intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

33
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 và đề xuất giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH TÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MINH TÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN 2. GS,TS. CHU VĂN CẤP HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Minh Tân
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 6 luận án 1.2. Đánh giá chung kết quả của các công trình đã công bố và những “khoảng 26 trống” cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH 30 TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG 2.1. Những vấn đề chung về phát triển kinh tế du lịch và đảm bảo an ninh 30 môi trường 2.2. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường 49 2.3. Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm 62 bảo an ninh môi trường và bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN 74 VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2019 3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình 74 3.2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh 81 môi trường ở tỉnh Ninh Bình Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 116 DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030 4.1. Bối cảnh mới và định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo 116 an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 4.2. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường 133 ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 165
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANMT : An ninh môi trường BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường DLST : Du lịch sinh thái ĐBANMT : Đảm bảo an ninh môi trường GDP : Tổng sản phẩm quốc nội KTDL : Kinh tế du lịch KT-XH : Kinh tế -xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước Nxb : Nhà xuất bản ONMT : Ô nhiễm môi trường PTBV : Phát triển bền vững PTDL : Phát triển du lịch PTKT : Phát triển kinh tế PTKTDL : Phát triển kinh tế du lịch UBND : Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 : Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Ninh Bình giai 83 đoạn 2010 - 2018 Bảng 3.2 : Tổng hợp một số khoản thuế, phí liên quan đến bảo 105 vệ môi trường trên địa bản tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 Bảng 3.3 : Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ cho 109 ngành du lịch giai đoạn 2010 -2019 Bảng 3.4 : Thống kê số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ 115 bộ vào tỉnh Ninh Bình từ năm 2010 -2017 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 3.1 : Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh 81 Bình giai đoạn 2010 - 2019 Biểu đồ 3.2 : Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 82 2010 - 2019 Biểu đồ 3.3 : Số lượng khách du lịch đến Quần thể danh 83 thắng Tràng An giai đoạn từ năm 2014-2019 Biểu đồ 3.4 : Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh 84 Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018 Biểu đồ 3.5 : Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh 103 Bình giai đoạn 2010 - 2017 Biểu đồ 3.6 : Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường giai 104 đoạn 2010-2019
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì hoạt động của ngành kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã coi kinh tế du lịch (KTDL) là ngành “công nghiệp không khói”, đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, góp phần quan trọng vào tạo việc làm và thu nhập, xóa đói giảm nghèo, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước, ... Sau 60 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt. Khách nội địa đạt 85 triệu lượt. Tổng thu đạt 755.000 tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng và khách nội địa đạt 334.000 tỷ đồng); đóng góp 9,2% vào GDP [127], giải quyết khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong ngành du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước) [138]. Tuy nhiên, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và biến đổi khí hậu (BĐKH) ngành du lịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là: ô nhiễm môi trường (ONMT) gia tăng, suy giảm đa dạng sinh học, thời tiết cực đoan ... Trong khi đó, các nguồn lực cần thiết cho hoạt động du lịch, như: vốn đầu tư cho hoạt động du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ đang ở mức thấp... đã làm cho hoạt động du lịch chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Điều này đã hạn chế sự phát triển của ngành du lịch và an ninh môi trường (ANMT). Nhằm khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững. Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tiêu biểu như: Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn
  8. 2 hóa và thiên nhiên thế giới; Khu Tam Cốc - Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu du lịch sinh thái (DLST) Thung Nham, ... Bên cạnh đó, Ninh Bình còn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch lịch sử - văn hóa với 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó phải kể đến một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng, bao gồm: Cố đô Hoa Lư, Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền Thái Vy, Đền Trương Hán Siêu, Chùa Bái Đính, Chùa Bích Động. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện, giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL ở Ninh Bình phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch. Trong những năm qua, KTDL của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp lớn vào phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch, năm 2019 ngành du lịch đạt doanh thu 3.600 tỷ, tạo việc làm cho 21.500 lao động tại địa phương [73, tr.60-61]. Từng bước gắn bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững (PTBV). Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của ngành du lịch Ninh Bình chưa thật sự gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) nên cũng đã gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái, như: làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường; gây sức ép lên hệ sinh thái, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, v.v... Để góp phần giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, thực tiễn và có phải có những phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp để ngành du lịch Ninh Bình PTBV. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình” làm luận án tiến sĩ kinh tế, ngành kinh tế chính trị. Nghiên cứu đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi: - Phát triển kinh tế du lịch (PTKTDL) gắn với đảm bảo an ninh môi trường (ĐBANMT) là như thế nào?
  9. 3 - Thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình ra sao? - Giải pháp nào để PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ phát triển mới đến 2030? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 và đề xuất giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về PTKTDL gắn với ĐBANMT; - Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, địa phương có những nét tương đồng với Ninh Bình trong PTKTDL gắn với ĐBANMT, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Ninh Bình; - Phân tích, đánh giá thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở chương 2. - Đề xuất định hướng và các giải pháp PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là PTKTDL gắn với ĐBANMT dưới góc độ kinh tế chính trị. Tuy nhiên, đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa PTKTDL và ĐBANMT; Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT. Về môi trường, luận án tập trung nghiên cứu ĐBANMT tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn chỉ được đề cập trong trường hợp cần thiết. - Về không gian: Luận án nghiên cứu PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
  10. 4 - Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019, đề xuất giải pháp PTKTDL gắn với ĐBANMT của tỉnh đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về PTKTDL gắn với ĐBANMT. Đồng thời, luận án kế thừa một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đến PTKTDL, môi trường, ĐBANMT và PTKTDL gắn với ĐBANMT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp này cho phép gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, hình thành những phạm trù, những quy luật phản ánh bản chất đó. - Phương pháp lôgic với lịch sử: Luận án sử dụng biện pháp nghiên cứu này, bởi cùng một đối tượng nghiên cứu, nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau ở các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác nhau. Việc nghiên cứu PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn tỉnh phải có tính động, gắn với quá trình phát triển qua các thời kỳ khác nhau, vừa tuân thủ những vấn đề lý luận chung, vừa phải tính đến tác động của yếu tố lịch sử cụ thể của Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó có những đề xuất phù hợp và khả thi. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình, trước hết là phân tích rõ nội dung PTKTDL gắn với ĐBANMT trên địa bàn cấp tỉnh. Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong PTKTDL gắn với ĐBANMT để tổng hợp thành các bài học đối với tỉnh Ninh Bình. Luận án phân tích thực trạng PTKTDL
  11. 5 gắn với ĐBANMT, từ đó tổng hợp, đánh giá những thành tựu, hạn chế làm căn cứ cho việc đề xuất giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tác giả luận án phân tích, xử lý thông tin, so sánh thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình với những yêu cầu mang tính lý thuyết, tham khảo kinh nghiệm, so sánh thực trạng hiện nay với các giai đoạn trước đây … từ đó có những đề xuất phù hợp với lý luận, với thực tiễn tỉnh Ninh Bình, kế thừa được thành tựu của các quốc gia, tỉnh đã tham khảo kinh nghiệm. * Nguồn tài liệu nghiên cứu: Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; tài liệu của các cơ quan quản lý tỉnh Ninh Bình, như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư,…. Sau khi thu thập số liệu từ các nguồn, để đưa vào các bảng, biểu đồ minh họa cho các luận giải, phân tích trong luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Đưa ra cơ sở lý luận về PTKTDL gắn với ĐBANMT ở địa bàn cấp tỉnh, với 3 nội dung quan trọng: Khái niệm và sự cần thiết phải PTKTDL gắn với ĐBANMT; Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến PTKTDL gắn với ĐBANMT. - Đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019. Từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất những giải pháp mang tính toàn diện, khả thi nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.
  12. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Các công trình đã đạt được những kết quả nhất định, là cơ sở để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo của luận án. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch Những công trình nghiên cứu lý luận về PTKTDL của các tác giả trong và ngoài nước đã hướng vào các vấn đề giải thích phạm trù phản ánh hoạt động liên quan đến kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, các hình thức dịch vụ du lịch, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh du lịch,… trong đó, tiêu biểu phải kể đến các công trình sau: Theo tác giả William Theobald trong cuốn“Global Tourism - The next decade” (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) [157]. Nội dung cuốn sách giới thiệu khái niệm và phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch PTDL. Trong cuốn“Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) của các tác giả John Ward, Phil Higson và William Campbell [147]. Nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí. Tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006) trong cuốn “Giáo trình kinh tế du lịch” [39] đã đưa ra một số khái niệm như: du lịch,
  13. 7 khách du lịch, sản phẩm du lịch và tính đặc thù của du lịch; lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động của du lịch đến KT-XH, khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của du lịch thế giới; hệ thống hóa những xu hướng phát triển cơ bản của cầu và cung du lịch trên thế giới và phân tích các tác động về KT-XH của du lịch đối với một địa bàn PTDL (dưới góc độ một quốc gia). Cung cấp một số kiến thức về: cầu du lịch, loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện để PTDL; tính thời vụ trong du lịch; lao động trong du lịch; cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; chất lượng dịch vụ du lịch; hiệu quả KTDL; quy hoạch PTDL; tổ chức và quản lý ngành du lịch. Đặc biệt các tác giả đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến KTDL như: Kinh doanh lữ hành, bao gồm: Kinh doanh lữ hành và kinh doanh đại lý lữ hành. Kinh doanh khách sạn; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh các dịch vụ khác. Ngoài ra, các tác giả nêu ra khái niệm hiệu quả KTDL, theo đó: Hiệu quả kinh tế du lịch thể hiện mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn nhất các dịch vụ và hàng hóa có chất lượng cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa. Nói cách khác, hiệu quả kinh tế du lịch phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất [39, tr.262]. Và đưa ra một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KTDL như: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đánh giá sự đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Tổng doanh thu xã hội từ du lịch; tổng doanh thu thuần túy bản thân ngành du lịch; tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của nền kinh tế quốc dân; doanh thu bình quân đầu người của ngành du lịch; Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch như: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú; kinh doanh ăn uống; kinh doanh vận tải du lịch; các ngành dịch vụ du lịch khác [39, tr.266-267]. Trong cuốn “Kinh tế du lịch và du lịch học” của hai tác giả Trung Quốc là Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình [74]. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số
  14. 8 vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và KTDL: khái niệm về du lịch, khái quát về KTDL, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của KTDL, quy hoạch xây dựng khu du lịch, v.v... Trong cuốn “Kinh tế du lịch” của tác giả Robert Lanquar [88], đã khẳng định: KTDL là ngành công nghiệp, vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm khai thác các của cải du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra những ảnh hưởng của du lịch đến nền kinh tế. Yêu cầu về du lịch, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư du lịch. Những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch và kinh doanh du lịch. Trong cuốn “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh” của tác giả Nguyễn Đình Sơn, thì Kinh tế du lịch là một phạm trù phản ánh bước tiến mới của lực lượng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán xuất khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cho du khách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển [100, tr.23]. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đảm bảo an ninh môi trường Trong cuốn “Giáo trình môi trường đại cương” của tác giả ThS Nguyễn Thị Phương Thảo [107] đã chỉ ra môi trường sống của con người theo chức năng, được chia thành 3 loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và nhân văn và môi trường nhân tạo. Và cho rằng trên thực tế, ba loại môi trường này đều cùng tồn tại, xen kẽ, tương tác lẫn nhau rất chặt chẽ. Trong cuốn “Tài nguyên thiên nhiên môi trường với sự tăng trưởng bền vững ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Chử [26] và Trần Thị Thanh Huyền trong bài “Chức năng cơ bản của môi trường” [59] đã chỉ ra môi trường có 5 chức năng cơ bản: Là không gian sống của con người và các loài sinh vật; Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống cũng như sản xuất của con người; Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người
  15. 9 tạo ra trong quá trình sống và lao động sản xuất; Môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin cho con người; Môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Năm 1972, lần đầu tiên vấn đề ANMT được đưa vào Chương trình Nghị sự quốc tế tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người ở Stốckhôm Thụy Điển. Nhưng phải đến năm 1987, tại Đại hội Liên hợp quốc lần đầu tiên trong văn bản chính thức đề cập đến khái niệm về ANMT: “Quản lý nguồn tài nguyên không hợp lý, lãng phí đều uy hiếp đối với an ninh. Sự biến đổi tiêu cực của môi trường đang uy hiếp đối với sự phát triển ... trở thành nguyên nhân của các căng thẳng và tiêu cực xã hội, ảnh hưởng đến nhân loại như đói nghèo, mù chữ, dịch bệnh ...) [111]. Theo Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ANMT được hiểu là “sự khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa (môi trường) có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính tri, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh” [49, tr.27]. Theo Báo cáo Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hiệp quốc, có thể hiểu, ANMT là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường (đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác) cân bằng để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Giữ gìn ANMT là BVMT sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người. An ninh môi trường không được đảm bảo thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển. Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hợp quốc xác định “ANMT là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia” [49, tr.27]. Theo Luật BVMT năm 2014, theo đó “An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia” [85, tr.11].
  16. 10 Cuốn sách “Đảm bảo an ninh môi trường cho phát triển bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh biên soạn [48] đã cung cấp cho người đọc những khái niệm mới và và kiến thức hữu ích về vấn đề sống còn của môi trường trong sự PTBV. Trọng tâm của cuốn sách trình bày về vấn đề tranh chấp quốc gia và liên quan tới tài nguyên; nguy cơ mất an ninh do thảm họa thiên tai, sự cố môi trường. Đặc biệt, vấn đề ONMT xuyên quốc gia, tệ nạn môi trường, nhiễm loạn sinh thái ... đề xuất giải pháp ứng phó với các vấn đề ANMT nói chung và đối với từng vấn đề cụ thể đã từng xẩy ra tại Việt Nam nói riêng. Trong cuốn sách “An ninh môi trường” của tác giả Nguyễn Đức Khiển và Nguyễn Kim Hoàng [61], nội dung cuốn sách được kết cấu thành 7 chương, đề cập đến: An ninh môi trường; mất ANMT; những thách thức về môi trường trên thế giới; Hậu quả của sự cố và ONMT đến an ninh xã hội và sức khỏe cộng đồng; xóa đói giảm nghèo, biện pháp hữu hiệu để BVMT và PTBV và hậu quả của sự cố và ONMT đến an ninh xã hội và sức khỏe cộng đồng. 1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Khi bàn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên C.Mác quan niệm: Giới tự nhiên cụ thể là cái giới tự nhiên trong chừng mực bản thân nó không phải là thân thể của con người - là thân thể vô cơ của con người. Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên” [70, tr.135]. và “Công nhân không thể tạo ra cái gì khác nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” [70, tr.130].
  17. 11 Với quan niệm “Giới tự nhiên … là thân thể vô cơ của con người”, C.Mác đã chỉ cho chúng ta thấy rằng: con người chỉ là một bộ phận trên cơ thể của giới tự nhiên mà thôi, giống như một bộ phận mắt, tai, mũi... trên cơ thể của con người. Vì vậy, con người không bao giờ có thể sống, tồn tại và phát triển khi bị tách khỏi giới tự nhiên, khỏi môi trường sống của mình, chừng nào mà con người còn tồn tại thì còn phải dựa vào giới tự nhiên, dựa vào môi trường. Khi cho rằng: “... con người là một bộ phận của giới tự nhiên”, C.Mác một lần nữa đã khẳng định con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, từ môi trường. Nói cách khác, môi trường tự nhiên là cái có trước con người và xã hội loài người. Con người sống và tồn tại được là do quá trình lao động của con người kết hợp với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những thứ thiết yếu của cuộc sống (như không khí, ánh sáng, nước, không gian sống...) và những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình lao động. - Trong chương “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” [70, tr.641] trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” được Ph.Ăngghen viết vào những năm 1873-1883, Ông đã nói rất rõ về mối quan hệ giữa con người - môi trường và tính tất yếu phải BVMT của loài người. Theo Ph.Ăngghen, con người là “một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra được” [70, tr.475], là sản phẩm cao nhất của sự tiến hóa trong nhiều triệu năm của vật chất. Và “bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát triển trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó” [70, tr.55]. Để tiến hành lao động, con người không thể không nhờ đến môi trường tự nhiên “Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ” [70, tr.648]. Công cụ đầu tiên là công cụ săn bắt, đánh cá đến những công cụ hiện đại sau này cũng từ giới tự nhiên. Từ đó, con người ngày càng thống trị giới tự nhiên và “bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình”[70, tr.654] Ph.Ăngghen cho rằng việc cải tạo tự nhiên để phục vụ con người là một tiến bộ xã hội nhưng nếu không theo quy luật thì sẽ bị tự nhiên trả thù, gây những tác dụng phá hủy tất cả những kết quả ban đầu. Điều này cho thấy, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau “trong giới tự nhiên, không có cái gì xảy ra
  18. 12 một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại” [70, tr.652]. Trong quá trình lao động sản xuất, con người tác động vào môi trường tự nhiên, làm thay đổi các yếu tố cấu thành môi trường, đáp ứng nhu cầu trước mắt của mình, thì sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống. Bởi, không phải chỉ có con người tác động, cải biến môi trường tự nhiên mà môi trường tự nhiên cũng tác động ngược trở lại một cách mạnh mẽ đối với con người. Sự tác động ngược trở lại này lại “không lường trước được”, nó có thể “phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên” mà con người đạt được như Ph.Ăngghen cảnh báo: chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên của đó [70, tr.654]. Và vì thế, chúng ta hoàn toàn không thể thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại chúng ta phải nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác. Bên cạnh, việc chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên, Ph.Ăngghen còn chỉ ra mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên được bắt nguồn từ mâu thuẫn trong quan hệ xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn này, trước hết giải quyết xung đột giữa con người với con người để giải quyết xung đột giữa con người với tự nhiên và nhờ đó thực hiện hài hòa giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người. Theo Ông, “muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ. Cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và đồng thời, trong chế độ xã hội hiện tại” [70, tr.657]. Bởi, tất cả các phương thức sản xuất cũ chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích gần nhất và trực tiếp nhất mà không chú ý đến những hậu quả xa, sau này mới xuất hiện. Điển hình là các
  19. 13 nhà tư bản riêng lẻ sản xuất và trao đổi chỉ để thu lợi nhuận trước mắt đã dẫn đến hậu quả làm cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng kinh tế sau này. Qua nghiên cứu quan điểm của C.Mác và PhĂngghen về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ này, từ đó gợi mở những cách thức giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và PTKTDL gắn với ĐBANMT nói riêng: Một là, KTDL có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Doanh thu từ hoạt động du lịch có thể ngày một tăng nếu biết PTKTDL hài hòa với ĐBANMT. Hai là, con người là một thực thể của tự nhiên và giới tự nhiên là thành phần của môi trường đặc biệt quan trọng trong đời sống con người, nó bao quanh con người. Vì thế, chúng ta không nên đối lập giữa con người và môi trường tự nhiên. Ba là, trong quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, con người cần nắm vững quy luật tự nhiên để chinh phục nó một cách hài hòa nhất, đừng tác động vào tự nhiên một cách thô bạo. Con người phải biết bảo vệ giới tự nhiên; không vì lợi ích trước mắt mà tác động xấu đến giới tự nhiên, tất yếu sẽ bị giới tự nhiên tác động ngược trở lại, phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự “trả thù” của môi trường tự nhiên. Các công trình nghiên cứu về cơ sở phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường Công trình “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe [148]. Nội dung công trình tâp trung vào một số vấn đề về: Tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; Tác động của Giải trí và Du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các vấn đề về môi trường, sự đầu tư về Giải trí và Du lịch. Trong tiểu mục: Sự đầu tư về Giải trí, tác giả đề cập đến các nhân tố tác động đến sự đầu tư các dự án: lợi nhuận, doanh thu, chi phí vận hành v.v… Tác giả Nguyễn Thế Chinh trong “Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường” [25], đã phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, những
  20. 14 vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trường, những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin, năm 1992), đã đưa ra quan điểm: PTBV là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại, với nguyên tắc cơ bản bao trùm và chủ yếu là: kết hợp hài hòa các yếu tố tiến bộ xã hội; đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; BVMT sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Jo Hannesburrg (Cộng hòa Nam Phi, năm 2002) đã khẳng định: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa 3 mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế (PTKT), phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Theo Điều 3, khoản 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017, "Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai" [87, tr.8]. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, PTBV trong du lịch là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Sự phát triển này quan tâm đến lợi ích kinh tế, xã hội, mang tính lâu dài trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác BVMT và góp phần nâng cao mức sống cộng đồng địa phương. - Trong cuốn “Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn” của Lê Thị Thanh Hà, tác giả đã chỉ ra vai trò của nhà nước trong việc BVMT: BVMT là nhiệm vụ tất yếu của mọi nhà nước; Những biểu hiện cụ thể về vai trò của nhà nước hiện đại đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2