Luận án tiến sĩ Kinh tế: Cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
lượt xem 14
download
Mục đích tổng quát cuối cùng của nghiên cứu này là rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc thời gian qua đến áp dụng cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI _________ NCS. ĐINH MAI LONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TIẾN TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI *** NCS. ĐINH MAI LONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TIẾN TRÌNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng 2. TS. Bùi Trường Giang \ HÀ NỘI – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2018 Nghiên cứu sinh Đinh Mai Long ii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Quốc tế học, Phòng Quản lý và Đào tạo và các quý thầy cô của Học viện Khoa học Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin được cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước – nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng và TS. Bùi Trường Giang, cùng các thầy cô: GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, PGS.TS. Trần Công Sách, TS. Tô Ánh Dương, TS. Võ Trí Thành, TS. Nguyễn Đức Kiên… với bề dày khoa học và kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn thành luận án. Xin cảm ơn các thầy cô, các bạn ở Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sưu tầm tài liệu và nghiên cứu. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2018 Nghiên cứu sinh Đinh Mai Long iii
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 5 3. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6 6. Những đóng góp dự kiến của đề tài 7 7. Kết cấu của luận án 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC 11 1.1. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng trên thế giới 10 1.2. Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc 13 1.3. Tình hình nghiên cứu về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 19 1.4. Khung phân tích quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 21 1.4.1. Cơ quan thực hiện tái cơ cấu 21 1.4.2. Nguồn lực tài chính để thực hiện tái cơ cấu 22 1.4.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình tái cơ cấu 22 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC 25 2.1. Hệ thống ngân hàng và những nguyên nhân cơ bản cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 25 2.1.1. Hệ thống ngân hàng 25 2.1.1.1. Ngân hàng Trung ương 26 2.1.1.2. Ngân hàng thương mại 26 2.1.2. Những nguyên nhân cơ bản cần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 27 2.1.2.1. Vấn đề bất đối xứng về thông tin trên thị trường 28 2.1.2.2. Vấn đề rủi ro mang tính hệ thống 29 2.1.2.3. Vấn đề áp chế tài chính 30 2.1.2.4. Vấn đề tự do hóa tài chính 34 2.2. Khái niệm, đối tượng, mục tiêu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 35 2.2.1. Khái niệm 35 2.2.2. Đối tượng tái cơ cấu 36 2.2.3. Mục tiêu tái cơ cấu 36 2.3. Bối cảnh, vai trò của nhà nước và xu hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng 37 2.3.1. Bối cảnh 37 2.3.2. Vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 38 iv
- 2.3.3. Những xu hướng chủ yếu trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 39 2.4. Những biện pháp cơ cấu hệ thống ngân hàng chủ yếu 40 2.4.1. Xử lý nợ xấu 41 2.4.1.1. Khái niệm nợ xấu 41 2.4.1.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu 42 2.4.1.3. Giải pháp xử lý nợ xấu 44 2.4.2. Xử lý vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng 44 2.4.2.1. Khái niệm sở hữu chéo 45 2.4.2.2. Những rủi ro sở hữu chéo gây ra cho hệ thống ngân hàng 46 2.4.2.3. Giải pháp xử lý tác động tiêu cực của sở hữu chéo 48 2.4.3. Mua lại, hợp nhất và sáp nhập một số NHTM 49 2.4.4. Thành lập cơ quan đặc trách xử lý nợ xấu 50 2.4.5. Quản trị rủi ro 52 2.4.6. Cơ cấu lại vốn chủ sở hữu 54 2.4.7. Cải thiện niềm tin vào hệ thống ngân hàng 55 2.4.8. Xây dựng ngân hàng theo tiêu chuẩn hiện đại 57 2.5. Kinh nghiệm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số quốc gia 58 2.5.1.Hoa Kỳ 58 2.5.2. Hàn Quốc 60 2.5.3. Nhật Bản 65 2.5.3. Các nước ASEAN 68 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA TRUNG QUỐC 72 3.1. Tổng quan quá trình cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc 72 3.1.1. Bối cảnh chính trị, kinh tế 72 3.1.2. Đặc điểm hệ thống NHTM Trung Quốc trước cải cách và những động lực cải cách 73 3.1.3. Mục tiêu và lộ trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc 75 3.1.3.1. Mục tiêu cải cách 75 3.1.3.2. Lộ trình cải cách 76 3.2. Những vấn đề đặt ra, nội dung và kết quả cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc (từ thập niên 1990s trở lại đây) 79 3.2.1. Những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc 79 3.2.1.1. Năng lực của các NHTMNN 79 3.2.1.2. Tình trạng nợ xấu nghiêm trọng 80 3.2.1.3. Sở hữu chéo và hệ thống “ngân hàng ngầm” (shadow banking) 81 3.2.2. Nội dung cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc 83 3.2.2.1. Tái cơ cấu sở hữu 83 3.2.2.2. Thành lập cơ quan xử lý nợ xấu 85 v
- 3.2.2.3. Phát triển thị trường mua, bán nợ xấu trong hệ thống ngân hàng 87 3.2.2.4. Kiểm soát vấn đề sở hữu chéo và “ ngân hàng ngầm” 93 3.2.3. Đánh giá hiệu quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc 95 3.2.3.1. Về cải cách quản trị và cơ cấu sở hữu của NHTMNN 95 3.2.3.2. Về xử lý nợ xấu 99 3.2.3.3. Về xử lý rủi ro sở hữu chéo và kiểm soát hệ thống ngân hàng ngầm 101 3.3. Vai trò của nhà nước trong quá trình cải cách và những xu hướng 103 3.3.1. Vai trò nhà nước trong cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc 103 3.3.2. Những xu hướng của hệ thống ngân hàng Trung Quốc 105 3.3.2.1. Chiến lược duy trì đồng NDT “yếu” 105 3.3.2.2. Chiến lược quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ 105 3.4.2.3. Nguy cơ sập “bẫy đôla Mỹ” 107 3.4.2.4. Ảnh hưởng từ hội nhập kinh tế 108 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ KINH NGHIỆM CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC 109 4.1. Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay – những thành tựu và hạn chế 109 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 109 4.1.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trước Đề án tái cấu trúc 110 4.1.3. Bối cảnh ra đời Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam 111 4.1.4. Một số phản biện, kết quả, thành tựu, hạn chế của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016 112 4.1.4.1. Một số phản biện về các đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 112 4.1.4.2. Những kết quả chủ yếu về tái cấu trúc ngân hàng giai đoạn 2012 - 2016 116 4.1.4.3. Đánh giá những thành tựu đạt được 119 4.1.4.4. Đánh giá những hạn chế, tồn tại 122 4.1.4.5. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 124 4.2. Nghiên cứu so sánh hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc và những biện pháp tái cơ cấu chủ yếu 125 4.2.1. Về cấu trúc thị trường ngân hàng 125 4.2.2. Về tình hình nợ xấu 127 4.2.3. Về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng 129 4.3.4. Vấn đề nợ xấu trong mối quan hệ với sở hữu chéo 131 4.3.5. Về xử lý nợ xấu bằng các giải pháp thị trường 133 4.3. Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống NHTM sắp tới từ kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc 134 4.3.1. Về khuôn khổ pháp lý cho các NHTM thực hiện tái cơ cấu 135 4.3.2. Về cơ quan xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng 135 4.3.3. Về phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong hệ thống ngân hàng 137 vi
- 4.3.4. Về mua bán, sáp nhập và hợp nhất các NHTM 139 4.3.5. Về xử lý vấn đề sở hữu chéo 140 4.3.6. Về kiểm soát rủi ro từ hệ thống “ngân hàng ngầm” 143 4.3.7. Về thu hút nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 144 4.3.8. Về quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn hoạt động của các NHTM 144 4.3.9. Về thanh tra, giám sát các NHTM yếu kém 146 4.3.10. Về vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong xử lý các NHTM yếu kém 147 KẾT LUẬN 150 vii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nghĩa tiếng Anh (nếu có) Nghĩa tiếng Việt ACB Asia Comercial Bank Ngân hàng Á Châu AMA Advanced Measurement Approach Phương pháp Đo lường hiện đại AMC Asset Management Company Công ty Quản lý tài sản ASEAN Association of South East Asia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations BCBS Basel Commiitee on Banking Ủy ban Basel về Giám sát Ngân Supervision hàng BIDV Bank for Investmennt and Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Development of Vietnam Nam BIS Bank for International Settlement Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BNM Bank Negara Malaysia Ngân hàng Trung ương Malaysia BoJ Bank of Japan Ngân hàng Trung ương Nhật Bản CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn CBRC China Banking Regulatory Ủy ban điều tiết ngân hàng quốc gia Committee Trung Quốc CSTT Chính sách Tiền tệ DICJ Deposit Insurance Corporation of Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Nhật Japan Bản DNNN Doanh nghiệp Nhà nước viii
- ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDIC Federal Deposit Insurance Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Corporation Mỹ FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài IFI International Financial Institution Định chế tài chính quốc tế GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IAS International Accounting Standards Tiêu chuẩn kế toán quốc tế IMF (International Monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế KAMCO Korea Asset Management Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc Corporation KDIC Korea Deposit Insurance Công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc Corporation M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và Sáp nhập NBFI Non-Bank Financial Institution Tổ chức tài chính phi ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCPNN Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương ix
- NPL Non-Performing Loan Khoản nợ không sinh lời (nợ xấu) NSNN Ngân sách nhà nước OMO Open Market Operation Nghiệp vụ thị trường mở PoBC People Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ROA Return on assets Lợi nhuận ròng/tổng tài sản ROE Return on Equity Lợi nhuận ròng/vốn tự có TAMC Thailand Asset Management Công ty quản lý tài sản Thái Lan Corporation TARP Troubled Assets Relief Program Chương trình Chương trình mua lại các tài sản tài chính có độ rủi ro cao TCTD Tổ chức tín dụng WB World Bank Ngân hàng thế giới OECD Organization for Economics Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Cooperation and Development tế WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới x
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: So sánh quá trình mua lại, hợp nhất, sát nhập của một số nước Châu Á nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính 1997 -1998..............................49 Bảng 2: Cơ chế xử lý nợ xấu của một số nền kinh tế Đông Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1997-1998.......................................................................................51 Bảng 3: Tình hình áp dụng các tiêu chuẩn của Basel trên thế giới ....................52 Bảng 4: Tỷ lệ vốn rủi ro hoạt động/Tổng thu nhập tại các khu vực trên thế giới.... 53 Bảng 5: So sánh tổng hợp các biện pháp tái cấu trúc ngân hàng chủ yếu .......56 Bảng 6: Ước tính chi phí cho một giao dịch của AMC trên thị trường thứ cấp..90 xi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Cấu trúc thị trường mua bán nợ xấu của Trung Quốc ....................................... 86 Hình 2: Những cơ quan giám sát hoạt động của các AMC trên thị trường thứ cấp .. 88 Hình 3: Những luật chủ yếu điều tiết hoạt động của AMC trên thị trường thứ cấp.89 Hình 4: Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. ................................................... 99 Hình 5: Cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam....................................................... 123 Hình 6: Thị phần sở hữu tài sản của các NHTM Trung Quốc và Việt Nam............. 124 Hình 7: Diễn biến nợ xấu của các NHTMNN tại Trung Quốc..................................... 124 Hình 8: Diễn biến nợ xấu của các NHTMNN tại Trung Quốc..................................... 125 xii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng tại Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 vừa qua cho thấy, chính sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một nước, dù là nước phát triển hay đang phát triển, đều là nguyên nhân trực tiếp gây nên khủng hoảng tài chính cũng như có tác động lây lan rất lớn đến nền kinh tế của nước khác trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đặt trọng tâm tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng là một trong số “3 trụ cột” chính của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2012-2016 cho thấy, mặc dù đã có nhiều chủ trương, định hướng lớn được xác định nhưng quá trình triển khai tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng trên thực tế vẫn còn chậm so với kế hoạch và kỳ vọng của thị trường cũng như chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản đặt ra đối với hệ thống ngân hàng nước ta (Nguyễn Hồng Sơn, 2016) [28]. Do đó, đây đã trở thành một vấn đề chính sách, một chủ đề học thuật được các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội quan tâm. Thông qua luận án này, tác giả sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận, khung phân tích và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế trong những thập niên vừa qua về vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó đặc biệt tập trung nghiên cứu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Trung Quốc, để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Tính cấp thiết của vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 thể hiện qua các nhân tố sau: Thứ nhất, xét từ góc độ quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đã làm thay đổi sâu sắc và căn bản mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, theo đó, khủng hoảng tài chính, khi xảy ra tại một quốc gia, sẽ nhanh chóng lan truyền sang các quốc gia khác qua các mối liên 1
- hệ tài chính quốc tế và trở thành cuộc khủng hoảng ở cấp độ khu vực, thậm chí toàn cầu (Nguyễn Xuân Thắng, 2007) [32]. Cụ thể, kể từ khi các bong bóng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ đổ vỡ vào giữa năm 2007, cuộc khủng hoảng này đã nhanh chóng lan ra các nền kinh tế khác thông qua các mối liên kết tài chính toàn cầu và làm suy sụp niềm tin vào hệ thống tài chính ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008 được nhiều nhà kinh tế và học giả trên thế giới đánh giá là một cuộc khủng hoảng mang tính mô hình [82, tr.1], vì chính những vấn đề yếu kém về cấu trúc nội tại trong hệ thống ngân hàng trước đó tại các nền kinh tế phát triển là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ và lan truyền của khủng hoảng (Goodhart, 2010) [83, tr.1]. Đồng thời, cuộc khủng hoảng vừa qua cũng cho thấy những yếu kém và nguy cơ đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng tại các nền kinh tế đang phát triển trước những tác động tiêu cực của sự thăng trầm kinh tế toàn cầu (Strauss-Kahn, 2009) [131, tr.1]. Cho đến nay, mặc dù nhiều nền kinh tế đã và đang triển khai thực hiện những kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng khác nhau, nhưng chưa có mô hình tái cấu trúc nào cho đến nay được đánh giá là hình mẫu để các nước áp dụng theo (Luc và Ariff, 2009) [110, tr.6]. Đa số các định chế tài chính quốc tế và học giả nhận định rằng, trong thời gian tới trên thế giới sẽ diễn ra xu thế tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng theo hướng bền vững và gắn lĩnh vực tài chính chặt chẽ hơn với các hoạt động sản xuất thực của nền kinh tế (Võ Đại Lược, 2008) [13, tr.54]. Thứ hai, xét từ góc độ trong nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng nhanh và bền vững, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như những thách thức to lớn của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế (Võ Trí Thành et al, 2004) [31]. Do đó, những tồn tại cần được khắc phục trong tiến trình đổi mới căn bản hệ thống ngân hàng là rất lớn, như vấn đề hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng, những yếu kém trong của hệ thống tín dụng trong nước (được bộc lộ rõ hơn trong giai đoạn suy giảm kinh tế vừa qua), sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng 2
- nước ngoài trong lộ trình Việt Nam thực hiện các cam kết về mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng ở mức WTO và WTO+ (Phạm Tiến Đạt, 2011) [7, tr.11]. Thứ ba, lý thuyết tài chính – ngân hàng hiện đại chỉ ra rằng, khủng hoảng tài chính chủ yếu bắt nguồn từ lĩnh vực ngân hàng và bất kỳ một cuộc khủng hoảng tài chính nào cũng liên quan đến bốn vấn đề chính trong ngành ngân hàng: (i) chất lượng tài sản kém; (ii) thiếu vốn tự có; (iii) gặp khó khăn về thanh khoản; và (iv) các vấn đề yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro (Kindleberger và Aliber, 2011) [56]. Đối chiếu với thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy việc Trung ương Đảng, Nhà nước và Chính phủ đặt vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách mạnh mẽ và triệt để vào thời điểm này được xem là cấp bách và kịp thời vì: (a) nợ xấu và nợ tiềm ẩn vốn là vấn đề lớn của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; (b) Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) trung bình của các NHTM Việt Nam là trên 8% (theo công bố), tỷ lệ này có sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng, và đặc biệt có xu hướng giảm nhanh nếu như hạch toán đúng dự phòng cho các khoản nợ xấu/nợ tiềm ẩn; (c) các cuộc đua lãi suất thời gian qua của các ngân hàng đã cho thấy những khó khăn về thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam (Tô Ngọc Hưng, 2013) [8]. Tại Việt Nam, vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy đã được đặt ra từ lâu, nhưng chỉ khi bùng nổ lạm phát nghiêm trọng cuối năm 2008 và suy thoái kinh tế từ đầu năm 2009 đến nay thì vấn đề này mới thực sự cấp thiết. Với sự phát triển và thay đổi về chất của nền kinh tế trong nước, cùng với xu hướng tự do hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu của hệ thống tài chính Việt Nam, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu tái cấu trúc một cách toàn diện và đồng bộ để góp phần quan trọng khắc phục những khó khăn trước mắt của nền kinh tế, cũng như tiếp tục là động lực tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế trong trung và dài hạn (Tô Ánh Dương, 2013) [5]. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua đang trở thành tâm điểm của cả thế giới (Lê Xuân Sang, 2005) [23]. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007, thế giới đã có những đánh giá lại theo hướng tích cực hơn về quy mô (IMF, 2010) và tính bền vững (PBOC, 3
- 2011) của hệ thống ngân hàng Trung Quốc (Đỗ Tiến Sâm, 2009) [26, tr.86-92]. Có thể nói, đó là kết quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mà Trung Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ từ những năm 1990 trở lại đây (Wei Huang, 2010) [53, tr.11]. Mặc dù, cho đến nay, vẫn còn một số nhận định trái chiều về những thành tựu đạt được và thách thức mà hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang đối diện trong giai đoạn sắp tới, có thể nói những gì mà nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc nói riêng đã trải qua trong 2 thập niên qua vẫn là những bài học kinh nghiệm phong phú và phù hợp mà các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam cần nghiên cứu để lựa chọn cho mình con đường tái cấu trúc hiệu quả (Nguyễn Kim Bảo, 2012) [4]. Hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc, mặc dù khác nhau về quy mô nhưng được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng như: đều phát triển từ ngân hàng một cấp; các ngân hàng thương mại nhà nước (do chính phủ nắm phần lớn cổ phần) chi phối thị trường ngân hàng, tỷ lệ tín dụng chảy vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (SOEs) lớn gắn liền với cơ chế cho vay chính sách… (Rosengard và Huynh, 2009) [126]. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quốc cũng có những điều kiện tiền đề và định hướng cải cách tương tự nhau (Võ Trí Thành, 2012) [30]. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đẩy mạnh quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của nước này từ thập niên 1990 và cho đến nay quá trình này vẫn còn tiếp diễn, trong khi, do tác động của khủng hoảng và suy giảm kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2010, chúng ta chỉ mới thực sự thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng gần đây, khi Chính phủ ban hành Đề án 254 ngày 01/3/2012 về “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” và tiếp đó là Đề án 1058 ngày 19/07/2017 về “Có cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”. Do đó, việc xem xét kinh nghiệm tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là cần thiết để Việt Nam học hỏi những bài học thành công cũng nhưu chưa thành công, tận dụng những kinh nghiệm hay cũng như tránh lặp lại những sai lầm mà Trung Quốc đã trải qua, đồng thời lường trước được những nguy cơ, thách thức có thể gặp phải trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay và sắp tới, góp phần vào quá trình thực hiện thành công mục tiêu cải cách lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam nhằm giúp nền tài chính – 4
- ngân hàng nước ta có thể đề kháng, chống chọi tốt nhất với những biến cố và cú sốc tài chính khu vực và toàn cầu trong tương lai. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc và một số bài học kinh nghiệm cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam” với mong muốn có thể đóng góp những nội dung lý luận và thực tiễn nhất định cho giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong tiến trình tái cấu trúc ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình cải cách hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc. Lý do lựa chọn đối tượng nghiên cứu này là Trung Quốc có thể chế chính trị, môi trường kinh tế, đặc biệt là cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng có nhiềm điểm tương đồng với Việt Nam (như đã phân tích ở trên). Mục đích tổng quát/cuối cùng của nghiên cứu này là rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Trung Quốc thời gian qua đển áp dụng cho quá trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để thực hiện được mục đích này, nghiên cứu cũng xác định các mục tiêu trung gian/cụ thể thể hiện thông qua các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1/ Cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc dựa trên cơ sở nào? (lý thuyết và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế). 2/ Tại sao phải cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc? (những nguyên nhân xuất phát từ nội tại hệ thống ngân hàng Trung Quốc, của nền kinh tế Trung Quốc nói chung và trong bối cảnh khu vực và quốc tế). 3/ Nội dung chính của cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1990 đến nay là gì? Tác động của quá trình này? 4/ Việt Nam có thể học được những kinh nghiệm gì từ thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng ở Trung Quốc? 3. Phạm vi nghiên cứu 5
- Về cơ sở lý luận, do cải cách hệ thống ngân hàng là một lĩnh vực rộng lớn, gồm nhiêu nội dung liên quan đến cả vấn đề pháp lý và thực tiễn thị trường cũng như tình hình cải cách các lĩnh vực kinh tế khác có liên quan, trong khuôn khổ của luận án này không thể đề cập, giải quyết hết các vấn đề trên. Luận án tập trung nghiên cứu các lý thuyết và khung chính sách cải cách hệ thống ngân hàng mang tính cấu trúc, trong đó đặc biệt tập trung vào nguyên nhân và các giải pháp xử lý những yếu kém/rủi ro căn bản của hệ thống ngân hàng thương mại (như vấn đề nợ xấu và vấn đề sở hữu chéo – đây cũng là những rào cản chủ yếu trong quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay). Về mặt thời gian, do lĩnh vực tài chính là một trong những lĩnh vực có sự biến đổi và phát triển nhanh chóng trong quá trình toàn cầu hóa kể từ thập niên 1990, để bảo đảm tính cập nhật và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu, phạm vi luận án lựa chọn tổng hợp và phân tích các kinh nghiệm trong mốc thời gian từ những năm 1990 cho đến nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định câu hỏi nghiên cứu là: Những mô hình, chính sách và giải pháp pháp cải cách hệ thống ngân hàng nào tại Trung Quốc có thể được áp dụng cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn sắp tới như thế nào? 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chuyên đề tập trung phân tích kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, trong đó đặc biệt tập trung vào trường hợp cải cách hệ thống ngân hàng của các quốc gia trong khu vực hoặc có những đặc điểm thể chế kinh tế tương đồng với nước ta, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng đồng thời nhiều cách tiếp cận như: - Tiếp cận lịch sử và logic: Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về mô hình và hoạt động của hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới được tiếp cận theo thứ tự về thời gian gắn với xem xét khi có những biến độ về kinh tế vĩ mô. 6
- - Tiếp cận hệ thống và cấu trúc: không chỉ nghiên cứu nội tại về bản thân hệ thống mà còn bao gồm các nội dung nghiên cứu về sự tương tác, quan hệ giữa hệ thống ngân hàng với tổng thể nền kinh tế quốc dân, giữa hệ thống ngân hàng với các bộ phận của hệ thống tài chính. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích so sánh quốc tế, tổng hợp mô hình lý thuyết và thực tiễn tái cơ cấu hệ thống/thị trường ngân hàng của các quốc gia, kết hợp giữa nghiên cứu định tính (phân tích chính sách) với kết quả một số nghiên cứu định lượng (để chứng minh/kiểm chứng cho các nhận định, kết luận). Các phân tích và bình luận của nghiên cứu này dựa trên cơ sở thông tin thu thập từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy, các định nghĩa, khái niệm và mô hình phân tích được theo chuẩn mực quốc tế từ các tổ chức có uy tín như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tiêu chuẩn của Ủy ban Basel… Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích tài liệu được xem như là một trong những phương pháp quan trọng sử dụng để phân tích các nhóm tài liệu: (i) Các báo cáo, thống kê số liệu thường niên về tăng trưởng kinh tế, tiền tệ - đầu tư, dự trữ ngoại tệ, tài chính – ngân hàng,… (ii) Các tài liệu liên quan khác (các kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước trước đây, những tài liệu liên quan đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Việt Nam, Trung Quốc…). 6. Những đóng góp dự kiến của đề tài: Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan đến tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó đặc biệt đi sâu phân tích một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Trung Quốc giai đoạn từ những năm 1990s đến nay, cũng như những xu hướng, thách thức tiếp tục cải cách thời gian tới; đối chiếu với đặc điểm hệ thống ngân hàng của Việt Nam để rút ra những khuyến nghị chính sách và đề xuất giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn tới. Đề tài cũng tập trung vào những “khoảng trống nghiên cứu” hiện nay (như vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng yêu cầu của xu hướng hội nhập tài chính, tiền tệ hơn là chỉ xử lý những yếu kém nội tại của hệ thống ngân hàng…). 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn