intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:209

18
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông" được nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ VĂN HƯNG LÊ VĂN HƯNG N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA TæNG C¤NG TY DÞCH Vô VIÔN TH¤NG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ CƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ BỘ QUỐC PHÒNG HÀ NỘI - 2023 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ VĂN HƯNG N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA TæNG C¤NG TY DÞCH Vô VIÔN TH¤NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Trịnh Xuân Việt 2. PGS, TS Tô Hiến Thà HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Văn Hưng
  4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 27 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 32 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp viễn thông 32 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 45 2.3. Quan niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông và kinh nghiệm thực tiễn 57 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 79 3.1. Khái quát chung về Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 3.2. Ưu điểm, hạn chế về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 79 3.3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông 81 Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2030 129 4.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030 129 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030 141 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172
  5. PHỤ LỤC 188
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Công nghệ thông tin CNTT 2. Chăm sóc khách hàng CSKH 3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV 4. Năng lực cạnh tranh NLCT 5. Sản xuất kinh doanh SXKD 6. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT 7. Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VNPT VinaPhone 8. Tổng Công ty Viễn thông Viettel Viettel Telecom 9. Tổng công ty Viễn thông Mobifone Mobifone 10. Viễn thông-Công nghệ thông tin VT-CNTT
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1. Bảng 3.1: Các chỉ tiêu về tài chính Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 – 2022 82 2. Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn của nhân lực tại Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022 84 3. Bảng 3.3: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất 89 4. Bảng 3.4: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất 89 5. Bảng 3.5: Thị phần thuê bao các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ băng rộng di động mặt đất 90 6. Bảng 3.6. Doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 20218 - 2022 96 7. Bảng 3.7. Tiền lương, tiền thưởng của lao động tại Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022 98 8. Bảng 3.8. Một số chỉ số tăng trưởng quan trọng của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông giai đoạn 2018 - 2022 99 9. Bảng 3.9 : Một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của VNPT Vinaphone giai đoạn 2018 - 2022 106 10. Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam năm 2022 107 11. Bảng 3.11: Tốc độ tăng năng suất lao động của một số doanh nghiệp viễn thông giai đoạn 2018- 2022 108
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 3.1: Tổng cộng nguồn vốn của ba doanh nghiệp viễn thông lớn nhất ở Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2022 83 2 Hình 3.2: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực năm 2022 của VNPT Vinaphone, Viettel, Mobifone 85 3 Hình 3.3: Mức điểm đánh giá về trình độ trang thiết bị của Viettel, VNPT Vinaphone và Mobifone 88 4 Hình 3.4: Chất lượng dịch vụ Data theo thương hiệu 91 5 Hình 3.5. Chất lượng dịch vụ thoại theo thương hiệu 92 6 Hình 3.6: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ba doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Việt Nam, giai đoạn 2018 - 2022 96 7 Hình 3.7: Tăng trưởng thu nhập bình quân của VNPT Vinaphone, Viettel và Mobifone giai đoạn 2018 - 2022 98 8 Hình 3.8: Chỉ số nỗ lực khách hàng theo vùng của ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam trong cung cấp dịch vụ băng rộng cố định 101 9 Hình 3.9: Mức độ hài lòng của khách hàng trong sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của ba nhà mạng viễn thông di động ở Việt Nam 102 10 Hình 3.10: Mức độ hài lòng của khách quy trình quản lý dịch vụ di động của nhà mạng Mobifone, Viettel và Vinaphone 103 11 Hình 3.11: Số đồng doanh thu để tạo ra một đồng lợi nhuận của một số nhà mạng tại Việt Nam 105
  9. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong bối cảnh bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của mỗi doanh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dịch vụ viễn thông nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ và ngày càng gay gắt trên thị trường dịch vụ viễn thông. Viễn thông vừa là công cụ thông tin của Đảng và Nhà nước, vừa là một ngành dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, một bộ phận không thể thiếu của người dân trong thời đại số hóa toàn cầu ngày nay, đồng thời là ngành kinh tế mũi nhọn, một trong những trụ cột đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Thực tế cho thấy, những năm qua thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn khi ngày càng có nhiều nhà khai thác dịch vụ trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này như: AT&T, Singtel, Vodafone, ChinaTelecom, Viettel, Mobifone, NTTDocoMo, Korea Telecom... Hiện nay, Việt Nam có tới 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn, đó là: Vinaphone, Mobifone (VMS), Viettel, S- fone, Vietnammobile, Gtel (tiền thân của Gmobile ngày nay). Tổng công ty Dịch vụ viễn thông là doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu của nhà nước đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cả trong và ngoài nước, tận dụng mọi nguồn lực và ưu thế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, Tổng Công ty dịch vụ Viễn thông đã có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty, điều này làm cho thị phần của Tổng công ty không ngừng được mở rộng; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên với giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu của khách hàng; năng lực duy trì và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao; năng suất các yếu tố sản xuất có sự cải thiện đáng kể qua các năm; khả năng thích ứng và đổi mới ngày đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của Tổng công ty. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
  10. 6 Dịch vụ viễn thông hiện nay còn tồn tại những hạn chế nhất định như: khả năng duy trì và mở rộng thị phần ở một số lĩnh vực và khu vực của Tổng công ty có mặt còn hạn chế; chất lượng một số sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao; hiệu quả kinh doanh thiếu bền vững; năng suất các yếu tố sản xuất có mặt chưa tốt; khả năng đổi mới ở một số sản phẩm dịch vụ chưa rõ nét. Do vậy, việc nhận diện và đánh giá đúng năng lực cạnh tranh để Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, từ đó có những giải pháp phù hợp, giành được lợi thế, đứng vững và phát triển trên thị trường là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, xét trong phạm vi nghiên cứu về một doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, mà cụ thể là Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, cho đến nay dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và chỉ ra những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông dưới góc độ kinh tế chính trị như: quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông ngoài nước và trong nước, từ đó rút ra bài học mà VNPT Vinaphone có thể tham khảo trong nâng cao năng lực cạnh tranh.
  11. 7 Đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trên các khía cạnh gồm: Năng lực tài chính, chất lượng nhân lực và trình độ trang thiết bị; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần; Chất lượng và giá sản phẩm; Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; Năng suất các yếu tố sản xuất của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông. Về không gian: Luận án nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông trong nội bộ ngành ở phạm vi thị trường Việt Nam. Về thời gian: Các số liệu đánh giá tập trung chủ yếu từ năm 2018 đến 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cạnh tranh, về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông, báo cáo, tổng kết và kết quả khảo sát về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; tham khảo các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
  12. 8 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp biện chứng duy vật: được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm bảo đảm cho luận án được xây dựng theo một logic chặt chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết, tiểu tiết có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau; đồng thời nghiên cứu, phân tích, luận chứng những vấn đề lý luận, thực tiễn về NLCT và nâng cao NLCT; nghiên cứu NLCT của các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước trong mối quan hệ tổng thể với nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: được sử dụng tập trung chủ yếu ở chương 2, 3 của luận án. Theo đó, trong chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của VNPT Vinaphone; khảo sát kinh nghiệm nâng cao NLCT của một số doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nước để rút ra những bài học kinh nghiệm cho VNPT Vinaphone. Trong chương 3, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng đánh giá thực trạng NLCT của VNPT Vinaphone, tập trung nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế mang tính điển hình, nổi bật trong quá trình cạnh tranh của VNPT Vinaphone. Phương pháp phân tích-tổng hợp: được sử dụng ở chương 2 và chương 3. Trong chương 2, thông qua các văn bản, tài liệu có liên quan đến cạnh tranh, NLCT và nâng cao NLCT, phân tích, tổng hợp để xây dựng khung lý luận về NLCT và nâng cao NLCT của VNPT Vinaphone. Trong chương 3, trên cơ sở những dữ liệu định lượng tổng hợp từ các báo cáo, Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Viễn Thông VNPT,... từ quá trình khảo sát thực tế ở VNPT Vinaphone, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp để minh chứng, làm rõ những nhận định, đánh giá được đưa ra trong luận án. Phương pháp thống kê-so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Từ các số liệu thống kê của VNPT Vinaphone, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các tiêu chí NLCT của VNPT Vinaphone trong giai đoạn 2018-2022.
  13. 9 Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử: được sử dụng trong toàn bộ luận án. Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong chương 2, chương 3 và chương 4, sử dụng phương pháp này để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm và minh chứng, luận giải, làm rõ các luận điểm đó. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm, tiêu chí và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông; Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Dịch vụ viễn thông đến năm 2030; 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm các quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông nói chung trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và đối với VNPT Vinaphone nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và đơn vị có điều kiện, mô hình kinh doanh tương đồng tham khảo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành viễn thông. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
  14. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ramona Todericiu, Alexandra Stanit (2015), Intellectual Capital - The Key for Sustainable Competitive Advantage for the SME's Sector (Vốn trí tuệ - Chìa khóa mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ) [155]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra, sự quản lý hiệu quả và phát triển nguồn vốn trí tuệ là tài sản vô hình có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ của mình, do vậy, doanh nghiệp cần đầu tư vào quản lý, phát triển nguồn vốn trí tuệ để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong phát triển dài hạn. Mặt khác, các tác giả cũng đồng thời trình bày vai trò của các tài sản vô hình và nguồn vốn trí tuệ đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Guangpei Li, Xiaoyu Wang, Shibin Su, Yuan Su (2019), How green technological innovation ability influences enterprise competitiveness, Technology in Society, (Khả năng đổi mới công nghệ xanh ảnh hưởng như thế nào đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Công nghệ trong xã hội) [139]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giá khái quát tầm quan trọng của công nghệ xanh đối với các doanh nghiệp, nhất là các sản phẩm có tính cạnh tranh thân thiện với môi trường. Trên cơ sở trình bày khái niệm công nghệ, công nghệ xanh và xây dựng một khung lý luận để mô tả ảnh hưởng của khả năng đổi mới công nghệ xanh của một doanh nghiệp đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa trên phân tích hồi quy thứ bậc của dữ liệu bảo vệ năng lượng và bảo vệ môi trường từ các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc từ
  15. 11 năm 2011 đến năm 2016. Từ đó, phân tích thực trạng ảnh những tác động tích cực từ đổi mới công nghệ xanh của một doanh nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, kiến nghị đối với các doanh nghiệp và chính phủ để mang lại hiệu quả tích cực từ đổi mới công nghệ xanh cần quan tâm đầu tư tài chính; nguồn nhân lực cho nghiên cứu triển khai; tạo cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khả năng đổi mới công nghệ xanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tác động trung gian của nó khác nhau tùy thuộc vào các thành phần của khả năng đổi mới công nghệ xanh. Wen-na Li, Elsadany, Wei Zhou, Yan-lan Zhu (2020), Global Analysis, Multi-stability and Synchronization in a Competition Model of Public Enterprises with Consumer Surplus (Phân tích toàn cầu, đa ổn định và đồng bộ hóa trong mô hình cạnh tranh của doanh nghiệp đại chúng với thặng dư tiêu dùng) [166]. Bài viết cho rằng, hành động của các công ty độc quyền sẽ tác động đến giá thị trường của sản phẩm, quyết định mức sản lượng mà họ sẽ tạo ra có lãi hơn bao nhiêu so với sản lượng hiện tại của đối thủ. Cạnh tranh giữa các công ty sẽ duy trì sản xuất ổn định, nghĩa là họ sẽ tiếp tục sản xuất cùng một lượng sản phẩm mà nó hiện đang sản xuất. Mục đích của doanh nghiệp là tối ưu hóa lợi nhuận của mình và phúc lợi xã hội. Do đó, cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, hạn chế độc quyền, nhất là các nhóm độc quyền. Junhua Liu, Yazhou Liu, Fu Wang, Ying Cui, Liping Han (2021), Influence of free-market competition and policy intervention competition on enterprise green evolution (Ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường tự do và cạnh tranh can thiệp chính sách đối với quá trình phát triển xanh của doanh nghiệp) [130]. Bài viết đã phân tích sự khác biệt giữa cạnh tranh thị trường tự do và can thiệp chính sách đối với quá trình phát triển xanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã đưa ra những gợi ý cho việc xây dựng chính sách liên quan. Kết quả cho thấy, thứ nhất, các can thiệp chính sách giúp đẩy nhanh quá trình phát triển
  16. 12 xanh của doanh nghiệp, nhưng người tiêu dùng phải chịu các chi phí cần thiết; thứ hai, các công ty xanh có lợi thế về giá cả, số lượng bán và doanh thu dưới sự can thiệp của chính sách, khi so sánh với các công ty không xanh, vốn có những bất lợi đáng kể hơn dưới sự can thiệp của chính sách. Ngoài ra, cạnh tranh trên thị trường tự do có thể tạo ra nhiều lợi nhuận tích lũy hơn nhưng lại làm mất thời gian để các công ty phát triển xanh. Cuối cùng, một cơ chế nhắm mục tiêu ra quyết định được thiết kế trên cơ sở cán cân thanh toán của chính phủ xem xét giai đoạn hoạch định chính sách và cung cấp tài liệu tham khảo ra quyết định cụ thể cho các nhà hoạch định chính sách. Jaimie W. Lien, Jie Zheng (2021), Optimal subsidies in the competition between private and state-owned enterprises (Trợ cấp tối ưu trong cuộc cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) [145]. Bài viết chỉ ra, doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và sự phát triển của Trung Quốc và có ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp bao gồm tài chính, năng lượng, kim loại và vận tải, cùng các lĩnh vực khác. Vì vậy, vấn đề bình đẳng đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân rất được quan tâm. Các tác giả chỉ ra rằng chính sách trợ cấp tối ưu là đối xử bình đẳng, bất kể sức nặng tương đối của phúc lợi xã hội so với lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước. Kết quả này phụ thuộc chặt chẽ vào hình thức sản xuất, nhu cầu thị trường, cơ cấu loại hình doanh nghiệp và tính không đồng nhất trong mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc trợ cấp cho các công ty tư nhân không chỉ làm tiêu tốn nguồn lực của chính phủ mà còn có thể làm sai lệch hiệu quả thường đạt được trong một thị trường cạnh tranh. Vì vậy, chính sách tốt nhất của chính phủ là chính sách công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau hay là ưu đãi cho một số loại hình doanh nghiệp nhất định như doanh nghiệp nhà nước. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù trợ cấp toàn cầu gây tốn kém cho chính phủ, nhưng về mặt lý thuyết, chính sách này vẫn tốt hơn so với chính sách chỉ nhắm vào các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Do đó, với điều kiện Chính phủ muốn
  17. 13 duy trì khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước thì cũng nên cân nhắc kỹ chính sách trợ cấp cho khu vực tư nhân nhằm duy trì các ưu đãi chiến lược phù hợp giữa các loại hình doanh nghiệp. Changchang Wu, Nian Su, Wei Guo, Wendong (2022), Import competition and the improvement in pollutant discharge from heterogeneous enterprises: Evidence from China (Cạnh tranh nhập khẩu và cải thiện xả thải ô nhiễm từ các doanh nghiệp không đồng nhất: Bằng chứng từ Trung Quốc) [111]. Bài viết chỉ ra, với việc tự do hóa thương mại ngày càng sâu rộng, cạnh tranh nhập khẩu ngày càng trở nên khốc liệt ở Trung Quốc. Cạnh tranh nhập khẩu mà các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc phải đối mặt chủ yếu là từ các nước phát triển, với các chính sách và yêu cầu cao về môi trường. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã và đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng môi trường. Bài báo đã sử dụng dữ liệu bảng từ năm 2000 đến năm 2007 để nghiên cứu tác động của cạnh tranh nhập khẩu đối với cường độ phát thải ô nhiễm của các cơ sở sản xuất khác nhau. Các kết quả chính như sau. (1) Cạnh tranh nhập khẩu có thể kìm hãm cường độ phát thải SO2 của các doanh nghiệp sản xuất (2) Phân tích tính không đồng nhất cho thấy cạnh tranh nhập khẩu tác động đáng kể đến hành vi phát thải ô nhiễm của công ty ở các khu vực phía đông và các ngành công nghiệp biên giới.(3) Hiệu ứng phân bổ lại và hiệu ứng công nghệ là những kênh chính mà qua đó cạnh tranh nhập khẩu cải thiện lượng phát thải ô nhiễm của các doanh nghiệp sản xuất năng suất cao. Mengyao Zhang, Yao Wang, Xinwu Qian, Jun Zhao, Yongyou Nie, Guangren Qian (2023), Competition and price strategies of hazardous waste collection for small and micro enterprises based on dual-channel reverse supply chain (Chiến lược cạnh tranh và giá cả thu gom chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dựa trên chuỗi cung ứng ngược kênh đôi) [147]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày một các toàn diện về cạnh tranh, hợp tác và chiến lược giá thu gom chất thải nguy hại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên mô hình chuỗi cung ứng ngược kép. Theo các tác
  18. 14 giả, do lượng chất thải nguy hại phát sinh ít nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải trả giá xử lý gấp 5 - 10 lần so với các doanh nghiệp quy mô lớn để ủy thác cho trung tâm xử lý xử lý. Giá thu gom không tương xứng này thường khiến một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đổ trái phép chất thải nguy hại vào bãi chôn lấp và làm tăng rủi ro môi trường. Sự cạnh tranh trong việc thu gom chất thải nguy hại giữa các trung tâm xử lý chất thải sẽ làm giảm chi phí cho các các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, cần có cơ chế, chính sách tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các trung tâm xử lý chất thải góp phần xử lý có hiệu quả các chất thải nguy hại của doanh nghiệp. Yang Mu-Jeung, Li Nicholas, Lorenz Kueng (2023), The impact of emerging market competition on innovation and business strategy: Evidence from Canada (Tác động của cạnh tranh thị trường mới nổi đối với đổi mới và chiến lược kinh doanh: Bằng chứng từ Canada) [171]. Bài viết cho rằng, phản ứng đổi mới của các doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình đổi mới: tính sáng tạo, các khuyến khích đổi mới sản phẩm được kích thích bởi cạnh tranh. Từ đó, các tác giả đã phát triển một lý thuyết kết hợp các loại hình đổi mới khác nhau này với các lựa chọn chiến lược đổi mới một phần không thể đảo ngược để rút ra những hàm ý mới về hiệu suất nhằm đáp ứng với cạnh tranh. Phù hợp với lý thuyết này, các tác giả thấy rằng các công ty ban đầu theo đuổi các chiến lược đổi mới quy trình và tồn tại có lợi nhuận cao hơn sau này, nhưng có nhiều khả năng thoát ra hơn. Ngược lại, những công ty ban đầu theo đuổi chiến lược đổi mới sản phẩm sẽ có lợi nhuận cao hơn nếu họ tồn tại mà không có tác động đáng kể đến việc rút lui. Điều này cho thấy rằng hiệu suất của nhà đổi mới phụ thuộc vào sự cân bằng giữa tác động khuyến khích đổi mới và rủi ro thất bại trong cạnh tranh. Jedsada Wongsansukcharoen, Jutamard Thaweepaiboonwong (2023), Effects of innovations in human resource practices, innovation capacity and competitive advantage on the performance of SMEs in Thailand (Tác động của đổi mới trong thực hành nguồn nhân lực, năng lực đổi mới và lợi thế cạnh
  19. 15 tranh đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan) [126]. Nghiên cứu này, xem xét hiệu suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán buôn và bán lẻ ở Thái Lan, những doanh nghiệp này đang tích hợp những đổi mới trong thực tiễn nguồn nhân lực, năng lực đổi mới và lợi thế cạnh tranh. Bài viết dựa trên các mẫu dữ liệu bao gồm 260 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hành lang kinh tế phía Đông, Thái Lan. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình định lượng và cấu trúc. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa những đổi mới trong thực tiễn nguồn nhân lực, khả năng đổi mới, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các yếu tố thành công đáng kể của đổi mới trong thực hành nguồn nhân lực ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua trung gian là khả năng đổi mới và lợi thế cạnh tranh. Những kết quả này giúp phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh và dài hạn, vì các yếu tố nguồn nhân lực thiết yếu và thực tiễn về khả năng đổi mới của ngành công nghiệp cực kỳ cạnh tranh hiện nay sẽ tăng cường cùng với kỷ nguyên gián đoạn kỹ thuật số. 1.1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Yan Ling Yu (2004), The competitiveness of Chinese Telecommunication Industry: Comparision Before and After China’s Accession to the WTO (Khả năng cạnh tranh của ngành viễn thông Trung Quốc: So sánh trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO) [169]. Trong công trình nghiên cứu này, Ngành viễn thông được tác giả đánh giá 3 lĩnh vực cốt yếu là: điện thoại cố định, di động và internet. Tác giả đã vận dụng mô hình kim cương của Porter để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Trung Quốc giai đoạn trước khi Trung Quốc gia nhập WTO (trước 2001) và sau khi gia nhập WTO. Qua đây cho thấy việc vận dụng mô hình kim cương của Porter vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành viễn thông là rất thiết thực và quan trọng.
  20. 16 Zulima Fernandez; Belen Usero (2009), Competitive behavior in the European mobile telecommunications industry: Pioneers vs. followers (Hành vi cạnh tranh trong viễn thông di động Châu Âu: Người tiên phong so với người đi sau) [172]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược cạnh tranh và cải thiện vị thế cạnh tranh của những người tiên phong và đi sau trong ngành viễn thông di động. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy rằng các đối thủ cạnh tranh giành được thị phần khi họ tuân theo các chiến lược cạnh tranh khác với các chiến lược cạnh tranh của các hãng khác. Nhóm tác giả chỉ ra Ngành viễn thông di động châu Âu đã phát triển vượt bậc kể từ khi công nghệ kỹ thuật số xuất hiện và mở cửa thị trường để cạnh tranh. Điều này đã cho các nhà khai thác trong một ngành công nghiệp mới và năng động như vậy với cả cơ hội và thách thức. Trước tình hình đó, các hãng đã sử dụng các chiến lược khác nhau để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình bằng cách: áp dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại; đổi mới tổ chức quản lý theo mô hình mạng lưới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Romain Lestage, David Flacher, Yeonbae Kim, Jihwan Kim, Yunhee Kim (2013), Competition and investment in telecommunications: Does competition have the same impact on investment by private and state-owned firms (Cạnh tranh và đầu tư trong lĩnh vực viễn thông: Cạnh tranh có cùng tác động đến đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước không) [157]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả nghiên cứu thực nghiệm về việc đầu tư cơ sở hạ tầng của 20 nhà khai thác viễn thông đương nhiệm ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế từ năm 1994 đến 2008. Nhóm tác giả chỉ ra rằng chính quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông buộc mỗi doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra, trước áp lực cạnh tranh lớn hơn thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng của các công ty thuộc sở hữu nhà nước nhưng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2