chơi (trò chơi khởi động, trò chơi kích thích và trò chơi khám phá tri thức) ............................................143 4.4. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm ...........................................................143 4.4.1. Về tác dụng của trò chơi dân gian dân tộc Thái trong việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........................................................................143 4.4.2. Về sự cải thiện mức hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .............144 4.4.3. Về hiệu quả của các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các hoạt động giáo dục của trẻ..........................................................................................................................144
  9. 4.4.4. Về sự thay đổi thái độ, nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục có sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong các hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non ..............................................................................................................144 4.5. Những bài học kinh nghiệm sau kết quả nghiên cứu ......................................144 Kết luận chƣơng 4......................................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................148 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................152 PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khung tiêu chí và biểu hiện hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thể hiện trong hoạt động chơi trò chơi dân gian .........................................69 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non .........................................................................................70 Bảng 2.3. Mức độ sử dụng trò chơi dân gian của các dân tộc ở trường mầm non ......71 Bảng 2.4. Mức độ sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non .................................................................................73 Bảng 2.5. Khó khăn khi sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................77 Bảng 2.6. Thực trạng mức hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non .........................................................................78 Bảng 2.6. Thực trạng mức hứng thú nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi theo các tiêu chí.....80 Bảng 4.1. Nội dung thực nghiệm các trò chơi và hoạt động .......................................125 Bảng 4.2. Danh sách nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm .....................................126 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả đánh giá mức HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo tiêu chí ở 2 Trường Mầm non Tô Hiệu và mầm non Hoa Ban 2 trước thực nghiệm ............127 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả đánh giá mức HTNT trước thực nghiệm ........................128 Bảng 4.5. Điểm trung bình chung về mức HTNT của trẻ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm........................................................................................130 Bảng 4.6. Mức HTNT của trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng của hai trường trước thực nghiệm ......................................................................................130 Bảng 4.7. Mức HTNT của trẻ theo tiêu chí sau thực nghiệm.............................................133 Bảng 4.8. Điểm trung bình chung về mức HTNT của trẻ theo tiêu chí sau TN ở nhóm TN và ĐC của hai Trường Mầm non Tô Hiệu và Hoa Ban .......................135 Bảng 4.9.Mức phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở hai Trường Mầm non Tô Hiệu và mầm non Hoa Ban trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non trước và sau thực nghiệm ...............................................136 Bảng 4.10. Mức HTNT của trẻ mẫu giáo trong ba hoạt động giáo dục trước và sau thực nghiệm (tính theo tỉ lệ %)...................................................................138 Bảng 4.11. Mức HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi với loại các trò chơi ở hai trường trước và sau thực nghiệm ...........................................................................143
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH * Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa HT chơi trò chơi dân gian dân tộc Thái với HTNT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ....................................................................................... 48 Sơ đồ 1.2. Ảnh hưởng của môi trường TCDG dân tộc Thái đối với sự phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .............................................................................50 Sơ đồ 1.3. Sự tương tác giữa trẻ và TCDG dân tộc Thái trong lần đầu ........................ 58 Sơ đồ 1.4. Sự tương tác giữa trẻ với TCDG dân tộc Thái những lần sau ..................... 58 * Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non .........................................................................74 Biểu đồ 2.2. Nguồn cung cấp TCDG dân tộc Thái ...................................................... 76 Biểu đồ 2.3. Thực trạng mức HTNT của trẻ 5 – 6 tuổi theo các tiêu chí ............................ 80 Biểu đồ 2.4. Mức HTNT của bé C.B.N các qua tiêu chí ................................................82 Biểu đồ 2.5. Mức HTNT của bé L.T.L qua các tiêu chí ................................................83 Biểu đồ 2.6. Mức HTNT của bé L.M.C qua các tiêu chí .............................................85 Biểu đồ 4.1.Mức HTNT của trẻ của hai trường trước thực nghiệm qua các tiêu chí ..128 Biểu đồ 4.2. Mức HTNT trước thực nghiệm Trường Mầm non Tô Hiệu ......................130 Biểu đồ 4.3. Mức HTNT trước thực nghiệm ở Trường Mầm non Hoa Ban ...............131 Biểu đồ 4.4. Mức HTNT của trẻ của hai trường sau thực nghiệm theo tiêu chí .........134 Biểu đồ 4.5. Mức HTNT của trẻ nhóm đối chứng, thực nghiệm trước và sau thực nghiệm của hai trường................................................................................135 Biểu đồ 4.6. Mức HTNT của trẻ trong ba hoạt động giáo dục của hai trường sau thực nghiệm ...............................................................................................137 Biểu đồ 4.7. Mức HTNT của bé T.T.C qua các tiêu chí .................................................139 Biểu đồ 4.8. HTNT của bé P.T.P qua các tiêu chí......................................................141
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng, HT vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Có thể coi HT là trạng thái động cơ hoá thúc đẩy hoạt động [64]. HTNT có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Khi được làm việc phù hợp với HT, dù khó khăn con người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Con người chỉ tích cực học tập khi có HT với đối tượng học tập. Thực tế cho thấy, HT đối với các đối tượng nhận thức của trẻ mẫu giáo tỉ lệ thuận với HT chơi của trẻ, bởi trẻ học qua chơi, khi trẻ chơi tích cực thì nhận thức cũng tích cực. HTNT tạo điều kiện cho sự định hướng làm quen với các sự kiện mới và góp phần phản ánh thế giới hiện thực một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. HTNT mang tính chủ quan, thể hiện trạng thái xúc cảm trong quá trình nhận thức và chú ý tới đối tượng. Trẻ mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối của lứa tuổi mẫu giáo, sắp chuyển sang một hoạt động chủ đạo mới là hoạt động học tập, một hoạt động không thể thiếu vai trò của HTNT để đạt hiệu quả cao. 1.2. HTNT ở con người không tự nhiên mà có. Đó là kết quả quá trình hoạt động của cá nhân với đối tượng nhận thức và sự tác động tích cực từ phía môi trường giáo dục, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của giáo viên. Vào những thời điểm xác định, yếu tố xúc cảm và ý chí của HT nổi lên một cách đặc biệt giúp cá nhân khắc phục những khó khăn nhận thức. Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, là lứa tuổi mà sự tò mò nhận thức đang được bộc lộ rõ nét nhất, thì người trực tiếp khơi gợi, hình thành, duy trì và phát triển HTNT cho trẻ chính là giáo viên mầm non. Điều này đã được thể hiện trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non[10]. Theo đó, yêu cầu giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện, tạo cơ hội để trẻ hoạt động. Thông qua chương trình giáo dục mang tính hệ thống, giáo viên mầm non có thể giúp trẻ chuyển tính tò mò nhận thức như một nét đặc trưng của lứa tuổi này thành HTNT. Trong quá trình hình thành hoạt động nhận thức, HTNT của trẻ ngày càng trở nên phong phú hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu và độ bền vững. Abraham Maslow xem HTNT như là một nhu cầu bậc cao trong thang bậc nhu cầu của mình. Ông cho rằng, nó cần phải được khơi gợi, nuôi dưỡng trong môi trường xã hội và thông qua các phương tiện xã hội. 1.3. Có nhiều cách để qua đó giáo viên mầm non có thể hình thành và phát triển HTNT cho trẻ, song sử dụng trò chơi như là phương tiện, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ từ lâu đã được xem là một lựa chọn hiệu quả. Ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, trò chơi ngày càng được xem là trung tâm của một chương trình giáo dục hiệu quả trong trường mầm non.
  13. 2 Trò chơi là đối tượng của nhiều ngành nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó có lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trò chơi được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ như: nội dung, phương pháp, phương tiện, môi trường giáo dục, hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ trong trường mầm non… đã cung cấp nhiều tư liệu phong phú cho việc lựa chọn, biên soạn, bổ sung phát triển hệ thống trò chơi phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Việc biên soạn, thiết kế trò chơi cho trẻ được dẫn dắt bởi các quan điểm lí thuyết hiện đại tiêu biểu như: Thuyết Lịch sử - Xã hội (L.S.Vygotsky), lý thuyết Hoạt động (A.N. Leonchiev), thuyết phát triển Nhận thức của Jean Piaget, lý thuyết Tương tác (Jean MacDnome & Madeleine Roy), thuyết Đa trí tuệ (Howard Gardner)… Song, bên cạnh bên cạnh những lí thuyết về thiết kế trò chơi phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thường xuyên được ngành giáo dục mầm non bổ sung, hoàn thiện và phát triển theo nhu cầu của trẻ, theo mục đích giáo dục mầm non thì việc nghiên cứu, khai thác, sử dụng hiệu quả các TCDG từ kho tàng văn các dân tộc đang trở thành một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng. Nghiên cứu này nằm trong xu hướng nghiên cứu chung đó. 1.4. Việt Nam là đất nước đa văn hoá. Trong đó, Sơn La là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều nét văn hoá đặc trưng, độc đáo, chứa đựng nhiều tiềm năng trong giáo dục HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Dân tộc Thái là một dân tộc có bề dày lịch sử sớm có chữ viết. Nội dung giáo dục bao gồm tiếng ru, tiếng dỗ, lời vỗ về, lời chơi trẻ em (đồng dao - quam ỉn lếch nọi), truyện kể, ca dao… TCDG với những lời đồng dao đầy đủ gồm có lời ca, văn vần, một giai điệu nhạc hát lên lời ca đó. Nội dung đồng dao phong phú, giúp trẻ học hỏi và tìm hiểu về môi trường xung quanh là một trong những phương thức giáo dục cổ truyền của người Thái cổ [6, 23], [45]. Theo xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, việc tạo ra môi trường văn hóa đa dạng cho trẻ là một việc cần thiết và có ý nghĩa trong trường mầm non hiện nay. Bản thân nghiên cứu sinh là người dân tộc Thái, rất mong muốn ―giữ lửa‖ và ―truyền lửa‖ những TCDG dân tộc mình với thế hệ mầm non qua việc sử dụng TCDG này trong tổ chức các HĐGD cho trẻ ở trường mầm non. Chỉ với những điều đơn giản, mộc mạc thường ngày nhưng những TCDG mang một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển HTNT của trẻ. Nếu có thể lựa chọn, khai thác và sử dụng những TCDG của dân tộc Thái phù hợp để giáo dục HTNT cho trẻ ở trường mầm non thì sẽ làm cho quỹ trò chơi học tập hiện có trở nên phong phú, đa dạng và giúp cho giáo viên mầm non có thêm những lựa chọn để thiết kế các hoạt động phù hợp với trẻ, với bối cảnh địa phương. Điều đó cũng phù hợp với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành.
  14. 3 Đồng thời, thông quá đó giúp nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên mầm non và phát huy được phát huy được tính tự chủ, khả sáng tạo của họ. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cũng sẽ được làm quen, trải nghiệm, tiếp xúc, trải nghiệm những điều mới lạ của không gian văn hóa xưa trong những TCDG dân tộc Thái. Từ những lí do trên, đề tài:“Sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc sử dụng TCDG dân tộc Thái và HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, luận án đề xuất các biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái nhằm phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, góp phần phát triển nhận thức và nhân cách toàn diện cho trẻ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học TCDG dân tộc Thái là một phương tiện phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Thực tế tại các trường mầm non việc sử dụng TCDG dân tộc Thái trong các HĐGD để phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ít được quan tâm và HTNT của trẻ chưa cao. Nếu lựa chọn được những TCDG dân tộc Thái phù hợp với sự phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và có cách tổ chức hợp lí bằng nhóm biện pháp theo hướng tiếp cận phát triển, tiếp cận hoạt động giáo dục đa văn hóa và lấy trẻ làm trung tâm thì có thể góp phần phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các HĐGD ở trường mầm non có nhiều dân tộc khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu tổng quan và cơ sở lí luận của biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5.3. Đề xuất biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 5.4. Tổ chức thực nghiệm khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
  15. 4 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Tiếp cận đa văn hóa và tiếp cận liên ngành Văn hóa được hình thành trong quá trình giáo dục và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị thực tiễn luôn biến đổi hàng ngày. Các giá trị này tạo thành hệ thống chuẩn mực mà con người hướng đến. Nhờ đó văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người [63], [70]. Phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo hướng tiếp cận đa văn hóa là cách khai thác giá trị giáo dục (giáo dục nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi) một cách hiệu quả. Đặc biệt, với những trường mầm non ở địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những giá trị văn hóa khác nhau, có sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng, lối sống, tập quán khác nhau... Văn hóa không thể tách rời HĐGD, tiếp cận đa văn hóa là con đường phù hợp với giáo dục trẻ và văn hóa chỉ bộc lộ khi hoạt động, trẻ và cô cùng chơi trò chơi để khai thác giá trị văn hóa trong mỗi trò chơi. Trẻ chơi bởi tính HT của trò chơi sẽ tạo cho trẻ cảm xúc tốt, lành mạnh, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhận thức. Đặc trưng tâm lí của trẻ mẫu giáo là tính cảm xúc. Tác động vào cảm xúc của trẻ để phát triển những giá trị nhận thức trong trò chơi là phù hợp bởi trong trò chơi luôn có những ưu thế để phát triển những cảm xúc trong mỗi trẻ. Việc vận dụng phương pháp tiếp cận đa văn hóa đối với nghiên cứu này được thể hiện ở chỗ hiểu về các TCDG dân tộc như là một kho tàng văn hóa dân tộc, khai thác chúng đưa vào trong quá trình giáo dục trẻ một cách phù hợp. Thông qua đó các TCDG sẽ góp phần phát triển nhân cách trẻ; đồng thời giúp trẻ gìn giữ, phát huy, bồi đắp vốn văn hóa dân tộc đặc sắc đó để tiếp tục trao truyền cho các thế hệ sau. Với tư cách là một yếu tố văn hóa, TCDG dân tộc Thái vừa là phương tiện, vừa là phương pháp, vừa là nội dung giáo dục nhân cách cho trẻ. Đồng thời, hướng đến phát triển ở trẻ những phẩm chất và năng lực giúp trẻ sau này có thể cùng chung sống trong môi trường đa văn hóa để các trẻ các dân tộc cùng học một lớp sẽ có những tiếp xúc, tiếp biến tạo nên một môi trường văn hóa phong phú, trẻ được mở rộng kiến thức, thấu hiểu lẫn nhau. Đây cũng là một phần quan trọng trong ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này [92]. Phương pháp liên ngành là cách tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Trong phạm vi luận án phương pháp tiếp cận liên ngành sử dụng lý thuyết, phương pháp của các ngành như: Giáo dục học, Tâm lí học, Văn hóa học, Văn học, Dân tộc học… Tiếp cận liên ngành cho phép nhà nghiên cứu tiếp cận nhiều ngành và lĩnh vực khác để nhà giáo dục tận dụng nhằm khai thác giá trị văn hóa và sử dụng vào trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
  16. 5 6.1.2. Tiếp cận hoạt động Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động, bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật hiện tượng. Ở con người, thuộc tính đó, phương thức đó chính là hoạt động [2, 48]. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó có hai quá trình đồng thời diễn ra đó là quá trình đối tượng hóa (xuất tâm) và quá trình chủ thể hóa (nhập tâm) bổ sung và thống nhất với nhau Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là hoạt động vui chơi, tạo ra những nét tâm lí mới có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lí nhân cách đặc trưng theo lứa tuổi. Theo H.Walon, trò chơi có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em. Trò chơi giống như niềm vui sướng hay sự HT. Trong trò chơi các chức năng tâm lí và phẩm chất tâm lí của trẻ ngày càng phát triển, giúp trẻ thuận lợi và dễ dàng hơn vào lớp Một. Leonchiev cho rằng: nhân cách của con người trong đó có trẻ mầm non chỉ hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động. TCDG nói chung và TCDG dân tộc Thái nói riêng là một phương tiện hoạt động của trẻ, làm nảy sinh và phát triển HTNT của trẻ, đôi khi những TCDG và đối tượng nhận thức của trẻ như là một, trẻ tham gia chơi có nghĩa là đang tham gia khám phá đối tượng nhận thức [11], [28], [36], [39]. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục phải thông qua việc lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường giáo dục phải xuất phát từ nhu cầu của trẻ (mà trẻ ở độ tuổi này nhu cầu xuất phát từ cảm xúc mà cảm xúc có thể thúc đẩy sự phát triển của nhận thức). Trẻ hoạt động để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của bản thân và những nhu cầu này chính là động lực thúc đẩy trực tiếp trẻ hoạt động. 6.1.3. Tiếp cận phát triển Trẻ em là một thực thể đang phát triển, là một thực thể tự vận động theo quy luật của bản thân nó. Trong đó, quá trình nhận thức của trẻ cũng dần phát triển theo quy luật và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tác động. Phát triển chính là sự thay đổi có tính hệ thống của cá nhân, do sự học mang lại. Đó là sự hình thành cái mới của cá nhân, trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Trong quá trình chơi, trẻ được trải nghiệm, được học thêm những điều mới hoặc được củng cố những kiến thức, kĩ năng và thái độ đã có của trẻ, nâng trình độ lên một tầm phát triển mới. Chính vì vậy, việc sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cần phải tiếp cận theo hướng phát triển để nhìn thấy được sự thay đổi hay cải tổ các hành động bên ngoài và cấu trúc bên trong HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi [32], [73], [83], [85].
  17. 6 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đọc, phân tích, so sánh, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu, văn bản của các cấp lãnh đạo, chỉ thị của Bộ, ngành có liên quan đến luận án. 6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Sử dụng bảng hỏi đối với GVMN để tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp, nội dung và hình thức phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non nói chung và việc sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng. - Phương pháp quan sát + Quan sát cách tổ chức HĐGD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 hiện hành của GVMN + Quan sát cách sử dụng TCDG dân tộc Thái trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong khảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm. + Quan sát biểu hiện HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các HĐGD có sử dụng TCDG (hoạt động chơi ở ngoài trời, hoạt động chơi ở các góc, hoạt động học) trong khảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm. - Phương pháp chuyên gia Thu thập, phân tích ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lí cấp mầm non có kinh nghiệm; tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học nghiên cứu về HTNT và văn hóa dân gian Thái; phỏng vấn sâu chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Thái để tìm hiểu sâu về phát triển HTNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đặc điểm TCDG dân tộc Thái dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Nhằm minh họa và khẳng định kết quả nghiên cứu, luận án lựa chọn 3 trường hợp điển hình: một trẻ có mức HTNT cao, một trẻ có mức HTNT trung bình, một trẻ có mức HTNT thấp. Sử dụng máy quay ghi lại toàn bộ hoạt động của trẻ trong hoạt động chơi ở ngoài trời, hoạt động chơi ở các góc và hoạt động học, sau đó ghi chép lại các biểu hiện HTNT của trẻ vào biên bản. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, việc sử dụng TCDG nói chung và TCDG dân tộc Thái nói riêng trong thực tiễn phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong những năm gần đây. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm xác định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non được đề tài đề xuất.
  18. 7 6.3. Phương pháp xử lí số liệu Luận án sử dụng một số công thức thống kê: công thức tính %, tính điểm trung bình, lượng hóa kết quả để làm cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu cùng với phần mềm SPSS để xử lí các kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm. Cụ thể: - Phân tích định lượng: Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt định lượng như các tỉ lệ %, các tham số đặc trưng như điểm trung bình, độ lệch chuẩn và tần suất về mức độ HTNT của trẻ trong các hoạt động sử dụng TCDG dân tộc Thái của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các HĐGD ở trường mầm non về mặt số lượng để so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. - Phân tích định tính: Xem xét, thăm dò đánh giá kết quả hoạt động phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi về chất lượng thông qua sử dụng TCDG dân tộc Thái và so sánh kết quả giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. 7. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn phạm vi mẫu khách thể nghiên cứu: khảo sát mẫu khách thể nghiên cứu gồm 200 giáo viên mầm non, 100 trẻ mầm non, 20 CBQL, 10 phụ huynh. Tổ chức thực nghiệm trên trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non Tô Hiệu có 7/11 dân tộc (Thái, Kinh, Mông, Mường, Dao, Tày, Khơ Mú) và Trường Mầm non Hoa Ban Tông Lạnh 2 thuộc huyện Thuận Châu 100 % trẻ là dân tộc Thái. - Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đề xuất biện pháp và tổ chức thực nghiệm các biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái cổ có lời đồng dao có nội dung phù hợp phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát tại Trường Mầm non Tô Hiệu, Trường mầm non Quyết Thắng, thành phố Sơn La, Trường Mầm non Hoa Ban Tông Lạnh 2, Trường Mầm non 8/3 xã Bó Mười A huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La. 8. Luận điểm bảo vệ Trong khuôn khổ của luận án, người nghiên cứu tập trung vào hai luận điểm chính, đó là: - TCDG dân tộc Thái là một phương tiện, nội dung giáo dục để phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi các dân tộc ở trường mầm non, đặc biệt là trẻ em người dân tộc Thái. - Để TCDG dân tộc Thái trở thành một phương tiện giáo dục hiệu quả ở trường mầm non thì phải có các biện pháp tác động phù hợp theo hướng trò chơi hóa (hoạt động học được thực hiện như hoạt động chơi) và bằng phương pháp tiếp cận đa văn hóa, đặc biệt là giáo dục đa văn hóa trong trường mầm non có nhiều trẻ dân tộc khác nhau.
  19. 8 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về mặt lý luận Luận án xây dựng hệ thống cơ sở lí luận của biện pháp sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và khẳng định vị trí của TCDG dân tộc Thái trong việc phát triển HTNT cho trẻ. 9.2. Về mặt thực tiễn Mô tả và đánh giá được thực trạng sử dụng TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Sưu tầm, lựa chọn và biên tập được 20 TCDG dân tộc Thái phù hợp với nội dung phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và có thể đưa vào sử dụng trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Đề xuất được 6 biện pháp để sử dụng các TCDG dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, có giá trị tham khảo. Là tư liệu hữu ích cho các nhà quản lí ở trường mầm non trong việc phát triển chương trình giáo dục mầm non. Góp phần làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển chương trình nhà trường theo định hướng giáo dục đa văn hóa. GVMN có thể sử dụng các trò chơi mà luận án đã sưu tầm và lựa chọn để thiết kế các HĐGD phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để đạt được những yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Luận án còn có thể giúp các phụ huynh dân tộc Thái giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình trong việc giáo dục con cái ở gia đình. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận của biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển HTNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chương 3: Biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm biện pháp sử dụng trò chơi dân gian dân tộc Thái phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
  20. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN DÂN TỘC THÁI PHÁT TRIỂN HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về hứng thú và phát triển hứng thú nhận thức cho trẻ em Hứng thú là một thuộc tính tâm lý cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của con người. Đó là một vấn đề hấp dẫn, phong phú và khá phức tạp. Nhà tâm lý học L.S.Vygotsky đã nhận định: ―Đối với việc nghiên cứu, hầu như không có vấn đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu HT thực sự của một con người‖ (dẫn theo [42,10]). Chính vì vậy, HT đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ và khuynh hướng khác nhau. Trong lịch sử nghiên cứu HT, người ta không thể không nhắc đến các học giả phương Tây như: J.J. Rousseaux, I.Ph.Jecbac, E.Claparede, V.James, S.Buler,… Từ những năm 50 của thế kỉ XX, ở Nga xuất hiện nhiều tên tuổi như: A.P.Ackhipov, N.I.Gamburo, H.A.Rykov, V.N.Masimova, A.A.Liublinxkaia, A.N.Leonchiev, V.G.Ivanov, G.I.Sukina, A.G.Kovalev, N.G.Morozova, …Các nhà nghiên cứu trên đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về HT, khái niệm về HT, các loại HT và sự hình thành về HT [13], [23]. Hứng thú có vai trò quan trọng trong hoạt động của con người nói chung và đối với hoạt động nhận thức của trẻ nói riêng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận có giá trị, đặc biệt là các nhà tâm lý học Liên Xô. Các tác giả khai thác nhiều khía cạnh khác nhau của HT, có thể khái quát thành 3 xu hướng nghiên cứu sau: 1.1.1.1. Xu hướng thứ nhất: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú Ở xu hướng này có thể kể đến một số nhà nghiên cứu tiêu biểu như: Herbart (1776 - 1841), người sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX đưa ra 4 mức độ dạy học: tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú… và trong công trình nghiên cứu của mình, ông đánh giá cao vai trò của HT, HT là yếu tố quyết định kết quả học tập của người học; Ovide Decroly (1871 - 1932), khi nghiên cứu về tập đọc và tập làm tính của trẻ ông đã xây dựng học thuyết về trung tâm HT và về lao động tích cực [23]. Từ những năm 1940 của thế kỷ XX, các tác giả tiếp tục nghiên cứu với những nôi dung cơ bản là những vấn đề lý luận tổng quát về HT trong khoa học tâm lý; S.L.Rubinstein, N.G.Morozova… đã quan tâm nghiên cứu làm rõ khái niệm HT, con đường hình thành HT và cho rằng HT là biểu hiện của ý chí, tình cảm. Đến năm 1946, E.Claparede đã đưa ra khái niệm HT dựa trên bản chất sinh học, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của HT trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của HT là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2