intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ phù hợp với bối cảnh thị trường Việt Nam và dựa trên đó đề tài kiến nghị một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC Ý CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC Ý CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số chuyên ngành: 9340121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TẤN BỬU Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Tấn Bửu. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về khía cạnh đạo đức và tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Ý
  4. i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. iv TÓM TẮT .............................................................................................................. v Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................... 1 1.2 Nhận dạng vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 4 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 13 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 14 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 15 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 16 1.7 Kết cấu luận án ........................................................................................... 18 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 19 2.1 Lý thuyết nền tảng của kết quả xuất khẩu .................................................. 19 2.1.1 Lý thuyết quốc tế hóa .......................................................................... 19 2.1.2 Lý thuyết dựa trên nguồn lực ............................................................... 23 2.1.3 Lý thuyết thể chế ................................................................................. 25 2.1.4 Lý thuyết ngẫu nhiên ........................................................................... 27 2.2 Các khái niệm nghiên cứu .......................................................................... 30 2.2.1 Kết quả xuất khẩu ................................................................................ 30 2.2.2 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi......................................... 36 2.2.3 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp .......................................................... 40 2.2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................... 40 2.2.3.2 Cam kết xuất khẩu ........................................................................ 41 2.2.3.3 Đặc điểm sản phẩm ....................................................................... 41 2.2.3.4 Năng lực công nghệ ...................................................................... 43 2.2.4 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..................................................... 44 2.2.4.1 Sự khác biệt môi trường ................................................................ 44
  5. ii 2.2.4.2 Cường độ cạnh tranh ..................................................................... 44 2.2.4.3 Rào cản xuất khẩu – Rào cản kỹ thuật thương mại....................... 45 2.3 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 48 2.3.1 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu .......................................................................................................... 48 2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 50 2.3.3 Cam kết xuất khẩu ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 53 2.3.4 Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 55 2.3.5 Năng lực công nghệ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 56 2.3.6 Sự khác biệt môi trường ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 60 2.3.7 Cường độ cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 65 2.3.8 Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ............................................................... 67 2.3.9 Vai trò của biến trung gian .................................................................. 69 2.3.10 Vai trò của biến điều tiết .................................................................. 72 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 73 2.5 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................... 76 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 77 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 77 3.2 Nội dung nghiên cứu định tính ................................................................... 80 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................. 81 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................... 82 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 92 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 92
  6. iii 3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 93 3.3.3 Phương pháp phân tích PLS - SEM ..................................................... 94 3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 95 3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................................. 97 3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................. 97 3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................. 98 3.5 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... 102 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 103 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức ...................................................... 103 4.2 Đánh giá mô hình đo lường ...................................................................... 105 4.2.1 Đánh giá thang đo dạng nguyên nhân................................................ 106 4.2.2 Đánh giá thang đo dạng kết quả ........................................................ 107 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc PLS-SEM ...................................................... 112 4.3.1 Đánh giá các vấn đề về cộng tuyến của mô hình cấu trúc ................. 112 4.3.2 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2)....................................... 113 4.3.3 Đánh giá hệ số tác động (f2) .............................................................. 114 4.3.4 Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc ................................................................................................... 114 4.3.5 Dự đoán mức độ dự báo phù hợp Q2 và q2 ........................................ 115 4.3.6 Kiểm định giả thuyết ......................................................................... 117 4.3.7 Kiểm định trung gian ......................................................................... 119 4.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm ...................................................................... 121 4.4.1 Thiết kế kiểm định mô hình đa nhóm ................................................ 121 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo số năm kinh nghiệm xuất khẩu ............ 122 4.4.3 Kiểm định sự khác biệt thị trường xuất khẩu .................................... 125 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 128 4.5.1 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp ........................................................ 128 4.5.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................... 132 4.5.3 Vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ... 135 4.5.4 Vai trò phân tích đa nhóm ................................................................. 137 4.5.5 So sánh với quan điểm của lý thuyết nền .......................................... 138
  7. iv 4.6 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................... 140 Chương 5: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................ 141 5.1 Kết luận .................................................................................................... 141 5.1.1 Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án ........................... 141 5.1.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 142 5.1.2.1 Mô hình đo lường ....................................................................... 142 5.1.2.2 Mô hình lý thuyết ........................................................................ 143 5.1.3 Đóng góp mới của nghiên cứu ........................................................... 144 5.1.3.1 Phát hiện mối quan hệ mới ......................................................... 144 5.1.3.2 Bổ sung điều chỉnh biến quan sát mới từ biến cũ ....................... 146 5.1.3.3 Phát hiện biến trung gian ............................................................ 146 5.1.3.4 Phát hiện biến điều tiết ................................................................ 147 5.1.3.5 Nghiên cứu trong bối cảnh mới .................................................. 147 5.2 Hàm ý quản trị .......................................................................................... 148 5.2.1 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi....................................... 148 5.2.2 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp ........................................................ 149 5.2.3 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................... 152 5.2.4 Một số kiến nghị khác........................................................................ 154 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 155 5.3.1 Hạn chế .............................................................................................. 155 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 158 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 30 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 40 PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 56
  8. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations CTCP Join stock company Công ty cổ phần CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership DNTN Private enterprise Doanh nghiệp tư nhân EMS Adaption of Export marketing Chiến lược marketing xuất khẩu strategy thích nghi EFA Exploratary factor analysis Phân tích nhân tố khám phá EU European Union Liên minh Châu Âu FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do KMO Kaiser-Meyer-Olkin measure Kiểm định KMO of sampling adequacy LTCT Competitive advantage Lợi thế cạnh tranh TNHH Limited liability company Trách nhiệm hữu hạn TBT Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật thương mại TTTN Domestic market Thị trường trong nước TTXK Export market Thị trường xuất khẩu XKRQ Exporting fruits and Xuất khẩu rau quả vegetables VSATTP Food Hygiene and Safety Vệ sinh an toàn thực phẩm
  9. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê các phương pháp đo lường kết quả xuất khẩu ......................... 32 Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 73 Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu ........................................................ 78 Bảng 3.2 Thống kê kết quả định tính giai đoạn 1 .................................................... 83 Bảng 3.3 Kết quả hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu định tính giai đoạn 2 ................ 85 Bảng 3.4: Thang đo chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ............................. 87 Bảng 3.5: Thang đo kinh nghiệm quốc tế ................................................................ 87 Bảng 3.6: Thang đo cam kết xuất khẩu .................................................................... 88 Bảng 3.7: Thang đo đặc điểm sản phẩm .................................................................. 89 Bảng 3.8: Thang đo năng lực công nghệ ................................................................. 89 Bảng 3.9: Thang đo sự khác biệt môi trường ........................................................... 90 Bảng 3.10: Thang đo cường độ cạnh tranh .............................................................. 90 Bảng 3.11: Thang đo rào cản kỹ thuật thương mại .................................................. 91 Bảng 3.12: Thang đo kết quả xuất khẩu................................................................... 92 Bảng 3.13: Thống kê các phương pháp thu thập dữ liệu ......................................... 94 Bảng 3.14 Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ............ 95 Bảng 3.15: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ........................................................... 98 Bảng 3.16: Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo sơ bộ............................. 99 Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức ................................................... 104 Bảng 4.2 Kết quả phân tích trọng số ngoài thang đo nguyên nhân........................ 107 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ .......................................... 109 Bảng 4.4: Kiểm định giá trị phân biệt (Fornell – Larcker) .................................... 111 Bảng 4.5: Giá trị HTMT ........................................................................................ 111 Bảng 4.6: Kết quả chỉ số VIF các biến dự báo của mô hình .................................. 112 Bảng 4.7: Đánh giá mức độ phù hợp mô hình ....................................................... 113 Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc ..................................................... 115 Bảng 4.9: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy ..................................... 116 Bảng 4.10: Kết quả mức độ dự báo phù hợp ......................................................... 117
  10. iii Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................ 118 Bảng 4.12: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động .................................... 120 Bảng 4.13: Kiểm định hoán vị MICOM bước 2 số năm kinh nghiệm xuất khẩu .. 122 Bảng 4.14: Kết quả MICOM bước 3 số năm kinh nghiệm xuất khẩu ................... 123 Bảng 4.15: Kết quả đa nhóm kiểm định hoán vị số năm kinh nghiệm xuất khẩu . 124 Bảng 4.16: Kết quả đa nhóm PLS-MGA số năm kinh nghiệm xuất khẩu ............. 125 Bảng 4.17: Kiểm định hoán vị thủ tục MICOM bước 2 thị trường xuất khẩu....... 126 Bảng 4.18: Kết quả MICOM bước 3 thị trường xuất khẩu .................................... 127 Bảng 4.19: Kết quả phân tích đa nhóm kiểm định hoán vị thị trường xuất khẩu .. 128 Bảng 4.20: Kết quả phân tích đa nhóm PLS-MGA theo thị trường xuất khẩu ...... 128 Bảng 5.1: Tổng hợp phát hiện mối quan hệ mới từ kết quả nghiên cứu luận án ... 145
  11. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Khung nghiên cứu lý thuyết kết quả xuất khẩu ........................................ 29 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 75 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chung...................................................................... 79 Hình 4.1: Kết quả phân tích phần dư của thang đo nguyên nhân .......................... 106 Hình 4.2: Mô hình đo lường chính thức................................................................. 108
  12. v TÓM TẮT Mục tiêu: Theo lý luận và thực tiễn nghiên cứu về kết quả xuất khẩu, kết quả xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội bộ và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố nội bộ bao gồm kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và rào cản kỹ thuật thương mại. Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi làm trung gian mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ lẫn môi trường bên ngoài và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập từ 339 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi chuyên gia) khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM để ước lượng đồng thời cả hai mô hình đo lường và cấu trúc đề xuất và dùng để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả: Năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại là các phát hiện mới của luận án. Luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi, vừa đóng vai trò là biến trung gian bổ sung và trung gian cạnh tranh trong mô hình nghiên cứu kết quả xuất khẩu doanh nghiệp rau quả Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng hai biến điều tiết là số năm kinh nghiệm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chính khi phân tích đa nhóm, nhận được kết quả rất thú vị, có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Ý nghĩa/Hàm ý: Đóng góp cho lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp. Đề xuất hàm ý quản trị cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Cam kết xuất khẩu, năng lực công nghệ, kết quả xuất khẩu, rào cản kỹ thuật thương mại.
  13. vi ABSTRACT Purpose: According to the theory and the practice of research on export performance, the export performance has been improved by internal factors and external factors. Internal factors include international experience, export commitment, product characteristics, technological capacity and external factors such as environmental differences, competitive intensity, technical barriers in trade. Export marketing stratergy adaption can mediate the relationship between the internal/external environment factors and the export performance. Design/methodology/approach: The data were collected from 339 Vietnamese fruit and vegetable exporters. The thesis has used qualitative research combined with quantitative research methods. Qualitative research method (in-depth interviews) explores new factors and adjusts / complements the scale of research concepts. Quantitative research method uses PLS-SEM analysis method to simultaneously estimate both the proposed measurement model and structure and to test hypotheses. Results: The results show that technological capacity and technical barriers in trade are new findings of the thesis. The thesis has provided empirical evidence to support the mediating role of export marketing strategy adaption, both acting as a complementary mediation and competitive mediation in the research model of export performance Vietnamese fruit and vegetable exporters. The study uses two moderator variables, the number of years of export experience and the main export market, when analyzing multiple groups, the study received very interesting results, there is a difference in the relationship between research concepts. Conclusion: The findings contributed the theory and practice of research on enterprise export performance. The proposal implies governance for Vietnamese fruit and vegetable exporting enterprises to improve their export performance in the context of international economic integration. Keywords: Export commitment, technological capacity, export performance, technical barriers in trade.
  14. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI v Giới thiệu chương: Chương 1 trình bày các nội dung nền tảng luận án nghiên cứu. Bố cục chương 1 bao gồm: (1) Bối cảnh nghiên cứu, (2) Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, (3) Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, (4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, (5) Phương pháp nghiên cứu; (6) Ý nghĩa nghiên cứu và (7) Kết cấu luận án. 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Rau quả là ngành mũi nhọn chiến lược, đóng góp lớn vào xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp Việt Nam, với nhiều lợi thế về kinh nghiệm sản xuất, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lao động. Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả (XKRQ) giữ mức tăng trưởng cao với tốc độ trung bình ngành ở 24,5% (2011- 2019), là mức tăng trưởng nổi bật nhất khi đối sánh với các ngành nông nghiệp khác. Kim ngạch XKRQ đạt giá trị hơn 3,7 tỷ USD năm 2019 (VITIC, 2020), tăng gấp 65 lần kim ngạch năm 1995. Rau quả là mặt hàng dẫn đầu trong top 5 mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, tỷ trọng kim ngạch XKRQ trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản liên tục gia tăng từ 4,3% năm 2011 đến 21,2% năm 2019 (Bảng 2, Phụ lục 4). Đây là thành công ấn tượng sau một thời gian cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam. Mức tăng trưởng xuất khẩu của rau quả Việt Nam là điểm sáng nổi bật vượt trội các ngành hàng nông nghiệp khác đã tới hạn hoặc có dấu hiệu chững lại. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu (TTXK) rau quả Việt Nam được mở rộng và phát triển mạnh. Đến nay, các mặt hàng rau quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (VCCI, 2019), từ 13 thị trường đạt kim ngạch trên 1 triệu USD năm 2014, đến năm 2019 đã có 16 thị trường trên 20 triệu USD, 4 thị trường đạt từ 10 đến 20 triệu USD và 38 thị trường đạt từ 1 đến 10 triệu USD (Tính toán theo số liệu VITIC, 2020). Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất rau quả Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch XKRQ của cả nước, đạt 2,43 tỷ USD năm 2019 (VITIC, 2020), xếp sau đó là các thị trường chủ lực đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như Đông Nam Á, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ưu điểm lớn của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam là: (1) Nhiều
  15. 2 loại rau quả đã chinh phục thị trường yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc; (2) Vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng trong sản xuất và XKRQ đã được doanh nghiệp Việt Nam ý thức và thực hiện trong thời gian qua, một số doanh nghiệp chế biến XKRQ đã đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu; (3) Các sản phẩm rau quả đa dạng đã được đầu tư về mẫu mã và chủng loại phong phú phù hợp với từng đặc điểm TTXK (VCCI, 2019). Tuy nhiên, XKRQ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế: (1) Chưa đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP và truy xuất nguồn gốc, không đủ điều kiện vượt qua các rào cản kỹ thuật; (2) Công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả tươi còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển xa; (3) Hiện còn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, với công nghệ không phù hợp với điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu nên khó kiểm soát chất lượng ATVSTP (VCCI, 2019). Mô hình sản xuất ngành rau quả còn đơn lẻ, quy hoạch và triển khai diện tích trồng trọt chuyên canh với mức độ tập trung thấp, vì thế còn nhiều khó khăn khi triển khai đồng bộ quy trình canh tác và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dẫn đến việc không đáp ứng các quy định về ATVSTP và truy xuất nguồn gốc. Đây là những hạn chế tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam giai đoạn sắp tới (VinaFruit, 2019). Bên cạnh đó, doanh nghiệp XKRQ Việt Nam còn gặp một số khó khăn và thách thức. Xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong bối cảnh thị trường này từ năm 2019 đã có nhiều thay đổi: (1) Trung Quốc đã hoàn thiện và thực thi quy định về quản lý nông thuỷ sản nhập khẩu với hàng loạt các luật ban hành và yêu cầu siết chặt như sửa luật VSATTP 2018, ban hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp chế biến nông sản, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu, vùng trồng, yêu cầu về bao bì, nhãn mác; (2) Trung Quốc đã siết chặt thực thi pháp luật khi chỉ cho phép nhập khẩu chính ngạch; không cho thông quan nông sản chưa được mở cửa thị trường; rau quả chỉ được nhập khẩu qua một số cửa khẩu nhất định; (3) Trung Quốc đang dần trở thành thị trường khó tính khi thu nhập người dân gia tăng dẫn đến nhu cầu sử dụng rau quả chất lượng an toàn mẫu mã đẹp (VinaFruit, 2019). Các quốc gia lớn khác như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc kim ngạch XKRQ của Việt Nam
  16. 3 còn hạn chế, chỉ có thể xuất một số mặt hàng nhất định (VCCI, 2019). Tại Mỹ và EU, Việt Nam nhận được thông báo vi phạm điều kiện ATVSTP như rau quả bị nhiễm sâu, không đủ điều kiện về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thêm nữa, Nhật Bản và Hàn Quốc có quy tắc kiểm soát ATVSTP và quy trình đánh giá rủi ro khá phức tạp (Đại đoàn kết, 2019). Các sản phẩm XKRQ không đáp ứng tiêu chuẩn có thể bị áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đến những khu vực thị trường này. Ngành XKRQ có nhiều cơ hội và chuyển biến tích cực mở rộng tăng trưởng trong thời gian tới. Thứ nhất, thương mại rau quả thế giới chi phối bởi xu hướng tiêu dùng trái cây nhập khẩu, lạ, đặc sản gia tăng, phù hợp với đặc điểm sản phẩm rau quả Việt Nam thuộc loại nhiệt đới với tính đặc trưng hương vị. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc, nhập khẩu rau quả có tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thực phẩm toàn cầu, chiếm 59% và có tốc độ tăng trưởng 7% (2016-2021); thị trường thế giới vẫn còn nhiều cơ hội để mở rộng trong khi XKRQ Việt Nam chiếm khoảng 1,4% (2018) kim ngạch nhập khẩu toàn cầu, chưa phát huy được các lợi thế (VinaFruit, 2019). Thứ hai, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có hiệu lực, EU là thị trường lớn với sức mua chiếm ½ giá trị thương mại rau quả toàn cầu; đưa đến cơ hội lớn cho các doanh nghiệp XKRQ vào thị trường này, do bởi sẽ được hưởng lợi về thuế và bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thứ ba, XKRQ Việt Nam đến Châu Á tiếp tục gia tăng do các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và ưu đãi thuế quan khi thực thi các FTA, đó là cánh cửa cơ hội cho XKRQ Việt Nam khi tỷ trọng tại thị trường này hiện chiếm tỷ lệ thấp trong khi sức tiêu thụ và quy mô vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vì vậy, đây là các cơ hội đầy tiềm năng để ngành rau quả Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Cơ hội lớn đã đến nhưng doanh nghiệp rau quả chưa khai thác triệt để, điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam chính là năng lực công nghệ, ứng dụng công nghệ vào các khâu tạo ra sản phẩm còn chưa được đầu tư cải thiện và triển khai đồng bộ (VinaFruit, 2019). Hơn nữa, mặc dù các FTA đã ký kết và thực thi dỡ bỏ hàng rào thuế quan, một số quốc gia đã cho phép nhập khẩu rau quả Việt Nam nhưng rau quả Việt Nam vẫn chưa thâm nhập vào được, bởi lẻ doanh nghiệp đang
  17. 4 gặp phải vấn đề mà FTA hầu như không thể can thiệp hay làm thay đổi, đó chính là các yêu cầu về rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) (ví dụ các tiêu chuẩn VSATTP, các quy định về dán nhãn, ghi nhãn hàng hóa) (VCCI, 2019). Đây là thách thức rất lớn ngăn cản sự mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam. Để có được sức cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam phải sử dụng nguồn lực, năng lực một cách hiệu quả, đồng thời kết hợp với chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi phù hợp, để nắm bắt cơ hội và vượt qua khó khăn. Mức độ thành công của doanh nghiệp xuất khẩu được đo lường bởi kết quả xuất khẩu. Vì vậy, quan tâm đến kết quả xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam khi tham gia thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, trong khi XKRQ tăng trưởng mạnh và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế trong thời gian qua, các yếu tố quyết định kết quả xuất khẩu lại rất ít được nghiên cứu. Do đó, xuất phát từ thực tiễn cần phải xây dựng và kiểm tra kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào. Những phát hiện nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cái nhìn sâu sắc hữu ích cho các doanh nghiệp XKRQ về các vấn đề phải đối mặt với sự không chắc chắn từ môi trường bên ngoài và năng lực, nguồn lực tổ chức nào sẽ phát triển để tối ưu hóa kết quả xuất khẩu. 1.2 Nhận dạng vấn đề nghiên cứu Trong quá trình quốc tế hóa, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh (LTCT) tại các TTXK (Navarro và cộng sự, 2014), vì thế xuất khẩu trở thành chìa khóa đánh giá sự thành công. Xuất khẩu đem đến nhiều giá trị cho doanh nghiệp, tạo cơ hội trở nên ít phụ thuộc hơn vào nội địa. Hoạt động xuất khẩu hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng mức độ hội nhập khu vực và thế giới cũng như tự do hóa thương mại (Sousa và cộng sự, 2008). Xuất khẩu cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng vì sự gia tăng xuất khẩu giúp mở rộng thị trường, khi cạnh tranh thị trường trong nước (TTTN) trì trệ (Katsikeas và cộng sự, 2006). Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng kinh nghiệm quốc tế để cải thiện năng lực cạnh tranh tại TTTN, bởi các năng lực quản lý tiếp nhận được từ TTXK (Griffith & Hoppner, 2013). Tóm lại, xuất khẩu chiếm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, là một phương tiện để giảm
  18. 5 chi phí sản xuất, tiếp cận thị trường mới và tích lũy kinh nghiệm; thu nhập từ xuất khẩu hỗ trợ doanh nghiệp tăng doanh số và năng suất để cải thiện lợi nhuận. Kết quả xuất khẩu được định nghĩa là “Kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại TTXK, là sự thành công của xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các quốc gia khác” (Shoham, 1996). Khi sự gia tăng cạnh tranh ở TTXK, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển chịu sự chi phối vào việc hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu (Monteiro và cộng sự, 2019; Chen và cộng sự, 2016). Phân tích các yếu tố quyết định kết quả xuất khẩu và làm thế nào các doanh nghiệp có thể tận dụng khả năng để gặt hái hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế (Tan & Sousa, 2015) là một hướng nghiên cứu quan trọng. Các lý thuyết nền đã được sử dụng từ những nghiên cứu trước đây: Các lý thuyết nền hình thành khung nghiên cứu của luận án bao gồm: (1) Lý thuyết quốc tế hóa, (2) lý thuyết dựa trên nguồn lực, (3) lý thuyết thể chế và (4) lý thuyết ngẫu nhiên. Cụ thể như sau: Theo lý thuyết quốc tế hóa (Internationalization Theory) đề xuất doanh nghiệp xem xét một số yếu tố khi đánh giá lợi ích và chi phí liên quan đến quá trình quốc tế hóa (Porter, 1990; Reid, 1981) tác động đến kết quả xuất khẩu. Khi doanh nghiệp gia tăng mức độ quốc tế hoá, dẫn đến cam kết xuất khẩu, kinh nghiệm quốc tế tăng lên, xóa bỏ các rào cản xuất khẩu, công việc phát triển xuất khẩu sẽ trở nên dễ quản lý hơn, từ đó cải thiện và gia tăng kết quả xuất khẩu (Leonidou & Katsikeas, 1996; Kahiya, 2018). Hơn nữa, vai trò quan trọng của năng lực công nghệ trong tiến trình quốc tế hoá đã được khẳng định (Jin & Cho, 2018). Cách tiếp cận này được xem xét linh hoạt hơn, khi thông qua quá trình quốc tế hóa, xem xét cả khía cạnh các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Theo lý thuyết dựa trên nguồn lực (Resources-based view RBV), cơ sở nguồn lực quan trọng trong môi trường kinh doanh khác biệt chính là những yếu tố nội bộ, vì chúng là một cơ sở ổn định để xây dựng chiến lược và quyết định kết quả hoạt động (Grant, 1996). Những lợi thế nguồn lực nội bộ tạo ra LTCT, khiến các đối thủ
  19. 6 cùng ngành khó có thể vượt qua (Wernerfelt, 1984). Quan điểm RBV cho rằng các yếu tố quyết định kết quả xuất khẩu là các nguồn lực và năng lực tổ chức nội bộ vượt trội lẫn khó bắt chước hoặc sao chép (Morgan và cộng sự, 2012). Kết quả vượt trội bền vững và LTCT của bất kỳ doanh nghiệp nào được xem như kết quả thuộc về sự lựa chọn quản lý, tích lũy và triển khai nguồn lực chọn lọc, các yếu tố chiến lược ngành và yếu tố thị trường không hoàn hảo (Oliver, 1997). RBV giải thích kiến thức và năng lực tổ chức được tận dụng bởi doanh nghiệp, trong bối cảnh các nền văn hóa khác nhau (Grant, 1996; Penrose, 1959). Doanh nghiệp củng cố kết quả xuất khẩu bằng cách xây dựng chiến lược khai thác điểm mạnh và tránh điểm yếu bên trong nguồn lực và năng lực (Leonidou và cộng sự, 2011). Lý thuyết thể chế (Institutional-based view) luận giải kết quả xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài (Lu và cộng sự, 2010; Peng và cộng sự, 2008). Lý thuyết thể chế chứng minh theo thời gian, các quy trình và cấu trúc của tổ chức trở thành thể chế hóa và xem doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ các giá trị xã hội, giả định và chuẩn mực cấu thành hành vi kinh tế chấp nhận, vì vậy tác động đến kết quả xuất khẩu (Oliver, 1997). Hơn nữa, lý thuyết thể chế đề cao vai trò và gợi ý rằng các lực lượng thể chế định hình các quyết định chiến lược và kết quả (Dacin và cộng sự, 2002). Vấn đề này hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu bị tác động của những lực lượng thể chế khác nhau ở TTTN và TTXK (Peng và cộng sự, 2008). Theo lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory), minh hoạ các yếu tố tác động đến chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu, phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể (Sousa & Bradley, 2008). Xuất khẩu là quá trình phản ứng chiến lược đối với sự tương tác của các yếu tố nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp (Robertson & Chetty, 2000). Lý thuyết ngẫu nhiên cho rằng thành công xuất khẩu là kết quả của sự phối ngẫu của một số yếu tố phù hợp. Trong bối cảnh này, sự phù hợp được xem là mức độ tương thích của cấu trúc, các thành phần chiến lược và đặc điểm môi trường (Fuchs & Köstner, 2016). Một tiền đề cơ bản làm cơ sở là không có chiến lược nào có thể hiệu quả trong mọi bối cảnh. Do đó, các quyết định marketing toàn cầu khác
  20. 7 với các quyết định được thực hiện ở nước sở tại vì mỗi quốc gia có một môi trường duy nhất (Jain, 1989). Tóm lại, theo lý thuyết ngẫu nhiên phải xét đến vai trò yếu tố kết nối và sự phù hợp của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi khi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Do vậy, các trường phái lý thuyết nêu trên có chung quan điểm giải thích ảnh hưởng của các nguồn lực nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Những trường phái lý thuyết không hề mâu thuẫn mà bổ sung lẫn nhau. Bốn lý thuyết trên được ứng dụng khi nghiên cứu thương mại quốc tế. Các nghiên cứu ngoài nước về kết quả xuất khẩu: Trong hơn 50 năm qua, một số lượng lớn các nghiên cứu đã được triển khai để tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2016; Sousa và cộng sự, 2008). Các nghiên cứu tổng kết (Bảng 4, Phụ lục 4) xác định có hai nhóm yếu tố nội bộ và các yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả xuất khẩu (Chen và cộng sự, 2016; Leonidou & Katsikeas, 2010; Sousa và cộng sự, 2008). Những yếu tố nội bộ bao gồm các phân nhóm: Chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, đặc điểm quản lý (Chen và cộng sự, 2016). Chiến lược marketing xuất khẩu là yếu tố nội bộ dẫn đến tăng cường và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, dựa trên điều kiện thị trường để tạo ra sự phù hợp chiến lược trong TTXK (Morgan và cộng sự, 2012). Mức độ tác động đến kết quả xuất khẩu của chiến lược marketing xuất khẩu phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có để thực hiện chiến lược (Chen và cộng sự, 2016). Các nguồn lực nội bộ như: Đặc điểm và năng lực doanh nghiệp (Ví dụ: năng lực công nghệ), đặc điểm quản lý (Ví dụ: cam kết xuất khẩu, kinh nghiệm quốc tế) cho phép doanh nghiệp thực thi các chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu (Dhanaraj & Beamish, 2003). Môi trường bên ngoài phân loại các yếu tố theo đặc điểm cấp ngành và cấp quốc gia. Các yếu tố bên ngoài đặt ra cả cơ hội và thách thức tác động lớn đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải có thế mạnh phù hợp với cơ hội thị trường để đối mặt với các mối đe dọa, nhằm đảm bảo kết quả xuất khẩu tốt hơn. Trong đó, kết quả xuất khẩu có xu hướng được điều chỉnh theo yếu tố nổi bật là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2