intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:203

114
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài luận án là nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển KT-XH của tỉnh Lai Châu; góp phần xác định cách thức phát triển mới, hiện đại của tỉnh Lai Châu, đó là cách thức phát triển dựa chủ yếu vào CLNNL và công nghệ theo hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lai Châu

  1. i MỤC LỤC  DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT                                                                                ...........................................................................       iv  CHƯƠNG 1                                                                                                             .........................................................................................................      6  TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ  CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN    LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI                                             .........................................      6 1.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố   ở  trong, ngoài nước về  chất    lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội                                 .............................       6 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu  ở  nước ngoài về  chất lượng nguồn nhân    lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội                                                                    ................................................................       6 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu  ở  trong nước về  chất lượng nguồn nhân    lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội                                                                  .............................................................       17 1.1.3 Những vấn đề thuộc đề tài luận án chưa đượccác công trình đã công    bố nghiên cứu giải quyết                                                                                   ..............................................................................       25  1.1.4 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết                    ................       26  1.2 Phương hướng giải quyết các vấn đề nghiên cứu của Luận án            26 .......       1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu                                                                                  ..............................................................................       26  1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu                                                                                   ...............................................................................       27  1.2.3 Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án                     ................       27  1.2.4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu                                      ..................................       28 CHƯƠNG   2 CƠ  SỞ  LÝ LUẬN VỀ  CHẤT  LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG   PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH                    ................       34 2.1 Chất lượng nguồn nhân lực và vai trò của chất lượng nguồn nhân    lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội địa phương cấp Tỉnh                           .......................       34 2.1.1  Chất  lượng  nguồn nhân  lực và   các  yếu  tố   cấu  thành chất lượng    nguồn nhân lực địa phương cấp Tỉnh                                                               ...........................................................       34
  2. ii 2.1.2 Các tiêu chí, chỉ  số  phản ánh và phương pháp đánh giá chất lượng    nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội địa phương cấp tỉnh            42 .......      2.1.3 Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực tới phát triển kinh tế ­ xã    hội địa phương cấp tỉnh                                                                                    ................................................................................       57 2.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với    phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương cấp tỉnh                                        ....................................       61 2.2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của    địa phương cấp tỉnh                                                                                          ......................................................................................       63  2.2.1 Các yếu tố thuộc Nhà nước                                                                     .................................................................       63  2.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế ­ xã hội địa phương                     .................       66  2.2.3 Yếu tố khoa học – công nghệ                                                                   ...............................................................       68  2.2.4 Yếu tố điều kiện tự nhiên                                                                         .....................................................................       68  2.2.5 Yếu tố thuộc về bản thân nguồn nhân lực                                              ..........................................       68 2.3   Các   phương   thức   nâng   cao   chất   lượng   nguồn   nhân   lực   của   địa    phương cấp tỉnh                                                                                                 .............................................................................................       69 2.4 Kinh nghiệm của một số  địa phương trong nước về  nâng cao chất   lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế  ­ xã hội và bài học cho    tỉnh Lai Châu                                                                                                      ..................................................................................................       72 2.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về  nâng cao chất lượng nguồn    nhân lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội                                                         .....................................................       72 2.4.2 Một số  bài học rút ra cho Lai Châu từ  kinh nghiệm của một số  địa    phương                                                                                                               ...........................................................................................................       76 CHƯƠNG   3 THỰC TRẠNG   CHẤT   LƯỢNG   NGUỒN  NHÂN   LỰC  TRONG   PHÁT   TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI CỦA TỈNH LAI CHÂU                                      .................................       79
  3. iii 3.1 Khái quát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, và    thực trạng sử dụng nhân lực ở tỉnh Lai Châu                                                ............................................       79 3.1.1 Thực trạng và đặc điểm các yếu tố   ảnh hưởng đến nguồn nhân lực    tỉnh Lai Châu                                                                                                      ..................................................................................................       79  3.1.2 Thực trạng sử dụng nhân lực trên địa bàn tỉnh Lai Châu                       ...................       84 3.2 Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Lai Châu                                                                                                                             87 ..........................................................................................................................      3.2.1 Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu NNL của tỉnh Lai Châu         87 ....       3.2.2 Thực trạng trình độ và kỹ năng nguồn nhân lực của tỉnh Lai Châu       89 ..        3.2.5 Tổng hợp kết quả áp dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA)   đánh giá tác động của các nhân tố  hình thành chất lượng nguồn nhân lực    tỉnh Lai Châu                                                                                                    ................................................................................................       101 4.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng một số  nhóm nhân lực của tỉnh Lai    Châu                                                                                                                 .............................................................................................................       147 4.3.4 Kiến nghị  các điều kiện thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng    nguồn nhân lực của tỉnh Lai Châu                                                                  ..............................................................       156 PHỤ  LỤC SỐ 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN EFA VỚI TỪNG NHÓM ĐỐI   TƯỢNG KHẢO SÁT                                                                                         .....................................................................................       194
  4. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  * Tiếng Việt Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt CLNNL Chất lượng nguồn nhân lực CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNH­HĐH Công nghiệp hoá ­ Hiện đại hoá ĐH­CĐ Đại học, Cao đẳng HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KH&ĐT Kế hoạch & Đầu tư KT­XH Kinh tế ­ xã hội MNPB Miền núi phía Bắc NNL Nguồn nhân lực LĐTB&XH Lao động Thương binh & Xã hội TCCN Trung cấp chuyên nghiệp UBND Ủy ban nhân dân * Tiếng Anh Từ viết  Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt tắt BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế Organization   for   Economic   Co­ Tổ  chức Hợp tác và Phát triển  OECD operation and Development kinh tế Năng   suất   các   nhân   tố   tổng  TFP Total Factor Productivity hợp  UN United Nations Liên Hợp quốc United   Nations   Development  Chương   trình   Phát   triển   Liên  UNDP Programme Hợp quốc UNFPA  United Nations Population Fund  Quỹ Dân số Liên Hợp quốc VCCI Vietnam   Chamber   of   Commerce  Phòng   Thương   mại   và   Công 
  5. v and Industry nghiệp Việt Nam WB World Bank Ngân hàng Thế giới WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế Thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  6. vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH 1. Bảng 2. Hình: Hình 3.1: Thực trạng nhân lực trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo,  so sánh Lai Châu với cả nước, vùng trung du MNPB và một số tỉnh khác   (%)                                                                                                                          ......................................................................................................................       92
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Ở  cấp độ  quốc gia hay  ở  cấp độ  địa phương, chất lượng nguồn nhân  lực (NNL) luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế ­  xã hội (KT­XH), đảm bảo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho  người dân. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế  dựa vào tri thức, sự  tác  động của CLNNL đến phát triển kinh tế  ­ xã hội ngày càng trở  nên to lớn,   mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy, nâng cao CLNNL luôn là một trong những   nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KT­XH với mọi quốc   gia, mọi địa phương. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng   trưởng, chuyển từ kinh tế “nâu” sang phát triển kinh tế xanh, từ nền kinh tế  dựa vào khai thác tài nguyên và các ngành gia công, lắp ráp thâm dụng lao  động kỹ thuật thấp sang nền kinh tế dựa vào công nghệ cao và nhân lực chất   lượng cao, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh, tính hiệu quả và giá trị gia   tăng cao. Trong bước chuyển đổi chất lượng mang tính quyết định này, phát  triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao được xác định là một trong ba khâu  đột phá chiến lược trong “Chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội 2011­2020”  được thông qua tại Đại hội XI của  Đảng. Nâng cao CLNNL là một trong   những nhiệm vụ trọng tâm và được coi là một trong những ưu tiên chính sách  hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Lai Châu là một tỉnh MNPB, có điều kiện KT­XH đặc thù và còn khó  khăn hơn rất nhiều so với các địa phương khác trong nước. Trải qua 30 năm  đổi mới, với các kết quả phát triển còn tùy thuộc nhiều vào việc tận khai thác   tài nguyên thiên nhiên và duy trì phương thức canh tác nông nghiệp miền núi  truyền thống, lấy lao động thủ công làm sức mạnh phát triển chủ yếu, tương   lai phát triển của Lai Châu đang đối mặt với những giới hạn nghiệt ngã. Việc   vượt qua giới hạn đó, về nguyên tắc, trông đợi vào việc thay đổi phương thức 
  8. 2 phát triển KT­XH, với định hướng chính là chuyển sang dựa chủ  yếu vào   nguồn nhân lực và công nghệ. Đây là bài toán phát triển lớn và rất khó khăn  đặt ra cho Lai Châu, khi tỉnh còn nghèo, trình độ dân trí thấp, dân cư sống phân  tán trong vùng núi cao, điều kiện hạ tầng kết nối nhiều khó khăn…Trong giai   đoạn vừa qua, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lai Châu đã có những bước   cải thiện khá (đạt tốc độ  tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 12%/năm  trong giai đoạn 2008­2013), nhưng hầu hết các chỉ  số  phát triển KT­XH của  Tỉnh vẫn thấp hơn mức trung bình của các địa phương trên toàn quốc. Năng   suất lao động xã hội của Lai Châu hiện rất thấp, chỉ  bằng 1/3 năng suất lao  động xã hội của cả nước, trong khi đó tốc độ tăng trưởng năng suất lao động  qua các năm chậm chạp. Tuy tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm  ở  Lai   Châu không trầm trọng nhưng đang có xu hướng tăng lên trong những năm  gần đây. Mức sống của người dân Lai Châu hiện rất thấp. Tính toán từ các số  liệu thống kê cho thấy  chỉ  số  tổng sản phẩm/đầu người của Lai Châu chỉ  bằng 1/3 tổng sản phẩm trên đầu người của cả  nước (tính theo USD). Thu  nhập của người lao động  ở  Lai Châu thấp hơn nhiều so với các tỉnh MNPB.   Lai Châu là một trong những tỉnh mà tình trạng nghèo đói trầm trọng và phổ  biến nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu năm 2012 là 43,5%, gấp gần   4 lần tỷ  lệ  hộ  nghèo của cả  nước và gấp 1,9 lần tỷ  lệ  hộ  nghèo các tỉnh  Trung du MNPB. Tình trạng KT­XH kém phát triển của Lai Châu bắt nguồn từ  nhiều  nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ  bản nhất là CLNNL của Tỉnh đang  ở  mức rất thấp. Trình độ giáo dục NNL tỉnh Lai Châu thấp hơn nhiều so với cả  nước và so với các tỉnh MNPB. Tỷ  lệ  dân số  từ  15 tuổi trở  lên biết chữ  chỉ  đạt hơn 60%, trong đó tỷ lệ biết chữ  ở khu vực nông thôn thấp hơn nhiều so   với khu vực thành thị. Tỷ  lệ  nhân lực từ  15 tuổi trở  lên chưa bao giờ  đi học   chiếm hơn ¼ nguồn nhân lực trong độ tuổi này, trong khi đó tỷ lệ nhân lực tốt 
  9. 3 nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông có xu hướng cải thiện nhưng   với tốc độ chậm chạp, không đáng kể. Trình độ chuyên môn của NNL tỉnh Lai   Châu hiện nay rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước và các tỉnh Trung   du MNPB. Nguồn nhân lực từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Lai Châu chỉ  đạt khoảng hơn 11%. Nguồn nhân lực không có trình độ  CMKT chiếm hơn  90%. Ngoài ra, NNL đang có nhiều vấn đề cần giải quyết về kiến thức và kỹ  năng, thể  lực cũng như  phẩm chất và tác phong lao động. Những vấn đề  về  CLNNL đang và sẽ  là  ưu tiên cần giải quyết của chính quyền tỉnh Lai Châu  nhằm giúp Lai Châu vươn lên thành một tỉnh đứng vị  trí trung bình về  phát  triển kinh tế ­ xã hội.  Trong giai đoạn vừa qua, nhất là từ  năm 2008 đến nay, Chính quyền   tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực với nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao   CLNNL ở địa phương, như: xây dựng quy hoạch NNL của Tỉnh, giải pháp về  giáo dục và đào tạo, giải pháp về y tế và chăm sóc sức khỏe... Các giải pháp  này đã phần nào làm cải thiện từng bước CLNNL nhằm đáp ứng nhu cầu phát  triển KT­XH Lai Châu. Tuy nhiên, các giải pháp này chưa thực sự hợp lý, một   số giải pháp còn thiếu cơ sở khoa học và căn cứ  thực tiễn, thiếu tỉnh khả thi   và vì vậy làm cho CLNNL của Tỉnh ngày càng tụt hậu so với CLNNL  ở  các   địa phương khác lân cận và so với mặt bằng chung của cả nước.  Trước tình hình đó, việc nâng cao CLNNL của Lai Châu là thực sự cấp   bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT­XH của Tỉnh. Vì vậy, việc nghiên   cứu tìm ra các giải pháp có cơ sở khoa học để nâng cao CLNNL của tỉnh Lai   Châu có ý nghĩa quan trọng cả trong giai đoạn trước mắt cũng như  trong dài   hạn.  Từ  những lý do nói trên, nghiên cứu sinh chọn  đề  tài “Chất lượng  nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội ở tỉnh Lai Châu”  làm đề  tài nghiên cứu sinh, chuyên ngành Quản lý kinh tế.  
  10. 4 2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài luận án Mục đích nghiên cứu đề tài luận án là nhằm cung cấp luận cứ khoa học  cho việc hoạch định, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và chính sách phát   triển KT­XH của tỉnh Lai Châu; góp phần xác định cách thức phát triển mới,   hiện   đại   của   tỉnh   Lai   Châu,   đó   là   cách   thức   phát   triển   dựa   chủ   yếu   vào  CLNNL và công nghệ theo hướng phát triển bền vững. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu đề tài luận án: Góp phần  xây dựng, hoàn thiện phương pháp phân tích đánh giá, CLNNL và phương   thức nâng cao CLNNL trong phát triển KT­XH của một địa phương cấp tỉnh;  sử  dụng phương pháp, chỉ  tiêu đánh giá CLNNL đã đề  ra vào việc phân tích,  đánh giá CLNNL trong phát triển KT­XH của một địa phương cụ thể, đặc thù  là tỉnh Lai Châu, đề xuất phương cách nâng cao CLNNL đáp ứng nhu cầu phát  triển nhanh và bền vững tỉnh Lai Châu thời kỳ  tới. Qua đó, Luận án sẽ  góp   phần vào thực hiện khâu đột phá chiến lược về  phát triển NNL, góp phần   phát triển nhanh và bền vững KT­XH của Việt Nam nói chung, tỉnh Lai Châu  nói riêng. 3. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung   Luận án kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về  chất lượng nguồn nhân lực  trong phát triển kinh tế ­ xã hội Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển   kinh tế ­ xã hội địa phương cấp tỉnh. Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh   tế xã hội của tỉnh Lai Châu.
  11. 5 Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn   nhân lực đáp  ứng nhu cầu phát triển kinh tế  ­ xã hội của tỉnh Lai Châu đến  năm 2020, tầm nhìn 2025.
  12. 6 CHƯƠNG 1  TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN  LỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI 1.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố   ở  trong, ngoài nước về  chất   lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về chất lượng nguồn nhân   lực trong phát triển kinh tế ­ xã hội 1.1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về yếu tố nhân lực và vai trò của nhân lực   chất lượng cao trong tăng trưởng kinh tế (1). Adam Smith (1776), “Sự thịnh vượng của các quốc gia”. Smith cho  rằng, sự  tăng trưởng của cải chủ  yếu có hai con đường: 1) Thông qua phân   công, nâng cao năng suất lao động; 2) Tăng số người lao động mang tính chất  sản xuất, phân công dẫn đến việc sử dụng máy móc, sự gia tăng số người lao   động có tính chất sản xuất đều cần đến đầu tư  một lượng vốn lớn. Vì vây,  tích lũy vốn là nhân tố quyết định sản xuất ra của cải vật chất. (2). “Thuyết lao động lành nghề” của Leontief, nhà kinh tế  học người   Mỹ, được công bố  trong bài viết “Sản xuất trong nước và thương mại quốc   tế: Khảo sát lại tình hình tư  bản Mỹ” (1953), và bài viết “Tỷ  lệ  yếu tố  sản   xuất với kết cấu thương mại quốc tế Mỹ: Phân tích lý luận và kiểm nghiệm”   (1956). Sau đó, các nhà kinh tết học gọi hai bài viết này của Leontief là “Câu  đố   Leontief”  và  “Giải  đáp câu đố  của  Leontief”.   Để  giải  đáp  câu  đố  của  Leontief, bản thân Leontief và các nhà khoa học khác đã nêu ra rất nhiều nhân   tố  tương quan như  năng suất lao động, lao động lành nghề, tư  bản nhân lực   (vốn con người), nghiên cứu và phát triển (R&D), tài nguyên thiên nhiên... Bản  thân Leontief đã nêu ra thuyết lao động lành nghề  trong quá trình giải thích  “Câu đố  Leontief”. Lý luận này xuất phát từ  trình độ  thành thạo lao động và  lượng lao động thành thạo sẵn có tương đối để  giải thích nguyên nhân hình  thành kết cấu và phân bổ thương mại quốc tế hàng công nghiệp. Leontief cho 
  13. 7 rằng, trong điều kiện trang bị vốn như nhau, trình độ lao động lành nghề của   công dân Mỹ  cao, năng suất lao động bình quân của công dân Mỹ  cao gấp 3  lần của công dân nước ngoài, vì vậy sức lao động hữu hiệu của Mỹ là 3 lần  sức lao động hiện có. Do đó, trên thực tế Mỹ trở thành nước có sức lao động  dồi dào nên Mỹ  phải xuất khẩu sản phẩm loại hình lao động tập trung. Nói  cách khác, sản phẩm mà Mỹ  xuất khẩu là sản phẩm loại hình tập trung lao  động, sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm thuộc loại hình tập lao động không  lành nghề của nước khác. (3). Robert M.Solow (1956), “Đóng góp vào học thuyết về tăng trưởng  kinh tế”, nhờ tác phẩm này mà năm 1987 Solow được tặng giải thưởng Nobel   kinh tế. Trong đó, nhà kinh tế  học người Mỹ  này đã đưa vào mô hình tăng  trưởng một nhân tố  độc lập là “tiến bộ  kỹ  thuật” và lấy nó làm cơ  sở  phân  biệt hai hiêu ứng của tăng trưởng kinh tế, là “hiệu ứng tăng trưởng” và “hiệu   ứng mức độ”. Tác dụng của “hiệu ứng mức độ” là trong điều kiện không tăng  thêm yếu tố đầu vào (như vốn, lao động), tiến bộ kỹ thuật thông qua thay đổi  hàm số  sản xuất, tức là nâng cao vị  trí của con đường tăng trưởng (Growth  path) để  thực hiện lâu dài cân bằng tăng trưởng kinh tế  (hay tính bền vững  của tăng trưởng). Đồng thời, Solow còn phân tích thực chứng và dự ước đóng  góp của nhân tố  tiến bộ  kỹ  thuật đối với tỷ  lệ  tăng trưởng kinh tế  Mỹ  là  87,5%; Căn cứ  vào đó xác lập quan điểm tiến bộ  kỹ  thuật quyết định tăng   trưởng kinh tế [76]. (4). D.B.Keesing (1966), “Kỹ  năng lao động và lợi thế  so sánh”. Trong  tác phẩm này, Keesing phát triển một bước thuyết lao động lành nghề, nhấn   mạnh hơn sự khác biệt của hiệu suất vật lý của lao động. Ông chia lao động  theo trình độ thành thạo về kỹ thuật thành 8 loại, quy nạp thành hai nhóm lớn:  Lao động thành thạo và lao động không thành thạo. Keesing đã tiến hành phân   tích, so sánh đối với 14 nước công nghiệp, phát hiện nước có lao động hành  thạo sẵn có tương đối phong phú, xuất khẩu sản phẩm loại hình tập trung lao 
  14. 8 động thành thạo. Chính sự khác biệt tương đối về lao động thành thạo sẵn có   của các nước và sự hạn chế của di dân quốc tế tạo thành bố cục (cấu trúc và  phân bổ) của thương mại quốc tế hàng công nghiệp. Keesing đã chỉ  ra rằng,  sức lao động thành thạo trong một nước công nghiệp là nhân tố sản xuất quan   trọng nhất, nhưng thành thạo không phải là có thể  đạt được trong thời gian   ngắn [7;1326­1327]. (5). “Thuyết tư  bản nhân lực” của các nhà kinh tế  học người Mỹ  là   T.W.Schultz, O.S.Becker, R.Ebald.Win và Lucas đưa ra trong thập kỷ  70­80   của thế kỷ XX. Thuyết “tư bản nhân lực” ban đầu được đưa ra nhằm bổ sung  và phát triển mô hình tăng tưởng kinh tế  dựa trên “thuyết tiến bộ  kỹ  thuật   quyết định tăng trưởng” của Slow. Schultz đã kế  thừa, vận dụng khái niệm   “Tư bản” của kinh tế học cố điển và thuyết lao động lành nghề của Leontief,   chỉ rằng trên mình của người lao động có nhân tố tư bản (vốn), đồng thời chia  “tư bản” (vốn) thành hai hình thức: Tư bản thông thường và tư bản nhân lực.  Schultz cho rằng, thông qua đầu tư  các mặt an ninh xã hội, giáo dục có thể  tăng được năng lực kỹ thuật của con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân   lực, làm cho nguồn nhân lực thông thường trở  thành “tư  bản nhân lực” (vốn  nhân lực). Tư bản nhân lực này có thể sản sinh ra “hiệu ứng tri thức” và “hiệu   ứng phi tri thức” để  trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng sản xuất,  tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tư bản nhân lực có thể sản sinh ra “thu nhập   tăng dần”, xóa bỏ  ảnh hưởng của “thu nhập giảm dần” giới hạn của y ếu t ố  tư bản và lao động (thông thường) để đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài. Thuyết   tiến   bộ   kỹ   thuật   của   Slow   và   thuyết   tư   bản   nhân   lực   của  Schultz được coi là hai mặt “phần cứng” và “phần mềm” trong quá trình sản  xuất xã hội, nhấn mạnh tác dụng quan trong của tiến bộ kỹ thuật và tư  bản  nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế hiện đại. (6) Lucas (1986) “Mô hình tăng trưởng của tích lũy tư  bản nhân lực  
  15. 9 chuyên môn hóa”. Trong tác phẩm này, nhà kinh tế học người Mỹ Lucas đã bổ  sung, phát triển thuyết tư bản nhân lực, đưa ra hai mô hình tăng trưởng. + “Mô thức lưỡng tư bản”, trình bày hai loại tư bản ảnh hưởng đối với   sản xuất. Trong mô thức này, Lucas chia tư  bản thành hai loại “Tư  bản hữu   hình” và “Tư bản vô hình”; và căn cứ vào trình độ chia sức lao động thành hai  loại “lao động nguyên thủy” thể lưu thuần túy và tư bản nhân lực biểu hiện là   kỹ  năng lao động”. Lucas cho rằng, chỉ  có tư  bản nhân lực mới có thể  thúc  đẩy tăng trưởng. Do vậy, có thể công thức hóa tỷ lệ tăng trưởng tư bản nhân   lực: h’(t)/h(t) = h(t), O’ [t = U(t)]/h(t). Trong đó:  h(t): tư  bản nhân lực (lấy kỹ  năng lao động của người lao   động để hiển thị); O’: Tính co dãn sản xuất của tư bản nhân lực; U: Toàn bộ  thời gian sản xuất; [t=U(t)]: thời gian học tập, đào tạo ở  trường thoát ly sản  xuất. Ý nghĩa của mô thức này là: Phân biệt hai hình thức tư bản và hai loại  lao động, từ đó cụ thể hóa tiến bộ kỹ thuật thành tư bản nhân lực thể hiện ở  tri thức thông thường và biểu hiện ở đặc thù hóa trong kỹ năng của người lao  động; đồng thời cũng chia tư  bản nhân lực thông thường mà xã hội có và tư  bản nhân lực đặc thù thể hiện ở kỹ năng của người lao động. + “Mô thức hai sản phẩm”. Đây là mô thức hình thành “hiệu ứng ngoại   sinh” của “tư  bản nhân lực”. Lucas cho rằng, hiệu  ứng mà tư  bản nhân lực   sản sinh ra trong mô hình tăng trưởng của Schultz (túc là “Hiệu ứng tri thức”   và “hiệu ứng phi tri thức”) chỉ là “hiệu ứng nội sinh” của tư bản nhân lực, còn  hiệu  ứng “vừa học vừa làm” là “hiệu  ứng ngoại sinh” của tư  bản nhân lực.  Công thức tích lũy tư bản nhân lực ngoại sinh là: Ci= hi (t) Ui(t) N(t); I = 1,2 Trong đó: Ci: sản xuất thành phẩm I = 1
  16. 10 Ui: Toàn bộ thời gian sản xuất hoặc sản xuất i: Lương lao động mà hàng hóa sử dụng hi(t): Tư bản nhân lực chuyên nghiệp hóa mà sản xuất I sản phẩm cần N (t): Đầu vào lao động tính bằng người Như  thế, “Mô hình tăng trưởng của tính lũy tư  bản nhân lực chuyên  môn hóa” của Lucas có cống hiến quan trọng đối với lý luận tăng trưởng kinh   tế, thương mại quốc tế và lý luận tiền tệ quốc tế. Lucas cho rằng, nước phát   triển do trình độ  vốn nhân lực cao làm cho tỷ  lệ  thu nhập vốn tăng dần, do  vậy sản sinh ra lãi suất cao và thu hút lượng lớn vốn nước ngoài. Vì vậy,  nước đang phát triển muốn thu hút vốn quốc tế  phải thực hiện chính sách   nâng cao tỷ  lệ  tích lũy tư  bản (vốn) nhân lực, hay nói cách khác là nâng cao  CLNNL. Về  thương mại quốc tế, do tỷ  lệ  tăng trưởng vốn nhân lực quyết   định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, do đó một nước phải tập trung phát triển sản   xuất sản phẩm với nguồn vốn có hạn nhưng có ưu thế về NNL. (7) Romo (1989), “Mô hình tăng trưởng của loại hình thu nhập tăng  dần”. Trong tác phẩm này, nhà kinh tế  người Mỹ  Romo đã sử  dụng phương  pháp mới là toán học hóa và vi mô hóa, kết hợp với những vấn đề  mới trong  tăng trưởng kinh tế, tiến hành công bố  lý thuyết “tăng trưởng mới”. Năm trụ  cột của lý thuyết “tăng trưởng mới của Romo là: (i) lấy nhân tố tri thức và tư  bản nhập vào mô hình “tăng trưởng kinh tế”. Romo đã cụ thể hóa tiến bộ kỹ  thuật thành tri thức chuyên nghiệp hóa và thể hiện trong kỹ năng đặc thù của   sức lao động, do đó có thể nhận thức trực quan tác dụng của tiến bộ kỹ thuật  hoặc tri thức đối với tăng trưởng kinh tết (ii) Đưa ra quan điểm về yếu tố thu  nhập có thể tăng dần”. Romo đã phân tích và chứng minh tác dụng của tri thức   chuyên nghiệp hóa và tích lũy tư bản nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, cho  rằng hai yếu tố này có thể sản sinh ra “thu nhập tăng dần”, là “nguồn duy trì   động lực vĩnh cửu của tăng trưởng kinh tế”. (iii) Làm rõ quan hệ của tiến bộ 
  17. 11 kỹ thuật và đầu tư tư bản trong một trình độ nhất định, một mặt nhấn mạnh   tiến bộ kỹ thuật là nhân tố quyết định của tăng trưởng kinh tế, đồng thời phân   tích và chứng minh quan hệ nhân – quả  của đầu tư  và tiến bộ  kỹ  thuật, xác   định rõ tầm quan trọng của đầu tư đối với thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và tăng   trưởng kinh tế. (iv) Phát triển thương mại quốc tế và lưu chuyển tiền tệ quốc  tế là động cơ tăng trưởng kinh tế, nhấn mạnh tác dụng của thương mại quốc  tế đối với tích luỹ tri thức mang tính thế giới và thúc đẩy "hiệu ứng vượt" của  tăng trưởng kinh tế nhảy vọt của một nước. (v) Tăng trưởng kinh tế hiện đại  chủ  yếu là do sự thúc đẩy của tri thức và tư  bản nhân lực, nước có tỉ  lệ  tích   luỹ  tư bản nhân lực cao và tri thức cao thì mức thu nhập và tỉ  lệ  tăng trưởng   kinh tế  cao và ngược lại. Do tích luỹ  tư  bản nhân lực và tri thức có thể  làm   cho thu nhập tăng dần, nên nước có tư  bản nhân lực phong phú thì tỉ  lệ  lợi   nhuận từ đầu tư  vốn sẽ  ổn định và nâng cao, thu hút sự  “hồi lưu” của nước   phát triển đã xuất khẩu vốn, đồng thời còn thu hút được lượng vốn nước   ngoài lớn. Trong mô hình “tăng trưởng mới” của Romo có ba bộ  phận hợp thành:  “Mô thức hai thời kỳ”, “Mô thức hai ngành” và “Mô thức kinh tế mở”. Trong   “Mô thức hai thời kỳ” hay “Mô thức tích luỹ  tri thức sản sinh thu nhập tăng   dần”, Romo đã đưa ra công thức hiển thị: Qi = F (RiKxi).  Trong đó: Qi: Mức độ sản xuất của hãng sản xuất F: Hàm số sản xuất vi phân liên tục của tất cả các hãng sản xuất. Ri: "Tri thức chuyên nghiệp hoá" mà hãng sản xuất loại sản phẩm nào đó xi: Tổng hoà (x = i) của tăng thêm đầu vào yếu tố sản xuất như lao động,   tư bản vật chất của hãng sản xuất. K: Tri thức thông thường mà tất cả  các doanh nghiệp có thể  sử  dụng,  giống với hiệu ứng kinh tế quy mô.
  18. 12 Trong mô thức “hai thời kỳ”, Romo đã coi tri thức là yếu tố  mới  ảnh   hưởng đến đầu ra và đưa yếu tố này vào mô thức tăng trưởng với tư cách là  một thừa số độc lập, đồng thời chia tri thức thành “tri thức thông thường” và  “tri thức chuyên ngành” hay “tri thức chuyên nghiệp hoá”. Romo cho rằng, tri   thức thông thường có thể  nảy sinh “hiệu  ứng kinh tế  ngoại sinh (ở  ngoài)”  làm toàn xã hội có thể  mua được hiệu  ứng kinh tế  quy mô; tri thức chuyên  nghiệp hoá có thể  sản sinh “hiệu  ứng kinh tế nội sinh”, mang lại l ợi nhu ận   độc quyền cho hãng sản xuất riêng. Sự  hình thành của “hiệu  ứng kinh tế  ngoại sinh” và “hiệu ứng kinh tế nội sinh” trong sản xuất xã hội chứng tỏ tích   luỹ  tri thức (tri thức chuyên nghiệp hoá thể  hiện trong kỹ  năng đặc thù của   sức lao động) được coi là nhân tố độc lập trong tăng trưởng kinh tế  (nhìn từ  quá trình sản xuất một sản phẩm), bản thân nó không chỉ có thể “sản sinh thu   nhập tăng dần”, mà còn có thể mang lại thu nhập tăng dần cho sản xuất của   toàn xã hội. (8) Scot (1991), “Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư tư bản”. Trong tác  phẩm này, nhà kinh tế học người Anh là Scot đã nhấn mạnh tác dụng của đầu   tư tư bản đối với tăng trưởng kinh tế bởi nguồn gốc của tiến bộ kỹ thuật và  tích luỹ  vốn nhân lực, tích luỹ  tri thức là đầu tư  tư  bản. Scot cho rằng, quan   điểm “tăng trưởng đầu ra” quyết định bởi tư  bản và lao động trong kinh tế  học cổ  điển là chính xác và không lỗi thời. Căn cứ  mô thức tăng trưởng của  chủ nghĩa cổ điển, Scot đã dựng lên mô thức tăng trưởng mới. g = gw + gL ; g = aps + Mgw Trong đó: g: Tỉ suất tăng trưởng kinh tế gw: Tỉ suất tăng trưởng tiền lương gL: Tỉ suất tăng trưởng của lực lượng lao động đã điều chỉnh chất lượng
  19. 13 a: Hệ  số tỉ suất khái quát tuyến tính hoặc tỉ suất đầu tư  bình quân hàng  năm p: Tỉ suất tăng trưởng đầu tư s: Tổng mức thu nhập trong tổng số được sinh ra, tức là tỉ suất đầu tư. w: Tỉ suất hiệu quả lao động Mô thức Scot biểu đạt rõ tỉ  suất tăng trưởng kinh tế  được sinh ra chủ  yếu quyết định bởi tỉ  suất tăng trưởng của tỉ  suất đầu tư  tư  bản và tỉ  suất  hiệu quả lao động. Căn cứ mô thức này của Scot và “Mô thức hai ngành” của   Romo, các nhà kinh tế học sau đó đã khái quát sự tác động của yếu tố tiến bộ  kỹ thuật và công nghệ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả đầu tư  và các thành phần khác đóng góp vào tăng trưởng, và gọi yếu tố đó là yếu tố  năng suất tổng hợp (Total Factors Productivity ­ TFP), nhân tố quan trọng nhất   trong tăng trưởng kinh tế hiện đại. Ý nghĩa của mô thức Scot có hai điểm đáng lưu ý: Một là, nêu rõ quan hệ  giữa đầu tư tiền vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là đầu tư tư bản quyết  định tiến bộ kỹ thuật, từ đó để ra sự quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế;   Hai là, đồng thời nhấn mạnh ảnh hưởng quan trọng của tri thức và kỹ thuật đối  với chất lượng lực lượng lao động, tỉ suất hiệu quả lao động trong sự tăng trưởng  kinh tế[65]. 1.1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về  mối quan hệ  giữa chất lượng nguồn   nhân lực với phát triển bền vững KT­XH và phương cách nâng cao CLNNL (1) Altinok (2007), “Human capital Quality and Economic Growth” (Ch ất   lượng vốn con người với tăng trưởng kinh tế). Trong đó, Altinok đã tiến hành  nghiên cứu tương quan giữa chất lượng vốn con người với tăng trưởng kinh   tế, dựa vào một tập hợp các khảo sát quốc tế về đánh giá năng lực học sinh,   được xem là tiêu chí đại diện cho CLNNL, gồm các chỉ tiêu về kỹ thuật, toán  học, các môn khoa học và đọc hiểu. Đây là nghiên cứu đầu tiên về chất lượng  
  20. 14 giáo dục khi sử dụng dữ liệu mảng và sử dụng dữ liệu chéo của 120 quốc gia   trong giai đoạn 1960­2005. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tác động tích cực  của chất lượng giáo dục, CLNNL đến tăng trưởng kinh tế  trong giai đoạn  1960­2000; đồng thời cũng hàm ý về CLNNL trước hết được quyết định bởi   chất   lượng   giáo   dục,   yếu   tố   hàng   đầu   bảo   đảm   tính   bền   vững   của   tăng  trưởng, bảo đảm phát triển bền vững KT­XH của mỗi quốc gia [77]. (2)   Changzheng   Z.Kong   Jin   (2010),   “Effect   of   equity   in   Education   the  quality of economic Growth: evidence from China” (Tác động của giáo dục đến  chất lượng tăng trưởng kinh tế: trường hợp Trung Quốc). Nghiên cứu này dựa  trên số liệu kinh tế vĩ mô từ 1979­2004 để thực hiện kiểm định Granger mối  quan hệ nhân quả giữa sự bình đẳng trong giáo dục và chất lượng tăng trưởng  kinh tế  của Trung Quốc, sau đó xây dựng mô hình hồi quy. Kết quả  nghiên  cứu chỉ  ra rằng sự  bình đẳng trong giáo dục có mối quan hệ  đồng biến với   chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong đó sự bình đẳng trong giáo dục được đo   bằng hệ  số  GINI trong giáo dục và chất lượng tăng trưởng kinh tế  được đo   bằng TFP. Cơ chế tác động được mô tả là: sự bình đẳng trong giáo dục sẽ cải  thiện sự  tích lũy vốn con người, tối  ưu hóa cấu trúc vốn con người, gia tăng   kết quả của đầu tư vào giáo dục và cải thiện các gắn kết xã hội. Tất cả  các   tác động trên cuối cùng đều phản ánh vào hiệu quả của TFP [78]. (3) Malolm Gillis cùng tập thể  tác giả  (1987), “Kinh tế học của sự phát  triển”. Trong cuốn sách này, các tác giả  đã dành phần II của cuốn sách trình  bày về chủ đề nhân lực trong sự phát triển, xác định rõ vai trò hai mặt của con  người trong quá trình phát triển kinh tế: vừa là người được hưởng lợi ích của   sự phát triển, vừa là một tiềm lực sản xuất chính. Đồng thời, các tác giả đã đi   sâu phân tích thị  trường sức lao động thành thị  và nông thôn; đánh giá nguồn   lao động và công việc sử dụng nó, các vấn đề  về  phân bổ  lao động và di cư  trong nước, di cư  quốc tế; các chính sách lao động và thu hút lao động thông 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2