intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2014-2023; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2040.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ******* HOÀNG NGỌC QUANG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2024
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ******* HOÀNG NGỌC QUANG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Anh Tài HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các tài liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận án được trích dẫn và ghi rõ nguồn gốc để đảm bảo tính chính xác và minh bạch. Tôi cam kết tuân thủ nguyên tắc về trung thực và không gian lận trong bất kỳ hình thức nào liên quan đến nội dung của tài liệu này. Tác giả luận án Hoàng Ngọc Quang
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận án này, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các giảng viên khoa Kinh tế Chính trị đã luôn tạo điều kiện cho Nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, Nghiên cứu sinh xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Trần Anh Tài – giảng viên hướng dẫn khoa học đã luôn nhiệt tình chỉ bảo và hỗ trợ Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình hoàn thành luận án này. Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh xin cảm ơn sự hợp tác của những người đã hỗ trợ và tham gia khảo sát, giúp luận án được hoàn thành hiệu quả nhất. Luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, Nghiên cứu sinh rất mong sẽ nhận được những góp ý, hướng dẫn từ Quý thầy cô và các nhà khoa học. Tác giả luận án Hoàng Ngọc Quang
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI.................................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ ...................... 6 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế chia sẻ ................................................................................................. 9 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ............................................................. 13 1.4. Những vấn đề đã được nghiên cứu và khoảng trống trong nghiên cứu ............ 23 1.4.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ............................................................... 23 1.4.2. Những khoảng trống trong nghiên cứu ......................................................... 24 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 25 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI.................................................................. 26 2.1. Cơ sở lý luận về mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải....................... 26 2.1.1. Khái niệm mô hình kinh tế chia sẻ ............................................................... 26 2.1.2. Đặc điểm của mô hình kinh tế chia sẻ .......................................................... 27 2.1.3. Khái niệm của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải....................... 28 2.1.4. Đặc điểm của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ........................ 28 2.2. Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ............................................................................................. 30 2.2.1. Khái niệm về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải .................................................................................................... 30
  6. 2.2.2. Nội dung về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải .................................................................................................... 34 2.2.3. Tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ............................................................................................. 42 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải......................................................................... 45 2.3.1. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội ................................................................. 45 2.3.2. Quan điểm của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ........................................................................................................... 46 2.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý .......................................................................................................... 47 2.3.4. Nhận thức và thái độ của các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ............................................................................................. 48 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ................................................................................ 49 2.4.1. Vương quốc Anh ......................................................................................... 49 2.4.2. Thái Lan ...................................................................................................... 53 2.4.3. Singapore ..................................................................................................... 55 2.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 65 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 66 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 66 3.2. Khung phân tích ............................................................................................. 67 3.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................... 69 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 69 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 69 3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................ 71 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 75
  7. CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI .................... 76 4.1. Khái quát về thực trạng mô hình chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam ....... 76 4.2. Thực trạng nội dung về vai trò Nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam ................................................................. 82 4.2.1. Tạo lập môi trường hoạt động cho mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ........................................................................................................... 82 4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ............................................................................................. 98 4.2.3. Đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ........................................................................................... 102 4.2.4. Thanh tra, xử lý vi phạm đối với các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải .............................................................................. 106 4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam.................................................... 108 4.3.1. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội ............................................................... 109 4.3.2. Quan điểm của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải .................................................................................................................... 111 4.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý ........................................................................................................ 113 4.3.4. Nhận thức và thái độ của các chủ thể đối với các chính sách trong mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ............................................................ 115 4.4. Đánh giá về thực trạng vai trò Nhà nước đối với việc quản lý mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam ................................................ 124 4.4.1. Các kết quả đạt được.................................................................................. 125 4.4.2. Những hạn chế của vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ........................................................................................... 130 4.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .......................................................................... 133 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 136
  8. CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI Ở VIỆT NAM ....................................... 137 5.1. Bối cảnh, xu hướng và chủ trương phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam.................................................................................... 137 5.1.1. Bối cảnh phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam ............................................................................................................................... 137 5.1.2. Xu hướng phát triển mô hình chia sẻ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam trong thời gian tới ....................................................................................... 138 5.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải tại Việt Nam ....................................................... 140 5.2. Phương hướng hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải .............................................................................. 142 5.3. Giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải .................................................................................. 144 5.3.1. Giải pháp về việc tạo lập môi trường hoạt động cho mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải .............................................................................. 144 5.3.2. Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ....................................................................................... 147 5.3.3. Giải pháp đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ....................................................................................... 149 5.3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả thanh tra, xử lý vi phạm đối với các chủ thể trong mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải........................................ 151 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 154 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 159 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BEV Battery Electric Vehicle Xe điện CMCN x Cách mạng công nghiệp GTVT x Giao thông vận tải IEA International Energy Cơ quan Năng lượng Agency Quốc tế KTCS x Kinh tế chia sẻ LTA Land Transport Authority Cục Giao thông Đường bộ (Singapore) MVP Multivariate probit Mô hình probit đa biến NSNN x Ngân sách nhà nước PDVL Private Hire Car Driver's Giấy phép nghề nghiệp Vocational Licence dành cho lái xe tư nhân PHEV A plug-in hybrid electric Xe lai sạc điện vehicle TNCN x Thu nhập cá nhân TNDN x Thu nhập doanh nghiệp TNHH x Trách nhiệm hữu hạn TTHC x Thủ tục hành chính VAT x Thuế giá trị gia tăng VCCI Vietnam Chamber of Phòng Thương mại và Commerce and Industry Công nghiệp Việt Nam i
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chi phí các dịch vụ đi xe tại Singapore .................................................. 57 Bảng 3.1. Đối tượng khảo sát của đề tài................................................................. 71 Bảng 4.1. Sự hài lòng của tài xế công nghệ về việc xử lý thủ tục hành chính .......... 89 Bảng 4.2. Các văn bản quy định liên quan tới điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp quản lý ứng dụng chia sẻ xe ....................................................................... 91 Bảng 4.3. So sánh điều kiện kinh doanh của taxi truyền thống và xe công nghệ .... 94 Bảng 4.4. Các văn bản quy định liên quan tới chính sách Thuế.............................. 95 Bảng 4.5. Sự thay đổi cách thu thuế đối với các chủ thể trong mô hình chia sẻ xe. 96 Bảng 4.6. Đánh giá của các cán bộ quản lý nhà nước về cách tổ chức bộ máy hành chính ngành giao thông hiện nay ......................................................................... 101 Bảng 4.7. Tần suất xung đột hàng tháng giữa nhóm taxi/xe ôm truyền thống và taxi/xe ôm công nghệ ...................................................................................................... 104 Bảng 4.8. Mức độ hài lòng của tài xế công nghệ với doanh nghiệp chia sẻ xe...... 104 Bảng 4.9. Mức độ hài lòng của người tiêu dùng với dịch vụ và giá cả của mô hình kinh tế chia sẻ vận tải .......................................................................................... 105 Bảng 4.10. Đánh giá của tài xế công nghệ về mức độ hiệu quả trong hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng đối với hoạt động của tài xế ........................ 108 Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các tiêu chí năm 2020 ............................................ 110 Bảng 4.12: Kết quả thực hiện các tiêu chí năm 2021 ............................................ 111 Bảng 4.13. Trình độ học vấn của một số cán bộ quản lý ngành Giao thông vận tải ... 113 Bảng 4.14. Thời gian công tác của cán bộ quản lý ngành Giao thông vận tải ....... 113 Bảng 4.15. Đánh giá chung về số lượng cán bộ tại cơ quan ................................. 114 Bảng 4.16. Đánh giá chung về cơ sở vật chất phục vụ công việc ......................... 115 Bảng 4.17. Hiểu biết và thái độ về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng........... 117 Bảng 4.18. Mức độ hiểu biết đối với các luật điều chỉnh hành vi tài xế................ 118 Bảng 4.19. Đánh giá mức độ cảm thấy hợp lý đối với các luật điều chỉnh hành vi ii
  11. tài xế ........................................................................................................... 118 Bảng 4.20. Ước lượng hợp lý tối đa mô phỏng của mô hình probit đa biến đối với nhóm tài xế ô tô ................................................................................................... 121 Bảng 4.21. Ước lượng hợp lý tối đa mô phỏng của mô hình probit đa biến đối với nhóm tài xế xe máy ............................................................................................. 121 iii
  12. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thị phần của các hãng chia sẻ xe tại Anh năm 2020 .......................... 50 Biều đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ......................................................... 66 Biều đồ 3.2. Khung phân tích của đề tài................................................................. 68 Biểu đồ 4.1: Dự định sử dụng các dịch vụ trực tuyến ............................................. 76 Biểu đồ 4.2: Doanh thu thực tế và tiềm năng của thị trường xe công nghệ tại Việt Nam ...................................................................................................................... 78 Biểu đồ 4.3: Tổng chiều dài đường bộ tại Việt Nam từ 2014-2019 (không tính đường thôn xóm và nội đồng)........................................................................................... 83 Biểu đồ 4.4: Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam từ 2013 đến 2022 ........... 84 Biểu đồ 4.5: GDP của Việt Nam trong vòng 10 năm từ năm 2011-2021 ................ 85 Biểu đồ 4.6: Tốc độ tăng năng suất lao động (theo giá so sánh) ............................. 86 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm ......................................... 86 Biểu đồ 4.8: Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải ......................................... 99 Biểu đồ 4.9. Một số quy định các tài xế vi phạm phổ biến trong quá trình hoạt động nghề nghiệp ......................................................................................................... 120 Biểu đồ 4.10. Khả năng tài xế công nghệ phản hồi các chính sách Nhà nước....... 124 Biểu đồ 4.11. Số lượng tài xế công nghệ của các hãng xe lớn từ 2014 đến 2022 .. 125 Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ người sử dụng taxi/xe ôm truyền thống và công nghệ ............. 127 Biểu đồ 4.13. Doanh thu một số doanh nghiệp quản lý ứng dụng chia sẻ (2014-2021) ................................................................................................................................................. 127 Biểu đồ 4.14. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ và giá cả giữa mô hình xe truyền thống và xe công nghệ.................................................................. 129 Biểu đồ 5.1. Dự báo tăng trưởng kinh tế Internet Việt Nam qua các năm............. 138 iv
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) là mô hình kinh tế được thúc đẩy bởi số hóa, bao gồm trao đổi ngang hàng các tài nguyên hữu hình và vô hình (hoặc tiềm ẩn), bao gồm cả thông tin, trong cả bối cảnh toàn cầu và địa phương. Mô hình KTCS là chủ đề thu hút sự quan tâm đáng kể các nhà hoạch định chính sách, nhà thực thi chính sách, các học giả cũng như các cá nhân trên toàn cầu do những cơ hội và thách thức của nó tới sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu (Felländer & cộng sự, 2015). Đây là một trong những mô hình kinh tế có quy mô phát triển nhanh nhất thế giới, với ước tính tăng trưởng từ 15 tỷ đô la trong năm 2014 sẽ tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2025 (Standing, C., Standing, S., & Biermann, S., 2019) Mô hình KTCS đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng chia sẻ trong lĩnh vực vận tải là một loại hình KTCS đặc biệt phổ biến và đã xuất hiện trên khắp thế giới (Hossain & Mozahem, 2022). Các nhà nghiên cứu tại PricewaterhouseCoopers đã phân tích mười lĩnh vực công nghiệp khác nhau và ước tính rằng năm lĩnh vực chính của nền kinh tế chia sẻ, bao gồm cho vay ngang hàng, nhân sự trực tuyến, chỗ ở, giải trí và vận tải sẽ tạo ra hơn 50% tổng doanh thu toàn cầu, tăng chỉ từ năm phần trăm của họ cổ phần hiện tại (Hawksworth & Vaughan, 2014). Thị trường kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải là thị trường phát triển rất mạnh tại Việt Nam và là thị trường có tính cạnh tranh cao. Số lượng các công ty trong nền kinh tế chia sẻ không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên của ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch công nghệ kết nối vận tải (như Uber, Grab) từ năm 2014. Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Mô hình kinh tế này giúp giải quyết nhiều vấn đề lớn của quốc gia như việc tăng hiệu suất sử dụng các nguồn lực, giúp giảm lãng phí các nguồn lực trong thời kỳ kinh tế khó khăn cũng như giúp giảm phần nào vấn đề thất nghiệp tại các quốc gia (Tabita Diela, 2016). Ngoài 1
  14. ra, có nhiều nghiên cứu cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải có khả năng giúp giảm ô nhiễm môi trường bằng cách tận dụng các tài sản ít được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, tránh lãng phí, tăng cường sự gắn kết xã hội bằng cách kết nối các cá nhân thông qua công nghệ kỹ thuật số phổ biến và phát triển tinh thần kinh doanh (Botsman & Rogers, 2011). Những người ủng hộ mô hình kinh tế chia sẻ cho rằng nó có thể giúp giảm thiểu suy thoái kinh tế cũng như giảm hậu quả từ chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ (Agyeman, 2013; Botsman & Rogers, 2011; Gansky, 2012). Tuy có nhiều đóng góp vào sự phát triển quốc gia, mô hình kinh tế này cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ. Một số nghiên cứu nhận định rằng mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải gây ra một số vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích của người lao động cũng như người tiêu dùng thông qua vấn đề như quyền riêng tư, sức khỏe, thuế, v.v… (Vith & cộng sự, 2019). Tại Việt Nam, mô hình này cũng mang lại nhiều vấn đề ảnh hưởng tới lợi ích xã hội như mâu thuẫn giữa tài xế truyền thống và tài xế công nghệ, ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động hay các vấn đề quyền lợi người tiêu dùng (Thành, M.L., 2018). Sự phát triển nhanh chóng của mô hình chia sẻ lĩnh vực vận tải được cung cấp bởi những nền tảng đa quốc gia lớn như Grab và Uber đã khiến các chính phủ không bắt kịp trong việc tổ chức quản lý, và làm các nhà hoạch định chính sách không chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức có thể phát sinh. Việt Nam cũng gặp những khó khăn tương tự và cần có phương án để giải quyết những vấn đề này. Như vậy, để có thể góp phần khai thác tiềm năng của các mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải, cũng như làm giảm các tác động bất ổn từ mô hình kinh tế này, nhà nước cần phát huy hiệu quả vai trò điều tiết của mình. Điều này đòi hỏi phải có nghiên cứu cụ thể về thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình này, qua đó kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam đúng hướng và hiệu quả cao nhằm phát triển nhanh và bền vững đất nước. Nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn vấn đề "Vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực 2
  15. vận tải ở Việt Nam" làm đề tài Luận án Tiến sĩ của mình, từ đó phần nào đánh giá được thực trạng vai trò nhà nước của Việt Nam hiện nay đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải, từ đó đưa ra một số giải pháp từ phía vai trò nhà nước để phát triển mô hình kinh doanh đầy tiềm năng này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác lập khung phân tích về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải từ 2014 đến 2023 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện vai trò này trong giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2040. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, hệ thống hóa, bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải. Hai là, đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2014-2023. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2040. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng vai trò của nhà nước ở Việt Nam đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải hiện nay thế nào và giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải trong thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải ở Việt Nam. Trong các lĩnh vực vận tải, dịch vụ taxi công nghệ và xe ôm công nghệ là mô hình kinh tế chia sẻ điển hình. Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ những thực trạng của vai trò Nhà nước đối với hai lĩnh vực này 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
  16. - Về nội dung: Luận án đánh giá vai trò nhà nước tại Việt Nam đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Vai trò của Nhà nước được tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá dựa trên góc độ của Kinh tế chính trị bao gồm 04 vai trò là: Tạo lập môi trường hoạt động cho các chủ thể; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ; Đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể; Thanh tra, xử lý vi phạm đối với các chủ thể - Về không gian: phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Về thời gian: phân tích, đánh giá vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải từ năm 2014 đến năm 2023. Các giải pháp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải được nghiên cứu trong giai đoạn 2023 – 2030. 4. Đóng góp mới của luận án 4.1. Đóng góp về lý luận Luận án đã hệ thống hóa và bổ sung một số lý luận về vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải trên phương diện của khoa học Kinh tế chính trị như bổ sung các khái niệm kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải, vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Luận án cũng hệ thống hóa được các lý luận về các tiêu chí đánh giá cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải. Thông qua hệ thống hóa các lý luận liên quan, luận án đã đưa ra được khung phân tích về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải về các nội dung quản lý nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước. 4.2. Đóng góp về thực tiễn Trên cơ sở khung phân tích được xác lập, Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ vận tải theo các nội dung chính về vai trò của nhà nước từ năm 2014 đến năm 2023. Từ đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm hạn chế, cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế của vai trò nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ vận tải. Ngoài ra, Luận án cũng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước và đưa ra giải pháp tận dụng các nhân tố này nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. 4
  17. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích và hiệu quả cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện vai trò nhà nước. Qua đó, các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực chia sẻ vận tải sẽ đảm bảo được quyền lợi của bản thân và tránh các rủi ro do các thất bại thị trường tạo ra. 5. Bố cục và kết cấu của luận án Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài luận án, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải Chương 5: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải ở Việt Nam 5
  18. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ Sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ tạo động lực nghiên cứu đối với rất nhiều học giả và các nhà làm chính sách trên thế giới. Vì đây là mô hình kinh tế mới, nhiều học giả đã đưa ra các khái niệm và xác định các đặc điểm của mô hình kinh tế này theo các nghiên cứu cụ thể của mình. Skjelvik & cộng sự (2017) đã có những nghiên cứu rất cụ thể về nền kinh tế chia sẻ tại các quốc gia Bắc Âu. Nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm và đặc điểm cơ bản về nền kinh tế chia sẻ và các lợi ích của loại hình kinh tế này. Cụ thể, các tác giả coi rằng “kinh tế chia sẻ” đã trở thành một mô hình kết nối giữa những các cá nhân và / hoặc pháp nhân khác nhau trao đổi dịch vụ và / hoặc chia sẻ hàng hóa, tài sản, tài nguyên, năng lực hoặc vốn thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của mô hình kinh tế chia sẻ như đây là một mô hình kinh doanh mới thông qua kỹ thuật số, người tham gia có thể giảm chi phí giao dịch, giảm quyền sở hữu tư nhân và tăng việc thuê mượn các hàng hóa, dịch vụ. Nghiên cứu tập trung vào 4 lĩnh vực chính của nền kinh tế chia sẻ, bao gồm: vận tải, nơi lưu trú, hàng hóa nhỏ lẻ và dịch vụ. Nghiên cứu cũng nói đến thực trạng hoạt động của các hình thức kinh tế này. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng tới môi trường của nền kinh tế chia sẻ cũng như đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế chia sẻ để cải thiện môi trường. Trong đó kinh tế chia sẻ lĩnh vực vận tải được đánh giá có tác động tốt nhất tới môi trường khi giảm được lượng khí thải từ xe cộ. Tomasz Kasprowicz (2016) cũng đưa ra những góc nhìn riêng về khái niệm và đặc điểm của nền kinh tế chia sẻ. Ông cho rằng kinh tế chia sẻ là một thị trường cho thuê tài sản vật chất hoặc nguồn vốn với các dịch vụ kèm theo thông qua Internet bằng các kênh ngang hàng. Thị trường này có thể bao gồm một số lĩnh vực như kinh doanh bán lẻ (ví dụ: qua eBay); chia sẻ phần mềm (ví dụ: thông qua mạng torrent 6
  19. hoặc nền tảng cụ thể như Windows Store); tiền ảo (Bitcoin); chia sẻ kiến thức (ví dụ: Các khóa học trực tuyến hoặc Wikipedia); cho thuê lao động (ví dụ: TaskRabbit hoặc Handy); thị trường tài chính ngang hàng (huy động vốn từ cộng đồng, ví dụ như Kickstarter); cho thuê tài sản (ví dụ: Airbnb) …. Nghiên cứu đưa ra các góc nhìn về nền kinh tế chia sẻ trên các mặt về lợi nhuận, vốn, cách đánh giá, triển vọng phát triển và sự quản lý của nhà nước về mặt luật pháp và thuế. Theo tác giả, việc quản lý kinh tế chia sẻ thông qua thuế là rất khó khăn do khó phân biệt được giữa kinh doanh và hoạt động chia sẻ đơn thuần, cũng như khó xác định quy mô hoạt động của một nhà cung cấp trong nền kinh tế chia sẻ. Buda Gabriella & Lehota József (2016) đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về các đặc điểm và các nguồn lực kinh tế - xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ. Nghiên cứu nhận thấy sự thành công của mô hình này được hỗ trợ bởi hệ thống đánh giá chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ. Dựa trên việc nghiên cứu thị trường, bài viết đưa ra các ảnh hưởng của thái độ và động lực của khách hàng liên quan đến việc quyết định tham gia vào nền kinh tế chia sẻ. Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng khách hàng sử dụng dịch vụ chia sẻ nhiều hơn nếu họ có tính hướng ngoại và năng động, ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như thời gian phản hồi của doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp, kinh nghiệm cá nhân khách hàng…. Hoàng Văn Cương (2020) cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ là một hình thức kinh doanh ngang hàng, phát triển nhờ vào công nghệ số, giúp người tham gia tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận số lượng lớn khách hàng thông qua một nền tảng. Mô hình này tại Việt Nam đã đạt một số thành công như quy mô thị trường tăng trưởng một cách nhanh chóng với 6.500 cơ sở tham gia Airbnb ở Việt Nam năm 2017, mô hình chia sẻ xe đã vận chuyển được hàng chục triệu lượt hành khách, trong khi Nhà nước không hề mất tiền để tài trợ phát triển loại hình này, mà hoàn toàn do xã hội hoá… Tuy nhiên, mô hình này cũng kéo theo nhiều vấn đề lớn như nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có quy định cụ thể liên quan đến kinh tế chia sẻ, một vài trường hợp cụ thể như việc cấp giấy phép kinh doanh còn gặp khó khăn do nhiều hoạt động vẫn chưa có trong danh mục kinh doanh hiện tại. Trần Minh Phương (2020) đưa ra khái niệm riêng về kinh tế chia sẻ. Tác giả coi 7
  20. kinh tế chia sẻ là một sự tái thiết kinh tế trong đó các cá nhân giấu danh tính có thể sử dụng tài sản và dịch vụ nhàn rỗi (bao gồm cả những thứ vô hình - chẳng hạn như kỹ năng và thời gian cá nhân) của người khác thông qua các ứng dụng hoặc các nền tảng trên internet. Mô hình này có ba đặc điểm giúp nó phát triển nhanh tại Việt Nam như: khách hàng chỉ cần được chia sẻ thay vì sở hữu tài sản để được sử dụng tài sản, mạng lưới người tiêu dùng được liên kết dễ dàng và các ứng dụng điện tử phát triển mạnh. Nghiên cứu này tập trung vào kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch. Tác giả đã chỉ ra các tác động của mô hình kinh tế chia sẻ tới ngành du lịch của Việt Nam, như sự ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh lưu trú truyền thống và các ảnh hưởng tới nhóm khách hàng khi họ có thêm nhiều phương án lựa chọn trong du lịch. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhỏ cho nhà nước trong việc quản lý ngành du lịch khi đứng trước sự phát triển của kinh tế chia sẻ, như việc hoàn thiện bộ máy quản lý, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, chú trọng công tác an ninh mạng… Hà Quang Thanh (2020) lại đưa ra một góc nhìn đa chiều về kinh tế chia sẻ. Bài nghiên cứu đã đưa ra quá trình phát triển của mô hình kinh doanh này trên thế giới, cũng như một khái niệm khác về kinh tế chia sẻ. Theo tác giả, kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế đề cao chia sẻ và hợp tác hơn tư hữu và con người thay vì sở hữu để thỏa mãn nhu cầu của mình thì sẽ tìm những nguồn lực trong cộng đồng. Tác giả chỉ ra rằng nhờ mô hình kinh tế chia sẻ, nguồn lực xã hội đã được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách khai thác tối đa thời gian sử dụng một vật phẩm. Bài nghiên cứu cũng đã liệt kê ra một số mô hình kinh tế chia sẻ phổ biến trên thế giới như chia sẻ xe, kỹ năng, vốn, tư liệu sản xuất… và chỉ ra các khó khăn khi vận hành mô hình này. Những khó khăn này có thể tác động đến các doanh nghiệp truyền thống, chính quyền, người tiêu dùng trong nhiều khía cạnh như cung cầu, niềm tin, thanh toán, công nghệ hoặc công bằng xã hội. Đối với lĩnh vực vận tải, đã có một số các nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá mô hình này dưới nhiều góc độ. Standing, C., Standing, S., & Biermann, S. (2019) đã tập trung phân tích về ý nghĩa của nền kinh tế chia sẻ đối với giao thông vận tải 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2