Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị "Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang" được nghiên cứu với mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang, đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang
- 60 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGÔ MINH TUẤN PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP BÒN V÷NG ë TØNH B¾C GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2024
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGÔ MINH TUẤN PH¸T TRIÓN C¤NG NGHIÖP BÒN V÷NG ë TØNH B¾C GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Đỗ Huy Hà 2. TS Phạm Duyên Minh HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tác giả. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Ngô Minh Tuấn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bảo vệ môi trường BVMT 2 Khoa học và công nghệ KH&CN 3 Kinh tế - xã hội KT - XH 4 Nguồn nhân lực NNL 5 Phát triển bền vững PTBV 6 Phát triển công nghiệp PTCN 7 Phát triển công nghiệp bền vững PTCNBV 8 Quản lý nhà nước QLNN 9 Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (Gross Regional Domestic Product)
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC GIANG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 36 2.1. Phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp bền vững 36 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 47 2.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp bền vững ở một số địa phương và bài học tham khảo cho tỉnh Bắc Giang 64 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC GIANG 84 3.1. Khái quát chung về công nghiệp tỉnh Bắc Giang 84 3.2. Thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 89 3.3. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang 114 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2035 127 4.1. Quan điểm phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 127 4.2. Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035 138 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 184
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Trang 01 Bảng 3.1. Số doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 88 02 Bảng 3.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 - 2022 90 03 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 91 04 Bảng 3.4. Đóng góp của khu vực công nghiệp trong GRDP tỉnh Bắc Giang theo giá hiện hành giai đoạn 2010 - 2022 93 05 Bảng 3.5. Năng suất lao động ngành công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 95 06 Bảng 3.6. Cơ cấu kinh tế nội ngành công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 97 07 Bảng 3.7. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 98 08 Bảng 3.8. Tỷ lệ giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 98 09 Bảng 3.9. Lao động công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 100 10 Bảng 3.10. Lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 102 11 Bảng 3.11. Tổng thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 104 12 Bảng 3.12. Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Giang có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn 105 13 Bảng 3.13. Khoảng cách điểm giữa ICOR tỉnh Bắc Giang và khu vực công nghiệp của Tỉnh giai đoạn 2010 - 2021 108 14 Bảng 3.14. Thu nhập bình quân tháng của lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang 111 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
- STT Hình vẽ Trang 01 Hình 3.1. Hệ số ICOR khu vực công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2021 94 02 Hình 3.2. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 99 03 Hình 3.3. Cơ cấu nguồn gốc công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2020 106 04 Hình 3.4. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO) công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 107 05 Hình 3.5. Sản lượng điện phục vụ sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022 109 06 Hình 3.6. Cơ cấu nguồn công nghệ nhập khẩu của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2020 113 07 Hình 3.7. Cơ cấu doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang theo quy mô lao động năm 2022 122
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Thực tiễn hiện nay cho thấy, PTBV nói chung và PTCNBV nói riêng đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, PTCN là chủ trương lớn, xuyên suốt và nhất quán, đồng thời, giữ vị trí trung tâm trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm 2021 - 2030 của Việt Nam đã xác định: “Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh. Phát triển công nghiệp kết hợp hài hoà cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp” [, tr. 243]. Từ đó, hướng đến thực hiện mục tiêu “Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao” [, tr. 217] vào năm 2030 và “Trở thành nước phát triển, thu nhập cao” [, tr. 218] vào năm 2045. Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Bắc Giang có vị trí thuận lợi và nhiều lợi thế trong liên kết vùng, kết nối giao thương, thúc đẩy PTCN. Với lợi thế sẵn có, vấn đề PTCNBV đã được tỉnh Bắc Giang xác định là nhiệm vụ trung tâm, biểu hiện ở mục tiêu “Là một trong những trung tâm công nghiệp” [, tr. 1] vào năm 2030 và định hướng “Điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ số lượng sang năng suất, chất lượng và hiệu quả” [, tr. 6]. Để thực hiện được các mục tiêu và định hướng đề ra, tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 09 tháng 10 năm 2018 về Chiến lược PTCN tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 []; Kế hoạch hành động PTBV đến năm 2030 []... Đến nay, PTCNBV của tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả quan trọng, cả về kinh
- 6 tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang vẫn còn có những hạn chế, về kinh tế, biểu hiện ở tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp (VA/GO) và hiệu quả sử dụng vốn của khu vực công nghiệp có xu hướng giảm, hiệu quả sử dụng điện năng thấp; về xã hội, biểu hiện ở việc thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp chưa thực sự là động lực làm dịch chuyển lao động trong quá trình PTCNBV và việc thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Tỉnh với người lao động chưa đầy đủ; về môi trường, biểu hiện ở nhận thức, mức độ thực hiện quy định của pháp luật về BVMT, công nghệ sản xuất của một số doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bắc Giang còn lạc hậu... Cùng với sự vận động không ngừng của thực tiễn, bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về PTCN nói chung và PTCNBV nói riêng. Những nghiên cứu này thể hiện PTCNBV trên cả 3 trụ cột (PTCNBV về kinh tế, PTCNBV về xã hội và PTCNBV về môi trường); cả ở cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương (tỉnh, thành phố). Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. Từ những phân tích trên cho thấy, PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang là vấn đề cấp thiết. Do vậy, tác giả lựa chọn “Phát triển công nghiệp bền vững ở tỉnh Bắc Giang” để làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, đề xuất giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; chỉ ra giá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.
- 7 Làm rõ lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang (quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang); khảo cứu kinh nghiệm PTCNBV ở một số địa phương và rút ra những bài học có thể tham khảo cho PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang. Đánh giá thành tựu và hạn chế trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, từ đó, rút ra những vấn đề cần tập trung giải quyết PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phát triển công nghiệp bền vững. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang dưới góc độ kinh tế chính trị, trên các nội dung, PTCNBV về kinh tế, PTCNBV về xã hội và PTCNBV về môi trường. - Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Bắc Giang. - Về thời gian: Luận án khảo sát số liệu về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2022; đề xuất quan điểm, giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PTCN nói chung và PTCNBV nói riêng; đồng thời, kế thừa ở kết quả của các nghiên cứu đã công bố có liên quan.
- 8 Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang thông qua các báo cáo và số liệu thống kê của cơ quan chức năng; tổng hợp của tác giả; đồng thời, kế thừa những số liệu về PTCNBV có liên quan đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp kết hợp logic với lịch sử. Phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Khi nghiên cứu, phân tích các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và xem xét từng vấn đề thuộc nội dung PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình vận động, phát triển và mối quan hệ tổng thể với phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận án để xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá cùng các yếu tố ảnh hưởng đến PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, được tác giả sử dụng trong khảo cứu thực tiễn của một số địa phương về PTCNBV, từ đó, rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho tỉnh Bắc Giang trong quá trình PTCNBV. Phương pháp phân tích - tổng hợp được tác giả sử dụng ở tất cả các chương của luận án. Đối với chương 1 và chương 2, tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu đã công bố, có liên quan và từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu, đề ra những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Trên cơ sở đó, xây dựng khung lý luận làm cơ sở phân tích thực trạng PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang. Ở chương 3, từ nguồn số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát thành những luận điểm về thành tựu, hạn chế
- 9 và chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế này. Trong chương 4, trên cơ sở thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, những gợi ý kinh nghiệm của các địa phương khác trong PTCNBV, tác giả đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. Phương pháp thống kê - so sánh được tác giả sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Dựa trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy được mức độ PTCNBV theo từng năm và theo từng giai đoạn trong khoảng thời gian khảo sát số liệu. Từ đó, đưa ra những đánh giá đúng đắn về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang, làm cơ sở chỉ ra những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử được tác giả sử dụng trong toàn bộ các chương của luận án. Ở chương 1, phương pháp kết hợp logic với lịch sử được tác giả sử dụng trong tổng quan tình hình nghiên cứu theo từng nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong các chương còn lại, phương pháp này được tác giả sử dụng để khái quát kinh nghiệm, thành tựu, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm, sau đó phân tích, luận giải, làm rõ các luận điểm đó. 5. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ những vấn đề lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang và kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương cấp tỉnh. Chỉ rõ thực trạng, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang. Đề xuất quan điểm và giải pháp PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang đến năm 2035. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về PTCNBV ở tỉnh Bắc Giang.
- 10 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo, chỉ đạo thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học về về vấn đề PTCNBV ở địa bàn cấp tỉnh ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp Gabriele A. (2010), The Role of the State in China's Industrial Development: A Reassessment (Vai trò của nhà nước trong phát triển công nghiệp Trung Quốc: Một góc nhìn khác) []. Nghiên cứu chỉ rõ, so với những năm 1990, sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã có sự giảm xuống về số lượng, nhưng gia tăng về quy mô, mức độ thâm dụng vốn và tri thức, năng suất và mức sinh lợi. Nhà nước Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, chi phối sự phát triển của ngành công nghiệp. Wang Z., Yang L. (2015), Delinking indicators on regional industry development and carbon emissions: Beijing - Tianjin - Hebei economic band case (Hoàn thiện các chỉ số phát triển công nghiệp khu vực và lượng phát thải carbon: Trường hợp vùng kinh tế Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc) []. Từ số liệu khảo sát vùng kinh tế Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc giai đoạn 1996 - 2010, nghiên cứu chỉ rõ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là yếu tố chính gây ra sự gia tăng lượng khí phát thải carbon. Lượng khí thải carbon liên quan đến năng lượng sử dụng cho công nghiệp đã tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 2,94%; trong đó, lượng phát thải carbon chủ yếu là do ngành công nghiệp thứ cấp - chiếm khoảng 80% [, tr. 41]. Romano L., Traù F. (2017), The nature of industrial development and the speed of structural change (Bản chất của phát triển công nghiệp và tốc độ chuyển đổi cơ cấu) []. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, sự PTCN làm cho cấu trúc
- 12 và hoạt động của nền kinh tế thay đổi. Tốc độ thay đổi của nền kinh tế phụ thuộc vào thời điểm và mức độ PTCN. Đối với các nước PTCN muộn, việc điều chỉnh cơ cấu nội ngành công nghiệp và cơ cấu liên ngành nhanh hơn đáng kể so với các nước đã PTCN trước đó; từ đó, khẳng định, vấn đề công nghiệp hóa nền kinh tế cần được diễn ra càng sớm càng tốt. Podile V. (2018), Andhra Pradesh New Industrial Development Policy - A Testimony for Commitment (Chính sách phát triển công nghiệp mới của Andhra Pradesh - Minh chứng cho sự cam kết) []. Bang Andhra Pradesh - Ấn Độ được thành lập năm 2014, với lợi thế là sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp như công nghiệp dệt may, công nghiệp thép, công nghiệp ô tô và đóng tàu... Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, bằng các chính sách phù hợp, chính quyền Andhra Pradesh đã tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống luật pháp và kết cấu hạ tầng KT - XH, xây dựng được một hệ sinh thái hiệu quả, hỗ trợ tốt và giúp các ngành công nghiệp trở nên đổi mới và cạnh tranh toàn cầu; đồng thời, biến Bang Andhra Pradesh thành một trung tâm đổi mới, ứng dụng công nghệ và công nghiệp hóa cao. Mehdi B., Seyed H.M.K. (2019), Industrial development and social welfare: A case study of Iran (Phát triển công nghiệp và phúc lợi xã hội: Nghiên cứu trường hợp Iran) []. Sử dụng các mô hình kinh tế lượng ước tính sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1967 - 2015, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ động giữa PTCN và phúc lợi xã hội trong dài hạn và ngắn hạn. Phát triển công nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến phúc lợi xã hội của Iran và tác động trong dài hạn là mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, phúc lợi xã hội của Iran cũng chịu tác động đáng kể từ doanh thu từ dầu mỏ, lạm phát, thất nghiệp và Chiến tranh Iraq - Iran. Từ đó, nghiên cứu kiến nghị Chính phủ Iran cần PTCN và tăng cường tác động của công nghiệp đối với phúc lợi xã hội bằng cách kiểm soát các tác động tiêu cực của nó.
- 13 Samford S. (2022), Decentralization and local industrial policy in Mexico (Phân cấp và chính sách công nghiệp địa phương ở Mexico) []. Bằng phương pháp định lượng, đối sánh giữa Mexico và các nước phát triển ở cấp độ địa phương trong việc phân cấp và can thiệp chính sách PTCN, kết quả nghiên cứu chỉ rõ, những quan chức nhạy cảm với nhu cầu PTCN địa phương có thể có khả năng thiết kế các biện pháp can thiệp chính sách tốt hơn. Nếu như các địa phương ở các nước phát triển có xu hướng sử dụng các biện pháp can thiệp chính sách có tính chủ động, có mục tiêu và giảm thiểu rủi ro... thì các địa phương ở Mexico có xu hướng sử dụng các biện pháp can thiệp thụ động trong giải quyết các nhu cầu trước mắt, ngắn hạn. Từ đó, nghiên cứu đề xuất, cần tiếp tục làm rõ vấn đề quyền quyết định của chính quyền địa phương sẽ đóng góp bao nhiêu trong hiệu quả của các chính sách PTCN quốc gia. Ekundayo P.M., Ayobola O.C., Xuan V.V. (2023), The relevance of resource wealth in output growth and industrial development in Africa (Mối quan hệ giữa sự giàu có tài nguyên trong tăng trưởng sản lượng và phát triển công nghiệp ở Châu Phi) []. Nghiên cứu xem xét vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong việc thúc đẩy tăng trưởng thu nhập và hiệu quả PTCN ở 22 quốc gia châu Phi giàu tài nguyên, giai đoạn 1999 - 2019. Bằng phương pháp hồi quy, kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia châu Phi, hàm ý thực tế về hội chứng lời nguyền tài nguyên ở một số quốc gia châu Phi giàu tài nguyên. Tài nguyên thiên nhiên có tác động đáng kể nhưng tiêu cực đến sự phát triển của công nghiệp trong dài hạn. Từ đó, nghiên cứu kiến nghị, các nền kinh tế châu Phi giàu tài nguyên cần phải chuyển nguồn thu từ tài nguyên vào việc phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp. 1.1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp bền vững Harmsen J., Powell J.B. (2010), Sustainable development in the process industries (Phát triển bền vững trong các ngành công nghiệp chế
- 14 biến) []. Nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng quát và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy các PTCN trước những thách thức về môi trường và xã hội trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò cũng như ảnh hưởng của PTCN đối với PTBV. Từ kết quả định lượng các trường hợp cụ thể trong các ngành hóa chất, dầu khí, sản xuất vật liệu và khai thác khoáng sản, nghiên cứu đã chỉ ra cách thức các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên thông qua việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp khác nhau để đạt được sự phát triển theo quan điểm PTBV trên cả ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Szilagyi A., Mocan M. (2018), Scaling up Resource Efficiency and Cleaner Production for an Sustainable Industrial Development (Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và sản xuất sạch hơn để phát triển công nghiệp bền vững) []. Nghiên cứu chỉ rõ, xanh hóa các nền kinh tế là xu hướng toàn cầu chính hiện nay, hình thành bằng cách tập trung vào các ngành công nghiệp hiện có và hỗ trợ một số lượng đáng kể các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) để tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và năng suất, đồng thời, giảm tác động của chúng đến môi trường. Việc thực hiện phương pháp tiếp cận hiệu quả nguồn lực và sản xuất sạch hơn đòi hỏi cách tiếp cận có hệ thống và tuân thủ diễn tiến thời gian để xác định, đánh giá những điểm kém hiệu quả hiện có và giải quyết chúng bằng cách áp dụng “các thông lệ tiêu chuẩn” cho tất cả các nguyên nhân gây ra chất thải và khí thải, cũng như sự kém hiệu quả của quá trình và giám sát kết quả ở cấp độ doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường áp dụng, tiếp cận hiệu quả nguồn lực và sản xuất sạch hơn, chuyển giao kinh nghiệm hiện có và thực tiễn tốt nhất cho một số lượng lớn hơn các doanh nghiệp. Liu M., Feng X., Wang S., Zhong Y. (2021), “Does poverty- alleviation-based industry development improve farmers’ livelihood capital?” (Phát triển công nghiệp dựa vào xóa đói, giảm nghèo có cải thiện vốn sinh kế
- 15 của nông dân không?) []. Nghiên cứu chỉ rõ, “giảm nghèo có mục tiêu” là cách tiếp cận độc đáo được áp dụng ở Trung Quốc để đạt được tầm nhìn về một xã hội thịnh vượng vừa phải về mọi mặt và “Giấc mơ Trung Hoa”; với tư cách là một phương tiện xóa đói giảm nghèo, PTCN là nền tảng quan trọng cho các biện pháp giảm nghèo khác. Phát triển công nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến vốn sinh kế của nông dân; có thể nâng cao đáng kể vốn nhân lực, xã hội và tài chính của nông dân, trong khi không có ảnh hưởng đáng kể đến vốn tự nhiên và vật chất; có tác động không đồng nhất đến vốn sinh kế của nông dân, tác động hiệu quả hơn đến những người không nghèo hơn là những người nghèo; tác động lên vốn sinh kế của nông dân khác nhau giữa các vùng. Từ đó, nghiên cứu đề xuất: Cần thực hiện các biện pháp tăng cường vốn nhân lực cho nông dân; thúc đẩy đổi mới các sản phẩm tài chính và sử dụng tốt nguồn vốn xã hội; tăng cường hỗ trợ PTCN cho người nghèo... nhằm cải thiện vốn sinh kế của nông dân. Foluso A.A., Mojeed M.O., Motunrayo O.A., Nicholas M.O. (2022), Industrial development, urbanization and pollution nexus in Africa ((Mối liên hệ giữa phát triển công nghiệp, đô thị hóa và ô nhiễm ở Châu Phi) []. Bằng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa PTCN, đô thị hóa và phát thải ô nhiễm ở Châu Phi, giai đoạn 1990 - 2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng đô thị hóa và PTCN đã dẫn đến sự gia tăng suy thoái môi trường. Từ đó, kiến nghị chính sách kinh tế trên bình diện châu lục nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và giảm thiểu phát thải ô nhiễm môi trường ở Châu Phi. Chen X., Dong M., Zhang L., Luan X., Cui X., Cui Z. (2022), Comprehensive evaluation of environmental and economic benefits of industrial symbiosis in industrial parks (Đánh giá toàn diện lợi ích kinh tế và môi trường của sự cộng sinh công nghiệp trong các khu công nghiệp). Vận dụng phương pháp đánh giá toàn diện về lợi ích cộng sinh công nghiệp trong nghiên cứu
- 16 điển hình khu công nghiệp sinh thái ở Trung Quốc cho thấy, sự cộng sinh công nghiệp có tác động tích cực về nhiều mặt, như: Tăng năng suất nguyên liệu đầu vào trực tiếp, nước và năng lượng; giảm tác động phát thải; tiết kiệm đầu tư kinh tế; giảm tỷ lệ tải trọng môi trường; tăng chỉ số PTBV. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý cho các nhà quản lý khu công nghiệp sinh thái về tiêu thức phân loại cộng sinh và công cụ đánh giá lợi ích để xây dựng mạng lưới cộng sinh bằng cách so sánh sự đóng góp của các loại cộng sinh; đồng thời, đề xuất chính sách PTCNBV. Zhou Z., Munir A. (2023), Economic digitalization and energy transition for green industrial development pathways (Số hóa kinh tế và chuyển đổi năng lượng cho lộ trình phát triển công nghiệp xanh) []. Bằng các kỹ thuật thực nghiệm tiên tiến, nghiên cứu xem xét các quốc gia G7 giai đoạn 2003 - 2019 và chỉ rõ: Số hóa kinh tế tạo ra hiệu ứng thúc đẩy PTCN xanh ngắn hạn và dài hạn; quá trình chuyển đổi năng lượng có những tác động tích cực trong ngắn hạn và dài hạn đối với việc PTCN xanh. Đáng chú ý nhất, số hóa kinh tế đã điều chỉnh tích cực tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng đến PTCN xanh và rõ rệt hơn trong dài hạn. Từ đó, nghiên cứu kiến nghị các chính sách tăng cường phối hợp tích hợp các công nghệ chuyển đổi năng lượng và kỹ thuật số để đạt được cơ cấu công nghiệp xanh nhằm PTBV. 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp Bùi Vĩnh Kiên (2009), Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp Bắc Ninh []. Nghiên cứu đã chỉ rõ, sau khi tái lập tỉnh (1997), Bắc Ninh xác định phát triển kinh tế lấy PTCN làm trọng tâm. Chính sách PTCN tỉnh Bắc Ninh được đánh giá theo năm nhóm: Chính sách thu hút đầu tư PTCN; chính sách tiếp cận đất đai; chính sách khoa học và công nghệ; chính sách phát triển NNL; chính sách cải thiện môi trường kinh doanh. Từ kết quả đánh giá chính
- 17 sách PTCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007, nghiên cứu kiến nghị những bài học kinh nghiệm (cả về xây dựng chính sách; quy hoạch phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn; từng nhóm chính sách PTCN; tổ chức thực hiện chính sách) nhằm góp phần xây dựng chiến lược PTCN tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008 - 2015. Vũ Bằng Tâm, Eric Iksoon IM (2011), Đầu tư nhân lực và phát triển công nghiệp địa phương ở Việt Nam []. Nghiên cứu trình bày mối quan hệ giữa đầu tư nhân lực và PTCN địa phương của 63 tỉnh thành ở Việt Nam (trừ Điện Biên, do thiếu số liệu) giai đoạn 2003 - 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục trung học chuyên nghiệp và giáo dục đại học đều có ảnh hưởng tích cực đến PTCN địa phương, tuy nhiên, tác động của giáo dục đại học là thấp hơn và “chỉ xấp xỉ 70% tác động của giáo dục trung học chuyên nghiệp” [, tr. 30]. Nguyên nhân được xác định, trong khi giáo dục đại học nặng về lý thuyết và tính khái quát, các trường trung học chuyên nghiệp chỉ “chú tâm cung cấp kỹ năng chuyên ngành cần và đủ để học viên kiếm được việc làm thích hợp” [, tr. 33], do đó, gián tiếp đóng góp tích cực hơn. Ở chiều ngược lại, những địa phương phát triển hơn tác động lên số học sinh theo học đại học lớn hơn trung học chuyên nghiệp. Từ những kết quả đã chỉ ra, nghiên cứu đề xuất gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) theo hướng tăng kỹ năng chuyên ngành và tính thực tiễn, góp phần đóng góp nhiều hơn trong sự PTCN ở cấp độ địa phương. Bùi Văn Huyền (2012), Phát triển công nghiệp địa phương: Kinh nghiệm từ tỉnh Aichi (Nhật Bản) []. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, sự thành công trong PTCN tỉnh Aichi là một điển hình trên phạm vi toàn cầu, thể hiện ở những đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu trong GRDP của tỉnh, cũng như những thương hiệu nổi tiếng ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không vũ trụ và nhiều ngành công nghiệp chế tác khác. Trên cơ sở tổng kết và phân tích kinh nghiệm PTCN của tỉnh Aichi, cả ở góc độ sự phát triển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn