intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

24
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án "Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển" là nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT tại các nước đang phát triển. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách về tài chính toàn diện để góp phần cải thiện việc truyền dẫn lãi suất của CSTT nói riêng, quá trình thực thi CSTT nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN THỊ TRÚC HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. HCM – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN THỊ TRÚC HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG 2. TS. LẠI TIẾN DĨNH Tp. HCM – 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình do cá nhân tôi thực hiện nghiên cứu. Ngoại trừ các nội dung trích dẫn từ nguồn tham khảo, luận án không chứa tài liệu nào đã được xuất bản trước đó. Kết quả từ nghiên cứu là khách quan, trung thực, phản ánh thực tiễn vấn đề nghiên cứu và chưa được công bố ở công trình khác. Tp. HCM, tháng 05 năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Trúc Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương và TS. Lại Tiến Dĩnh, người hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tôi, Thầy Cô đã không ngại khó khăn, luôn dành nhiều tâm huyết để chỉ dẫn, hỗ trợ, và cho tôi những lời khuyên hết sức quý báu. Xin gửi đến Thầy Cô những lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tôi cũng chân thành cảm ơn Khoa Ngân hàng và Trường UEH đã cho tôi có được một môi trường học tập cũng như nghiên cứu tốt nhất. Sau cùng, trân trọng cảm ơn đến các giáo sư, các nhà phản biện độc lập, ban biên tập các Tạp chí Khoa học và Hội thảo Khoa học Quốc tế đã cho tôi những nhận xét hữu ích về nghiên cứu của mình. Ý kiến đóng góp của họ đã giúp tôi hoàn thiện hơn luận án của mình.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................................ vii DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................................... ix TÓM TẮT LUẬN ÁN............................................................................................................... x ABSTRACT .............................................................................................................................. xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1 1.1 Lý do thực hiện đề tài ...................................................................................................................... 1 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết .............................................................................................................. 1 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn .............................................................................................................. 5 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 8 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 8 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 9 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 10 1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 11 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................................................... 12 1.5.1 Về khía cạnh khoa học ..................................................................................................... 12 1.5.2 Về khía cạnh thực tiễn ..................................................................................................... 13 1.6 Kết cấu của luận án ........................................................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................... 15 2.1 Tài chính toàn diện (financial inclusion) ...................................................................................... 15 2.1.1 Giới thiệu khái quát ......................................................................................................... 15 2.1.2 Vai trò của tài chính toàn diện ........................................................................................ 22
  6. iv 2.1.3 Đo lường tài chính toàn diện ........................................................................................... 23 2.2 Chính sách tiền tệ ........................................................................................................................... 31 2.2.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 31 2.2.2 Một số lý thuyết về CSTT ................................................................................................. 32 2.2.3 Mục tiêu và công cụ của CSTT ........................................................................................ 35 2.2.4 Cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất ..................................................................... 37 2.2.5 Chỉ tiêu đo lường CSTT ................................................................................................... 41 2.3 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ .......................... 44 2.3.1 Các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan ........................................................................ 45 2.3.2 Khung phân tích nghiên cứu ............................................................................................ 55 2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ................................................................................... 59 2.4.1 Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT thông qua lạm phát ................................. 59 2.4.2 Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến cơ chế truyền dẫn lãi suất của CSTT................ 62 2.5 Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................................................. 65 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................................. 68 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 69 3.1 Quy trình và giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 69 3.1.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................................... 69 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................................... 69 3.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................................... 73 3.3 Đo lường các biến trong mô hình.................................................................................................. 76 3.3.1 Biến đại diện cho tài chính toàn diện .............................................................................. 76 3.3.2 Biến đại diện cho CSTT ................................................................................................... 80 3.3.3 Biến kiểm soát và các biến khác ...................................................................................... 83 3.4 Phương pháp ước lượng ................................................................................................................ 86 3.4.1 Phát triển bộ FI index ...................................................................................................... 86 3.4.2 Phương pháp ước lượng .................................................................................................. 91 3.5 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................................................... 97 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................................... 100
  7. v CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 101 4.1 Kết quả tính toán FI index .......................................................................................................... 101 4.1.1 Mô tả dữ liệu .................................................................................................................. 101 4.1.2 Kết quả ước tính FI index .............................................................................................. 103 4.1.3 So sánh FI index và các chỉ số đo lường từ các nghiên cứu trước ................................ 111 4.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................................... 114 4.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................................................. 115 4.2.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................ 117 4.2.3 Kiểm tra tính vững của mô hình (robustness check) ..................................................... 134 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................................... 140 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................................... 141 5.1 Tổng hợp các câu hỏi nghiên cứu và những phát hiện của luận án......................................... 141 5.2 Các đóng góp mới của luận án .................................................................................................... 145 5.3 Hàm ý chính sách ......................................................................................................................... 147 5.3.1. Về đo lường tài chính toàn diện thông qua xây dựng bộ FI index ............................... 147 5.3.2 Về đóng góp của tài chính toàn diện đến cơ chế truyền dẫn CSTT ............................... 148 5.3.3 Về đẩy mạnh tài chính toàn diện ................................................................................... 150 5.4 Giới hạn của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tương lai ............................................... 155 DANH SÁCH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................................................................................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 159 A. Danh mục tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................... 159 B. Danh mục tài liệu tiếng Anh ......................................................................................................... 160 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................................. 185 1.1 Phần phụ lục Bảng ....................................................................................................................... 185 1.2 Phần Phụ lục Hình ....................................................................................................................... 195
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động DSGE Dynamic Stochastic General Equilibrium Mô hình cân bằng tổng thể động ngẫu nhiên CSTT Chính sách tiền tệ DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DVTC Dịch vụ tài chính GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội/ Sản lượng GMM Generalized method of moments Phương pháp ước lượng tổng quát GLS Generalized Least Square Hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát FA Factor analysis Phân tích nhân tố FAS Financial Access Survey Khảo sát tiếp cận tài chính FEM Fixed effects models Mô hình tác động cố định FEVD Forecast Error Variance Decompositions Dự báo phân tích phân rã phương sai FII/FI index Financial inclusion index Chỉ số mức độ tài chính toàn diện Fintech Financial technology Công nghệ tài chính HTX Hợp tác xã IFS International Financial Statistics Thống kê tài chính quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế KT-XH Kinh tế - xã hội NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương OLS Ordinary Least Square Hồi quy bình phương tối thiểu PCA Principal component analysis Phân tích thành phần chính PVAR Panel Vector Autoregressive Model Mô hình tự hồi quy dữ liệu bảng REM Random effects models Mô hình tác động ngẫu nhiên SXKD Sản xuất kinh doanh VAR Vector Autoregressive Model Mô hình véc tơ tự hồi quy VECM Vector Error Correction Model Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt phương pháp xây dựng FI index ..................................................................28 Bảng 2.2 Tổng hợp cơ sở lý thuyết ...........................................................................................54 Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ....................................................63 Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình ....................................................................................85 Bảng 3.2 Tóm tắt các biến đo lường tài chính toàn diện trong mô hình...................................88 Bảng 3.3 Nguồn dữ liệu ............................................................................................................98 Bảng 4.1 Thống kê mô tả mẫu (giai đoạn 2008-2012) ........................................................... 102 Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu (giai đoạn 2013-2018) ........................................................... 103 Bảng 4.3 Phân tích thành phần chính cho các chỉ số phụ, giai đoạn 2008-2012 ....................104 Bảng 4.4 Thành phần chính cho các chỉ số phụ, giai đoạn 2013-2018 ..................................104 Bảng 4.5 Thành phần chính cho FI index tổng thể (giai đoạn 2008-2012) ............................ 106 Bảng 4.6 Thành phần chính cho FI index tổng thể (giai đoạn 2013-2018) ............................ 106 Bảng 4.7 Ước tính FI Index cho các nước đang phát triển, giai đoạn 2008-2012 ..................107 Bảng 4.8 Ước tính FI Index cho các nước đang phát triển, giai đoạn 2013-2018 ..................109 Bảng 4.9 Mối tương quan giữa các chỉ số (Account, Saving) và FI index ............................. 111 Bảng 4.10 Mối tương quan giữa IFI của Park và Mercado (2018b) và FI index ...................113 Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến chính ..............................................................................115 Bảng 4.12 Tổng hợp hệ số biến thiên các biến chính phân theo hai nhóm mẫu phụ..............116 Bảng 4.13 Mối quan hệ tương quan giữa các biến .................................................................117 Bảng 4.14 Kiểm định nghiệm đơn vị cho dữ liệu ...................................................................118 Bảng 4.15 Độ trễ theo ước lượng PVAR ................................................................................119 Bảng 4.16 Kết quả kiểm tra tính ổn định của mô hình ........................................................... 119 Bảng 4.17 Kết quả các hệ số mô hình được ước tính từ PVAR .............................................121 Bảng 4.18 Kết quả phân rã phương sai (Variance Decomposition) .......................................130 Bảng 4.19 Kết quả ước lượng lại các hệ số trong mô hình với biến M2 thay MPR ...............135 Bảng 4.20 Kết quả phân rã phương sai của mô hình với biến M2 .........................................137 Bảng 4.21 Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp ước lượng 3SLS .........................139 Bảng 5.1 Tổng hợp câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và kết quả kiểm định ............................. 142
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Các sản phẩm, DVTC cơ bản .................................................................................... 18 Hình 2.2 Các khía cạnh tài chính toàn diện .............................................................................. 25 Hình 2.3 CSTT mở rộng trong mô hình IS-LM........................................................................ 34 Hình 2.4 Mối liên kết giữa công cụ và mục tiêu CSTT ............................................................ 36 Hình 2.5 Sơ đồ truyền dẫn lãi suất đến lạm phát và tăng trưởng .............................................. 38 Hình 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng kênh lãi suất của cơ chế truyền dẫn CSTT ............................ 40 Hình 2.7 Cấu trúc cơ bản của mô hình DSGE .......................................................................... 47 Hình 2.8 Khung phân tích tác động của tài chính toàn diện đến CSTT ................................... 56 Hình 3.1 Tóm tắt các biến đại diện đo lường tài chính toàn diện ............................................. 79 Hình 4.1 Biểu đồ mối tương quan giữa FI index và chỉ số account, saving ........................... 112 Hình 4.2 Biểu đồ mối tương quan giữa FI index và IFI của Park và Mercado ...................... 113 Hình 4.3 Biểu đồ tính ổn định của mô hình ............................................................................ 120 Hình 4.4 Biểu đồ phản ứng của lãi suất cho vay đối với cú sốc từ lãi suất chính sách .......... 124 Hình 4.5 Biểu đồ phản ứng của tổng cầu trước cú sốc từ lãi suất chính sách ........................ 126 Hình 4.6 Biểu đồ phản ứng của tổng cầu trước cú sốc từ lãi suất cho vay ............................. 127 Hình 4.7 Biểu đồ phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ lãi suất chính sách ........................ 129 Hình 4.8 Biểu đồ tính ổn định của mô hình thay MPR bằng M2 ........................................... 136
  11. ix DANH MỤC PHỤ LỤC Bảng A.1 Danh sách các nước được chọn làm mẫu nghiên cứu ........................................... 185 Bảng A.2 Các hệ số cho điểm xoay varimax (PCA lần đầu, giai đoạn 2008-2012) .............. 185 Bảng A.3 Các hệ số cho điểm xoay varimax (PCA lần đầu, giai đoạn 2013-2018) .............. 185 Bảng A.4 Kiểm tra KMO (PCA lần đầu, giai đoạn nghiên cứu 2008-2012) ......................... 186 Bảng A.5 Kiểm tra KMO (PCA lần đầu, giai đoạn nghiên cứu 2013-2018) ......................... 186 Bảng A.6 Chỉ số FI theo khía cạnh (kết quả PCA lần đầu, giai đoạn 2008-2012) ................ 186 Bảng A.7 Chỉ số FI theo khía cạnh (kết quả PCA lần đầu, giai đoạn 2013-2018) ................ 187 Bảng A.8 Kiểm tra KMO (PCA lần hai, giai đoạn 2008-2012) ............................................ 188 Bảng A.9 Kiểm tra KMO (PCA lần hai, giai đoạn 2013-2018) ............................................ 188 Bảng A.10 Các hệ số cho điểm xoay varimax (PCA lần hai, giai đoạn 2008-2012)............. 188 Bảng A.11 Các hệ số cho điểm xoay varimax (PCA lần hai, giai đoạn 2013-2018)............ 188 Bảng A.12 Kết quả hồi quy FI index và chỉ số account ........................................................ 189 Bảng A.13 Kết quả hồi quy FI index và chỉ số saving .......................................................... 189 Bảng A.14 Kết quả hồi quy FI index và IFI của Park và Mercado (2018) ............................ 189 Bảng A.15 Phân nhóm FI index............................................................................................. 190 Bảng A.16 Kết quả phân tích nhân quả Granger ................................................................... 190 Bảng A.17 Kết quả phân rã phương sai (FEVD) ................................................................... 191 Bảng A.18 Tổng hợp những khía cạnh chủ yếu đo lường tài chính toàn diện ....................... 194 Hình A.1 Tóm tắt các kênh truyền dẫn tiền tệ chủ yếu .......................................................... 195 Hình A.2 Biểu đồ FI index các nước đang phát triển (2008-2018) ........................................ 196
  12. x TÓM TẮT LUẬN ÁN Luận án xem xét ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT tại các nước đang phát triển. Cụ thể, nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến độ nhạy cảm của lãi suất cho vay đối với lãi suất chính sách, đến độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất, và đến phản ứng của lạm phát với những thay đổi của lãi suất. Trong bối cảnh các tổ chức quốc tế (như IMF, WB) ngày càng quan tâm đến tầm quan trọng của tài chính toàn diện và đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy nó. Nhất là, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007, xu hướng nghiên cứu mới chú trọng nhiều hơn đến sự tương tác giữa tài chính toàn diện và CSTT thì việc luận án thực hiện nghiên cứu này càng trở nên cần thiết. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu từ IMF và WB đối với 39 nước đang phát triển (từ Quý 1/2008 đến Quý 4/2018). Bằng kỹ thuật PCA, luận án phát triển được bộ FI index, chỉ số đo lường tài chính toàn diện, có bổ sung thêm các biến đo lường các dịch vụ có liên quan đến "mobile money", giúp phản ánh chính xác hơn về tính bao trùm của tài chính toàn diện. Tập trung vào hai nhóm mẫu nghiên cứu gồm các nước đang phát triển có mức độ tài chính toàn diện cao (FI index > 0,5) và thấp (FI index ≤ 0,5), ước lượng PVAR được luận án sử dụng để kiểm tra thực nghiệm. Phát hiện từ nghiên cứu cho thấy, có sự khác nhau giữa hai nhóm mẫu nghiên cứu về phản ứng của lãi suất cho vay, tổng cầu, lạm phát đối với tác động của lãi suất chính sách. Theo đó, ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến độ nhạy cảm của lãi suất cho vay đối với lãi suất chính sách, đến độ co giãn của tổng cầu với lãi suất, và đến phản ứng của lạm phát trước những thay đổi của lãi suất là mạnh hơn ở nhóm mẫu có FI index cao hơn. Phát hiện này chỉ ra rằng, tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện của cơ chế truyền dẫn CSTT, giúp kênh lãi suất hiệu quả hơn và giúp CSTT đạt được mục tiêu. Trên cơ sở những kết quả phát hiện từ nghiên cứu, luận án đã đề xuất những hàm ý về chính sách cho các nhà quản lý ở các nước đang phát triển và gợi ra các hướng nghiên cứu mới. Từ khóa: Tài chính toàn diện (financial inclusion), chính sách tiền tệ, FI index.
  13. xi ABSTRACT THE EFFECT OF FINANCIAL INCLUSION ON MONETARY POLICY: A CASE STUDY IN DEVELOPING COUNTRIES This thesis examines the effect of financial inclusion (FI) on monetary policy. Specifically, we study the effects of FI on the sensitivity of lending rates to policy rates, on the elasticity of aggregate demand to interest rates, and on the response of inflation to policy rates. There have been various practical ways to promote FI in the context of international organizations (e.g., the WB or IMF) becoming increasingly interested in the relevance of FI in the economy. After the global financial crisis (2007-2008), the new study trend focused more on the connection between monetary policy and FI, making this research even more necessary. The study uses secondary data sources from the World Bank and IMF for 39 developing countries (from Q1 2008 to Q4 2018). Using the PCA technique, the thesis has built a set of financial inclusion indexes (FI index) that include additional factors related to mobile money, helping to reflect more accurately on the inclusiveness of FI. Focusing on two sample groups, including developing countries with a high level of FI (FI index > 0.5) and a group with a low FI degree (FI index ≤ 0.5), the thesis uses the PVAR estimation method for empirical analysis. The research results show that there is a difference between the two sample groups in terms of the response of lending rates, aggregate demand, and inflation to the impact of policy interest rates. Accordingly, the effect of the degree of FI on the sensitivity of lending rates to policy interest rates, on the elasticity of aggregate demand to interest rates, and on the response of inflation to changes in interest rate policy is stronger in the sample group with a higher degree of FI. This finding shows that FI plays an important role in the implementation of the monetary policy transmission mechanism, making the interest rate channel more effective and helping monetary policy achieve its goals. Based on the study's findings, the thesis has recommended crucial policy implications for policymakers and executives in developing nations, as well as future research. Keywords: Financial inclusion; monetary policy; FI index.
  14. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích bối cảnh nghiên cứu và xác định các khoảng trống nghiên cứu, Mục 1.1 cho thấy lý do cần thiết để thực hiện luận án. Từ đây, các câu hỏi và mục tiêu của nghiên cứu được xác định và thảo luận tại Mục 1.2. Phạm vi, đối tượng, và phương pháp nghiên cứu được lần lượt đề cập tại Mục 1.3 và Mục1.4 của luận án. Tiếp theo, Mục 1.5 phân tích những đóng góp từ luận án. Tại phần cuối của chương, Mục 1.6 mô tả kết cấu chương của luận án. 1.1 Lý do thực hiện đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết Tài chính toàn diện, với mục tiêu hướng đến là đảm bảo cho mọi người, nhất là những người bị thiệt thòi về tài chính được tiếp cận, cũng như sử dụng các DVTC thích hợp, ngày càng được công nhận là công cụ chiến lược để giảm nghèo và phát triển kinh tế. Vì thế, nghiên cứu về tài chính toàn diện chủ yếu tập trung đến các vấn đề như giảm nghèo; giảm bớt khoảng cách trong thu nhập; hay tăng trưởng, phát triển kinh tế (chẳng hạn, Anand và Chhikara, 2013; Kim, 2016; Park và Mercado, 2018a; Makina và Walle, 2019; Huang và Zhang, 2020; Emara và Said, 2021; Ozili và cộng sự, 2022). Từ đó cho thấy, ở phương diện lý thuyết lẫn thực thiễn, tài chính toàn diện đã được thừa nhận là có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung. Rõ ràng, các DVTC (thanh toán, tiết kiệm và tín dụng) được cung cấp đầy đủ và hợp lý cho những người bị loại trừ tài chính có thể giúp họ cải thiện mức sống, tăng cơ hội đầu tư, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận DVTC, nhất là dịch vụ tiết kiệm và vay vốn còn có liên quan đến CSTT. Những phân tích lý thuyết tại mục 2.3 và mục 2.2.4 của Chương 2 cho thấy, mức độ tài chính toàn diện là yếu tố có ảnh hưởng đến kênh lãi suất của cơ chế truyền dẫn CSTT. Theo lý thuyết Keynes về CSTT, NHTW có thể tăng hoặc giảm lãi suất để tác động đến các quyết định tổng cầu từ khu vực tư nhân, dẫn đến lạm phát và sản lượng bị ảnh hưởng. Đây chính là cơ sở của cơ chế truyền dẫn CSTT. Tuy nhiên, độ
  15. 2 mạnh về sự tương tác của tổng cầu đối với lãi suất lại phụ thuộc vào mức độ tài chính toàn diện. Phát hiện này cũng được phân tích rõ trong Gali và cộng sự (2004); Bilbie (2008) và một số nghiên cứu khác. Nếu như phần lớn mô hình nghiên cứu theo trường phái Keynes mới trước đó ngẫu nhiên mặc định tất cả người tiêu dùng đều được tiếp cận với các DVTC, thì Gali và cộng sự (2004); Bilbie (2008); Di Bartolomeo và Rossi (2006) dựa vào lý thuyết cân bằng chung; mô hình DSGE và lý thuyết Keynes về CSTT, đã kết hợp sự phân biệt giữa hai loại người tiêu dùng (những người được tiếp cận DVTC và những người không được tiếp cận DVTC, tiêu dùng toàn bộ thu nhập từ tiền lương, còn gọi là nhóm người bị loại trừ tài chính) vào mô hình phân tích. Kết quả cho thấy, sự xuất hiện người tiêu dùng bị loại trừ tài chính có thể làm ảnh hưởng độ co giãn của tổng cầu với lãi suất. Điều đó dẫn đến việc thực hiện quy tắc lãi suất theo nguyên tắc Taylor1 có thể không đảm bảo trạng thái cân bằng duy nhất. Bởi lẽ, nguyên tắc này biểu thị CSTT sẽ ổn định lạm phát với điều kiện khi lạm phát tăng, NHTW tăng lãi suất danh nghĩa nhiều hơn mức tăng lạm phát để lãi suất thực tăng (tức, cần phải thay đổi lãi suất lớn hơn để ổn định lạm phát). Thế nhưng, khi trọng số người bị loại trừ tài chính lớn, tính hợp lệ của nguyên tắc Taylor có khả năng khó xác định vì tổng cầu không co giãn với lãi suất. Gali và cộng sự (2004) cũng hàm ý rằng, một tỷ trọng lớn người tiêu dùng bị loại trừ tài chính còn có thể làm cho việc truyền lãi suất của NHTW đến lãi suất thị trường bị suy yếu, vì lãi suất hoạt động của các TCTC sẽ chậm thay đổi trước những biến đổi của lãi suất chính sách, do lãi suất không tác động trực tiếp đến những người tiêu dùng này, nên nhu cầu của mỗi TCTD đối với tiền gửi hay vay vốn sẽ co giãn ít hơn (Cottarelli và Kourelis, 1994; 1 Quy tắc lãi suất được nhiều NHTW sử dụng để thiết lập lãi suất chính sách theo nguyên tắc do nhà kinh tế học John Taylor đưa ra, Taylor (1993).
  16. 3 Hồ Thị Lam, 2020). Các phát hiện tương tự cũng đã được tìm thấy bởi Cas và cộng sự (2011) và Loayza và Schmidt-Hebbel (2002). Dựa vào Gali và cộng sự (2004) và Bilbie (2008), Bilbiie và Straub (2012) đã chỉ ra rằng, khi tỷ lệ người được tiếp cận với DVTC thay đổi sẽ làm biến đổi dấu hiệu của hệ số lãi suất trong phương trình sản lượng Euler, tức độ co giãn của tổng cầu với lãi suất phụ thuộc vào tỷ lệ người được tiếp cận DVTC. Ngoài ra, theo Brownbridge và cộng sự (2017), giả định về tất cả cá nhân và hộ gia đình có thể vay và tiết kiệm trong các mô hình phân tích chính sách trước đây hầu như khó có khả năng ở nhiều nước thuộc khu vực đang phát triển, vì đây là nơi có phần lớn dân số bị loại trừ tài chính, đặc biệt là tín dụng. Phát hiện này cũng hàm ý về nguyên tắc, khi trong nền kinh tế có một tỷ trọng lớn người tiêu dùng bị loại trừ tài chính thì sẽ làm giảm độ co giãn của tổng cầu với lãi suất và làm suy yếu việc truyền dẫn lãi suất của CSTT. Với Mehrotra và Yetman (2015), hai khía cạnh mà sự gia tăng về tài chính toàn diện có thể tác động đến CSTT là: (i) giúp các cá nhân và hộ gia đình thuận lợi trong tiêu dùng, vì họ có thể tiếp cận vốn tín dụng cũng như tiết kiệm dễ dàng hơn, điều này làm biến động sản lượng ít hơn và do đó có thể hỗ trợ CSTT trong việc ổn định mức giá; (ii) làm tăng vai trò của lãi suất trong việc truyền dẫn CSTT, do có một tỷ trọng người tiêu dùng lớn hơn chịu tác động bởi sự thay đổi của lãi suất. Vì thế, theo Khan (2011), đặc trưng của các hoạt động kinh tế ở các nước đang phát triển còn tùy thuộc nhiều vào khu vực phi chính thức, làm CSTT có thể không hiệu quả do lãi suất chính sách của NHTW không gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh tế của một lượng lớn dân số bị loại trừ tài chính. Từ những phát hiện trên, xu hướng nghiên cứu gần đây về tài chính toàn diện bắt đầu tập trung hơn đến những ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT. Nhất là, sau cuộc khủng hoảng tài chính (2007-2008), dòng nghiên cứu mới nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự gia tăng tài chính toàn diện trong ổn định tài chính và hiệu quả mà nó mang lại trong thực thi CSTT (chẳng hạn, một số nghiên cứu như: Mbutor và Uba 2013;
  17. 4 Lapukeni, 2015; Lenka và Bairwa, 2016; Mehrotra và Nadhanael, 2016; Elsherif, 2019; Akanbi và cộng sự 2020; Komala và Widodo, 2022). Tuy nhiên, theo Agoba và cộng sự (2017), Suman (2017) và từ tổng quan tài liệu cho thấy, dù lượng nghiên cứu về ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT đang ngày càng phát triển nhưng còn hạn chế và còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục được bổ sung và mở rộng. Cụ thể, từ lược khảo tài liệu nghiên cứu như phân tích tại Mục 2.5, Chương 2, luận án xác định một số khoảng trống nghiên cứu: (i) Chưa có phương pháp chung trong đo lường mức độ tài chính toàn diện; (ii) Hầu hết nghiên cứu theo chủ đề này thường quan tâm đến những ảnh hưởng trực tiếp của mức độ tài chính toàn diện lên tỷ lệ lạm phát, trong khi cơ sở nền tảng mối quan hệ giữa hai yếu tố trên là gián tiếp; và (iii) Chưa xem xét đến khả năng cả hai giai đoạn truyền dẫn lãi suất của CSTT (từ lãi suất của NHTW đến lãi suất thị trường và tiếp nối đến nền kinh tế) có khả năng tùy thuộc vào mức độ tài chính toàn diện. Ngoài ra, phát hiện thực nghiệm từ các nghiên cứu đôi khi không giống nhau. Nếu như với Evans (2016), CSTT không bị ảnh hưởng bởi tài chính toàn diện; ngược lại, Mbutor và Uba (2013), Lapukeni (2015), Lenka và Bairwa (2016), Akanbi và cộng sự (2020), Arshad và cộng sự (2021) đều cho thấy, mức độ tài chính toàn diện tăng lên thì CSTT sẽ hiệu quả hơn. Vì thế, việc xem xét tài chính toàn diện có / không ảnh hưởng đến CSTT ở các nước đang phát triển là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia này trong quá trình phát triển kinh tế hướng đến mục tiêu bền vững. Như vậy, nghiên cứu chủ đề này của luận án là hướng nghiên cứu mới, phù hợp với tiến trình đẩy mạnh khả năng tiếp cận DVTC trong thời đại công nghệ số đang chiếm dần ưu thế. Đặc biệt, khi vai trò của tài chính toàn diện trong phát triển KT-XH nói chung, ổn định tài chính và CSTT nói riêng đã khẳng định qua nhiều nghiên cứu (Hastak và Gaikwad, 2015) thì việc phát triển chủ đề trên càng mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Nhìn chung, qua phân tích bối cảnh lý thuyết cho thấy, đã có những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu về tài chính toàn diện. Thế nhưng, ảnh hưởng của tài chính toàn
  18. 5 diện đến CSTT vẫn còn các khoảng trống nhất định cần tiếp tục nghiên cứu. Trong khi đây là xu hướng nghiên cứu mới và quan trọng, vì hiệu quả việc truyền dẫn lãi suất của CSTT cũng như mục tiêu CSTT của NHTW có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ của tài chính toàn diện (Saraswati, 2020). Đặc biệt, với các nước đang phát triển, nơi có dân số bị loại trừ tài chính tương đối cao, thì việc nghiên cứu của luận án lại càng đáng giá để thực hiện. 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn Từ những năm 2000, tài chính toàn diện được xem là một động lực quan trọng để giảm nghèo cùng cực, tăng trưởng toàn diện và thịnh vượng chung. Nhất là, sau khủng hoảng tài chính năm 2007, nhiều tổ chức (chẳng hạn IMF, WB) ngày càng chú trọng hơn đến vai trò của tài chính toàn diện và đã có những hành động thiết thực để thúc đẩy nó. Kể từ khi tuyên bố Maya, bản cam kết toàn cầu về tài chính toàn diện có trách nhiệm và bền vững nhằm mục đích giảm nghèo và ổn định tài chính, Liên minh tài chính toàn diện, nhóm các nước G20 đã chung tay cùng nhau hỗ trợ khu vực đang phát triển xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Đây được xem như những hành động thiết thực để giải quyết các vấn đề an sinh và phát triển KT-XH ở các quốc gia này. Tính đến năm 2018, có 92 nước thuộc khu vực đang phát triển đã ký cam kết trên (Simatele và cộng sự, 2021). Từ đó, đã mang đến các kết quả khả quan trong việc đẩy mạnh tài chính toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex (2021), tỷ lệ dân số có tài khoản giao dịch trên toàn thế giới trong năm 2021 là 76%, tăng 25 điểm phần trăm so với thời điểm thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên (năm 2011); các DVTC kỹ thuật số được tung ra ở hơn 80 quốc gia, điều này giúp hàng triệu người nghèo trước đây bị loại trừ tài chính được chuyển từ các giao dịch hoàn toàn dựa vào tiền mặt sang các DVTC chính thức dựa trên sử dụng điện thoại di động hoặc công nghệ hiện đại khác. Thực tế cho thấy, hệ thống tài chính toàn diện cho phép giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bằng cách tạo cho họ cơ hội
  19. 6 đầu tư vào giáo dục, kinh doanh, quản lý tốt hơn các rủi ro tài chính (Chaudhry và cộng sự, 2020). Bằng chứng từ khu vực phát triển cho thấy, do phần lớn dân số được tiếp cận với các DVTC nên họ thường có khả năng chống chọi với các cú sốc tài chính tốt hơn so với các nước kém phát triển. Chẳng hạn, ở Chile những phụ nữ có thu nhập thấp là thành viên của các tổ chức tài chính vi mô được cung cấp tài khoản tiết kiệm miễn phí nên có thể trang trải cuộc sống của họ tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp về kinh tế (Demirguc-Kunt và cộng sự, 2022). Rõ ràng, với hệ thống tài chính phát triển, thì việc truyền dẫn của CSTT ở các nước tiên tiến sẽ hiệu quả hơn (Seth và Kalyanaraman, 2017). Bởi lẽ, mức độ tài chính toàn diện cao hơn, nền kinh tế được cấu trúc tốt và hệ thống tài chính cho phép các nhà quản lý kiểm soát việc truyền dẫn CSTT hiệu quả hơn. Do vậy, từ những nỗ lực để phần lớn dân số trưởng thành được tiếp cận các DVTC như thế sẽ góp phần giúp giảm nghèo, ổn định tài chính, tăng trưởng về kinh tế và hiệu quả chung của xã hội. Thế nhưng, các lợi ích như vậy chỉ giới hạn ở các quốc gia phát triển, vì vẫn còn một tỷ lệ lớn dân số ở khu vực đang phát triển bị loại trừ tài chính. Theo khảo sát hộ gia đình năm 2021 tại 123 nền kinh tế của Demirguc-Kunt và cộng sự (2022), trong khi việc có một tài khoản tại các TCTC gần như phổ biến (96%) ở khu vực phát triển (cụ thể một số nước như: Anh, Úc, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điện, tỷ lệ này đạt 100%); thì có đến gần 30% dân số trưởng thành ở khu vực đang phát triển không có bất kỳ tài khoản nào tại các TCTC. Thậm chí, ở Afghanistan, Sudan, Niger, Yemen thì tỷ lệ này lên đến hơn 85%. Trên toàn cầu, tính đến năm 2021, vẫn còn 1,4 tỷ dân số chưa được tiếp cận với các DVTC, trong đó hơn 90% dân số sinh sống ở khu vực đang phát triển; gần 54% trong số đó chỉ tập trung ở 7 quốc gia như: Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Nigeria, và Pakistan. Theo Cơ sở dữ liệu Global Findex (2021), trên toàn thế giới, vẫn còn khoảng 14% chủ tài khoản thực hiện thanh toán hóa đơn tiện ích bằng tiền mặt vào năm 2021; tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn nhiều ở các nước đang phát triển (ví dụ, 72% chủ tài khoản
  20. 7 thanh toán theo cách này ở Ai Cập; 55% ở Indonesia; 35% ở Nigeria; và 20% ở Brazil và Ấn Độ). Ngoài ra, chỉ có 25% người trưởng thành gửi tiết kiệm qua TCTC trong năm 2021, trong khi số liệu này là 58% ở các nước tiên tiến. Cũng từ kết quả khảo sát của Demirguc-Kunt và cộng sự (2022), năm 2021 có khoảng 53% dân số trưởng thành trên thế giới báo cáo có vay tiền trong năm qua; trong khi hầu hết người vay ở các nước phát triển dựa vào nguồn tín dụng chính thức; thì việc tiếp cận tín dụng bị hạn chế là rào cản khá lớn đối với người vay ở khu vực đang phát triển, để có vốn đầu tư SXKD, nhiều khả năng (54% trong số người đi vay) phải vay mượn từ gia đình, bạn bè, hoặc dựa vào nguồn phi chính thức với chi phí cao. Hơn 35% DNVVN cho rằng, bị hạn chế trong tiếp cận DVTC là một trở ngại lớn cho họ trong kinh doanh. Ngoài ra, ở các nền kinh tế đang phát triển, mức độ bất cân xứng thông tin trong thị trường tài chính tương đối cao và diễn ra phổ biến, điều đó khiến người cho vay và người gửi tiền khó đánh giá, phân tích thị trường, làm nhiều nhà cho vay e ngại rủi ro và muốn thu hẹp các khoản cho vay. Nhìn chung, việc thiếu tiếp cận với các DVTC khiến các hộ nghèo dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc và bẫy đói nghèo. Vì thế, việc vượt qua hạn chế trong tiếp cận DVTC vẫn còn là một trong những nhiệm vụ khó khăn mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt. Do đó, tài chính toàn diện không chỉ có ý nghĩa quan trọng mà còn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu ở các quốc gia này. Và việc đẩy mạnh tài chính toàn diện đã đặt ra những thách thức chính sách về quy mô với mức độ khẩn cấp đối với họ. Đây cũng là nguyên nhân mà chủ đề về tài chính toàn diện ở các nước đang phát triển đã tập trung sự chú ý từ tác giả. Bên cạnh đó, với đặc trưng là khu vực trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nên sự ổn định của hệ thống tài chính ở nhiều nưóc đang phát triển vẫn còn mong manh và dễ bị ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài (IMF, 2010). Bởi lẽ, trong giai đoạn khủng hoảng, khi mức tăng trưởng GDP liên tiếp giảm, thế giới phải đối mặt với nỗi lo suy thoái, thì những nhóm dân cư dễ bị tổn thương có nguy cơ trở nên nghèo hơn và thậm chí thiếu thốn hơn (Kulkarni và Joshi, 2021). Khi đó, với vai trò ổn định nền kinh tế, CSTT phải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2