Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
lượt xem 14
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu, có căn cứ khoa học rõ ràng nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam định hướng năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NGUYÔN V¡N HåI CHÝNH S¸CH TRî GIóP X· HéI TRONG CH¡M SãC SøC KHáE T¢M THÇN T¹I VIÖT NAM Chuyªn ngµnh : khoa häc qu¶n lý M· sè : 62340410 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ VÂN ANH PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH Hµ Néi - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận án Nguyễn Văn Hồi
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌN VẼ PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ................. 6 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần ........................................ 6 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần .......... 8 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần ..... 10 1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 15 1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần ...................................... 15 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ........ 16 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần ..... 18 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 20 1.3.1. Một số vấn đề đạt được sự nhất trí cao ...................................................... 20 1.3.2. Khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo ............................................... 21 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN ..... 22 2.1. Trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .................................... 22 2.1.1. Sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần ................................... 22 2.1.2. Trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.................................... 26 2.2. Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .................. 31 2.2.1. Khái niệm chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .. 31 2.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ..................................................................................................... 33 2.2.3. Chủ thể và đối tượng của chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ..................................................................................................... 36 2.2.4. Các chính sách bộ phận của chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ..................................................................................................... 38 2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ..................................................................................................... 42
- 2.3. Kinh nghiệm về chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại một số nước trên thế giới ....................................................................... 45 2.3.1. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Mỹ ........................................ 45 2.3.2. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Úc ......................................... 47 2.3.3. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Thụy Điển ............................. 49 2.3.4. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Pháp ...................................... 51 2.3.5. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Châu Phi ............................... 53 2.3.6. Chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Châu Á .................................. 54 2.3.7. Bài học rút ra cho Việt Nam về chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ............................................................................................... 55 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 58 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 58 3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin .................................................... 60 3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp ...................................... 60 3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin sơ cấp ........................................ 60 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI VIỆT NAM ........ 69 4.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam .............................................................................................................. 69 4.1.1. Thực trạng sức khỏe tâm thần tại Việt Nam .............................................. 69 4.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam ................................... 71 4.2. Thực trạng chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam ......................................................................................................... 74 4.2.1. Chính sách trợ cấp xã hội .......................................................................... 75 4.2.2. Chính sách phát triển cơ sở bảo trợ xã hội ................................................. 84 4.2.3. Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm ................................................... 92 4.2.4. Chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội ..................................... 96 4.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội ......... 102 4.3.2. Đánh giá chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam theo các chính sách bộ phận ............................................................. 117 CHƯƠNG V: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 130 5.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước đến năm 2025 ............................................................. 130
- 5.1.1. Mục tiêu trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước đến năm 2025 ................................................................................................... 130 5.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước đến năm 2025 .............................................................. 132 5.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam ....................................................................................... 133 5.2.1. Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội....................................................... 133 5.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở bảo trợ xã hội ............................. 137 5.2.3. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm ................................ 139 5.2.4. Hoàn thiện chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội .................. 142 5.2.5. Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội145 5.2.6. Một số giải pháp khác ............................................................................. 147 5.3. Một số kiến nghị.......................................................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................. 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa AP Tổ chức từ thiện Đại Tây Dương ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BNTT Bệnh nhân tâm thần BNV Bộ Nội vụ BTXH Bảo trợ xã hội BVTT Bệnh viện tâm thần BYT Bộ Y tế CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần CTXH Công tác xã hội ICD Phân loại quốc tế về Bệnh tật ICF Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe IMF Quỹ tiền tệ quốc tế INGO Tổ chức phi chính phủ nước ngoài LĐTBXH Lao động, thương bình - xã hội NCS Nghiên cứu sinh NCVĐTT Người có vấn đề tâm thần NKT Người khuyết tật
- Chữ viết tắt Ý nghĩa NTT Người tâm thần NGO Tổ chức phi chính phủ PHCN Phục hồi chức năng QLNN Quản lý nhà nước RNTT Rối nhiễu tâm trí RTCCD Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng SKTT Sức khỏe tâm thần TCXH Trợ cấp xã hội TGXH Trợ giúp xã hội TTBTXH Trung tâm bảo trợ xã hội UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc VNGO Tổ chức phi chính phủ trong nước VUSTA Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WHO Tổ chức Y tế thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sự thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khỏe ..................................... 25 Bảng 3.1: Mô tả mẫu thứ nhất ......................................................................... 61 Bảng 3.2: Nội dung điều tra đối với cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội ....... 62 Bảng 3.3: Mô tả mẫu thứ hai ........................................................................... 63 Bảng 3.4: Nội dung điều tra đối với các Trung tâm BTXH và Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần ..................................................................................... 63 Bảng 3.5: Mô tả mẫu thứ ba ............................................................................ 65 Bảng 3.6: Nội dung điều tra đối với các cán bộ, nhân viên làm CTXH ............... 65 Bảng 3.7: Mô tả mẫu thứ tư ............................................................................. 66 Bảng 3.8: Nội dung điều tra đối với các hộ gia đình .......................................... 67 Bảng 4.1: Số người rối loạn tâm trí tại Việt Nam năm 2015 .............................. 70 Bảng 4.2: Tình hình NTT nặng ở Việt Nam năm 2015 ...................................... 71 Bảng 4.3: Tỷ lệ giường bệnh tâm thần: so sánh Việt Nam và một số nước trên thế giới giai đoạn 2010-2015 ................................................................................ 72 Bảng 4.4: Khả năng tham gia công việc nhà và chăm sóc bản thân của đối tượng bệnh nhân tâm thần ......................................................................................... 73 Bảng 4.5: Chế độ trợ cấp hàng tháng (trợ giúp thường xuyên) dành cho NTT ..... 76 Bảng 4.6: Quy trình thực hiện chi TCXH dành cho NTT ................................... 78 Bảng 4.7: Thống kê tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần người được hưởng TCXH thường xuyên giai đoạn 2011-2015 .................................................................. 80 Bảng 4.8: Sự khác biệt giữa “kinh phí được duyệt theo kế hoạch” và kinh phí thực cấp trong dự án CSSKTT cộng đồng của BYT giai đoạn 2011-2015 .................. 81 Bảng 4.9: Định mức chi tiêu trung bình cho cơ sở chăm sóc bệnh nhân tâm thần tuyến tỉnh của một số địa phương trong giai đoạn 2011-2015 ............................ 82 Bảng 4.10: Đánh giá chính sách TCXH đối với NTT theo quan điểm của cán bộ quản lý ........................................................................................................... 84 Bảng 4.11: Quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và PHCN cho NTT, người RNTT giai đoạn 2012-2020 ............................................................................. 87 Bảng 4.12: Ngân sách đầu tư phát triển các cơ sở chăm sóc và PHCN cho NTT, người RNTT giai đoạn 2011-2015 ................................................................... 89 Bảng 4.13: Đánh giá chính sách phát triển cơ sở BTXH theo quan điểm của cán bộ quản lý ...................................................................................................... 92 Bảng 4.14: Ước lượng số bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tâm thần được dạy nghề
- và tạo việc làm trên phạm vi cả nước giai đoạn 2011-2015 ................................ 94 Bảng 4.15: Đánh giá chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho NTT theo quan điểm của cán bộ quản lý .................................................................................. 95 Bảng 4.18: Đánh giá chính sách phát triển các dịch vụ CTXH theo quan điểm của cán bộ quản lý .............................................................................................. 101 Bảng 4.19: Tình hình cán bộ, nhân viên, cộng tác viên CTXH ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ............................................................................................ 104 Bảng 4.20: Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGXH theo quan điểm của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm CTXH ............................... 107 Bảng 4.21: Thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên làm CTXH tại Trung tâm CTXH thuộc Bộ LĐTBXH ............................................................................ 110 Bảng 4.22: Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGXH theo quan điểm của cán bộ quản lý ................................................................ 111 Bảng 4.23: Tình hình NTT được hưởng chính sách TGXH .............................. 112 Bảng 4.24: Diễn biến bệnh tình của đối tượng được hưởng chính sách TGXH .. 113 Bảng 4.25: Tình hình tạo việc làm cho NTT, người RNTT .............................. 114 Bảng 4.26: Đánh giá Mức độ tuân thủ chính sách của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT ................................... 115 Bảng 4.27: Đánh giá mức độ hưởng ứng, tham gia của cộng đồng đối với chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT ................................................................. 116 Bảng 4.28: Đánh giá sự hài lòng của các đối tượng chính sách ........................ 117 Bảng 4.29: Đánh giá mức độ hỗ trợ của chính sách TGXH trong CSSKTT ....... 118 Bảng 4.30: Đánh giá hiệu quả thực thi chính sách TGXH trong CSSKTT ......... 120 Bảng 4.31: Đánh giá mức độ tiếp cận thông tin chính sách TGXH trong CSSKTT .......... 121 Bảng 4.32: Đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của chính sách TGXH trong CSSKTT ...................................................................................................... 122 Bảng 4.33: Đánh giá sự hỗ trợ của cấp trên đối với các cơ sở BTXH trong quá trình thực thi chính sách TGXH trong CSSKTT .............................................. 124 Bảng 4.34: Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT đến gia đình các đối tượng chính sách ................................... 125 Bảng 4.35: Đánh giá tính kinh tế của chính sách TGXH trong CSSKTT........... 126
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT ...................................................... 24 Hình 2.2: Hệ thống TGXH trong CSSKTT ....................................................... 31 Hình 2.3: Cây mục tiêu của chính sách CSSKTT .............................................. 34 Hình 3.1: Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu ...................................... 58 Hình 3.2: Khung lý thuyết nghiên cứu luận án .................................................. 59 Hình 4.1: Những hỗ trợ từ cộng đồng các gia đình hiện nay nhận được .............. 74 Hình 4.2: Hệ thống dịch vụ CTXH ở Việt Nam ................................................ 98 Hình 4.3: Mô hình các dạng dịch vụ CSSKTT của Tổ chức Y tế Thế giới ........ 100 Hình 4.4: Khó khăn của các cán bộ BTXH ..................................................... 107 Hình 4.5: Tình hình NTT được hưởng chính sách TGXH ................................ 113
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) trong chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu và giải pháp về mặt xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Việt Nam hiện nay đang thiếu một chính sách quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần đúng nghĩa. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trong thời gian qua chưa có được một sự gắn nối chặt chẽ giữa hệ thống do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý với hệ thống do Bộ Y tế quản lý, ở cả tầm phát triển các hướng dẫn quy chuẩn quốc gia và thực thi cụ thể ở tuyến địa phương. Việc ra đời Đề án 32 và Đề án 1215 của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tạo một khung cảnh mới thúc đẩy cho sự hợp tác giữa các bên, đặc biệt giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. Với định hướng chăm sóc sức khỏe của Đảng Cộng Sản Việt Nam và khuyến cáo của WHO về CSSKTT ở các nước đang phát triển vào thập niên đầu thế kỷ 21, thì toàn bộ hệ thống đều ở trong tình trạng thiếu hụt đáng kể các nguồn lực cơ bản đáp ứng với yêu cầu CSSKTT ở cả hai loại hình cơ sở BTXH và tại cộng đồng. Trong đó loại hình cơ sở BTXH tuyến tỉnh thuộc tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn lực. Chất lượng nhân lực đạt yêu cầu về nhiệt tình nghề nghiệp, nhưng đội ngũ này hoàn toàn không được đào tạo cơ bản về phương pháp làm việc và kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong chăm sóc và PHCN cho người bệnh tâm thần. Hạ tầng cơ sở không được thiết kế, trang bị và vận hành theo nguyên tắc của một cơ sở chăm sóc và PHCN cho bệnh nhân tâm thần, với quan điểm lấy bệnh nhân là trung tâm phục vụ và đảm bảo tôn trọng quyền cơ bản của người bệnh. Toàn bộ các cơ sở đánh giá đều nằm trongtình trạng thiếu các hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cụ thể, thiếu mối quan hệ và hợp tác chuyên môn giữa các cấp trong hệ thống cũng như với các hệ thống liên quan, đặc biệt với hệ thống do Bộ Y Tế vận hành. Thêm vào đó, nguồn tài chính ở trong tình trạng chỉ có thể đáp ứng với yêu cầu giữ bệnh nhân hơn là chăm sóc và PHCN cho bệnh nhân. Trong 5 năm qua, hệ thống do Bộ LĐTBXH quản lý được vận hành với mục tiêu cụ thể là triển khai thực hiện các Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định 13/2010/NĐ-CP ban hành ngày 27/02/2010 về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH, trong đó có người bệnh tâm thần. Xét đến thời điểm 2011, toàn bộ hệ thống thực hiện tương đối tốt Nghị định 13/NĐ-CP cho bệnh nhân tâm thần. Có khoảng 10.000 người tâm thần nặng đang được chăm sóc và PHCN trong hệ thống các cơ sở BTXH; giải quyết trợ cấp hàng tháng cho 102.210 người năm 2008, tăng lên gần 200.000 người năm 2010. Tuy nhiên, do định nghĩa “người bệnh tâm thần” bị bó hẹp ở đối tượng bệnh nhân 1
- điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, nên sự bỏ lọt đối tượng của bên y tế cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của bên hệ thống LĐTBXH quản lý. Nhìn tổng thể, hệ thống CSSKTT của Bộ LĐTBXH và cả của Bộ Y tế đều mới chỉ tập trung vào nhóm bệnh loạn thần và bỏ lọt các nhóm đối tượng tâm thần phổ biến khác như trầm cảm, lo âu, sang chấn sau stress, rối loạn tâm thần do rượu và đặc biệt các nhóm bệnh tâm thần ở phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, trẻ em và trẻ vị thành niên. Các nội dung trợ giúp khác đặc thù cho người tâm thần chưa được triển khai vì rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính đến từ thiếu vắng hệ thống tuyên truyền hiểu biết trong cả đội ngũ thực thi hệ thống và dân chúng nói chung về kiến thức cơ bản trong dự phòng, điều trị và chăm sóc PHCN cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội trong CSSKTT đang được nâng cấp thông qua hai Đề án quốc gia: “Đề án 32/QĐ-TTg về phát triển nghề công tác xã hội” và “Đề án 1215/QĐ-TTg về trợ giúp xã hội và phục hồi cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020”. Điều này phản ánh một sự chuyển động tích cực từ Bộ LĐTBXH và một quyết tâm chính trị cao của Nhà nước Việt Nam trong hai năm qua vì mục tiêu công bằng và an sinh xã hội nói chung và vì người bệnh tâm thần nói riêng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thiếu hụt trầm trọng các nguồn lực, thiếu sự hợp tác giữa các bộ ngành liên quan và hai Đề án 32 và Đề án 1215 mới ở giai đoạn đầu của tiến trình xác định mô hình, nên tình trạng chung cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể so với thời điểm nhóm. Đứng trước những yêu cầu của đổi mới, đòi hỏi nghiên cứu cũng phải làm rõ các cơ sở khoa học của chính sách trợ giúp xã hội trong CSSKTT tại Việt Nam để có căn cứ rõ ràng cho việc đánh giá thực trạng chính sách. Như vậy, xuất phát từ những lý do đã nêu trên, NCS đã lựa chọn đề tài “Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu luận án tiến sĩ với mục tiêu là tìm kiếm giải pháp hoàn thiện nhóm chính sách này tại Việt Nam trong điều kiện phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu, có căn cứ khoa học rõ ràng nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 2
- 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về chính sách TGXH trong CSSKTT. Xác định những chính sách cơ bản, những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách, đồng thời làm rõ những tiêu chí để đánh giá chính sách. Thứ hai, phân tích thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 (là năm Đề án 1215 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành) đến hết năm 2015. Từ đó, chỉ rõ những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của chính sách, lý giải nguyên nhân dẫn tới những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách. Thứ ba, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam phù hợp với điều kiện nguồn lực trong nước và bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Hệ thống chính sách TGXH trong CSSKTT bao gồm những chính sách bộ phận cơ bản nào? - Các yếu tố nào tác động đến chính sách TGXH trong CSSKTT? - Phương pháp nào được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính sách bộ phận thuộc chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam? - Thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu? - Cần phải có những giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam là một hệ thống các chính sách khá phức tạp, có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ tập trung đi sâu vào 05 chính sách cơ bản sau: 3
- + Chính sách trợ cấp xã hội; + Chính sách phát triển cơ sở bảo trợ xã hội; + Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm; + Chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội; + Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách TGXH trong CSSKTT trên phạm vi toàn quốc. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015; đưa ra quan điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 5. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết về chính sách TGXH trong CSSKTT. Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu và tiến hành phân tích thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015; đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam. Bước 3: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. 6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu với khung nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương III. 7. Các kết quả nghiên cứu 7.1. Về mặt khoa học Luận án bổ sung, làm rõ khung lý thuyết nghiên cứu chính sách TGXH trong CSSKTT dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về vấn đề này, cụ thể là: Thứ nhất, xác định được 05 chính sách bộ phận cơ bản trong chính sách TGXH trong CSSKTT, bao gồm: Chính sách trợ cấp xã hội; Chính sách phát triển cơ sở bảo 4
- trợ xã hội; Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm; Chính sách phát triển các dịch vụ công tác xã hội; Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội. 05 chính sách này là 05 chính sách cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của chính sách TGXH trong CSSKTT. Thứ hai, luận án xác định những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, sự phù hợp của chính sách TGXH trong CSSKTT; từ đó làm cơ sở khoa học trong đánh giá chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam. Thứ ba, luận án xác định 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chính sách TGXH trong CSSKTT, bao gồm: Nhóm yếu tố khách quan; Nhóm yếu tố chủ quan. 7.2. Về mặt thực tiễn Luận án đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế của chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015; Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đến năm 2020. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về chính sách TGXH trong CSSKTT tại Việt Nam. 8. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 05 chương: Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu. Chương II: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Chương III: Phương pháp nghiên cứu. Chương IV: Phân tích thực trạng chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. Chương V: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam. 5
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trên thế giới hiện nay cứ 04 người thì có 01 người mắc phải 01 hay nhiều rối loạn tâm thần hoặc rối loạn hành vi trong suốt cuộc đời. Hiện trên thế giới có khoảng 450 triệu có các rối loạn tâm thần, trong đó 120 triệu bệnh nhân trầm cảm, 50 triệu bệnh nhân động kinh và 40 triệu bệnh nhân tâm thần phân liệt... Ở Việt Nam với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa, và sự phát triển nhanh của tiến bộ kỹ thuật thông tin đã tác động mạnh mẽ đến SKTT. Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy thì có khoảng 15% dân số, tương đương với khoảng 13 triệu người (Bộ Y tế - 2014). Gần đây một số nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ các rối loạn tâm thần khoảng 20 - 30%. Hiện SKTT được WHO xếp hạng thứ 4 trong các vấn đề sức khỏe, dự kiến đến năm 2020 SKTT sẽ được xếp hạng thứ 2 sau các bệnh về tim mạch. Nguyên nhân theo WHO là do những yếu tố sau: điều kiện cuộc sống (nghèo khổ kéo dài), thiếu điều kiện giáo dục, ăn ở, triển vọng công ăn việc làm; công việc quá tải; các thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, xung đột chính trị; và ảnh hưởng của thiên nhiên đặc biệt là sau các thảm họa. Tuy nhiên, đối với các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển một cách toàn diện như Việt Nam thì việc nghiên cứu ban hành và triển khai các chính sách đối với người tâm thần hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Vấn đề này cũng được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước lựa chọn. Trong đó, có thể đề cập đến các nghiên cứu tiêu biểu sau. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần (i) “Bản đồ SKTT 2011 (Mental Health Atlas 2011)” của Tổ chức Y tế thế giới - WHO là một công trình lớn tiêu biểu. Atlas là một dự án mà WHO đã triển khai từ nhiều năm, bắt nguồn từ 2001, sau đó được tiếp tục cập nhật 2005. Atlas 2011 là phiên bản mới nhất hiện nay. Dự án này được chủ trì bởi tổng hành dinh của WHO tại Geneva và được giám sát, điều phối bởi Shekhar Saxena - người phụ trách bộ phận 6
- SKTT trong Tổ chức Y tế Thế giới. (WHO, 2011) Atlas 2011 đã khẳng định những phát hiện từ những công trình trước đó rằng các nguồn lực hiện vẫn không đủ đáp ứng so với sự bùng phát của những rối loạn thần kinh tâm trí. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn lực không đồng đều nhau và khoảng cách giữa nguồn lực và nơi tập trung bệnh là rất lớn tại những nước đang phát triển. Bên cạnh đó, những phát hiện tích cực cho thấy số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần đang giảm đi tại hầu hết các quốc gia. Phát hiện này có thể chỉ ra rằng các nước đang giảm chăm sóc tập trung mà thay thế bằng chăm sóc tại cộng đồng theo đúng khuyến cáo của WHO. (ii) “Chương trình hành động SKTT 2013-2020” (công bố tháng 5/2013) của WHO. Trong đó, WHO nhấn mạnh: “Các yếu tố ảnh hưởng tới SKTT không chỉ bao gồm các đặc điểm cá nhân như khả năng kiểm soát tư duy, cảm xúc, hành vi và tương tác với người khác, mà còn bao gồm các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, và môi trường, như chính sách quốc gia, bảo trợ xã hội, mức sống, điều kiện làm việc, và các trợ giúp xã hội từ cộng đồng”. WHO và hầu hết các nước đều thừa nhận sự ưu việt của mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng và ủng hộ việc xây dựng một hệ thống CSSKTT toàn diện trong đó có chăm sóc xã hội song song với chăm sóc y tế, thường thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care) và qua hệ thống cơ sở y tế cộng đồng. (WHO, 2013) (iii) Văn bản “Hướng dẫn về SKTT và trợ giúp tâm lý - xã hội” của WHO năm 2007. WHO đưa ra định nghĩa trợ giúp tâm lý xã hội trong SKTT là “bất cứ hoạt động hỗ trợ nào từ địa phương hoặc bên ngoài, với mục đích bảo vệ và tăng cường sức khỏe tâm lý - xã hội và/hoặc ngăn ngừa, điều trị các rối loạn tâm thần”. Các chính sách này cung cấp các dịch vụ trợ giúp trong một số lĩnh vực chính: Trị liệu, tư vấn tâm lý - xã hội; Trợ giúp về giáo dục - đào tạo; Lao động - việc làm - thu nhập; Nhà ở - chăm sóc tại gia; Giao thông - đi lại; Giải trí - nghệ thuật - vui chơi - thể dục thể thao; Hòa nhập xã hội. (WHO, 2007) (iv) Bài viết “SKTT Thế giới: Một năm nhìn lại”của tác giả Vikram Patel và cộng sự, đăng trên tạp chí Lancet, số 372, năm 2008. Trong bài viết này, các tác giả điểm lại phản ứng của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các nhà nghiên cứu, và người thực hành trong lĩnh vực SKTT một năm sau khi Tạp chí Lancet đăng một loạt 5 bài về tình trạng CSSKTT trầm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo các tác giả, chỉ trong 1 năm, sự chú ý đến SKTT đã tăng nhiều; các tổ chức quốc tế như WHO và các chính phủ đã sử dụng các dữ liệu mà Lancet cung cấp để xây dựng chính sách, chương trình CSSKTT. Một trong các chiến lược mà các xã hội sử dụng để có thể nhân rộng dịch vụ CSSKTT 7
- là các dịch vụ trợ giúp xã hội, bao gồm: thúc đẩy các hình thức hỗ trợ nhà ở, việc làm, liên kết xã hội, hòa nhập người bệnh tâm thần vào cộng đồng, xây dựng các chương trình CSSKTT trong trường học, bao gồm cả các chương trình phát hiện sớm lẫn giáo dục SKTT cho trẻ em, giám sát sự tôn trọng nhân quyền cho người bệnh tâm thần, vận động quyền cho người bệnh tâm thần... (Vikram Patel, 2007) (v) Nghiên cứu “Reform of the MOLISA Centres for persons with severe mental disorders”của tác giả Harry Minas năm 2009, đã đề cập rối loạn tâm thần là một bệnh có thể chẩn đoán được, nó gây nên những biến đổi căn bản về tư duy, cảm xúc và hành vi và làm suy yếu năng lực làm việc và năng lực thực hiện các quan hệ cá nhân thông thường của người bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có nhiều loại khác nhau của rối loạn tâm thần, một số thể loại thường gặp như các rối loạn trầm cảm, lo âu, một số không thường gặp lắm như bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc; tuy nhiên tất cả các bệnh tâm thần đều gây suy giảm chức năng trầm trọng đối với người bệnh, điều này thường ít khi được những người chưa bao giờ mắc bệnh tâm thần coi trọng. (Harry Minas, 2009) (vi) Bài viết “SKTT và chương trình nghị sự thế giới”của các tác giả Anne Becker và Arthur Kleinman, đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine, tháng 7 năm 2013. Bài này là một bản tổng kết các kết quả nghiên cứu mới nhất về SKTT thế giới trong những năm gần đây và chỉ ra chương trình nghị sự trong thời gian tới. Nổi bật nhất, các tác giả chỉ ra hơn 75% người có các rối loạn tâm thần nặng ở các nước chậm phát triển không được điều trị, đặc biệt ở các nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình. Các tác giả cũng chỉ ra ở các nước này thiếu trầm trọng đội ngũ nhân lực làm việc trong CSSKTT và mô hình chăm sóc tại các bệnh viện (chủ yếu là khám, phát thuốc) vừa “không thực tế” vừa “không hợp lý”. Các tác giả cho rằng cần phát triển mô hình chăm sóc hợp tác (collaborative care) trong cộng đồng, có phân bổ trách nhiệm, chia sẻ công việc giữa các nhân viên khác nhau - bác sĩ, nhà tâm lý, y tá, trị liệu việc làm, nhân viên CTXH. Đây cũng là các khuyến cáo của WHO và là mô hình mà các nước phát triển đang hướng tới. (Anne Becker và Arthur Kleinman, 2013) 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần (i) Báo cáo “Lồng ghép SKTT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu” (xuất bản năm 2008) và báo cáo “Cải thiện hệ thống y tế và dịch vụ SKTT” (xuất bản năm 2009) của WHO kết luận rằng có một nghịch lý trong việc cung cấp dịch vụ CSSKTT trên thế giới, đó là: ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, lẽ ra người có vấn đề về SKTT nên nhận được điều trị thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care) thì họ lại thường được điều trị ở các cơ sở CSSKTT chuyên biệt. Trong khi đó, ở 8
- các nước phát triển (Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha), số người được chăm sóc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ngang với số được chăm sóc ở hệ thống chuyên biệt. (WHO, 2008, 2009) (ii) Tài liệu “Lồng ghép SKTT vào chăm sóc sức khỏe ban đầu”của WHO xuất bản năm 2008. Trong tài liệu này, WHO trình bày các cơ sở lý luận cho việc lồng ghép CSSKTT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; và minh họa bằng các chương trình lồng ghép ở 11 quốc gia khác nhau (Argentina, Úc, Belize, Brazil, Chile, Ấn Độ, Uganda, Nam Phi, Anh, Ả Rập Xê Út, vv...). Trong khuyến nghị về cách thức lồng ghép ở mỗi nước, WHO khẳng định rằng CSSKTT qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu phải bao gồm cả các dịch vụ y tế lẫn các dịch vụ trợ giúp xã hội, phải có sự phối hợp để chuyển tuyến, giới thiệu người bệnh từ các cơ sở y tế tới các dịch vụ can thiệp tâm lỹ xã hội và dịch vụ cộng đồng khác nhau. (WHO, 2008) (iii) Nghiên cứu “Mental health, Pearson Education Inc-Allyn and Bacon” của các tác giả Jerry L.Johnson và George Grant, Jr năm 2005. Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp đã chuyển hướng xây dựng các Trung tâm tâm thần lớn tập trung hàng mấy ngàn giường thay thế bằng xu hướng phân tán ra nhiều trung tâm quy mô nhỏ ở các địa phương để làm cho việc điều trị, chăm sóc và PHCN cho người bệnh tâm thần gần gũi với cộng đồng và gia đình hơn. Đó là các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, trợ giúp học nghề, việc làm, giải quyết trợ cấp xã hội và trợ giúp khác tại cộng đồng. (Jerry L. Johnson và George Grant. Jr, 2005) (iv) Bài viết “SKTT ở Malaysia: Lịch sử, vấn đề hiện tại và hướng phát triển tương lai” của các tác giả Sheu Tsuey Chong, M. S. Mohamad, và A. C. Er, đăng trên tạp chí Asian Social Sciences, Số 9, quyển 6, năm 2013. Các tác giả cho biết, Malaysia đã có các Luật SKTT từ đầu thế kỷ 20 dựa trên các luật của Anh và Ấn Độ. Năm 2001, Bộ Y tế Malaysia đưa ra Luật SKTT Quốc Gia. Trong Luật này, Malaysia bắt đầu đưa các hoạt động trị liệu tâm lý xã hội vào CSSKTT để bù đắp cho hướng điều trị tập trung chủ yếu vào khám và phát thuốc trước đây. Tuy nhiên, các tác giả không chỉ rõ các dịch vụ trợ giúp xã hội tại cộng đồng là gì, nên được thực hiện như thế nào ở Malaysia. (Sheu Tsuey Chong và ctv, 2013). (v) Báo cáo “Mental health and integration - Provision for supporting people with mental illness: A comparison of 15 asia pacific countries” theo The Economist Intelligence Unit (EIU) (2016). EIU đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ cam kết của 15 quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong vấn đề chăm sóc người tâm thần tại các quốc gia này. Báo cáo tập trung vào kết quả nghiên cứu Chỉ số tích hợp y tế tâm thần Châu Á - Thái Bình Dương. Trên cơ sở các bài học từ Chỉ số 9
- hội nhập sức khoẻ tâm thần Châu Âu năm 2014 của EIU, so sánh mức độ nỗ lực của mỗi nước trong việc thực hiện các chỉ số liên quan đến việc hội nhập các cá nhân mắc bệnh tâm thần vào xã hội. 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần (i) Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chính sách SKTT” của WHO (xuất bản năm 2004) đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các nước để xây dựng chính sách SKTT và kế hoạch SKTT. Về chính sách SKTT, tài liệu này chỉ ra 7 bước cơ bản để xây dựng chính sách là: (1) Đánh giá nhu cầu trong dân số, (2) Thu thập bằng chứng về các chiến lược hiệu quả, (3) Mời tư vấn và thương lượng, (4) Trao đổi với các quốc gia khác, (5) Đặt ra tầm nhìn, giá trị, nguyên lý và mục tiêu cho chính sách, (6) Xác định các lĩnh vực hành động, (7) Xác định vai trò và trách nhiệm chính của các thành phần khác nhau. Trong tài liệu này, WHO khẳng định rằng chỉ có một vài nước có chính sách xã hội trong đó có đề cập riêng biệt tới SKTT, và thường thì tập trung vào việc thúc đẩy hiểu biết xã hội về SKTT. Ở một số nước, chính sách TGXH nằm dưới dạng quy định về ngân sách khung ở cấp Trung ương cho các dịch vụ xã hội hoặc dịch vụ y tế; và để cho các cấp địa phương xin ngân sách rồi tự xây dựng chương trình TGXH. Chính vì thế, tuy không có chính sách TGXH rõ ràng nhưng các dịch vụ và chương trình TGXH cho nhóm đối tượng có vấn đề về SKTT thì tồn tại ở hầu hết các nước và rất đa dạng, nhất là các nước có thu nhập cao. (WHO, 2004) (ii) Báo cáo “Bản đồ SKTT thế giới” của WHO (xuất bản năm 2011) cho biết ở 184 nước thì 110 nước (gần 60%) có chiến lược hoặc chính sách quốc gia về SKTT dù mức độ phát triển của các chính sách này khác nhau - có nước có chính sách chi tiết và cập nhật, có nước vẫn dùng chính sách đã xây dựng từ thập kỷ 60. Trong tổng số này, khoảng 77% các nước có thu nhập cao có chính sách quốc gia, so với tỷ lệ 50% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Tương tự, xét về mặt luật pháp, 77% các nước thu nhập cao có luật về SKTT trong khi chỉ có 38% các nước thu nhập thấp và 47% các nước có thu nhập trung bình thấp có luật về SKTT. Tuy nhiên, trong báo cáo này không đề cập đến chính sách TGXH. Báo cáo này cũng khẳng định nếu xét riêng về chính sách TGXH trong chăm SKTT, hầu hết các nước không có văn bản pháp luật hay chính sách riêng biệt cho vấn đề này, mà thường nằm rải rác trong các văn bản chung về các vấn đề xã hội có liên quan đến ngườ có vấn đề về SKTT, ví dụ như thông qua luật giáo dục, luật về người khuyết tật, luật ASXH, luật bảo hiểm xã hội, luật trợ giúp người nghèo và người cao tuổi, các văn bản về nhân quyền, v.v... (WHO, 2011) (iii) Bài viết “Cải cách dịch vụ SKTT ở Nhật”của các tác giả Hiroto Ito và Lloyd Sederer, đăng trên tạp chí Harvard Review of Psychiatry, số 7, quyển 4, năm 1999. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn