intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

76
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xây dựng khung lý thuyết về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV, phân tích thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHÙNG THANH LOAN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. DƯƠNG ĐĂNG CHINH 2. TS.VŨ ĐÌNH ÁNH HÀ NỘI - 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phùng Thanh Loan
  3. ii MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục các biểu đồ, hình vẽ ........................................................................ ix MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................................................................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................. 12 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 16 1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa ............. 16 1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu .................................................... 17 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 18 1.3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................ 18 1.3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 19 1.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp ................................ 20 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................ 26 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....... 26 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 26 2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ................. 28
  4. iii 2.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................................................................... 30 2.2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 30 2.2.2. Chính sách tài chính ........................................................................ 35 2.2.3. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 37 2.2.4. Nội dung của chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................... 42 2.2.5. Tác động của chính sách tài chính đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................... 50 2.2.6. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 55 2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ..... 58 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 58 2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................... 70 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM .................. 73 3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ..... 73 3.1.1. Phát triển số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................. 73 3.1.2. Phát triển số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................ 79 3.1.3. Phát triển về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...... 83 3.1.4. Phát triển về doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................................... 86 3.1.5. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................. 87 3.1.6. Đánh giá chung về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... 89 3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................................................... 90
  5. iv 3.2.1. Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................. 90 3.2.2. Thực trạng chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................. 94 3.2.3.Thực trạng chính sách tài chính đất đai hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................... 97 3.3. ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI HÀ NỘI ............................................................................................. 99 3.3.1. Mô hình hồi quy kiểm định tác động của chính sách tài chính đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 99 3.3.2. Phân tích tác động của chính sách tài chính đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................ 105 3.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ................. 114 3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 114 3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................ 119 3.4.3. Những nguyên nhân ...................................................................... 124 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .............................. 127 4.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ MỚI.................................................................... 127 4.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước ............................................... 127 4.1.2. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh kinh tế mới ...................................................................................... 131 4.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2030 CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ........................................... 133 4.3. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2030 ................................... 136 4.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................................... 138
  6. v 4.4.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế ........................................... 138 4.4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng ..................................... 142 4.4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính đất đai ........................ 148 4.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .......................................................... 150 4.5.1. Đối với chính sách thuế ................................................................ 150 4.5.2. Đối với chính sách tín dụng .......................................................... 152 4.5.3. Đối với chính sách tài chính đất đai .............................................. 155 4.5.4. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................... 157 4.5.5. Đối với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ................. 161 KẾT LUẬN.................................................................................................... 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................. 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 166 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 174
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực thương mại Tự do ASEAN APEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu BLTD : Bảo lãnh tín dụng DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa GDP : Tổng sản phẩm nội địa GTGT : Giá trị gia tăng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NSNN : Ngân sách nhà nước OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ủy ban Châu Âu .......... 26 Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của World Bank ...... 27 Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ............ 28 Bảng 2.4. Ngưỡng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận danh nghĩa trong hệ thống thuế khoán của Italya ........................................................ 62 Bảng 2.5. Ngưỡng doanh thu hàng năm để kê khai và nộp thuế GTGT tại một số quốc gia ...................................................................... 63 Bảng 3.1. Số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới theo quy mô vốn ......... 74 Bảng 3.2. Số lượng và tỷ trọng DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo quy mô lao động ......................................................... 76 Bảng 3.3. Số DNNVV đang hoạt động phân theo quy mô lao động và hình thức sở hữu năm 2016 ........................................................ 77 Bảng 3.4. Số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ...................................................... 78 Bảng 3.5. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo quy mô doanh nghiệp ......................................... 80 Bảng 3.6. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp ....................................... 81 Bảng 3.7. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ...................................................... 82 Bảng 3.8. Nguồn vốn của DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm ................ 84 Bảng 3.9. Tài sản cố định và đầu tư tài chính của DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm ........................................................................... 85 Bảng 3.10. Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của DNNVV giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................. 86 Bảng 3.11. Kết quả kiểm định thang đo ........................................................ 100 Bảng 3.12. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................... 102
  9. viii Bảng 3.13. Mô tả mô hình ............................................................................. 103 Bảng 3.14. Kiểm định ANOVA .................................................................... 103 Bảng 3.15. Hệ số hồi quy .............................................................................. 104 Bảng 3.16. Đánh giá của doanh nghiệp về chính sách cho thuê đất ............. 106 Bảng 3.17. Đánh giá của DNNVV về giá đất ............................................... 107 Bảng 3.18. Đánh giá của doanh nghiệp về chi phí đất đai/mặt bằng sản xuất kinh doanh ......................................................................... 107 Bảng 3.19. Chỉ số tiếp cận đất đai của Hà Nội theo PCI 2017 ..................... 108 Bảng 3.20. Đánh giá của doanh nghiệp về những khó khăn của chính sách thuế.................................................................................... 112 Bảng 3.21. Thuế và các khoản phải nộp NSNN của DNNVV giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................................... 114 Bảng 3.22. Đánh giá của DNNVV ở Hà Nội về chính sách thuế TNDN ..... 115 Bảng 3.23. Đánh giá của DNNVV ở Hà Nội về chính sách thuế GTGT ..... 115 Bảng 3.24. Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV/dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế giai đoạn 2012 - 2017 ................................................... 121 Bảng 3.25. Giá thuê đất, thuê nhà xưởng trung bình các khu công nghiệp Đông Nam Bộ năm 2017 .............................................. 123 Bảng 3.26. Giá thuê đất, thuê nhà xưởng trung bình các khu công nghiệp Bắc Bộ năm 2017 .......................................................... 123 Bảng 4.1. Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với Thế giới và khu vực giai đoạn 2012 - 2017 ............................................................... 127 Bảng 4.2. Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp siêu nhỏ giai đoạn 2012- 2016 ....................................................................... 139 Bảng 4.3. Kiến nghị tiếp tục định hướng ưu tiên cấp tín dụng cho DNNVV... 144 Bảng 4.4. Kiến nghị NHTM phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV .................................................................................... 154
  10. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2012 - 2017 ................................................................................. 73 Biểu đồ 3.2. Số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm ..................................................................................... 75 Biểu đồ 3.3. Số lượng lao động trong DNNVV tại thời điểm 31/12 hàng năm ..... 80 Biểu đồ 3.4. Các yếu tố cản trở khả năng tiếp cận đất đai/mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................... 105 Biểu đồ 3.5. Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ngân hàng ..... 109 Biểu đồ 3.6. Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng ưu đãi ........ 110 Biểu đồ 3.7. Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện bảo lãnh tín dụng ...... 111 Biểu đồ 3.8. Dư nợ tín dụng DNNVV Việt Nam.......................................... 117 Biểu đồ 3.9. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân ..................................... 117 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 ............... 128 Biểu đồ 4.2. Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 ........................ 129 Biểu đồ 4.3. Đề xuất giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính đất đai cho doanh nghiệp... 149 Biểu đồ 4.4. Đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính đất đai ..................... 156 Biểu đồ 4.5. Đề xuất công khai, minh bạch thị trường đất đai ..................... 156 Hình 2.1. Khung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 38
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đó là hoạt động trong mọi ngành nghề lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và phân bố rộng khắp cả thành thị và nông thôn; có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường; có khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã theo thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, là nhu cầu vốn đầu tư ít và sử dụng nguyên, vật liệu sẵn có của địa phương, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhanh. Vai trò của các DNNVV đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận khi ở hầu hết các quốc gia loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp; thu hút một lực lượng lao động lớn; đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV đều có những hạn chế, yếu kém đó là: thiếu vốn và khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức; trình độ kỹ thuật - công nghệ, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ quản lý thấp; thiếu thông tin, hoạt động trong một phân khúc thị trường nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Cùng chung những đặc điểm với các DNNVV trên thế giới, trong giai đoạn 2011 - 2015 khối DNNVV Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 25% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đóng góp gần 50% vào tăng trưởng kinh tế hàng năm [5, tr.65]. Các DNNVV ở Việt Nam không chỉ nhỏ bé về quy mô vốn, thiết bị công nghệ giản đơn lạc hậu, lao động trình độ thấp, phần đông không được đào tạo bài bản, năng lực cạnh tranh yếu mà tư duy kinh doanh còn hạn chế - đây là điều đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nền kinh tế thế giới, điều này đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên, đứng vững trong một môi trường kinh doanh mới. Trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành các chính
  12. 2 sách hỗ trợ phát triển DNNVV song kết quả thực hiện các chính sách còn hạn chế, các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Một số nguyên nhân dẫn đến các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa thực sự phát huy hiệu quả như mong đợi đó là: hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV còn phân tán, quy mô chưa đủ lớn, thiếu trọng tâm, thiếu nhất quán; doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực của thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém; DNNVV chưa nhận được sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai). Trước thực trạng đó đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách cụ thể để hỗ trợ các DNNVV đặc biệt là các chính sách tài chính giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển. Do vậy, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, điều tra ghi nhận những đánh giá từ phía doanh nghiệp về các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được thực hiện để hoàn thiện các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV Việt Nam phù hợp với môi trường kinh tế mới. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV, phân tích thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án phải hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: - Hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV; tìm hiểu bài học kinh nghiệm về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
  13. 3 - Nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017; đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã xác định, phạm vi nghiên cứu của luận án đó là: - Về nội dung chính sách tài chính: luận án sẽ đi sâu nghiên cứu những chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động của DNNVV đó là: chính sách thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT)), chính sách tín dụng, chính sách tài chính đất đai (tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). - Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu lấy đối tượng là các DNNVV ở Việt Nam. Để làm rõ hơn sự tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV luận án tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình đối với các DNNVV trên phạm vi địa bàn Thành phố Hà Nội, đây là một trong hai địa phương có số lượng DNNVV tập trung đông nhất trên cả nước hiện nay. - Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá sự tác động của các chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV trong giai đoạn 2012 - 2017, các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận:Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận cơ bản về DNNVV, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV, tác động của
  14. 4 chính sách tài chính đến sự phát triển của DNNVV trong đó tập trung vào ba chính sách bộ phận là chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tài chính đất đai. Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017. Trong đó tập trung phân tích chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tài chính đất đai hỗ trợ phát triển DNNVV. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được của chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV đó là:chính sách thuế đã có những thay đổi tích cực theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, đã có những ưu đãi thuế cho DNNVV trong giai đoạn khó khăn, số thuế và các khoản đóng góp NSNN của DNNVV tăng lên; khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của DNNVV được cải thiện so với trước đây; những thay đổi của chính sách tài chính đất đai đã góp phần giải quyết khá hiệu quả vấn đề đất đai/mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại như: chính sách ưu đãi thuế đối với DNNVV còn nhỏ lẻ, cơ chế khuyến khích của chính sách thuế đối với các DNNVV chưa đủ mạnh; tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV/dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế có xu hướng giảm dần, các DNNVV chưa vay được vốn tín dụng ưu đãi, BLTD còn gặp nhiều khó khăn; chính sách tài chính đất đai chưa có cơ chế phù hợp để tăng khả năng tiếp cận đất/mặt bằng kinh doanh của DNNVV thông qua hình thức cho thuê đất, chi phí thuê đất/nhà xưởng trong các khu/cụm công nghiệp cao. Luận án đã phân tích và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất hai nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam đến năm 2030 và nhóm giải pháp về các điều kiện thực hiện.
  15. 5 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam
  16. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam các nghiên cứu về sự phát triển của DNNVV và các chính sách tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV đã được một số nhà nghiên cứu thực hiện. Có thể chia các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án thành ba nhóm chính sau đây: Thứ nhất, các nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của khu vực DNNVV trong nền kinh tế, khẳng định tính tất yếu của việc phát triển DNNVV. Sách chuyên khảo “Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [26]. Các tác giả đã nghiên cứu về thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong những năm 90, khẳng định tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển của đất nước. Trong nghiên cứu này, các tác giả cũng đánh giá sự ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập vào ASEAN đến hoạt động của DNNVV. Sách chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà chủ biên [45]. Nghiên cứu đã hệ thống các kinh nghiệm phát triển DNNVV ở Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hungary và rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển DNNVV. Sách chuyên khảo“Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Trường Sơn [37] nghiên cứu đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là sự phát triển lý luận và các nghiên cứu chuyên sâu về các đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ
  17. 7 và vừa xuất phát từ cấu trúc bên trong của doanh nghiệp; các nghiên cứu phát hiện và lượng hóa các nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp thông qua việc khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp hiện tại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập và đi sâu phân tích, giải quyết các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập như vấn đề áp dụng quản trị công ty, việc tạo lập quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vấn đề tiếp cận nguồn lực kinh doanh, đặc biệt là nguồn tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng đi sâu bàn luận và giải quyết vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” của Phạm Văn Hồng [15] nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển DNNVV, thực trạng phát triển DNNVV ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ hội và thách thức đặt ra với các DNNVV. Luận án đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nhằm phát triển DNNVV như: đẩy mạnh tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp, cải cách hành chính, hoàn thiện chính sách tài chính - tín dụng, hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV. Luận án tiến sĩ “Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2003 - Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” của Mẫn Bá Đạt [9], nghiên cứu về cơ sở lý luận phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Bằng phương pháp thống kê, phân tích tác giả luận án đã làm rõ thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997 - 2003 và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
  18. 8 Luận án tiến sĩ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO” của Thái Văn Rê [35], nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DNNVV trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam; tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến DNNVV. Luận án cũng nghiên cứu thực trạng DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005 - 2010 từ đó đề xuất các giải pháp phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố đến năm 2020. Giải pháp phát triển DNNVV nhìn từ góc độ doanh nghiệp - nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV và các giải pháp phát triển DNNVV nhìn dưới góc độ phía ngoài doanh nghiệp như: cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tiếp cận đất đai, tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV, khuyến khích DNNVV tham gia vào các chương trình liên kết ngành và liên kết vùng, nâng cao hiệu quả điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp DNNVV phát triển. Thứ hai,các nghiên cứu về các chính sách tài chính của Nhà nước có tác động đến hoạt động của DNNVV. Sách chuyên khảo“Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Hồ Xuân Phương [30] đã chỉ rõ vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, vai trò của chính sách tài chính trong việc phát triển DNNVV. Phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn 1997 - 2002 và đề xuất một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách tài chính phát triển DNNVV tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Sử dụng các công cụ tài chính để khuyến khích và định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Bạch Đức Hiển [12]. Nghiên cứu đã làm rõ vai trò của DNNVV trong nền kinh tế; lý luận và thực trạng về sử dụng công cụ tài chính: thuế, tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín dụng (BLTD), đầu tư và tài trợ trong việc khuyến khích và định hướng phát triển đối với các doanh nghiệp này.
  19. 9 Luận án tiến sĩ “Tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ đến sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” của Trần Thị Vân Hoa [14]. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của các chính sách của Chính phủ đến sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và phương pháp phân tích tác động qua lại giữa Chính phủ và doanh nghiệp, nghiên cứu đã đánh giá sự tác động của các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của DNNVV. Nghiên cứu rút ra kết luận về các chính sách có tác dụng rõ nét nhất đến DNNVV đó là: chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, chính sách tài chính tín dụng và chính sách đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của các chính sách này là không đồng đều trên tất cả các ngành và loại hình doanh nghiệp. Luận án tiến sĩ “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Thiện Phong [25], đã hệ thống hóa lý luận về DNNVV và chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV. Thống kê, phân tích thực trạng tài chính các DNNVV ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính (chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách phát triển thị trường, chính sách phát triển thị trường tài chính) và các chính sách có liên quan hỗ trợ phát triển các DNNVV trên địa bàn. Luận án tiến sĩ “Các giải pháp tài chính - kế toán để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Hà Quý Sáng [36], nghiên cứu về các tiêu thức phân loại DNNVV, ưu thế và hạn chế của DNNVV trong hoạt động kinh doanh. Luận án phân tích thực trạng phát triển DNNVV; thực trạng chính sách tài chính (chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, chính sách chi ngân sách) và chính sách kế toán (chế độ kế toán, công tác tổ chức và chuẩn mực kế toán) đối với phát triển DNNVV. Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính, kế toán để phát triển DNNVV.
  20. 10 Luận án tiến sĩ “Phát huy vai trò của nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”của Lê Quang Mạnh [21], chứng minh vai trò quan trọng của Nhà nước trong phát triển DNNVV. Luận án đã chỉ ra 2 nhóm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV đó là nhân tố nội tại như: năng lực quản lý, trình độ công nghệ, lao động, vốn,… và nhân tố bên ngoài như: môi trường kinh tế, môi trường hành chính- pháp lý, sự phát triển của các thị trường. Luận án sử dụng mô hình phân tích đa nhân tố được phát triển dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để đánh giá cụ thể hiệu quả từng can thiệp của Nhà nước đến sự tăng trưởng của DNNVV và rút ra kết luận: môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận nguồn vốn là 2 yếu tố ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phát triển của DNNVV. Từ đó, tác giả đã đề xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể để phát triển DNNVV trong đó nhấn mạnh tới vai trò của Nhà nước trong việc tạo dựng và duy trì một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV hoạt động, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cần được xem xét và thiết kế cẩn thận hạn chế sự bóp méo thị trường. Luận án tiến sĩ “Tác động của một số công cụ tài chính vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Việt Nga [22], nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của DNNVV. Từ kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy năng lực cạnh tranh của DNNVV được thể hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng; từ huy động nguồn lực, sử dụng nguồn lực đến chiếm lĩnh thị trường. Năng lực cạnh tranh của DNNVV chịu tác động của các công cụ tài chính vĩ mô như công cụ thuế, công cụ tín dụng nhà nước, công cụ tỷ giá và công cụ chi ngân sách. Các công cụ này đã có những tác động tích cực nhất định đến năng lực cạnh tranh của DNNVV tuy nhiên tác động của các công cụ này mới dừng lại ở mức độ giảm bớt bất lợi chứ chưa tạo được những tác động hỗ trợ. Luận án cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2