intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

178
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đã góp phần xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất. Cụ thể là: Trên cơ sở tổng hợp khái niệm việc làm và khái niệm chính sách công nói chung, luận án đưa ra khái niệm chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất; xây dựng cây mục tiêu và một số tiêu chí để đánh giá chính sách, xác định các chính sách bộ phận quan trọng nhất của chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đât. Luận án đã chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN VĂN THẮNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62340101 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. LÊ DU PHONG Hà Nội - 2014
  2. i LỜI CAM ðOAN Tác giả xin cam ñoan ñây là công trình khoa học ñộc lập của mình. Những số liệu và nội dung ñược ñưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung của luận án chưa từng ñược công bố ở cả trong và ngoài nước. Người cam ñoan Nguyễn Văn Thắng
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN ............................................................................................................ i MỤC LỤC....................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT............................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ....................................................................... vii LỜI MỞ ðẦU ................................................................................................................. ii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤTError! Bookmark not defined. 1.1. VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤTError! Bookmark not defined. 1.1.1. Thanh niên nông thôn .........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Việc làm của thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất .........................................16 1.2. CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT ..........................................................2Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất ..........................................................................2Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí ñánh giá chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất ..................................................................................................22 1.2.3. Các chính sách bộ phận ......................................................................................29 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT ....................................................42 1.3.1. Các yếu tố chính trị - pháp lý..............................................................................43 1.3.2. Các yếu tố kinh tế ...............................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Các yếu tố văn hóa xã hội...................................Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ..........Error! Bookmark not defined.
  4. iii 1.4. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ðÔ THỊ HÓA...........................................................................46 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ........................................................46 1.4.2. Kinh nghiệm của Bắc Ninh.................................Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................Error! Bookmark not defined. 1.4.4. Bài học rút ra cho chính quyền thành phố Hà NộiError! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 1...........................................................................................................59 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined. 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Khung lý thuyết ñể nghiên cứu ñề tài .................................................................60 2.1.2. Quy trình nghiên cứu tiếp cận từ lý luận ñến thực tiễnError! Bookmark not defined. 2.1.3. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu nghiên cứuError! Bookmark not defined. 2.1.4. Kỹ thuật sử dụng ñể xử lý số liệu .......................Error! Bookmark not defined. 2.2. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................65 2.2.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng ñến việc làm . Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Khái quát tình hình thanh niên và gia ñình thanh niên vùng thu hồi ñất trên ñịa bàn Hà Nội qua xử lý tài liệu ñiều tra khảo sát ..Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2...........................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: ðÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI..Error! Bookmark not defined. 3.1. THỰC TRẠNG THU HỒI ðẤT VÀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT TRÊN ðỊA BÀN HÀ NỘIError! Bookmark not defined.
  5. iv 3.1.1. Tình hình thu hồi ñất và mất việc làm do thu hồi ñất trên ñịa bàn Hà Nội Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Tình hình chuyển ñổi nghề của thanh niên nông thôn ở Hà Nội sau khi bị thu hồi ñất ……………………………………………………………………….............78 3.1.3. Kết quả giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất trên ñịa bàn Hà Nội ..........................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI QUA ðIỀU TRA, KHẢO SÁT ............................................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Chính sách ñào tạo nghề .....................................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi ñất ....................................................95 3.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên ñể tìm và tự tạo việc làm ................99 3.2.4. Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp và làng nghề nông thôn trên ñịa bàn ñể tạo việc làm tại chỗ............................Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Chính sách xuất khẩu lao ñộng nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất ..........................................Error! Bookmark not defined. 3.3. ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI ........................106 3.3.1. ðánh giá kết quả thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi ñất của Hà Nội ..........................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Hạn chế của chính sách việc làm thanh niên vùng thu hồi ñất Hà Nội ...... Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Phân tích các yếu tố tác ñộng ñến việc làm của thanh niên vùng thu hồi ñất qua số liệu ñiều tra, khảo sát ...................................................................................113 3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất ........................................................................................117 Tiểu kết chương 3...........................................................Error! Bookmark not defined.
  6. v CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI.............................................................................................................126 4.1. QUAN ðIỂM VÀ ðỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI ðẾN NĂM 2020...............................................................................................126 4.1.1. Quan ñiểm của chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất…………………………………………………………………………......126 4.1.2. ðịnh hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất ở Hà Nội ñến năm 2020 .......................................................................126 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN VÙNG THU HỒI ðẤT CỦA HÀ NỘI .........132 4.2.1. Hoàn thiện chính sách ñào tạo nghề cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất ..........................................................................................................................134 4.2.2. Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi ñất ñể tạo ñiều kiện giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn .........................................................141 4.2.3. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên nông thôn tìm và tự tạo việc làm.............................................................................................................144 4.2.4. Hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp và làng nghề nông thôn trên ñịa bàn ñể tạo việc làm tại chỗ .........................................................146 4.2.5. Hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao ñộng nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên vùng thu hồi ñất ........................................................................................151 4.3. KIẾN NGHỊ CÁC ðIỀU KIỆN ðỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ......153 4.3.1. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ trong bộ máy chính quyền ......153 4.3.2. Tăng cường vai trò của tổ chức ðoàn Thanh niên ...........................................154 4.3.3. Sự tham gia tích cực của doanh nghiệp trên ñịa bànError! Bookmark not defined. 4.3.4. Thái ñộ sẵn sàng và tính năng ñộng của thanh niên nông thôn - ñối tượng trực tiếp của chính sách việc làm .............................................................................155
  7. vi 4.3.5. Bảo ñảm ñủ nguồn lực tài chính cho thực hiện chính sách việc làm ......... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 4.........................................................................................................156 KẾT LUẬN .................................................................................................................158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................160 PHỤ LỤC ....................................................................................................................171
  8. vii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BCHTƯ Ban Chấp hành trung ương CNH Công nghiệp hóa DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ðảng CSVN ðảng Cộng sản Việt Nam ðoàn TNCS ðoàn Thanh niên cộng sản ðTH ðô thị hóa GQVL Giải quyết việc làm GPMB Giải phóng mặt bằng HðH Hiện ñại hóa HðND Hội ñồng nhân dân ILO Tổ chức Lao ñộng quốc tê KT-XH Kinh tế - xã hội LLLð Lực lượng lao ñộng Nð-CP Nghị ñịnh Chính phủ NQ Nghị quyết NSDð Người sử dụng ñất NSNN Ngân sách nhà nước Qð Quyết ñịnh QLNN Quản lý nhà nước TNCS Thanh niên cộng sản TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân XKLð Xuất khẩu lao ñộng
  9. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Hình 1.1. Cây mục tiêu của chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi ñấtError! Bookm Hình 1.2. Mô hình Khung logic ñánh giá chính sách .. Error! Bookmark not defined. Hình 2.1: Khung lý thuyết nghiên cứu ......................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.2 Tỉ lệ tham gia LLLð ñặc trưng theo tuổi và giới tínhError! Bookmark not defined Hình 3.1: Phương thức tìm việc của người lao ñộng trong các DN, KCN trên ñịa bàn Hà Nội .................................................. Error! Bookmark not defined. Hình 3.2: Kết quả giải quyết việc làm cho lao ñộng bị thu hồi ñất theo tuổi...............Error! Bo Hình 3.3: Tình hình lao ñộng còn lại tham gia hoạt ñộng nông nghiệp sau khi thu hồi ñất tại 4 huyện ñiều tra........................... Error! Bookmark not defined. BẢNG Bảng 1.1. Các tiêu chí ñánh giá chính sách việc làm cho thanh niênError! Bookmark not def Bảng 2.1. Tổ chức ñiều tra phỏng vấn về chính sách việc làm cho thanh niên vùng thu hồi ñất trên ñịa bàn Hà Nội .................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Thực trạng sử dụng ñất tại Hà Nội............... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3 Tình hình lao ñộng trên ñịa bàn Hà Nội....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4. Dân số thanh niên nông thôn ở Hà Nội........ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.5: Về trình ñộ và vị trí trong gia ñình của ñối tượng thanh niên ñược ñiều tra..................................................................................................................70 Bảng 2.6: Phân loại hộ ñiều tra theo ngành nghề và thu nhậpError! Bookmark not defined. Bảng 2.7: Tình hình nhân khẩu và lao ñộng của gia ñìnhError! Bookmark not defined. Bảng 2.8. Tình hình chăn nuôi của gia ñình tại các huyện ñiều tra trước và sau các ñợt thu hồi ñất .............................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9: Tình hình ñền bù ñất thu hồi và sử dụng tiền ñền bù của các gia ñìnhError! Bookm Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thu hồi ñất của các dự án trên ñịa bàn Hà NộiError! Bookmark n Bảng 3.2: Tình hình lao ñộng thanh niên mất việc làm khi bị thu hồi ñất nông nghiệp trên ñịa bàn thành phố Hà Nội ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.3: Việc làm thanh niên trước và sau khi bị thu hồi ñất trên ñịa bàn ñiều traError! Book
  10. ix Bảng 3.4: Tình trạng chuyển ñổi nghề của thanh niên trên các ñịa bàn ñiều traError! Bookma Bảng 3.5: Tình trạng chuyển ñổi nghề của những thanh niên từng làm nông nghiệpError! Boo Bảng 3.6: Khả năng thành công của những thanh niên nông thôn khi tham gia ñào tạo ñể chuyển ñổi nghề trên ñịa bàn ñiều tra Error! Bookmark not defined. Bảng 3.7: Tình trạng tham gia ñào tạo nghề của nhóm thanh niên chuyển ñổi từ nghề nông nghiệp sang hoạt ñộng ngành nghề khác ở các huyện ñiều traError! Boo Bảng 3.8: Số thanh niên nông thôn ở Hà Nội ñược GQVL sau khi thu hồi ñấtError! Bookmar Bảng 3.9. Cơ cấu thanh niên nông thôn làm việc trong các ngành nghềError! Bookmark not Bảng 3.10. Lực lượng lao ñộng Hà Nội qua các năm 2005, 2009, 2010Error! Bookmark not d Bảng 3.11. Tỉ lệ lao ñộng trẻ nông thôn Hà Nội qua ñào tạo nghềError! Bookmark not define Bảng 3.12: ðánh giá về tác ñộng của chính sách ñào tạo nghề ñến chuyển ñổi việc làm cho thanh niên khi bị thu hồi ñất...........Error! Bookmark not defined. Bảng 3.13: ðánh giá tác ñộng của chính sách ñào tạo nghề ñến việc làm trong các ngành ñối với thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñấtError! Bookmark not defined Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả chi trả tiền bồi thường GPMB các dự án trên ñịa bàn Hà Nội từ năm 2005- 2009........................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.15. ðánh giá về tác ñộng của chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi ñất ñến GQVL cho thanh niên ........................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.16: ðánh giá tác ñộng của chính sách hỗ trợ tín dụng ñối với tìm và tự tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñấtError! Bookmark not defined. Bảng 3.17: ðánh giá tác ñộng của chính sách phát triển DN và làng nghề ñối với thu hút thanh niên vào làm việc sau khi thu hồi ñấtError! Bookmark not defined. Bảng 3.18. ðánh giá của thanh niên về tác ñộng của chính sách ñến việc làm trong các ngành...................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.19. Tổng hợp ñánh giá của thanh niên và cán bộ quản lý về tác ñộng của các chính sách bộ phận việc làm cho thanh niên vùng thu hồi ñấtError! Bookmark not Bảng 3.20. Số thanh niên ñược GQVL sau khi thu hồi ñấtError! Bookmark not defined. Bảng 3.21: Tình hình thu nhập của hộ gia ñình trước và sau bị thu hồi ñấtError! Bookmark no Bảng 3.22: Tình hình chi tiêu của hộ gia ñình năm 2010Error! Bookmark not defined.
  11. x Bảng 3.23: Khó khăn của thanh niên về chuyển ñổi nghề sau khi bị thu hồi ñấtError! Bookmar Bảng 3.24. ðánh giá tình hình ñời sống vật chất và tinh thần của gia ñình thanh niên sau khi bị thu hồi ñất .................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.25: Một số vấn ñề của thanh niên sau khi gia ñình bị thu hồi ñấtError! Bookmark not Bảng 3.26: ðánh giá về hiệu lực, hiệu quả của chính sách việc làmError! Bookmark not defin Bảng 3.27: Tỷ lệ chuyển ñổi nghề của thanh niên ñã từng làm nông nghiệp sang các lĩnh vực khác ................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.28. Khó khăn của thanh niên nông thôn trong học tập nâng cao trình ñộ nghề nghiệp ........................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.29: Mức ñộ ñáp ứng yêu cầu của các chương trình ñào tạo bồi dưỡng ñược thực hiện tại các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên của Hà Nội.................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.30: ðánh giá tác ñộng của các hình thức tổ chức tạo việc làm của ðoàn Thanh niên..................................................................................................121 Bảng 3.31: Tác ñộng của các biện pháp mà xã hội ñã thực hiện ñối với thanh niên vùng thu hồi ñất............................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.32: ðánh giá tình hình phối hợp của Nhà nước, doanh nghiệp và ðoàn thanh niên trong GQVL cho thanh niên vùng thu hồi ñấtError! Bookmark not defined. Bảng 4.1. Dự báo diện tích ñất nông nghiệp và phi nông nghiệp ñến 2020 khi chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất...............................................................129 Bảng 4.2. Mong muốn của thanh niên nông thôn về chính sách việc làmError! Bookmark no Bảng 4.3. Một số ý kiến của cán bộ quản lý trên ñịa bàn Hà Nội về hoàn thiện chính sách việc làm cho thanh niên nông thônError! Bookmark not defined. Bảng 4.4. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng ñất Hà Nội ñến năm 2020 .......................142
  12. 1 LỜI MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài luận án Thu hồi ñất nông nghiệp phục vụ mục ñích CNH, HðH và ðTH diễn ra mạnh mẽ ñã mang ñến những thay ñổi lớn ở các vùng nông thôn Việt Nam. Báo cáo từ những ñề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy sau khi thu hồi ñất nông nghiệp, ngân sách của ñịa phương tăng lên, cơ sở hạ tầng nông thôn ñược cải thiện, thu nhập bình quân ñầu người của ñịa phương tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm ñi ñáng kể. Tuy nhiên thu hồi ñất làm giảm ñi nhanh chóng diện tích ñất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp ñến việc làm của các hộ nông dân và ñe dọa an ninh lương thực. Trong 10 năm từ năm 2001 ñến 2010, trung bình mỗi năm khu vực nông thôn nước ta phải nhường 50 nghìn ha ñất nông nghiệp. Theo tính toán của các nhà phân tích, mỗi ha ñất nông nghiệp bị thu hồi sẽ làm cho khoảng 10 người lao ñộng mất việc làm; và với nửa triệu ha ñất bị thu hồi từ năm 2001-2010, số lao ñộng mất việc làm lên ñến hàng triệu người. Hà Nội có tổng diện tích ñất lên ñến 334.852 ha, trong ñó diện tích ñất nông nghiệp chiếm tới gần 52% diện tích ñất của toàn Thành phố. ðể phục vụ cho quá trình CNH- HðH thì việc thu hồi ñất nông nghiệp là ñiều không thể tránh khỏi và ñang diễn ra rất mạnh mẽ. Trong giai ñoạn 5 năm từ 2008 - 2012, Thành phố Hà Nội ñã ra quyết ñịnh thu hồi ñất của hơn 2000 dự án với tổng diện tích ñất thu hồi là 16 382.8 ha, trong ñó ñất nông nghiệp chiếm khoảng 80%. Tính trung bình hàng năm trên ñịa bàn Hà Nội diện tích ñất thu hồi khoảng 3200 ha trong ñó 80% là ñất nông nghiệp, kéo theo khoảng 30 nghìn lao ñộng nông nghiệp mất việc làm trong ñó phần lớn là lao ñộng trẻ, nhưng chỉ khoảng 13% lao ñộng thuộc hộ có ñất bị thu hồi tìm ñược việc làm phi nông nghiệp tại ñịa bàn, 20% thất nghiệp hoàn toàn, 67% thất nghiệp từng phần hoặc chỉ có việc làm nông nghiệp vào thời vụ. Làm việc tại các doanh nghiệp trên ñịa bàn và ñi lao ñộng nước ngoài luôn luôn là mơ ước của thanh niên vùng thu hồi ñất. Tuy nhiên, yêu cầu cao về trình ñộ, ñặc biệt là học vấn, ñiều kiện và kỷ luật lao ñộng chặt chẽ là những nguyên nhân chủ yếu của việc rất ít lao ñộng trong các hộ nông dân vùng thu hồi ñất tìm ñược việc làm trong các doanh
  13. 2 nghiệp và thông qua XKLð. Một số lao ñộng ñược nhận vào làm nhưng do không chấp hành kỷ luật lao ñộng hoặc do công ty bị phá sản, chấm dứt hợp ñồng lao ñộng phải quay trở lại với nghề nông hoặc tìm việc làm thuê; một số thanh niên không tìm ñược việc làm dính líu ñến tệ nạn xã hội. Trong những năm tiếp theo, khi mà các KCN như Bắc Thường Tín, Phụng Hiệp, Nam Phú Cát… ñược hoàn thành và ñi vào hoạt ñộng thì diện tích ñất giành cho hoạt ñộng nông nghiệp sẽ còn giảm, tỷ lệ lao ñộng tham gia làm việc trong khu vực nông nghiệp tất yếu cũng giảm theo và có nguy cơ thất nghiệp. Vấn ñề việc làm cho hơn 1,2 triệu thanh niên nông thôn mà phần không nhỏ những ñối tượng này có trình ñộ văn hóa, chuyên môn thấp, chưa ñáp ứng ñược những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao ñộng ñang trở thành vấn ñề bức xúc. Có thể nói, chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn tại các vùng thu hồi ñất nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng còn nhiều bất cập làm cho kết quả của chương trình chưa cao, cơ cấu, chất lượng và tính bền vững trong việc làm còn rất hạn chế, như: (i) Chính sách ñào tạo nghề cho thanh niên nông chưa phù hợp, tác dụng còn thấp. Công tác truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên tuy có làm nhưng chưa hiệu quả; (ii) Chính sách hỗ trợ tín dụng cho thanh niên ñể tìm và tự tạo việc làm chưa ñủ mạnh và trên thực tế triển khai rất khó khăn. Các nguồn vốn cho thanh niên nông thôn vay với lãi suất ưu ñãi ñể phát triển sản xuất kinh doanh còn bé nhỏ, thủ tục vay khá phức tạp; (iii) Chính sách phát triển DN và làng nghề nông thôn ñể tạo việc làm tại chỗ ít phát huy tác dụng, số thanh niên ñịa phương ñược tuyển dụng vào làm việc tại các KCN, DN còn hạn chế, cơ cấu lao ñộng chuyển dịch chậm; (iv) Chính sách xuất khẩu lao ñộng ñã ñược triển khai nhưng kết quả việc làm và thu nhập của thanh niên qua XKLð còn thấp… Xuất phát từ thực tiễn ñó, tác giả lựa chọn ñề tài “Chính sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất của Hà Nội” ñể làm ñề tài luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan ñến ñề tài luận án Cho ñến nay ñã có khá nhiều công trình ở nước ngoài cũng như trong nước nghiên cứu về việc làm nói chung và việc làm của thanh niên nói riêng.
  14. 3 2.1. Ở nước ngoài: Các công trình có liên quan có thể chia thành 2 nhóm, ñó là các nghiên cứu mang tính lý thuyết về việc làm nói chung và các nghiên cứu về việc làm của thanh niên. Về việc làm nói chung: Nghiên cứu về việc làm thường ñược các tác giả nước ngoài ñề cập ñến trong các lý thuyết kinh tế của mình trong mối quan hệ với thị trường và Nhà nước: * Các tác phẩm kinh tế học cổ ñiển ñề cập ñến việc làm trong nền kinh tế ñã ñưa ra hai ñịnh ñề: (1) Tiền công bằng sản phẩm biên của lao ñộng; (2) Khi một khối lượng lao ñộng nhất ñịnh ñược sử dụng, ñộ thỏa dụng của tiền công bằng ñộ phi thỏa dụng biên của số lượng việc làm ñó. ðịnh ñề thứ nhất cho chúng ta một ñường cầu việc làm. ðịnh ñề thứ hai cho chúng ta một ñường cung và số lượng việc làm ñược xác ñịnh ở ñiểm mà tại ñó, ñộ thỏa dụng của sản phẩm biên cân bằng với ñộ phi thỏa dụng của việc làm biên. Do ñó, có bốn phương thức có thể làm tăng số việc làm: (i) Cải tiến về mặt tổ chức hoặc về mặt dự báo nhằm giảm bớt sự thất nghiệp do “không ăn khớp”; (ii) Hạ thấp ñộ phi thỏa dụng biên của lao ñộng ñược thể hiện qua tiền lương thực tế mà với mức lương ñó thì có thêm lao ñộng ñược nhận vào làm việc, như vậy sẽ giảm bớt thất nghiệp “tự nguyện”; (iii) Tăng thêm năng suất biên vật chất của lao ñộng trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa cho người ăn lương (là những hàng hóa mà ñộ thỏa dụng của tiền lương danh nghĩa căn cứ vào giá cả của nó); (iv) Tăng giá các hàng hóa không dành cho người ăn lương so với giá các hàng hóa dành cho người ăn lương; kết hợp với sự chuyển hướng tiêu dùng của những người không làm công ăn lương từ các loại hàng hóa dành cho người ăn lương sang các loại hàng hóa không dành cho người ăn lương.[117] * Jhon Moynard Keynes trong General Theory on Employment, Interes and (1936). Tác phẩm ñã ñược dịch ra tiếng Việt là Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ [115] Về cơ bản học thuyết Keynes xem xét việc xác ñịnh sản lượng quốc dân và việc làm trên cơ sở tổng mức cầu ñối với các hàng hóa, dịch vụ và một nền kinh tế có tiềm năng sản xuất trong ñiều kiện cụ thể về nguồn lực và công nghệ của chính
  15. 4 nó. Giải pháp nhằm làm giảm hoặc loại trừ thất nghiệp của Keynes là: Tăng tổng cầu thông qua việc tăng trực tiếp chi tiêu của chính phủ hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ khuyến khích gián tiếp ñầu tư tư nhân (lãi suất cho vay thấp, trợ giá cho ñầu tư, giảm thuế...). Nhưng mô hình việc làm của Keynes có một số hạn chế: Một là nó ñược dựa trên những giả ñịnh, ñúng cho các nước, nhưng lại không ñúng với các nước ñang phát triển; Hai là việc tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực thành thị bằng cách tăng mức tổng cầu sẽ có thể thu hút thêm nhiều di cư từ các vùng nông thôn bỏ ra thành thị kiếm sống, gây áp lực lên công tác quản lý ñô thị. * Mô hình “hai khu vực cổ ñiển” của A.Lewis [117] giải thích mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Mô hình nghiên cứu sự di chuyển lao ñộng từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Trong khu vực nông nghiệp, năng suất lao ñộng và thu nhập của người lao ñộng nông nghiệp thấp, lượng lao ñộng trong xã hội ngày càng tăng, nên có sự di chuyển nguồn lao ñộng dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Chính vì khu vực nông nghiệp mang tính trì trệ nên cần giảm dần quy mô và tỷ trọng ñầu tư, thay vào ñó, cần xây dựng và ñầu tư vào khu vực công nghiệp ñể thu hút người lao ñộng. Mô hình ñược ñề ra dựa trên các giả ñịnh: (1) Tỷ lệ lao ñộng thu hút sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy ở khu vực này (thâm dụng vốn, hoặc ñầu tư nơi khác); (2) Khu vực thành thị không có thất nghiệp; (3) Có thể giải quyết việc làm cho người lao ñộng ở nông thôn mà không cần phải chuyển ra thành phố; (4) Tiền lương công nghiệp không tăng (thực tế vẫn tăng do nhu cầu về lao ñộng có tay nghề và áp lực từ các tổ chức công ñoàn). * Mô hình kinh tế tân cổ ñiển [8] coi công nghệ là yếu tố trực tiếp quyết ñịnh tăng trưởng và giúp tối ña hóa lợi nhuận. ðối với khu vực nông nghiệp, nếu áp dụng các tiến bộ công nghệ, lao ñộng có thể cải thiện, nâng cao chất lượng ruộng ñất, giúp tăng cả về chất lượng và số lượng sản phẩm. ðầu tư làm tăng năng suất nông nghiệp khiến việc dịch chuyển lao ñộng khỏi nông nghiệp không làm tăng giá nông sản, do ñó ñể tránh bất lợi nên ñầu tư vào cả nông nghiệp ngay từ ñầu. ðối với khu
  16. 5 vực công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ công nghệ dẫn ñến chủng loại và chất lượng sản phẩm làm ra ngày càng tăng, vì vậy, các chủ lao ñộng phải trả tiền công cho người lao ñộng cao hơn. ðiều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn công nghệ phù hợp (công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao ñộng). Theo mô hình này, việc hình thành việc làm thường là sự tác ñộng ñồng thời của ba yếu tố: (1) nhu cầu thị trường; (2) yếu tố cần thiết ñể sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: sức lao ñộng (sức lực và trí lực), công cụ sản xuất, ñối tượng lao ñộng; (3) môi trường xã hội xét cả góc ñộ kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Có thể mô hình hoá quy mô tạo việc làm theo phương trình sau: Y = f (C, V, X) Trong ñó, Y: Số lượng việc làm ñược tạo ra; C: Vốn ñầu tư; V: Sức lao ñộng; X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công thức trên, quan trọng nhất là các yếu tố vốn ñầu tư (C) và sức lao ñộng (V). Mối quan hệ giữa C và V phụ thuộc vào tình trạng công nghệ và tồn tại dưới dạng khả năng. ðể chuyển hoá khả năng ñó thành hiện thực ñòi hỏi những ñiều kiện kinh tế- xã hội nhất ñịnh thông qua hệ thống chính sách nhà nước. * Mô hình Harry T. Oshima [59] Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa tren những ñặc ñiểm khác biệt của cac nước Châu Á so với cac nước Âu – Mỹ, ñó là nền nông nghiệp có tính thời vụ cao. Ông ñồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao ñộng, nhưng theo ông thì ñiều ñó không phải lúc nào cũng xẩy ra, ñặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực nông nghiệp còn thiếu lao ñộng. Oshima ñã ñưa ra các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước nhằm tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm cho người lao ñộng. Theo mô hình này, các nội dung hỗ trợ tạo việc làm chủ yếu là: Thứ nhất, tạo việc làm cho lao ñộng nhàn rỗi theo hướng tăng cường ñầu tư phát triển nông nghiệp, ña dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ, trồng thêm rau quả, mở rộng chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp. ðể nâng cao năng suất trong nông nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hệ thống tưới nước, vận tải nông thôn, giáo dục và ñiện khí hóa nông thôn; cải tiến các tổ chức dịch vụ, tổ chức tín dụng; tăng xuất khẩu nông sản thu ngoại tệ, nhập khẩu máy
  17. 6 móc phục vụ nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước cần hướng tới tạo việc làm ñầy ñủ cho lao ñộng bằng cách ñầu tư phát triển ñồng thời nông nghiệp và công nghiệp (theo chiều rộng) như: phát triển các ngành sử dụng nhiều lao ñộng ñể GQVL; phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa; phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp (nông cụ cải tiến); phát triển ngành công nghiệp sản xuất phân bón, giống và các yếu tố ñầu vào; phát triển logistic ñồng bộ từ khâu sản xuất, vận chuyển, bán hàng; phát triển nông nghiệp tạo nhu cầu tăng quy mô công nghiệp và dịch vụ. Các biện pháp này hướng tới tăng trưởng việc làm nhanh hơn tăng trưởng lao ñộng, khiến thu nhập thực tế của người lao ñộng tăng lên. Về việc làm của thanh niên: Từ sau năm 1970 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới nhờ tiếp cận kịp thời với những tiến bộ khoa học và công nghệ nên ñã ñạt ñược những thành tựu khá rực rỡ trong quá trình CNH, HðH và phát triển KT- XH của ñất nước, trong ñó nổi bật là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Sự phát triển nhanh chóng ñó cũng ñồng thời buộc người lao ñộng phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ. Người lao ñộng nào (kể cả già và trẻ) không theo kịp ñược sự biến ñổi của công nghệ sẽ bị loại ra khỏi quá trình hoạt ñộng của nền kinh tế, trở thành những người thất nghiệp; ñây là áp lực rất lớn ñối với lao ñộng thanh niên. Chính vì thế, từ năm 1980 trở ñi ñã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lao ñộng việc làm trong ñiều kiện phát triển mới, trong ñó có những công trình dành riêng nghiên cứu về lực lượng lao ñộng trẻ. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Năm 1980, Makeham. P ñã cho ra mắt cuốn sách “Youth unemployment”, nói về tình trạng thất nghiệp của giới trẻ ở các quốc gia, kể cả các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, ñang phát triển hay ñã phát triển, và khuyến cáo mỗi quốc gia cần có chính sách ñào tạo nghề cho giới trẻ phù hợp với ñiều kiện, hoàn cảnh cụ thể về kinh tế - xã hội của quốc gia mình. [120] - Năm 1982, Lynch L.M và Richardson R ñã xuất bản quyển sách “Unemployment of young workers in Britain” [119], nói về tình trạng thất nghiệp của những lao ñộng trẻ ở Anh, nhất là trong ñiều kiện ñổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất theo hướng hiện ñại. Công trình nghiên cứu cũng ñã kiến nghị với Chính
  18. 7 phủ và giới trẻ Anh những ñịnh hướng chủ yếu ñể khắc phục tình trạng trên. - Cũng trong năm 1982, Layard. R ñã cho xuất bản quyển sách “Youth unemployment in Britain and the United States compared”[118 ]. Công trình này ñã nghiên cứu, so sánh tình trạng thất nghiệp của giới trẻ ở hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và cũng khá lâu ñời ở hai châu lục khác nhau là Anh và Mỹ. Công trình nghiên cứu này ñã cho thấy, nền kinh tế càng hiện ñại, việc thu hút lao ñộng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh càng ñòi hòi khắt khe, do ñó, muốn cho giới trẻ có việc làm phù hợp, có thu nhập cao, phải quan tâm ñúng mức ñến ñào tạo nghiêm túc, ñào tạo có bài bản ñối với họ. - Năm 1995 O’Higgin ñã cho ra ñời tác phẩm “Young people in and out of the labour market”. Công trình này ñã ñi sâu phân tích những thuận lợi và khó khăn, thách thức của giới trẻ trong việc tìm kiếm những việc làm và giữ vững vị trí việc làm ñã có trong ñiều kiện tác ñộng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập ñến sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.[122] - Năm 1997 O’Higgin lại cho xuất bản công trình nghiên cứu “The challenges of youth unemployment”, nói về tình trạng thất nghiệp của giới trẻ, một thách thức lớn ñối với nhiều quốc gia hiện nay, nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển và ñang phát triển.[123] - Năm 1998 Manning.C ñã xuất bản ấn phẩm “Choosy Youth or unwanted youth - a survey or unemployment” [121] nói về sự lựa chọn, sự mong muốn của giới trẻ hiện nay trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp, nhằm tránh khỏi tình trạng thất nghiệp ñang ñe dọa thường xuyên do những biến ñộng khó lường của sự phát triển nền kinh tế thế giới, cũng như nền kinh tế của từng nước… Các công trình nghiên cứu của các học giả nói trên ñề cập về việc làm của ñối tượng lao ñộng thanh niên trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng và toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu không thể ñảo ngược, ñem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong ban hành chính sách việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn mất việc làm do bị thu hồi ñất phục vụ CNH, HðH. 2.2. Nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam thời gian qua cũng ñã có khá nhiều công trình nghiên cứu và bài
  19. 8 viết ñề cập ñến vấn ñề việc làm, trong ñó có thể phân thành nhóm 3 nội dung chủ yếu sau: Việc làm và chính sách việc làm nói chung; Việc làm cho thanh niên; Việc làm cho người nông dân có ñất bị thu hồi. (i) Về việc làm và chính sách việc làm nói chung. Nổi bật là công trình nghiên cứu "Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” (1997), NXB Chính trị quốc gia) của hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung. Nghiên cúu này phân tích toàn diện các chính sách giải quyết việc làm trong nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ 20. Tác giả trình bày rộng hầu hết các vấn ñề liên quan ñến các chính sách giải quyết việc làm và ñề xuất các giải pháp. Tuy nhiên công trình này không ñề cập riêng chính sách việc làm cho nhóm ñối tượng thanh niên nông thôn vùng thu hồi ñất.[45] (ii) Về việc làm và chính sách việc làm cho thanh niên. Năm 2005, Nhà xuất bản Lao ñộng - Xã hội ñã cho ra mắt quyển sách “Thị trường lao ñộng và ñịnh hướng nghề nghiệp cho thanh niên” của Nguyễn Hữu Dũng. Công trình nghiên cứu này ñã phân tích sâu sắc các nội dung có liên quan ñến lý luận về thị trường lao ñộng, ñịnh hướng nghề nghiệp cho thanh niên và mối quan hệ với thị trường lao ñộng; thực trạng thị trường lao ñộng ở nước ta cũng như thực trạng ñịnh hướng nghề nghiệp cho thanh niên thời gian qua; dự báo cung cầu của thị trường lao ñộng, ñịnh hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên. Có thể nói ñây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về thị trường lao ñộng và ñịnh hướng nghề nghiệp cho thanh niên của nước ta.[44] Ngô Quỳnh An với luận án tiến sĩ “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” bảo vệ năm 2012 tại trường ðại học KTQD, ñã phân tích và ñánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ñang hội nhập quôc tế, ñưa ra kết luận là khả năng này ở thanh niên Việt Nam còn chưa cao, từ ñó ñề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên.[42] iii) Về việc làm và chính sách việc làm cho nông dân bị thu hồi ñất. Sau ðại hội ðảng Toàn quốc lần thứ VIII (1986), ñất nước ta bắt ñầu thời kỳ
  20. 9 phát triển mới. Việc thu hồi ñất nông nghiệp phục vụ mục ñích CNH, HðH và ñô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Gắn liền với thu hồi ñất, một bộ phận không nhỏ lao ñộng nông nghiệp, trong ñó có lao ñộng thanh niên mất việc làm. Trước tình hình ñó, ðảng và Nhà nước ñã có khá nhiều chính sách nhằm giúp người dân có ñất bị thu hồi tìm kiếm việc làm, nhanh chóng ổn ñịnh cuộc sống. ðồng thời nhiều công trình ñã tập trung nghiên cứu sâu vấn ñề này. Năm 2007 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ñã cho xuất bản công trình nghiên cứu do Chính phủ giao Trường ðại học Kinh tế Quốc dân chủ trì, GS.TSKH Lê Du Phong là chủ nhiệm ñề tài cấp nhà nước: “Thu nhập, ñời sống, việc làm của những người có ñất bị thu hồi ñể xây dựng các khu công nghiệp, khu ñô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”. Công trình nghiên cứu này ñã trình bày khá rõ cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan ñến thu nhập, ñời sống, việc làm của những người có ñất bị thu hồi ñể xây dựng các KCN, khu ñô thị, kết cấu hạ tầng KT-XH, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. ðặc biệt, công trình nghiên cứu ñã tập trung phân tích một cách sâu sắc và toàn diện thực trạng thu nhập, ñời sống và việc làm của người có ñất bị thu hồi trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở ñó ñã ñưa ra các quan ñiểm và một hệ thống giải pháp toàn diện, ñồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi ñể giải quyết việc làm, bảo ñảm thu nhập và ñời sống của những người có ñất bị thu hồi, trong ñó có sự quan tâm thỏa ñáng ñến ñội ngũ lao ñộng ở lứa tuổi thanh niên. [33] Nguyễn Văn Nhường (2011) ñã bảo vệ Luận án tiến sĩ tại trường ðại học KInh tế quốc dân Hà Nội với ñề tài: ''Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi ñất ñể phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)" ðề tài ñi sâu phân tích những nội dung lý luận về chính sách ASXH ñối với nông dân bị thu hồi ñất ñể xây dựng các KC, ñồng thời ñánh giá thực trạng ñời sống người nông dân bị thu hồi ñất nông nghiệp qua nghiên cứu tình huống của tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã cho thấy sự cần thiết phải bảo ñảm ASXH trong ñó có việc làm cho người nông dân bị thu hồi ñất trong quá trình CNH. Bằng mô hình SWOT ñề tài ñã tổng hợp những ñiểm mạnh, những ñiểm yếu và nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0