
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường "Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang" trình bày các nội dung chính sau: Xác định được một số đặc điểm cấu trúc quần thể của loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình và biến động quần thể tại khu vực khảo sát trong thời gian nghiên cứu; Đánh giá được một số đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu; Lập được bản đồ dự báo môi trường sống thích hợp của Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình; Xác định được các mối đe dọa và đề xuất một số giải pháp hướng tới bảo tồn loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang
- LÊ ANH TÚ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
- THÁI NGUYÊN - 2024
- LÊ ANH TÚ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG (Trachypithecus francoisi) TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9.44.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Đức Minh 2. PGS. TS. Lê Sỹ Trung
- THÁI NGUYÊN - 2024
- MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................vii MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết............................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................3 3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................... 4 4. Những đóng góp mới của luận án............................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................................5 1.1. Các kết quả nghiên cứu về phân bố và đặc điểm sinh học Voọc đen má trắng........5 1.1.1. Hiện trạng phân bố và số lượng......................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm hình thái ngoài của Voọc đen má trắng.............................................7 1.2. Các kết quả nghiên cứu về sinh thái cấu trúc đàn, tập tính và thức ăn của một số loài Voọc và Voọc đen má trắng.......................................................................9 1.2.1. Nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của một số loài Voọc....................................................................................................................... 9 1.2.2. Nghiên cứu về sinh thái, tập tính, cấu trúc đàn và thức ăn của Voọc đen má trắng...................................................................................................................... 13 1.3. Nghiên cứu về thực vật thân gỗ...........................................................................18 1.4. Các nghiên cứu về thực vật trên núi đá vôi.........................................................19 1.5. Các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển của loài Voọc....22 1.6. Các phương pháp điều tra thú linh trưởng..........................................................26 1.7. Các nghiên cứu về mô hình dự báo MaxEnt.......................................................27 1.8. Đặc điểm khu vực nghiên cứu.............................................................................34 1.8.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 34 1.8.2. Điều kiện dân sinh- kinh tế...............................................................................37
- 1.8.3. Nông lâm nghiệp.............................................................................................. 40 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..44 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................44 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................44 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................44 2.2. Thời gian và địa điểm..........................................................................................44 2.2.1. Thời gian...........................................................................................................44 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................44 2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 44 2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................45 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.........................................................45 2.4.2. Phương pháp chuyên gia.................................................................................. 45 2.4.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)..................................................45 2.4.4. Phương pháp điều tra Linh trưởng...................................................................46 2.4.5. Phương pháp điều tra sinh thái của Linh trưởng..............................................50 2.4.5.1. Phương pháp GIS.......................................................................................... 50 2.4.5.2. Phương pháp mô tả cấu trúc sinh cảnh.........................................................51 2.4.6. Phương pháp xác định các mối đe dọa đến Voọc đen má trắng và sinh cảnh của chúng........................................................................................................... 54 2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................55 2.4.7.1. Xử lý số liệu về Voọc đen má trắng..............................................................55 2.4.7.2. Phương pháp đánh giá cấu trúc thảm thực vật..............................................55 2.4.7.3.Lập bảng danh lục thực vật và bảng danh lục các cây làm thức ăn cho Voọc..56 2.4.7.4. Phương pháp xử lý mẫu.................................................................................57 2.4.8. Xây dựng bản đồ dự báo phân vùng thích nghi của Voọc đen má trắng...........57 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................62 3.1. Một số đặc điểm quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu..............62 3.1.1. Kích thước quần thể..........................................................................................62 3.1.2. Kích thước đàn..................................................................................................63 3.1.3. Tổ chức đàn...................................................................................................... 68
- 3.1.4. Vùng sống của Voọc đen má trắng tại Lâm Bình............................................71 3.1.4.1. Kích thước vùng sống....................................................................................71 3.1.4.2. Cách thức sử dụng vùng sống.......................................................................78 3.1.5. Quỹ thời gian ăn và các hoạt động khác của Voọc đen má trắng....................81 3.2. Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc đen má trắng ở khu vực nghiên cứu............83 3.2.1. Các kiểu thảm thực vật hiện có (các kiểu sinh cảnh).........................................83 3.2.2. Đặc điểm cơ bản của thực vật............................................................................86 3.2.3. Đặc điểm cơ bản của thực vật trên từng loại sinh cảnh.....................................87 3.2.3.1. Sinh cảnh 1.................................................................................................... 87 3.2.3.2. Sinh cảnh 2.................................................................................................... 89 3.2.3.3. Sinh cảnh 3.................................................................................................... 92 3.2.3.4. Sinh cảnh 4.................................................................................................... 95 3.2.3.5. Sinh cảnh 5.................................................................................................... 97 3.2.3.6. So sánh sự khác biệt của các loại sinh cảnh..................................................99 3.2.4. Đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu.................................................................................................................101 3.2.4.1. Sự lựa chọn thành phần thức ăn..................................................................101 3.2.4.2. Sự lựa chọn thức ăn theo tháng...................................................................102 3.3. Xây dựng mô hình bản đồ dự đoán phân vùng thích nghi cho loài Voọc đen má trắng.................................................................................................................... 103 3.3.1. Hiệu suất mô hình và sự đóng góp của các nhân tố.......................................103 3.3.2. Tầm quan trọng và sự đóng góp của các nhân tố đến sự phân bố loài..........104 3.3.3. Biểu đồ dự đoán phân vùng thích nghi cho loài Voọc đen má trắng.............107 3.4. Các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực tới Voọc đen má trắng và môi trường sống của chúng tại khu vực Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long......................111 3.4.1. Khai thác gỗ trái phép.....................................................................................112 3.4.2. Khai thác củi...................................................................................................114 3.4.3. Sử dụng rừng không đúng mục đích..............................................................116 3.4.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ............................................................................ 116 3.4.5. Săn bắt động vật............................................................................................. 118
- 3.4.6. Hoạt động chăn thả gia súc............................................................................119 3.4.7. Cháy rừng........................................................................................................120 3.4.8. Các hoạt động khác.........................................................................................120 3.4.9. Đánh giá tác động của các mối đe dọa đến Voọc và sinh cảnh của chúng....121 3.5. Kiến nghị một số giải pháp hướng tới bảo tồn bền vững Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu..............................................................................................123 3.5.1. Nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng..................................................123 3.5.2. Quy hoạch, tổ chức, quản lý...........................................................................124 3.5.3. Chính sách và sinh kế.....................................................................................125 3.5.4. Khoa học, kỹ thuật..........................................................................................125 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................127 1. Kết luận................................................................................................................. 127 2. Kiến nghị...............................................................................................................130 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................131 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATK An toàn khu BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học FLG Nhóm Voọc đen má trắng GIS Hệ thống Thông tin Địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu Liên minh bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên quốc tế IUCN (International Union for Conservation of Nature) KH Khuôn Hà LHQ Liên hợp quốc LSNG Lâm sản ngoài gỗ MaXent Mô hình phân bố loài (SDM) (maximum entropy approach) N/C Nghiên cứu NĐ-CP Nghị định- chính phủ NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODB Ô dạng bản OTC Ô tiêu chuẩn Tổ chức con người tài nguyên và bảo tồn PRCF (People Resources and Conservation Foundation) QLBVR Quản lý bảo vệ rừng SL Sinh Long SMART Công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra TB Trung bình TL Thượng Lâm UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Vị trí địa lý Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long.......................35 Bảng 1.2. Nhiệt độ trung bình khu vực nghiên cứu.................................................36 Bảng 1.3. Tóm tắt nhân khẩu, dân tộc và cấp độ nghèo của xã...............................37 Bảng 1.4. Trường học và các dịch vụ y tế tại khu vực nghiên cứu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long.................................................................39 Bảng 1.5. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ....................................................40 Bảng 3.1. Thống kê số lượng Voọc đen má trắng tại Lâm Bình năm 2021............65 Bảng 3.2. Vùng sống theo đàn của Voọc Đen Má Trắng tại Lâm Bình- Sinh Long .................................................................................................................. 75 Bảng 3.3. Diện tích vùng sống theo mùa của Voọc đen má trắng tại Lâm Bình- Sinh Long.......................................................................................79 Bảng 3.4. So sánh quỹ thời gian hoạt động của các loài giống Voọc......................82 Bảng 3.5. Các dạng sinh cảnh tại khu nghiên cứu...................................................84 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 1.........................89 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 2.........................92 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 3.........................94 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 4.........................96 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu cây gỗ chính sinh cảnh 5.........................98 Bảng 3.11. So sánh một số đặc trưng của 05 sinh cảnh.............................................99 Bảng 3.12. Kết quả về lựa chọn thức ăn theo tháng của một số loài thực vật chính...102 Bảng 3.13. Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố..............................................................104 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả điều tra về những tác động tiêu cực của người dân tới tài nguyên rừng...........................................................................111 Bảng 3.15. Số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu năm 2020 - 2021..............................................................................113 Bảng 3.16. Lượng củi được người dân sử dụng.......................................................115 Bảng 3.17. Các loại cây được người dân khai thác sử dụng làm cảnh và vật liệu. .118 Bảng 3.18. Kết quả xử lý thu giữ động vật năm 2020-2021....................................119 Bảng 3.19. Thống kê đàn gia súc của các xã thuộc Khu bảo tồn.............................119 Bảng 3.20. Đánh giá tác động của các mối đe dọa đến Voọc và sinh cảnh của chúng 121
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình MaxEnt về mức độ phù hợp với môi trường sống của hươu nước................................................................................................28 Hình 1.2. Môi trường sống thích hợp tiềm năng của chim Trĩ...............................29 Hình 1.3. Bản đồ môi trường sống phù hợp cho kỳ nhông từ các mô hình MaxEnt....................................................................................................30 Hình 1.4. Sự phù hợp với môi trường sống của cá voi vây lớn ở biển Bắc Âu và biển Barents........................................................................................30 Hình 1.5. Mô hình phân bố loài của Chà vá chân nâu bằng MaxEnt.....................31 Hình 1.6. Dự đoán các khu vực có khả năng phù hợp để phân bố P. cinerea trong khu vực được bảo vệ.....................................................................32 Hình 1.7. Sự phân bố môi trường sống thích hợp của cá heo lưng gù Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương........................................................................33 Hình 1.8. Dự đoán môi trường sống phù hợp cho loài Vượn đen má trắng theo mô hình MaxEnt..............................................................................34 Hình 1.9. Nhiệt độ thấp và cao nhất hàng năm.......................................................36 Hình 1.10. Lượng mưa tại Khu Thượng Lâm, Khuôn Hà và Sinh Long..................36 Hình 2.1. Tuyến điều tra và vị trị các OTC.............................................................47 Hình 2.2. Mô hình phương pháp điều tra theo tuyến thẳng góc.............................48 Hình 3.1. Số lượng cá thể Voọc đen má trắng tại Lâm Bình..................................62 Hình 3.2. Số lượng cá thể quần thể Voọc đen má trắng theo giới tính và độ tuổi.....64 Hình 3.3. Vị trí ghi nhận các đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình......................66 Hình 3.4. Tổ chức đàn theo hình thức (1)...............................................................68 Hình 3.5. Tổ chức đàn theo hình thức (2)...............................................................68 Hình 3.6. Tổ chức đàn theo hình thức (3)...............................................................69 Hình 3.7. Tổ chức đàn theo hình thức (4)...............................................................69 Hình 3.8. Các điểm ghi nhận Voọc đen má trắng và vùng sống của Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu.............................................................73 Hình 3.9. Vùng phân bố của các đàn Voọc đen má trắng tại Lâm Bình- Sinh Long. 78 Hình 3.10. Biểu đồ quỹ thời gian hoạt động của Voọc đen má trắng.......................81 Hình 3.11. Bản đồ phân loại sinh cảnh, vị trí OTC tại khu vực nghiên cứu............85 Hình 3.12. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu vực nghiên cứu...........................87 Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 1..................................88 Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 2..................................91
- Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 3..................................94 Hình 3.16. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 4..................................96 Hình 3.17. Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật khu sinh cảnh 5..................................98 Hình 3.18. Giá trị AUC của mô hình phân bố loài Voọc đen má trắng.................104 Hình 3.19. Kết quả kiểm tra jacknife......................................................................105 Hình 3.20. Các đường cong phản ứng cận biên của Voọc đen má trắng với các nhân tố ảnh hưởng.................................................................................105 Hình 3.21. Bản đồ dữ liệu nhân tố đầu vào để chạy mô hình MaxEnt và bản đồ phân vùng thích nghi với các mức độ phù hợp cho loài Voọc đen má trắng sau khi sử dụng phần mềm MaxEnt ở Lâm Bình- Sinh Long (Khu vực không phù hợp P < 0,1; khu vực thích hợp thấp 0,1< P
- MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là nơi sinh sống của 27 loài linh trưởng và phân loài, số lượng cao nhất trong số các nước Đông Nam Á, với một số loài mới được mô tả hoặc phục hồi trong những thập kỷ gần đây. Ít nhất có bốn loài đặc hữu ở các khu vực nhỏ hoặc đảo ở Việt Nam, đó là Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus), khỉ đuôi dài Côn Sơn (Macaca fascicularis condorensis), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) (Nadler, T. A. (1997); Thinh, V.N. và cs., (2010); Blair và cs., (2011, 2023); Roos và cs., (2013)). Tuy nhiên, do các mối đe dọa trực tiếp khác nhau, bao gồm mất môi trường sống và nạn săn trộm, quần thể của nhiều loài, ví dụ như Vượn Cao-vit (Nomascus nasutus), Voọc Cát Bà, Voọc mông trắng và Voọc mũi hếch, đã bị suy giảm nghiêm trọng thấp hơn vài trăm cá thể (Quyet, L.K. và Tu, L.A. (2020); Rawson, B.M và cs., (2020); Nguyen, A.T và cs., (2022); Wearn, O.R và cs., (2024)). Các mối đe dọa hiện có cùng với tác động của biến đổi khí hậu có thể đưa loài này đến bờ vực tuyệt chủng (Tran, D.V và cs., (2020); Blair và cs., (2022); Nguyen, T.V. và cs., (2022); Trinh- Dinh, H và cs., (2022)). Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) một loài linh trưởng đang bị đe dọa, phân bố ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc được tìm ra bởi Pousargues năm định loại 1898. Mặc dù trước đây loài này phổ biến rộng rãi hơn nhưng hầu hết quần thể Voọc đen má trắng hiện nay cư trú trong các mảng rừng đá vôi bị chia cắt mạnh do nạn săn bắt trái phép và môi trường sống bị phá hủy xảy ra trong phạm vi phân bố trước đây của nó (Zhou và cs., (2018). Le và cs., (2022)). Quần thể Voọc đen má trắng trên toàn cầu ước tính vào khoảng 2.300 – 2.500 cá thể, và quần thể Voọc chính được tìm thấy ở Trung Quốc với tổng số hơn 2.000 cá thể ở miền Nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây, Quý Châu và Quảng Đông), tập trung tại 31 địa điểm với đàn lớn nhất gồm khoảng 550 con thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Mayanghe ở Quảng Tây và các quần thể khác thường có ít hơn 190 cá thể (Han và cs., (2013); Zeng và cs., 2013; Eames và cs., (2017)). Ở Việt Nam, theo báo cáo tổng số Voọc đen má trắng có thể không vượt quá 200 cá thể (Nadler và Brockman (2014)). Voọc đen má trắng phân bố ở 7
- tỉnh phía bắc Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang và Lào Cai (Phạm Nhật, 2002). Tuy nhiên, do mất môi trường sống và nạn săn bắn để làm thực phẩm và thương mại, loài Voọc này chỉ xuất hiện ở các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Kạn và Tuyên Quang. Các tiểu quần thể Voọc còn lại được ghi nhận có số lượng nhỏ (
- trắng ở khu vực này ước tính khoảng 70 cá thể. Năm 2018, tổ chức PRCF tiếp tục tiến hành khảo sát ghi nhận quần thể Vọoc đen má trắng có ít nhất 124 cá thể, 10 con non, trong đó 114 cá thể trưởng thành, khoảng 10 - 13 đàn. Mặc dù các cuộc khảo sát gần đây có sử dụng phương pháp thống kê, nhưng cũng khó có thể ước tính một cách chính xác số lượng các cá thể khi có sự di chuyển diễn ra giữa các đàn trong ba tiểu quần thể nhỏ (Thuộc: Lũng Nhòi, Lũng Chuột và Nghiều Lài thuộc Khuôn Hà và Thượng Lâm). Các nghiên cứu của Việt Nam trước đây chủ yếu về khảo sát phân bố và số lượng cá thể. Chưa có nghiên cứu nào đầy đủ, hệ thống về quỹ thời gian hoạt động, sinh cảnh sống, thành phần thức ăn của loài Voọc đen má trắng tại Lâm Bình. Vì vậy cung cấp thông tin định lượng, về đặc tính sinh học, đặc điểm môi trường sống của Voọc đen má trắng giúp việc đánh giá về khả năng sinh tồn, phát triển cũng như các giải pháp, nhằm đảm bảo khả năng sinh tồn và phát triển của quần thể Voọc này là cần thiết. Xuất phát từ vấn đề đó tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần bảo tồn và phát triển loài Voọc đen má trắng tại huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 2.2. Mục tiêu cụ thể 2.1) Xác định được một số đặc điểm cấu trúc quần thể của loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình và biến động quần thể tại khu vực khảo sát trong thời gian nghiên cứu. 2.2) Đánh giá được một số đặc điểm sinh thái ảnh hưởng đến quần thể Voọc đen má trắng tại khu vực nghiên cứu. 2.3) Lập được bản đồ dự báo môi trường sống thích hợp của Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình, 2.4) Xác định được các mối đe dọa và đề xuất một số giải pháp hướng tới bảo tồn loài Voọc đen má trắng tại Na Hang, Lâm Bình.
- 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh thái, sinh học, biến động quần thể và phân bố của loài Voọc đen má trắng phục vụ hoạt động nghiên cứu và bảo tồn trong tương lai. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu để tham khảo và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về Linh trưởng nói chung và Voọc đen má trắng nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sẽ đóng góp vào việc quản lý hiệu quả các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc thực hiện chương trình giám sát loài và phát triển kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học dài hạn cho Khu vực nghiên cứu. 4. Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp các dẫn liệu khoa học về: đặc điểm cấu trúc đàn, sinh vật học, sinh thái học của Voọc đen má trắng. - Xác định được danh lục các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc đen má trắng. - Xây dựng được bản đồ dự báo môi trường sống thích hợp của Voọc đen má trắng dựa vào 7 nhân tố tác động: Loại rừng; Độ cao; Độ dốc; Khoảng cách suối; Lớp phủ thực vật; Khoảng cách dân cư; Khoảng cách giao thông.
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Các kết quả nghiên cứu về phân bố và đặc điểm sinh học Voọc đen má trắng 1.1.1. Hiện trạng phân bố và số lượng Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) Voọc đen má trắng được xếp loại Nguy cấp. Khu vực phân bố địa lý trải dài từ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam đến Tây Nam Trung Quốc (Yaqiong Wan và cs., 2023). Các quần thể Voọc đen má trắng, xuất hiện trong các sinh cảnh rừng bị chia cắt rải rác trên phạm vi phân bố của nó. Số lượng cá thể Voọc suy giảm đáng kể là do săn bắn, đã được ghi nhận ở Quảng Tây với số lượng ước tính là 300 cá thể ở Quảng Tây. Tuy nhiên, ở Quý Châu áp lực săn bắn là không đáng kể và số lượng tăng từ 1.000 năm 1990 lên 1.160–1.200 vào năm 2010, mặc dù loài này đã bị tuyệt chủng khỏi một số địa điểm và hiện chỉ còn ở 5 khu vực biệt lập (Hu, G và cs., 2011). Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Xa - Phượng Hoàng: Từ ngày 12 đến ngày 27 tháng 3 và ngày 10 đến ngày 22 tháng 4 năm 2009, hai khu vực của khu bảo tồn đã được khảo sát về sự hiện diện của Voọc đen má trắng (Lê Đình Duy, 2010). 12 cá thể đã được quan sát trong hai nhóm; một nhóm năm cá thể gần thôn Trung Thành, xã Thượng Nung và một nhóm bảy cá thể ở làng Kim Sơn của xã Thân Xá. Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn: Tháng 8 năm 2011, một cuộc phỏng vấn với các thợ săn địa phương của (Thach Mai Hoang, 2011b) đã báo cáo về hai nhóm Voọc đen má trắng với 5-7 cá thể sống trong khu vực núi đá vôi có tên là “Núi Cô Tiên”. Tuy nhiên, không có cuộc khảo sát thực địa tiếp theo nào được thực hiện kể từ đó. Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già: Từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 15 tháng 4 năm 2009, Các cuộc điều tra về Voọc đen má trắng được thực hiện tại hai khu vực ở trung tâm và phía đông bắc của Du Già, không có con Voọc nào được quan sát, mặc dù các báo cáo địa phương tiếp tục khẳng định rằng chúng tồn tại ở số lượng thấp, cùng với Voọc xám (Trachypithecus phayrei), cũng không được quan sát thấy (Mai Sỹ Luân, 2009). Năm 2001, bốn đến
- sáu nhóm gồm ba đến bảy cá thể được nhắc tới vẫn có mặt trong khu bảo tồn một mẫu lông Voọc được thu thập từ một con thú bị bắn (Le Khac Quyet, 2001). Gần đây, loài này cũng đã được báo cáo từ các cuộc phỏng vấn địa phương có mặt trong khu bảo tồn thiên nhiên. Trong các đợt điều tra đa dạng sinh học do Quỹ Bảo tồn Việt Nam tài trợ Huyện Bắc Mê Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê: Theo Le Khac Quyet (2001), vào tháng 7 năm 2001, một cuộc điều tra đa dạng sinh học đã ghi nhận một nhóm gồm 7-10 cá thể Voọc đen má trắng đây là ghi nhận đầu tiên tại Bắc Mê. Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang: Voọc mũi hếch cực kỳ nguy cấp và đặc hữu được phát hiện lại ở huyện Na Hang vào năm 1992, dẫn đến khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập vào năm 1994 để bảo vệ loài này. Mặc dù các nghiên cứu gần đây không quan sát thấy có Voọc đen má trắng, nhưng vẫn có các báo cáo địa phương về 17-20 con Voọc đen má trắng ở Đán Đeng khu vực (sông Năng) vào tháng 8 năm 2009 và một cá thể được nhìn thấy ở khu vực Tà Pẹt vào đầu tháng 9 năm 2010 (Thach Mai Hoang, 2011b). Vườn quốc gia Ba Bể: Các cuộc điều tra gần đây nhất về Voọc đen má trắng thực hiện trong năm 2009, trong 21 ngày từ 13-26 / 2 và 16-22 / 11/2009 (Dong Thanh Hai, 2009). Các cuộc điều tra đã bao gồm bốn địa điểm mà Voọc có thể xuất hiện: Đầu Đẳng, Keo Cap, Pác Ngòi và Tà Han, tất cả đều nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể và chiếm khoảng 60% diện tích. Chỉ có hai nhóm gồm hai và bốn cá thể tương ứng được nhìn thấy gần Pác Ngòi, mặc dù quy mô nhóm có thể lớn hơn và một nhóm khác đã được dân làng địa phương báo cáo trong khu vực. Một nhóm sáu đến mười ba cá thể có khả năng tồn tại trong khu vực Đầu Đẳng, dựa trên các báo cáo địa phương mặc dù không nhìn thấy trong các cuộc khảo sát. Điều này phù hợp với các báo cáo trước đây từ năm 1999 (Lê Trọng Trải và cs., 2004). Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ: Gần đây nhất tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ năm 2009 khi các cá thể của một đàn Voọc đen má trắng đã được ghi lại bằng video và âm thanh trong một
- cuộc khảo sát vượn (Geissmann và cs., 2009). Cũng trong cuộc khảo sát, một người được phỏng vấn đã báo cáo rằng vẫn có hai nhóm với tổng số khoảng 15 cá thể ở trung tâm vùng lõi của khu bảo tồn. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc: Mười hai ngày khảo sát được thực hiện vào tháng Năm 2010, nhưng cả Voọc đen má trắng và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) đều không được ghi nhận (Đông Thanh Hải và Vũ Tiến Thịnh, 2010). Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2000 tiến hành khảo sát sâu rộng về đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Nhóm khảo sát kết luận rằng Voọc đen má trắng có lẽ đã tuyệt chủng, do mức độ săn bắn cao vào thời điểm đó và địa phương người ta cho biết loài này trước đây đã được nhắm mục tiêu để săn bắn nhưng không được nhìn thấy nhiều năm (Furey và cs., 2002b). Từ năm 2009 đến 2011, đã có nhiều cuộc khảo sát Voọc đen má trắng ở miền Bắc Việt Nam, đã phát hiện được 5 đàn Voọc đen má trắng, với khoảng 26 cá thể quan sát được. Trong số 9 địa điểm được khảo sát, Voọc chỉ được phát hiện tại 3 địa điểm: Vườn quốc gia Ba Bể: 2 đàn, khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê 1 đàn và Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Xa - Phượng Hoàng: 2 đàn. Song những bằng chứng gần đây từ tất cả các địa điểm nghiên cứu cho thấy số lượng Voọc đen má trắng đang giảm một cách đáng báo động do săn bắn. Mặt khác ở Việt Nam có rất ít, hầu như chưa có các công trình nghiên cứu về quy mô biến động của đàn, tập tính sinh hoạt, đặc tính sinh cảnh của Voọc đen má trắng (môi trường sống, nguồn thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh tồn…) đó là những khoảng trống mà đề tài muốn triển khai thực hiện. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của Voọc đen má trắng Tên khác: Vượn đen đuôi dài, càng đen (Việt), Tù càng (Tày). Đặc điểm nhận biết: Voọc non (sơ sinh đến 6 tháng tuổi): Màu lông: Khi mới chào đời, voọc con có bộ lông màu vàng cam rực rỡ, tạo sự tương phản nổi bật với voọc trưởng thành.
- Kích thước: Thân hình nhỏ bé với các chi mảnh mai. Khuôn mặt: Khuôn mặt nhỏ nhắn, đôi mắt to tròn. Voọc chưa trưởng thành (6 tháng đến 2-3 năm tuổi): Màu lông: Bộ lông dần dần chuyển sang màu đen, quá trình này kéo dài từ vài tháng đến một năm. Kích thước: Cơ thể phát triển nhanh chóng, các chi dài ra. Khuôn mặt: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ ở vùng má, dần hình thành đặc điểm má trắng khi trưởng thành. Voọc trưởng thành (từ 3 năm tuổi trở lên): Màu lông: Lông toàn thân màu đen, chỉ có má trắng nổi bật, đây là đặc trưng giúp nhận diện loài. Kích thước: Cơ thể phát triển hoàn toàn với chiều dài từ 50-70 cm và cân nặng từ 5-10 kg. Khuôn mặt: Má trắng rõ ràng, khuôn mặt dài và hẹp, đặc trưng của voọc đen má trắng. Voọc già: Màu lông: Có thể xuất hiện các vùng lông bạc hoặc mất màu do quá trình lão hóa. Kích thước: Thân hình có thể gầy hơn do mất khối lượng cơ. Khuôn mặt: Vẫn giữ các đặc điểm của voọc trưởng thành, nhưng có thể xuất hiện nếp nhăn và giảm thị lực. Hoạt động của đàn Voọc ít ồn ào, chúng chỉ phát ra những âm thanh "oọc, oọc". Âm thanh của Voọc đen má trắng giống với âm thanh của Voọc mông trắng, Voọc gáy trắng và Voọc đầu trắng. Hoạt động nghỉ ngơi: Voọc đen má trắng dành thời gian nghỉ ngơi khi không tham gia vào việc ăn uống, di chuyển hoặc tương tác xã hội. Chúng thường nghỉ ngơi trên các cành cây cao hoặc trong hang động, giúp phục hồi năng lượng và duy trì sức khỏe. Hoạt động ăn: Chế độ ăn của voọc đen má trắng chủ yếu bao gồm lá, quả, hoa và hạt. Chúng thường ăn vào buổi sáng và chiều tối, tìm kiếm thức ăn trên các cây trong khu vực sinh sống của chúng.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p |
370 |
79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p |
362 |
63
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p |
302 |
55
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p |
297 |
41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p |
254 |
39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p |
206 |
38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p |
192 |
31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p |
192 |
29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p |
189 |
28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p |
170 |
28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p |
176 |
23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p |
264 |
22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p |
183 |
18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p |
150 |
15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p |
94 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p |
67 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p |
34 |
9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông
27 p |
23 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
