intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

239
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận án là: Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động và vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- Vò THÞ THU H¦¥NG CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU LAO §éNG T¹I VIÖT NAM: C¸C YÕU Tè T¸C §éNG Vµ VAI TRß §èI VíI T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ Hµ Néi - 2017
  2. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- Vò THÞ THU H¦¥NG CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU LAO §éNG T¹I VIÖT NAM: C¸C YÕU Tè T¸C §éNG Vµ VAI TRß §èI VíI T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ Chuyªn ngµnh: KINH TÕ HäC (TO¸N (TO¸N KINH TÕ) TÕ) M· sè: 62310101 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS. nguyÔn thÞ minh Hµ Néi - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng: luận án "Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế" do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2017 Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận án PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH VŨ THỊ THU HƯƠNG
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Minh, Người đã luôn đồng hành, định hướng khoa học, chỉ dẫn nhiệt tình, động viên và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn các ý kiến góp ý của các Nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo công tác trong và ngoài khoa Toán kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các ý kiến quý báu đó đã giúp tác giả bổ sung và hoàn thiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo và cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn các Cán bộ quản lý, bạn bè và đồng nghiệp trường Đại học Thương mại đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã luôn chia sẻ, động viên và là nguồn động lực giúp tác giả hoàn thành luận án. Tác giả luận án VŨ THỊ THU HƯƠNG
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................... 7 1.1 Một số khái niệm ............................................................................................... 7 1.1.1 Cơ cấu lao động .............................................................................................. 7 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động .......................................................................... 7 1.2 Tổng quan nghiên cứu....................................................................................... 9 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................... 9 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động ................................................................................................................. 18 1.2.3 Nhận xét ....................................................................................................... 22 1.3 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 23 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 24 2.1 Đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động ........................................................... 24 2.2 Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng ................................................ 26 2.3 Phương pháp hạch toán tăng trưởng ............................................................. 28 2.3.1 Phân tách tăng trưởng theo mức tổng thể ..................................................... 29 2.3.2 Phân tách tăng trưởng theo ngành ................................................................. 29 2.4 Một số mô hình kinh tế lượng ......................................................................... 32 2.4.1 Mô hình số liệu mảng ................................................................................... 32 2.4.2 Mô hình số liệu mảng đa bậc ........................................................................ 35 2.4.3 Mô hình số liệu mảng không gian ................................................................. 40 2.5 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................ 45
  6. Chương 3. THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2014 ......................... 47 3.1 Bối cảnh quốc tế .............................................................................................. 47 3.2 Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam ............................... 49 3.3 Một số chính sách có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động ................. 51 3.3.1 Nhóm chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động .......................... 52 3.3.2 Nhóm chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu lao động ...... 54 3.4 Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động và các yếu tố liên quan tại Việt Nam ................................................................................................................ 58 3.4.1 Cơ cấu lao động và năng suất lao động theo ngành của Việt Nam ................. 58 3.4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến sản lượng ............................................................................................................... 60 3.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành ............... 63 3.4.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong các tỉnh /thành phố ........ 67 3.5 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 67 Chương 4 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM ............................ 70 4.1 Các mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam ....................................................................................... 70 4.1.1 Mô hình hồi qui theo số liệu mảng đa bậc ..................................................... 70 4.1.2 Mô hình phân tích chuyển dịch tỷ trọng ........................................................ 78 4.1.3 Mô hình hạch toán tăng trưởng ..................................................................... 83 4.2 Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành tại Việt Nam ......................................................................................... 87 4.2.1 Mô hình hồi qui số liệu mảng đa bậc đánh giá tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành.................................................................. 87 4.2.2 Mô hình hồi qui số liệu mảng đa bậc đánh giá tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành của ngành công nghiệp chế biến chế tạo97 4.3 Mô hình hồi qui số liệu mảng không gian đánh giá tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành .............................................. 104 4.3.1 Quy trình nghiên cứu, số liệu và các biến số ............................................... 104 4.3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 106
  7. 4.3.3 Kết quả ước lượng ...................................................................................... 107 4.4 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 110 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 114 5.1 Kết luận.......................................................................................................... 114 5.2 Đề xuất các khuyến nghị về chính sách ........................................................ 117 5.2.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ................................................... 117 5.2.2 Một số khuyến nghị về chính sách .............................................................. 117 5.3 Những phát hiện mới của luận án ................................................................ 119 5.3.1 Đóng góp về mặt lý luận, học thuật ............................................................. 119 5.3.2 Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu ..................... 120 5.4 Hạn chế của luận án ...................................................................................... 120 5.5 Đề xuất một số hướng nghiên cứu mở rộng ................................................. 121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN......................................................... 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 123 PHỤ LỤC .................................................................................................................... i
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích tiếng Anh Giải thích tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các nước Đông nam Á Asean Nations ASEM Asia - Europe Meeting Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về hợp tác Á -Âu BRIC Brasil, Russia, India, China Các nền kinh tế lớn mới nổi CDCC Chuyển dịch cơ cấu CDCCLĐ Chuyển dịch cơ cấu lao động CIEM Center Institute for Economic Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung Management ương CNCB Công nghiệp chế biến CNCBCT Công nghiệp chế biến chế tạo GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài ILO International Labor Tổ chức lao động quốc tế Organization OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất LLLĐ Lực lượng lao động NSLĐ Năng suất lao động SSA Shift - Share Analysis Phân tích chuyển dịch tỷ trọng TFP Total Factors Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Qui trình lựa chọn mô hình ..................................................................... 34 Bảng 3.1 Tỉ trọng lao động, tỉ trọng GDP và tốc độ tăng NSLĐ trung bình hàng năm theo 9 ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam ............................................ 59 Bảng 3.2 Giá trị trung bình của CDCCLĐ nội ngành ............................................. 61 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................ 72 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ........................... 72 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng phần tác động cố định trong mô hình (4.1) ................ 74 Bảng 4.4 Kết quả ước lượng sai số chuẩn theo nhóm của phần ngẫu nhiên trong mô hình (4.1) ................................................................................................ 75 Bảng 4.5 Kết quả ước lượng giá trị trung bình của phần ngẫu nhiên trong hệ số chặn và hệ số góc của biến CDCCLĐ theo nhóm ngành .................................. 76 Bảng 4.6 Kết quả ước lượng phần tác động cố định trong mô hình (4.1a) giai đoạn 2006-2014 ............................................................................................... 77 Bảng 4.7 Đóng góp trung bình hàng năm của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể giai đoạn 1995-2013 ............................................ 79 Bảng 4.8 Đóng góp trung bình hàng năm của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể: Phân tách theo tác động “tĩnh” và “động” .......... 81 Bảng 4.9 Các thành phần đóng góp vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1995-2013 ............................................................... 83 Bảng 4.10 Đóng góp của mỗi ngành vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam ................................................................................................ 85 Bảng 4.11 Giải thích các biến trong mô hình hồi quy ............................................... 88 Bảng 4.12 Thống kê mô tả một số biến trong mô hình nghiên cứu ........................... 89 Bảng 4.13 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ........................... 89 Bảng 4.14 Kết quả ước lượng tham số trong phần tác động cố định của mô hình (4.2a) giai đoạn 2000-2014 ..................................................................... 91 Bảng 4.15 Kết quả ước lượng giá trị trung bình của phần ngẫu nhiên trong hệ số chặn và hệ số góc của biến KBTN theo nhóm ngành ....................................... 93 Bảng 4.16 Kết quả ước lượng tham số trong phần tác động cố định của mô hình (4.2) giai đoạn 2010 - 2014 .............................................................................. 94 Bảng 4.17 Giá trị trung bình trong phần tác động ngẫu nhiên của hệ số chặn và hệ số góc của các biến trong mô hình (4.2) giai đoạn 2010-2014 theo nhóm ngành .... 96 Bảng 4.18 Giải thích các biến trong mô hình hồi quy ............................................... 98
  10. Bảng 4.19 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................ 99 Bảng 4.20 Kết quả ước lượng hệ số của các biến độc lập trong phần tác động cố định của mô hình (4.3) theo các nhóm ngành ................................................ 100 Bảng 4.21 Kết quả ước lượng sai số chuẩn theo nhóm của phần ngẫu nhiên trong mô hình (4.3) .............................................................................................. 102 Bảng 4.22 Kết quả ước lượng giá trị trung bình của phần ngẫu nhiên trong hệ số chặn và hệ số góc của biến KBTN theo các phân ngành thuộc ngành CNCBCT ...... 103 Bảng 4.23 Giải thích các biến số trong mô hình nghiên cứu ................................... 104 Bảng 4.24 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu .......................... 105 Bảng 4.25 Kết quả ước lượng các mô hình số liệu mảng không gian ...................... 109
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1 Mô hình phân tách tăng trưởng kinh tế ..................................................... 32 Hình 3.1 Giá trị trung bình của chỉ số Lilien đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành theo 63 tỉnh/ thành phố giai đoạn 2000-2014 ............................ 61 Hình 3.2 Giá trị trung bình của sản lượng, vốn, lao động (lấy logarit Nepe) và chỉ số Lilien đo CDCCLĐ nội ngành giai đoạn 2000-2014 ................................. 62 Hình 3.3 Biểu đồ phân tán ........................................................................................ 63 Hình 3.4 Giá trị trung bình của CDCCLĐ nội ngành, cường độ vốn và lao động theo ngành giai đoạn 2000-2014 ....................................................................... 64 Hình 3.5 Biểu đồ phân tán về quan hệ giữa các cặp biến số ...................................... 64 Hình 3.6 Giá trị trung bình của đào tạo lao động theo tỉnh, giai đoạn 2006-2014 ...... 65 Hình 3.7 Chỉ số Lilien trung bình theo các phân ngành cấp 2 trong ngành CNCBCT giai đoạn 2007-2014. ................................................................................ 66 Hình 3.8 Chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành cấp 2 trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo 63 tỉnh, giai đoạn 2007-2014. ........................................ 66 Hình 3.9 Giá trị trung bình của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành trong mỗi tỉnh/ thành phố giai đoạn 2000-2014 ......................................................... 67
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế là những vấn đề quan trọng của kinh tế học, nó nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ở các cấp khác nhau. Từ thế kỷ 18, Adam Smith (1723-1790), người sáng lập ra khoa kinh tế học, là nhà phát minh đầu tiên về lý thuyết tăng trưởng đã cho rằng sự gia tăng tư bản đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng suất lao động thông qua thúc đẩy phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng của chuyển dịch cơ cấu nói chung và chuyển dịch cơ cấu lao động nói riêng đối với tăng trưởng kinh tế. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là sự xuất hiện cũng như biến mất của nhiều loại hình công việc/ nghề nghiệp. Do vậy, quá trình tăng trưởng luôn gắn với quá trình tái phân bổ sức lao động. Nếu đầu tư, tiến bộ công nghệ và những thay đổi về thể chế là động cơ của tăng trưởng kinh tế thì chuyển dịch lao động là dầu bôi trơn để động cơ đó luôn hoạt động. Không có dầu này, tăng trưởng không được duy trì liên tục. Chuyển dịch cơ cấu lao động đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu kinh tế tại Việt Nam. Đáng chú ý có thể kể đến một số nghiên cứu của: Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007) về đóng góp của các ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2006; Phạm Quý Thọ (2006) về chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế; Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015) về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.... Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ) tại Việt Nam đã cố gắng phân tích theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, gắn với bối cảnh xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu trong nước phần lớn tiếp cận giải quyết từng vấn đề đơn lẻ. Tác giả chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp nào về chủ đề này, trong đó, tiếp cận các phương pháp định lượng khác nhau để nghiên cứu đồng thời hai vấn đề: (i) về đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế và (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Luận án này hy vọng sẽ bổ sung và làm sáng tỏ một số nhận định trong các nghiên cứu trước đó bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu định lượng, bao gồm: phương pháp hạch toán truyền thống và phương pháp kinh tế lượng, với các mô hình kinh tế lượng hiện đại như: mô hình số liệu mảng, mô hình số liệu mảng đa bậc, mô hình số liệu mảng không gian. Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là thông tin quan trọng trong
  13. 2 việc định hướng và xây dựng các chính sách, các quyết định liên quan đến chuyển dịch lao động theo hướng tích cực, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nội dung luận án gồm 5 chương, được bố cục như sau: sau phần mở đầu giới thiệu chung về luận án, chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế; chương 2 giới thiệu nền tảng của các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong phân tích định lượng ở các chương sau; chương 3 phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam, giai đoạn 1995-2014; chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm giải quyết hai vấn đề chính của luận án, bao gồm: (i) các mô hình đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng kinh tế; và (ii) các mô hình đánh giá tác động của các yếu tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động, gồm mô hình hồi quy theo số liệu mảng; số liệu mảng đa bậc và số liệu mảng không gian. Chương cuối của luận án dành để trình bày các kết luận và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp về chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu. 2. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu lao động luôn là chủ đề được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội quan tâm. Về mặt lý luận, vấn đề đã được bàn bạc trên khía cạnh phân công lao động xã hội trong các tác phẩm kinh điển về lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith (1776), của Karl Marx (1867). Đến thế kỷ XX, chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn được nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng quan tâm, đặc biệt là các nghiên cứu của Arthur Lewis (1954); Ranis, Fei (1961), Kuznets (1976). Về mặt thực tiễn, một số nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian gần đây đã chỉ ra bằng chứng cho thấy: chuyển dịch cơ cấu lao động đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia, khu vực với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng này không phải đúng cho tất cả các quốc gia và/ hoặc tất cả các giai đoạn nghiên cứu (Rodik, 2013; Marcel P.Timmer, Gaaizen J.de Vries, 2008). Chính vì lẽ đó mà các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn được các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm tại nhiều quốc gia, khu vực, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang là nền kinh tế chuyển đổi và đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm. Gắn liền với quá trình tăng trưởng và phát triển là những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, kéo theo là những thay đổi trong cơ cấu lao động. Với xu thế, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo những thay đổi trong công
  14. 3 nghệ, trong cầu hàng hóa của Việt Nam. Từ đó dẫn đến những thay đổi về lợi thế cạnh tranh, về cơ cấu hàng tiêu dùng,... và dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động. Nhận thức rõ vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong bối cảnh mới, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng mục tiêu: chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động hình thành nhiều xu hướng mới và có ảnh hưởng đa chiều đến tăng trưởng kinh tế. Những thành công trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt về lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi qui trình sản xuất và phân phối sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Các công đoạn sản xuất cũng như các mắt xích của chuỗi giá trị trở nên mong manh về mặt địa lý. Trong bối cảnh như vậy, việc chuyển dịch lao động trong nội bộ một ngành hoặc một phân ngành là xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành quan trọng cần được nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động không phải là một quá trình diễn ra một cách tự động mà nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đặc biệt, tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với nền kinh tế chuyển đổi và thị trường lao động chưa phát triển thì quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động không thể tự diễn ra một cách tối ưu. Do đó, việc nghiên cứu những yếu tố nào giúp thúc đẩy tốt hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là một vấn đề cần được quan tâm. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam. Có thể kể đến nghiên cứu của Phạm Quý Thọ (2006); Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007); Đinh Phi Hổ (2014); Rodik (2013)... Các nghiên cứu này đã cố gắng phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các tác giả chủ yếu sử dụng bộ số liệu ngành và xem xét tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành và các nghiên cứu định lượng xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động còn hạn chế về số lượng và tính đa dạng trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Nguồn lực lao động của Việt Nam với số lượng dồi dào và đang có sự di chuyển mạnh mẽ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự chuyển dịch lao động giữa các ngành chính thì chuyển dịch cơ cấu lao động bên trong một ngành cũng là xu hướng chuyển dịch lao động quan trọng tại Việt Nam. Cơ chế nào lý giải cho sự dịch chuyển trong cơ cấu lao động và sự dịch chuyển này tác động như thế nào đến sản lượng của nền kinh tế là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu; các nhà quản lý và hoạch định chính sách luôn quan tâm. Chính vì
  15. 4 vậy, cần có những nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với tình hình mới của Việt Nam, trong đó sử dụng đồng thời các cách tiếp cận khác nhau, các phương pháp nghiên cứu hiện đại, có độ tin cậy cao, nhằm đưa ra bức tranh đầy đủ hơn về cả hai khía cạnh: vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Do vậy, đề tài:“Chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế” là một vấn đề quan trọng và cần được nghiên cứu sâu hơn trong bối cảnh Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là: Phân tích các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động và vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (1) Phân tích và đánh giá thực trạng quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động tại Việt Nam, giai đoạn 1995-2014. (2) Đánh giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2014. (3) Xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành lên sản lượng của nền kinh tế. (4) Xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành và giữa các ngành tại Việt Nam. (5) Đề xuất các khuyến nghị chính sách giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động được hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu nghiên cứu nêu trên nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại Việt Nam diễn ra như thế nào trong giai đoạn 1995-2014? (2) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại Việt Nam có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế xét trong không gian tổng thể và không gian các tỉnh. thành phố? (3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành tại Việt Nam trong thời gian qua?
  16. 5 (4) Các đề xuất/ khuyến nghị nào về chính sách để có thể thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý hơn, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế; Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Phạm vi nghiên cứu: Trong các nghiên cứu về kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động được xem xét theo nhiều chỉ tiêu như: theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế, theo trình độ chuyên môn, theo độ tuổi, theo giới tính...Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, bao gồm chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động nội ngành tại Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế được phân tích theo cấp độ ngành, cấp độ tỉnh và quốc gia. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm GDP, NSLĐ và giá trị sản xuất. Không gian nghiên cứu: Các tỉnh/ thành phố trong cả nước Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Với cấp độ ngành, thời gian nghiên cứu 1995-2014. Với cấp độ doanh nghiệp, thời gian nghiên cứu 2000-2014. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả để đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng trưởng năng suất, tăng trưởng kinh tế, và mô tả các biến số sử dụng trong các mô hình định lượng ... - Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) để xác định đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng năng suất lao động theo 9 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế. - Phương pháp hạch toán tăng trưởng với công cụ phân tách của Shapley để xác định đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động đối với tăng trưởng kinh tế theo 9 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế. - Phương pháp kinh tế lượng: Bao gồm các mô hình số liệu mảng, mô hình số liệu mảng không gian, mô hình số liệu mảng đa bậc,... để đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng kinh tế và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam.
  17. 6 - Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA. Nguồn dữ liệu - Số liệu thứ cấp từ Điều tra doanh nghiệp giai đoạn 2000-2014, do Tổng cục Thống kê cung cấp. - Các số liệu vĩ mô khác của Việt Nam giai đoạn 1995-2014 được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê. - Số liệu điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2006-2014 do Phòng Thương mại và Công thương Việt Nam (VCCI) cung cấp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng, với các mô hình kinh tế lượng hiện đại, có độ tin cậy cao để giải quyết một số vấn đề khoa học có ý nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực tiễn như sau: (1) Đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam bằng chỉ số Lilien, sử dụng các bộ số liệu vĩ mô và số liệu Điều tra doanh nghiệp. Đây là một phương pháp mới được tiếp cận tại Việt Nam. (2) Đánh giá được đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động lên tăng trưởng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam theo các ngành và theo tổng thể nền kinh tế thông qua các mô hình hạch toán tăng trưởng và mô hình số liệu mảng đa bậc. (3) Đánh giá tác động của một số yếu tố chính đến chuyển dịch cơ cấu lao động tại Việt Nam thông qua các mô hình kinh tế lượng như: mô hình số liệu mảng; mô hình số liệu mảng đa bậc; mô hình số liệu mảng không gian. (4) Đóng góp về phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu định lượng hiện đại còn ít được sử dụng trong các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng trưởng kinh tế trên thế giới và tại Việt Nam. Hy vọng nghiên cứu này là tiền đề cho nhiều nghiên cứu tiếp sau với phương pháp tiếp cận của kinh tế lượng hiện đại như các mô hình số liệu mảng đa bậc, mô hình số liệu mảng không gian,... Các mô hình này cho phép phân tích sâu hơn cơ chế ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo thời gian, theo không gian, theo các nhóm ngành và địa phương. (5) Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để đề xuất một số khuyến nghị về chính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
  18. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 giới thiệu một số khái niệm quan trọng về chuyển dịch cơ cấu lao động và tổng quan các nghiên cứu về hai chủ đề: (i) tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng kinh tế; và (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động. 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế tổng hợp thể hiện tỷ lệ của một bộ phận lao động nào đó trong tổng số lao động do các bộ phận đó hợp thành (Phạm Quý Thọ, 2006; Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ, 1999;...). Các nhà thống kê và các nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội đã thống nhất một số tiêu chí phân loại cơ cấu lao động, bao gồm cách phân loại: theo ngành kinh tế; theo thành phần kinh tế; theo vùng kinh tế; theo khu vực nông thôn và thành thị; theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật;... Hoặc theo các tiêu chí phân loại khác phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong cơ cấu lao động theo một không gian và một khoảng thời gian nào đó. Sự chuyển dịch này có thể là kết quả của sự di chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác, hoặc do sự thay đổi trong lựa chọn của lực lượng mới gia nhập thị trường lao động. Theo tác giả Phạm Quý Thọ (2006), thực chất của chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình tổ chức, phân công lại lực lượng lao động, còn được gọi là tái phân bổ lao động, qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ trọng giữa các bộ phận của tổng thể. Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, bao gồm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành được hiểu là quá trình thay đổi cơ cấu lao động của các ngành con chứa bên trong một ngành lớn hay quá trình tái phân bổ lao động giữa các phân ngành chứa trong một ngành lớn theo một không gian và thời gian xác định.
  19. 8 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành là quá trình thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành hay quá trình tái phân bổ lao động giữa các ngành trong một không gian và thời gian xác định. 1.1.3 Đo lường chuyển dịch cơ cấu lao động Đo lường sự thay đổi trong tỉ trọng lao động Phổ biến nhất trong các nghiên cứu, chuyển dịch cơ cấu lao động theo thời gian được tính bằng cách so sánh tỷ trọng lao động của từng bộ phận trong tổng thể kỳ này với kỳ trước đó, còn chuyển dịch cơ cấu lao động theo không gian được tính bằng cách so sánh tỉ trọng lao động giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau để thấy được đã tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu phần trăm. Wacziarg (2002) đã sử dụng công thức đo chuyển dịch cơ cấu lao động bằng quốc gia/ khu vực qua  năm. giá trị tuyệt đối của sai khác giữa tỷ trọng lao động ngành i so với tổng số lao động của  () = |  − 
  20. | Trong đó:  là tỉ trọng lao động của ngành i trong tổng số lao động của một quốc gia/ vùng, tại năm t. Phương pháp vecto (hệ số Cosin) Phương pháp vecto (hay hệ số Cos) do các chuyên gia của Ngân hàng thế giới đề xuất, được dùng để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các thời kỳ. Nguyễn Quốc tế, Nguyễn Thị Đông (2013) đã sử dụng phương pháp vecto và bộ số liệu vĩ mô của ba ngành cấp một để tính độ chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, từ đó xác định tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo việc làm theo ngành. Ở đó, hệ số chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được tính theo công thức sau: ∑  ( ).  ( )   = ∑  ( ) . ∑  ( ) Trong đó:  ( ) là tỷ trọng lao động ở ngành i trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm t0.  ( ) là tỷ trọng lao động ở ngành i trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm t1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0