intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

29
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tíchvấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH gắn với bối cảnh thời đại KTTT để từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Nguyễn Thị Thu Trà GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội, 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Nguyễn Thị Thu Trà GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Chuyên ngành: Kinh tế chính trị. Mã số: 62.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG Hà Nội, 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án có xuất xứ rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Trà
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. Số thứ tự Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CLC Chất lƣợng cao 2 CNH Công nghiệp hóa 3 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 ĐH,CĐ Đại học, cao đẳng 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 BCH Ban chấp hành 7 BGH Ban giám hiệu 8 NCS Nghiên cứu sinh 9 NNL Nguồn nhân lực 10 NNLCLC Nguồn nhân lực chất lƣợng cao 11 PTNNL Phát triển nguồn nhân lực 12 PTNNLCLC Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 13 KTTT Kinh tế tri thức 14 KH-CN Khoa học - công nghệ 15 KH-XH Khoa học – xã hội 16 TNCS Thanh niên cộng sản 17 R$D Nghiên cứu và triển khai 18 CNTB Chủ nghĩa tƣ bản 19 CNXH Chủ nghĩa xã hội 20 TBCN Tƣ bản chủ nghĩa 21 XHCN Xã hội chủ nghĩa 22 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới 23 ILO Tổ chức lao động quốc tế 24 GQVL Giải quyết việc làm 25 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc i
  5. 26 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 27 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28 TCHKT Toàn cầu hóa kinh tế 29 CMKT Chuyên môn kỹ thuật 30 USD Đồng đô la 31 LLLĐ Lực lƣợng lao động 32 THCS Trung học cơ sở 33 THPT Trung học phổ thông 34 LĐTBXH Lao động thƣơng binh xã hội 35 TNTH Tốt nghiệp tiểu ọc 36 TNCS Tốt nghiệp cơ sở 37 TNPT Tốt nghiệp phổ thông ii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. ................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH................................................................................................viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................................... 3 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án. ....................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ..................................................................... 4 6. Những đóng góp khoa học của luận án ................................................................................ 9 7. Kết cấu của luận án ................................................................................................................ 9 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 10 1.1. Khái quát các công trình nghiên cứu trên thế giới ....................................... 10 1.1.1. Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung ......................................................................................................................... 10 1.1.2. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở các nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa ......................................................................................... 12 1.1.3. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh phát triển kinh tế tri thức............................................................................................................................ 14 1.2. Khái quát tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 17 1.2.1. Về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung ở Việt Nam .......................................................................... 17 1.2.2. Về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam ............................................. 20 1.3. Nhận xét rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 24 iii
  7. 1.3.1. Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu đã công bố ............... 24 1.3.2. Những "khoảng trống" và một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................... 25 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 27 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ...................................... 28 2.1. Việc làm và giải quyết việc làm trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường ..................................................................................................................................... 28 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 28 2.1.2. Nguyên nhân của thất nghiệp.......................................................................... 35 2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc làm và giải quyết việc làm ............................. 38 2.2. Giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ....................................................................................... 45 2.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giải quyết việc làm ở các nƣớc đang phát triển ................................................................................................................... 45 2.2.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và ảnh hƣởng của nó đến xu thế việc làm ................................................................. 50 2.2.3. Nội dung của giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ....................................................................... 59 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ......................................................... 65 2.3. Kinh nghiệm của các nƣớc về giải quyết việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức .............................. 68 2.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số quốc gia ................................... 68 2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... 77 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 77 iv
  8. Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYÉT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓAGẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC ....................................... 80 3.1. Chủ trƣơng và chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ..................... 80 3.1.1. Các chủ trƣơng và định hƣớng cơ bản ............................................................ 80 3.1.2. Hệ thống chính sách ........................................................................................ 81 3.2. Thực trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ........................................... 85 3.2.1. Quy mô và chất lƣợng nguồn nhân lực ........................................................... 85 3.2.2. Tình hình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ......................................................... 89 3.3. Thu nhập của ngƣời lao động ....................................................................... 109 3.3.1. Mức tăng thu nhập chung của ngƣời lao động ............................................. 109 3.3.2. Thu nhập theo ngành nghề ............................................................................ 111 3.3.3. Thu nhập giữa các vùng kinh tế .................................................................... 112 3.4. Đánh giá về kết quả giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ................... 114 3.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................................ 114 3.4.2. Những hạn chế, yếu kém .............................................................................. 115 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém .................................................. 118 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 120 Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC .............................................. 122 4.1. Quan điểm và định hƣớng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển KTTT ......................... 122 4.1.1. Quan điểm về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ................................... 122 v
  9. 4.1.2. Định hƣớng, mục tiêu giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức .......................... 127 4.2. Các giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ............................ 134 4.2.1. Hoàn thiện các thể chế thị trƣờng nói chung, thể chế liên quan đến thị trƣờng lao động nói riêng ................................................................................................... 134 4.2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng lao động ...... 136 4.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lƣợng của hệ thống giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ..................................................................................................................... 138 4.2.4. Đẩy nhanh nhịp độ và nâng cao hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xác lập các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trƣởng nhanh, bền vững, phù hợp với điều kiện của kinh tế tri thức ......................................................................................................... 142 4.2.5. Mở mang ngành nghề mới và những ngành sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm tại chỗ ............................................................................................. 144 4.2.6. Một số giải pháp khác ................................................................................... 146 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUANĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 152 Phụ lục.................................................................................................................... 166 vi
  10. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Số lƣợng và cơ cấ u LLLĐ theo trình độ CMKT , 2004-2015 87 2 Bảng 3.2 Tỷ lệ sinh viên đại học qua các năm 88 Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo 3 Bảng 3.3 90 khu vực thành thị-nông thôn, 2004-2015 Số lƣợng và cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế, 4 Bảng 3.4 95 2004-2015 Cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo vị thế việc 5 Bảng 3.5 100 làm, 2005-2015 6 Bảng 3.6 Cơ cấu nhân lực có trình độ đại học theo ngành kinh tế 101 Cơ cấu sử dụng lao động một số ngành công nghệ cao và 7 Bảng 3.7 104 dịch vụ (%) Số lƣợng lao động chia theo các loại hình kinh tế trong khu 8 Bảng 3.8 105 vực FDI thời kỳ 2009-2014 (Đơn vị: ngƣời) Cơ cấu và tốc độ tăng lao động có việc làm theo hình thức sở 9 Bảng 3.9 106 hữu, 2004-2015 Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng lao động đi làm việc ở nƣớc 10 Bảng 3.10 108 ngoài theo nƣớc tiếp nhận, 2005-2015 Tiền lƣơng bình quân tháng của lao động và tốc độ tăng 11 Bảng 3.11 110 lƣơng bình quân tháng của lao động, 2009-2015 Tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân, GDP, chỉ số giá tiêu dùng 12 Bảng 3.12 100 và năng suất lao động theo giá hiện hành, 2009-2015 Tiền lƣơng bình quân tháng của lao động và tốc độ tăng chia 13 Bảng 3.13 111 theo nhóm ngành, 2009-2015 14 Bảng 3.14 Mức lƣơng tối thiểu vùng, 2009-2015 112 Dự báo một số chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm chủ yếu, 15 Bảng 4.1 128 2016-2025 vii
  11. DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang Số lƣợng và cơ cấ u lực lƣợng lao động có bằng cấp , chứng 1 Hình 3.1 88 chỉ theo các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2015 2 Hình 3.2 Số lƣợng và tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam, 2007-2015 91 Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo 3 Hình 3.3 92 nhóm tuổi, 2014-2015 Số lƣợng và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, 4 Hình 3.4 93 2007-2015 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của Việt nam và các 5 Hình 3.5 95 nƣớc trong khu vực, năm 2013 Biến động việc làm theo ngành kinh tế, năm 2015 so với 6 Hình 3.6 98 năm 2014 7 Hình 3.7 Cơ cấu lao động theo nghề (%), năm 2014 99 Tốc độ tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng, chỉ số giá và tăng 8 Hình 3.8 113 trƣởng kinh tế, 2009-2015 viii
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hạn chế và cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra và duy trì mức công ăn, việc làm cao luôn là một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Chính vì vậy, giải quyết việc làm luôn là một hƣớng ƣu tiên trong mọi chính sách của các quốc gia trên thế giới. Giải quyết việc làm cũng là một định hƣớng chính sách đặc biệt quan trọng đối với các nƣớc đang và kém phát triển, đang ở thời kỳ đầu của quá trình CNH, lao động và việc làm thƣờng tập trung cao ở khu vực nông nghiệp. Với kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu, đây là khu vực kinh tế có giá trị gia tăng và năng suất lao động thấp, ngƣời lao động dù không rơi vào tình cảnh thất nghiệp “tuyệt đối” vẫn thƣờng thiếu việc làm và có thu nhập thấp. Quá trình CNH cũng chính là quá trình mở mang các ngành công nghiệp và dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao hơn, có khả năng thu hút dần lƣợng lao động thừa, dôi dƣ từ lĩnh vực nông nghiệp, năng suất thấp. Khi quá trình CNH chƣa hoàn thành, nền công nghiệp và khu vực dịch vụ hiện đại tƣơng ứng chƣa đủ lớn mạnh để trở thành khu vực tạo ra của cải và việc làm chính cho nền kinh tế. Tình trạng thiếu công ăn việc làm vẫn là vấn đề kinh tế- xã hội căng thẳng, thƣờng trực, nhất là trong bối cảnh dân số gia tăng nhanh, hàng năm luôn có một lực lƣợng hùng hậu dân số bổ sung vào lực lƣợng lao động. Trong điều kiện đó, giải quyết việc làm là một nội dung cực kỳ quan trọng trong các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc đang phát triển. Sự xuất hiện của thời đại KTTT đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế thế giới, ảnh hƣởng không nhỏ đến các tiến trình kinh tế ở hầu hết mọi quốc gia, trong đó có quá trình CNH và giải quyết việc làm ở các nƣớc đang phát triển. “Nền kinh tế tri thức chẳng những vận hành trên cơ sở một nguyên lý sáng tạo của cải mới mà còn là nền kinh tế thực sự mang tính chất toàn cầu hóa [90, tr10]. Nó dần dần kết nối các nền kinh tế quốc gia thành một nền kinh tế toàn cầu chung, bất chấp sự khác biệt về trình độ phát triển giữa chúng. Trong bối cảnh đó quá trình CNH, HĐH, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các nƣớc đang phát triển sẽ diễn ra không hoàn toàn 1
  13. theo những con đƣờng và cách thức truyền thống. Cơ cấu việc làm, ngành nghề, vì thế cũng sẽ biến đổi nhanh hơn, với sự triệt tiêu nhanh hơn của nhiều ngành nghề truyền thống và sự xuất hiện linh hoạt của các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thời đại KTTT. Yêu cầu về lao động có trình độ cao, kỹ năng cao ngày càng trở nên bức thiết hơn, và điều này tạo ra những áp lực to lớn đối với năng lực cung ứng lao động của nền kinh tế. Bởi thế, nó sẽ tạo ra những thách thức mới, khác trƣớc đối với bài toán GQVL ở các nƣớc đang phát triển. Là một nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của thời kỳ CNH, HĐH. Xét về tổng thể, nền kinh tế đất nƣớc vẫn chƣa thoát khỏi tính chất của một nền kinh tế nông nghiệp – nông dân, với trình độ dân trí chung còn chƣa cao, quy mô dân số vẫn tăng nhanh, nguồn cung lao động vẫn dồi dào trong khi các nguồn lực kinh tế khác còn nhiều hạn chế. Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam vẫn chƣa hoàn thành nhƣng Việt Nam không tránh khỏi sự tác động của xu hƣớng phát triển KTTT bộc lộ ngày càng rõ rệt trong nền kinh tế thế giới. Không né tránh những thay đổi có ý nghĩa thời đại này, Việt Nam lựa chọn chiến lƣợc chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhƣ một chiến lƣợc phát triển.Chấp nhận hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu đƣợc xem là cách thức để Việt Nam tận dụng cơ hội phát triển to lớn và mới mẻ do thời đại kinh tế tri thức mang lại. Tuy vậy, quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT không khỏi làm biến đổi cấu trúc kinh tế và cơ cấu lao động, tác động đến giáo dục đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực, ảnh hƣởng không nhỏ đến phƣơng thức giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vấn đề GQVL ở Việt Nam chẳng những là một vấn đề thời sự gay gắt, ảnh hƣởng đến an ninh xã hội và phát triển bền vững, mà còn là một vấn đề hàm chứa những nội dung và khía cạnh mới, cần đƣợc nghiên cứu để tìm ra các phƣơng hƣớng và giải pháp đúng đắn, phù hợp. Do đó “ Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án này. 2. Câu hỏi nghiên cứu Cần phải làm gì để thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 2
  14. bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức?. Để trả lời đƣợc câu hỏi này, cần làm rõ đƣợc những câu hỏi nhánh sau: - Xu hƣớng phát triển kinh tế tri thức có ảnh hƣởng thế nào đến quá trình CNH, HĐH và lĩnh vực lao động, việc làm ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam? - Đánh giá nhƣ thế nào về thực trạng GQVL trong quá trình CNH,HĐH trong điều kiện thời đại KTTT? Những thách thức và vấn đề đặt ra? - Cần có quan điểm tiếp cận và định hƣớng giải pháp nào để thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh trên? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tíchvấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong tiến trình CNH, HĐH gắn với bối cảnh thời đại KTTT để từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên luận án giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau: Giải quyết vấn đề lý luận:Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về việc làm và GQVL trong điều kiện CNH,HĐH gắn với bối cảnh phát triển KTTT. Giải quyết vấn đề thực tiễn: Phân tích thực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, chỉ ra những vấn đề nổi lên cần giải quyết cũng nhƣ nguyên nhân của chúng. Đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải phápnhằm thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề việc làm phù hợp với điều kiện ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án. 4.1. Đối tƣợng Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian và thời gian Luận án phân tích thực trạng giải quyết việc làm trên phạm vi cả nƣớc ở Việt 3
  15. Nam trong hơn 10 năm (từ năm 2004 cho đến năm 2015) xét trong điều kiện của tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Ở đây, thực chất xu hƣớng chuyển sang thời đại KTTT đƣợc xem nhƣ là bối cảnh mới chi phối quá trình CNH, HĐH ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. - Về góc độ nghiên cứu Tham gia vào quá trình GQVL có nhiều chủ thể khác nhau: nhà nƣớc, ngƣời lao động, các doanh nghiệp...Ngƣời lao động, một khi đã lựa chọn tham gia vào lực lƣợng lao động, đƣơng nhiên có động cơ tự thân tìm kiếm việc làm khi họ rơi vào trạng thái thất nghiệp. Họ sẽ có động lực tự nhiên, phù hợp với sở thích và điều kiện, hoàn cảnh của mình để chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Họ sẽ tích cực tìm kiếm các thông tin về các cơ hội việc làm và sẵn sàng biến các cơ hội đó thành hiện thực. Cái mà những ngƣời lao động cần là một môi trƣờng thuận lợi, an toàn để chuẩn bị về mặt năng lực, để tìm kiếm việc làm cũng nhƣ để làm việc sau khi đƣợc tuyển dụng. Các doanh nghiệp có vai trò to lớn trong việc tạo ra các chỗ làm việc. Trên thị trƣờng lao động, họ đóng vai trò ở phía cầu lao động. Tuy nhiên, tạo ra việc làm là hệ quả chứ không phải là mục tiêu hay chức năng tối cao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể vì mục tiêu tạo thêm việc làm cho xã hội mà thuê mƣớn số nhân công vƣợt quá mức tối ƣu, để phải chịu thêm những gánh nặng về chi phí một cách không cần thiết, do đó, làm tăng thêm giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, thu hẹp quy mô lợi nhuận. Nói cách khác, các doanh nghiệp không có động cơ tự thân trong việc tạo ra việc làm. Vì thế, khi đề cập đến vấn đề GQVL, luận án chỉ tập trung phân tích vai trò của nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Các giải pháp đề xuất cũng là những giải pháp hƣớng đến phía nhà nƣớc. Góc độ nghiên cứu nhƣ vậy phù hợp với cách tiếp cận kinh tế chính trị. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 5.1.Phƣơng pháp luận Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, chủ yếu là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để nghiên cứu. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu 4
  16. quá trình GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT trƣớc hết phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Bởi vậy, tác giả luận án đã tích cực sƣu tầm các tài liệu viết về việc làm và GQVL nói chung, các tài liệu viết về quá trình CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. Các tài liệu có liên quan đến đề tài nhƣ: Phát triển nguồn nhân lực, lao động – việc làm...Trên cơ sở đó luận án tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất, nguyên nhân, nội dung và các yếu tố ảnh hƣởng tới việc làm và GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu về GQVL cho ngƣời lao động phải xuất phát từ điều kiện khách quan nhƣ sự vận động của thị trƣờng lao động, nhu cầu việc làm của ngƣời lao động .. do các quy luật khách quan chi phối. Bên cạnh những quy luật khách quan, quá trình GQVL cho ngƣời lao động chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan nhƣ sự tác động của các chính sách của Nhà nƣớc, tác động của luật pháp...Bởi vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu toàn diện trong đó chú trọng đến vai trò của Nhà nƣớc trong quá trình GQVL cho ngƣời lao động vì nhân tố này giữ vai trò quyết định. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học đòi hỏi loại bỏ những cái ngẫu nhiên, không cơ bản ra khỏi quá trình nghiên cứu nhƣng không ảnh hƣởng đến bản chất vấn đề nghiên cứu ...Bởi vậy, trên thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến GQVL nhƣ: Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và ngƣời lao động nhƣng luận án chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Nhà nƣớc trong quá trình GQVL cho ngƣời lao động. Phƣơng pháp luận đòi hỏi phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu, đồng thời khung lý thuyết đó phải đƣợc kiểm chứng bằng thực tiễn. Do đó luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc cho việc xây dựng chính sách về GQVL để kiểm nghiệm cho khung lý thuyết đƣợc xây dựng trong luận án. Đồng thời, luận án còn nghiên cứu các yếu tố tác động tới quá trình GQVL nhƣ: dân số và chất lƣợng dân số, khoa học...Các quan hệ đó luôn đƣợc xem xét trong sự vận động, biến đổi. 5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc áp dụng Luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nhƣkết hợp logic với lịch sử, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, so sánh vàđối chiếu…trên nền 5
  17. tảng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn. - Phương pháp kết hợp logich với lịch sử Quan hệ logich là quan hệ tất yếu, nó xảy ra khi có những tiền đề cho mối quan hệ đó, lịch sử là hiện thực của logich ở một đối tƣợng cụ thể trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để xem xét và trình bày quá trình GQVL ở Việt Nam theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Khi sử dụng phƣơng pháp này tác giả luận án đã đã bảo đảm tình liên tục về thời gian trong quá trình nghiên cứu, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh phát triển từ thấp đến cao, làm rõ các mối liên hệ đa dạng trong quá trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. Luận án sử dụng phƣơng pháp logich và phƣơng pháp lịch sử nhằm đạt đƣợc các mục đích sau: + Xác định đƣợc thời gian nghiên cứu của luận án: giai đoạn 2004 -2015 là thời gian nghiên cứu hợp lý. Đây là giai đoạn vừa bảo đảm đƣợc độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc trong quá trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT; giai đoạn trƣớc và sau khi Việt Nam gia nhập WTO; giai đoạn khu vực ASEAN có những bƣớc phát triển hợp tác và chuyển mình tích cực hƣớng tới xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN trên mọi lĩnh vực...tất cả những yếu tố đó tác động sâu sắc tới việc làm và GQVL nói chung và Việt Nam nói riêng. + Tìm đƣợc logich của quá trình GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm gắn với quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và cũng là vấn đề trọng tâm của kinh tế chính trị. Khi trình bày quá trình GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTTluận án đã chú ý đến sự vận động logich của quá trình GQVL, chỉ ra xu hƣớng vận động có tính quy luật của vấn đề việc làm, loại bỏ các chi tiết không cơ bản và dự báo xu hƣớng GQVL trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. - Phương pháp phân tích và tổng hợp Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc sử dụng trong cả 4 chƣơng của luận án. Ở chƣơng 1 tác giả đã phân tích các tác phẩm kinh điển, các công trình khoa học 6
  18. liên quan đến luận án để xem xét các công trình đó đã nghiên cứu những vấn đề gì cả về lý luận và thực tiễn. Sau đó tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đánh giá, hệ thống hóa các kết quả đạt đƣợc và nêu ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 2, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích để xem xét các yếu tố hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn để nội dung của vấn đề GQVL nói chung trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Sau đó phƣơng pháp tổng hợp sẽ đƣợc sử dụng để khái quát những vấn đề phân tích hình thành khung khổ lý luận và thực tiễn của luận án. Chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Phân tích chủ trƣơng chính sách về GQVL ở Việt Nam trong hơn 10 năm ( 2004 -2015). Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân...trong quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. Trên cơ sở những vấn đề đƣợc bàn ở chƣơng 2 và chƣơng 3, luận án sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra các quan điểm, định hƣớng và đề xuất các giải pháp ở chƣơng 4. Sau đó phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để lý giải lý do mà tác giả đƣa ra các giải pháp đó. Trong quá trình sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý với các bảng, biểu đồ thích hợp nhằm làm rõ hơn những đặc trƣng, xu hƣớng, quy mô... của nội dung vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô tả Luận án sử dụng phƣơng pháp thông kê mô tả chủ yếu trong chƣơng 3 để phân tích và cắt nghĩa thực trạng GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT theo những lát cắt khác nhau phù hợp với khung lý thuyết đã đƣợc trình bày ở chƣơng 2. Dựa vào các số liệu thống kê đƣợc thu thập, cố gắng bám sát các tiêu chí đánh giá kết quả GQVL trong điều kiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, luận án đã phân tích, suy luận, diễn giải và biểu diễn các số liệu dƣới các hình thức thích hợp nhằm đƣa ra những nhận định, đánh giá cần thiết về thực trạng GQVL của Việt Nam trong khoảng thời gian phân tích. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian tới. - Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu 7
  19. So sánh và đối chiếu là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận án. Việc so sánh, đối chiếu các quan điểm và cách tiếp cận lý thuyết khác nhau giúp tác giả khái quát đƣợc những thành tựu và kết quả nghiên cứu mà những công trình đi trƣớc đã đạt đƣợc, có thể và cần đƣợc kế thừa, đồng thời nó cũng cho thấy những khoảng trống có liên quan đến chủ đề luận án cần đƣợc tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, nhất là khi xem xét vấn đề GQVL trong điều kiện phát triển mới mà thời đại quy định. Đó cũng là tiền đề để tác giả luận án tiến hành hệ thống hóa và bổ sung một vài kiến giải riêng nhằm xây dựng khung lý thuyết thích hợp cho luận án. Việc so sánh, đối chiếu các kinh nghiệm xử lý vấn đề GQVL ở các nƣớc khác nhau giúp cho tác giả rút ra đƣợc một số bài học thành công cũng nhƣ không thành công mà Việt Nam có thể tham khảo. Ở chƣơng 3, phƣơng phápso sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng và động thái diễn tiến theo thời gian của các chỉ tiêu phân tích: quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực; tỷ lệ có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp; sự chuyển dịch cơ cấu việc làm trong các khu vực kinh tế và các kênh GQVL khác nhau; tỷ lệ việc làm trong những ngành công nghệ cao.... Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhƣ chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian qua xét theo các tiêu chí đánh giá theo chủ đề luận án. 5.3 Nguồndữ liệu - Luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích các tƣ liệu có sẵn của các bộ, ban ngành nhằm tổng kết và đƣa ra những kết luận về thực trạng việc làm và GQVL ở Việt Nam trong bối cảnh CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT. - Nguồn dữ liệu thực hiện luận án Nguồn dữ liệu mà luận án sử dụng là các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Đó trƣớc hết là các dữ liệu khai thác từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ: Cục Thống kê: Các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến thị trƣờng lao động Việt Nam. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Các văn bản pháp luật, các báo cáo và số liệu có liên quan đến vấn đề việc làm và GQVL. Các văn bản. tài liệu có liên quan của Bộ Giáo dục – đào tạo, Bộ kế hoạch đầu tƣ, Bộ khoa học công nghệ.. 8
  20. Ngoài các tài liệu đƣợc cung cấp từ các cơ quan, doanh nghiệp còn các tài liệu thứ cấp đƣợc tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng internet và các cuộc hội thảo khoa học. 6. Những đóng góp khoa học của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau: - Góp phần làm rõ cơ sở khoa học về vấn đề việc làm vàGQVL cho ngƣời lao động trong bối cảnh mới: CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT thông qua việc làm rõ các đặc điểm của tiến trình CNH, HĐH đặt trong bối cảnh của thời đại KTTT, chỉ ra ảnh hƣởng của bối cảnh này đến xu hƣớng việc làm, GQVL cũng nhƣ đề xuất các các tiêu chí đánh giá tƣơng ứngvề kết quả GQVL cho ngƣời lao động. - Trên cơ sở hệ thống dữ liệu, số liệu phong phú, luận án đã mô tả, phân tích, diễn giải và đƣa ra những đánh giá khoa học về thực trạng GQVL ở Việt Nam những năm gần đây trong bối cảnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT theo các tiêu chí đã xác định. Luận án cũng chỉ ra đƣợc những bất cập, hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong lĩnh vực này. - Luận ánđã đề xuất và luận giải một số quan điểm, định hƣớng và các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình GQVL ở Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC. Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Chƣơng 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓAGẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2