intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

172
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là lựa chọn, phát triển và áp dụng một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An. Kết quả của việc áp dụng mô hình là cơ sở để khuyến nghị giải pháp chính sách cho chính quyền tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n THÁI THỊ KIM OANH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH BIỂN, ĐẢO CỦA TỈNH NGHỆ AN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Hµ Néi - 2015
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n THÁI THỊ KIM OANH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH BIỂN, ĐẢO CỦA TỈNH NGHỆ AN VÀ KHUYẾNNGHỊ CHÍNH SÁCH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý) Mã số : 62340410 luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà Hµ Néi - 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Thái Thị Kim Oanh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Khoa học quản lý, các cán bộ của Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành Luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà - giáo viên hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành Luận án. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Đại học Vinh, gia đình và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Thái Thị Kim Oanh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................1 1.1. Giới thiệu luận án ...........................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................2 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan .............................................4 1.3.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch .............................................................................................6 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ...12 1.4. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................16 1.5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ................................................................16 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................17 1.7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................18 1.7.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................18 1.7.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................19 1.8. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu ..........................................................22 1.8.1. Đóng góp của nghiên cứu .........................................................................22 1.8.2. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................24 1.9. Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ........................................................................................................25 2.1. Lý luận về điểm đến du lịch .........................................................................25 2.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch .....................................................................25 2.1.2. Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch ..........................................................28 2.1.3. Phân loại điểm đến du lịch .......................................................................28 2.1.4. Điểm đến du lịch biển, đảo .......................................................................29 2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch .................................................30 2.2.1. Năng lực cạnh tranh..................................................................................30 2.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ..............................31 2.2.3. Một số cách tiếp cận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch .........33 2.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ..................34
  6. iv TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................41 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI NGHỆ AN ................................................................................................................42 3.1. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo của Nghệ An ..................................43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................43 3.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa ........................................................................48 3.1.3. Điều kiện nhân khẩu, kinh tế, xã hội ........................................................50 3.1.4. Điều kiện hạ tầng ......................................................................................53 3.1.5. Điều kiện môi trường luật lệ, chính sách .................................................54 3.1.6. Điều kiện cầu thị trường ...........................................................................55 3.2. Thực trạng phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An ................................57 3.2.1. Kết quả hoạt động du lịch.........................................................................58 3.2.2. Sản phẩm du lịch ......................................................................................67 3.2.3. Hình ảnh du lịch Nghệ An ........................................................................69 3.2.4. Đầu tư phát triển du lịch biển, đảo ...........................................................70 3.2.5. Cơ sở hạ tầng du lịch ................................................................................72 3.2.6. Quản lý nhà nước .....................................................................................77 3.2.7. Đánh giá chung .........................................................................................80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................82 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN ...............................................................................83 4.1. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An ................................................................................................................84 4.1.1. Khái quát về mô hình ...............................................................................84 4.1.2. Khung mô hình .........................................................................................85 4.1.3. Phần gốc mô hình .....................................................................................87 4.1.4. Phần mở rộng mô hình .............................................................................89 4.1.5. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi...................................................90 4.1.6. Điều tra khảo sát .......................................................................................91 4.2. Kết quả đánh giá dựa trên phần gốc của mô hình ....................................92 4.2.1. Về các tài nguyên phát triển du lịch biển, đảo .........................................94 4.2.2. Về quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phương .............99 4.2.3. Về các điều kiện hoàn cảnh ....................................................................102 4.2.4. Về cầu .....................................................................................................104 4.2.5. Về kết quả hoạt động du lịch ..................................................................104 4.3. Kết quả đánh giá dựa trên phần mở rộng của mô hình ..........................106
  7. v 4.3.1. Thông tin về du khách ............................................................................107 4.3.2. Đánh giá của du khách ...........................................................................113 4.4. Kiểm định độ tin cậy của mô hình ............................................................119 4.4.1. Đánh giá thang đo phần gốc của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha ...........................................................................................119 4.4.2. Đánh giá thang đo phần mở rộng của mô hình bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha ...............................................................................122 4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình ...............................122 4.4.4. Phân tích nhân tố khám phá phần mở rộng của mô hình .......................125 4.4.5. Đánh giá .................................................................................................125 4.5. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An ..............................................................................................................125 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................129 CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO NGHỆ AN.....130 5.1. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo............................................................131 5.1.1. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo trên thế giới .....................................131 5.1.2. Xu thế phát triển du lịch biển, đảo ở Việt Nam .....................................135 5.2. Kinh nghiệm và bài học về phát triển du lịch ..........................................136 5.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch ..........................................137 5.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch .............................................139 5.3. Khuyến nghị giải pháp chính sách nâng cao NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An ..............................................................................................................143 5.3.1.Giải pháp chính sách về nghiên cứu cầu thị trường và xúc tiến du lịch .144 5.3.2. Nhóm giải pháp chính sách về phát triển sản phẩm du lịch ...................147 5.3.3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách quản lý du lịch ...........................150 5.3.4. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch ..................................................156 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................158 KẾT LUẬN ............................................................................................................159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................161 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................162
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT EFA: Nhân tố khám phá - Exploit factor Analysis Heir et al: Heir và cộng sự KDL: Khu du lịch NLCT: Năng lực cạnh tranh UBND: Ủy ban nhân dân VHTT&DL: Văn hóa thể thao và du lịch
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân bổ phỏng vấn du khách tại các bãi biển Nghệ An .......................20 Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du lịch .....27 Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến các vùng ven biển tỉnh Nghệ An .................58 Bảng 3.2: Cơ cấu lao động du lịch biển, đảo Nghệ An theo trình độ ...................66 Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú vùng ven biển Nghệ An ..................................................73 Bảng 4.1. Đặc điểm cá nhân của chuyên gia được hỏi ý kiến ..............................93 Bảng 4.2: Đánh giá về các tài nguyên phát triển du lịch biển, đảo .......................94 Bảng 4.3: Đánh giá về các tài nguyên thừa kế ......................................................95 Bảng 4.4: Đánh giá về các tài nguyên tạo thêm ....................................................96 Bảng 4.5: Đánh giá về các yếu tố phụ trợ .............................................................98 Bảng 4.6: Đánh giá về quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phương ..100 Bảng 4.7: Đánh giá về các điều kiện hoàn cảnh ..................................................102 Bảng 4.8: Đánh giá về cầu ...................................................................................104 Bảng 4.9: Đánh giá về kết quả hoạt động du lịch................................................105 Bảng 4.10: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách được điều tra ........................107 Bảng 4.11: Tỷ trọng du khách theo nghề nghiệp ..................................................108 Bảng 4.12: Tỷ trọng du khách theo địa phương ....................................................109 Bảng 4.13: Mục đích chuyến thăm của du khách..................................................110 Bảng 4.14: Số lần đi du lịch Nghệ An ...................................................................110 Bảng 4.15: Hình thức tổ chức chuyến đi ...............................................................111 Bảng 4.16: Hình thức thu thập thông tin về du lịch biển, đảo Nghệ An ...............111 Bảng 4.17: Phương tiện giao thông .......................................................................112 Bảng 4.18: Mức chi tiêu ........................................................................................112 Bảng 4.19: Khoản chi tiêu tốn kém nhất ...............................................................113 Bảng 4.20: Đánh giá về sản phẩm/điểm thu hút du lịch .......................................114 Bảng 4.21: Đánh giá về an ninh, trật tự, môi trường xã hội ..................................115 Bảng 4.22: Đánh giá về vệ sinh, môi trường .........................................................116
  10. viii Bảng 4.23: Đánh giá về cơ sở hạ tầng, tiện ích .....................................................116 Bảng 4.24: Đánh giá về giá cả ...............................................................................117 Bảng 4.25: Đánh giá về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa .....................................................................................118 Bảng 4.26: Đánh giá về thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An .........................118 Bảng 4.27: Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha phần gốc của mô hình .......120 Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình ..............123
  11. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ............19 Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ......35 Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch ............38 Sơ đồ 4.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An ......87 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng khách du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương ...........60 Biểu đồ 3.2. Số ngày nghỉ bình quân của khách du lịch biển, đảo Nghệ An ........61 Biểu đồ 3.3: Doanh thu từ du lịch biển, đảo của Nghệ An ...................................61 Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng đóng góp của các địa phương vào tổng doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An ............................................................................62 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An của khách quốc tế và khách nội địa.........................................................63 Biểu đồ 3.6: Lực lượng lao động du lịch biển, đảo trực tiếp của Nghệ An ..........64 Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng lực lượng lao động du lịch biển, đảo của Nghệ An theo địa bàn .65 Biểu đồ 3.8: Đầu tư cho du lịch biển, đảo của Nghệ An.......................................71 Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng đầu tư vào du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương ....72 Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng cơ sở lưu trú theo địa phương ............................................74
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu luận án Sự hình thành ý tưởng nghiên cứu:Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh du lịch hiện nay cũng đối mặt với những sức ép cạnh tranh to lớn. Hoạt động du lịch tự phát, đơn thuần dựa vào các nguồn lợi sẵn có, dù là rất đặc sắc, vẫn không thể đảm bảo cho các điểm đến du lịch có được một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường du lịch nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.Do đó, để phát triển thành công du lịch, các điểm đến du lịch cần phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh mới và tìm cách khắc phục những bất lợi cố hữu. Chính vì vậy, đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng. Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng về du lịch, trong đó có du lịch biển, đảo nhưng thực tiễn cho thấy phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An thời gian qua chưa tương xứng với khả năng hiện có. Vì vậy cần phải có những giải pháp thực sự có hiệu quả để nâng cao khả năng thu hút du khách đến với du lịch biển, đảo Nghệ An. Muốn vậy tỉnh Nghệ An cần phải xác định một cách chính xác các lợi thế cũng như bất lợi trong phát triển du lịch biển, đảo của mình để từ đó có các giải pháp hữu hiệu. Chính vì vây, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Kết cấu tổng thể của luận án: Ngoài phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được thể hiện trong 5 chương với 33 bảng số liệu; 10 biểu đồ và 04 sơ đồ. Về các kết quả của luận án: lựa chọn, phát triển và áp dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) cũng như sử dụng một số công cụ định lượng trong việc lựa chọn, đánh giá và kiểm định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch,cụ thể là điểm đến du lịch biển,đảo Nghệ An trong quá trình phát
  13. 2 triển du lịch biển, đảo; trên cơ sở so sánh với năng lực cạnh tranh của một số điểm đến du lịch tương đồng và điểm đến hàng đầu khác ở Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển, đảo Nghệ An. Từ đó khuyến nghịcác giải pháp chính sách giúp phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An. Từ kết quả nghiên cứu này có thể nhân rộng vận dụng cho các điểm đến du lịch biển khác ở Việt Nam. 1.2.Lý do chọnđề tài nghiên cứu Du lịch được Việt Nam xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, phát triển du lịch của Việt Nam nói chung, của nhiều địa phương nói riêng còn chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Bên cạnh những tác dụng tích cực (tạo thu nhập, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; tạo công ăn việc làm; nâng cao trình độ nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; bảo tồn, phát huy và phổ biến các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; mở mang cơ hội kinh doanh, đầu tư, v.v…), hoạt động du lịch còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường (tội phạm, mất trật tự trị an; ô nhiễm môi trường văn hóa, tự nhiên; quy hoạch, xây dựng lộn xộn, phá vỡ cảnh quan tự nhiên, v.v…). Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chương trình, chính sách, hoạt động phát triển du lịch, giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như giữa các địa phương trong cả nước. Phát triển du lịch chủ yếu vẫn theo chiều rộng, hiệu suất vốn đầu tư vào du lịch chưa cao. So với các nước trong khu vực, quy mô ngành du lịch của Việt Nam (thông qua các chỉ tiêu như số khách, doanh thu du lịch, đóng góp vào nền kinh tế, việc làm tạo thêm, cơ sở vật chất du lịch, v.v…) cũng như trình độ nguồn nhân lực, khả năng quản lý, mức độ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn khiêm tốn. Những yếu kém, hạn chế này được bộc lộ ở năng lực cạnh tranh còn thấp của du lịch Việt Nam. Thực trạng này đã được trình bày rất chi tiết tại nghiên cứu “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Tổng cục Du lịch (2012) [7]. Ở cấp địa phương, các chương trình phát triển du lịch thường được triển khai dàn hàng ngang, dập khuôn từ trên xuống dưới với ít khác biệt giữa các tỉnh, thành, mặc dù qua cơ chế phân cấp, các địa phương được tương đối tự chủ trong việc xây
  14. 3 dựng và thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển và quản lý du lịch (Trần Thị Bích Hằng, 2012) [2]. Kết quả chủ yếu cho đến nay mới chỉ dừng lại ở việc khai thác, tận dụng trực tiếp các nguồn lợi du lịch sẵn có. Đúng như nhận định trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Tổng cục Du lịch (2012) [7], những điểm nhấn, sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính biểu trưng của nhiểu địa phương còn mờ nhạt, không tạo được dấu ấn trong lòng du khách. Các hoạt động tạo giá trị gia tăng cho nguồn lợi du lịch sẵn có còn nghèo nàn, kém hấp dẫn (Bùi Xuân Nhàn, 2012) [3]. Phát triển du lịch thường chỉ được các địa phương tập trung thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng về số khách, doanh thu du lịch, việc làm mà bỏ qua những tác động về mặt xã hội, môi trường, nhân lực và mối liên hệ với các ngành kinh tế khác cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là sự phát triển mang tính phong trào, tự phát, ít dựa trên cơ sở lý luận khoa học và phân tích chính xác thực tiễn về tiềm năng, lợi thế và năng lực cạnh tranh du lịch tại các địa phương cũng như đặc điểm và sự biến động trong nhu cầu của các thị trường (Ngô Đức Anh, 2007) [1]. Nghệ An, giống với nhiều địa phương trong cả nước, cũng đặt mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chủ trương đã này được Đảng bộ, chính quyền các cấp của Nghệ An kiên trì thực hiện trong nhiều năm nay. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An [5], nhiều chính sách, biện pháp, hoạt động phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Nhiều thành tựu đã đạt được nhưng bất cập, khó khăn cũng không ít. Trong các chương trình phát triển du lịch tại Nghệ An, du lịch biển đảo được xác định là một trọng tâm trong chiến lược tổng thể phát triển du lịch của tỉnh. Phát triển du lịch biển, đảo đã được xác định là ưu tiên hàng đầu, gắn chặt với các chính sách kinh tế lớn khác của tỉnh cũng như quốc gia như phát triển kinh tế biển, an ninh, quốc phòng. Các nguồn lực được tỉnh ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch biển đảo. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, Nghệ An cũng gặp phải những vấn đề trên đây trong phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch biển đảo nói riêng. Cụ thể, du lịch biển của Nghệ An vẫn chủ yếu dựa vào
  15. 4 khai thác trực tiếp nguồn lực tự nhiên sẵn có. Giá trị gia tăng thêm được tạo ra từ quản lý du lịch chưa nhiều. Dấu ấn về du lịch biển của Nghệ An không có nhiều khác biệt so với các tỉnh, thành lân cận và chưa thể có được thương hiệu mang tính quốc gia, quốc tế so với nhiều địa phương khác của Việt Nam. Giống với các chương trình phát triển du lịch khác, các biện pháp phát triển đưa ra chủ yếu theo chiều rộng. Hiệu quả thực tế thường chỉ được đơn thuần thông qua sự gia tăng về số khách, doanh thu, việc làm mà không có sự so sánh tương đối với các địa phương có liên quan cũng như phân tích về nguồn cầu của khách hàng. Hiệu suất của vốn đầu tư cũng như những tác động kinh tế - văn hóa - xã hội - văn hóa - môi trường thường không được đánh giá đầy đủ. Mặc dù các nghiên cứu trước đây về phát triển du lịch biển đảo do Nghệ An thực hiện đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu của du lịch biển tỉnh nhà nhưng những nhận định đưa ra vẫn chủ yếu mang tính định tính. Các giải pháp đưa ra rất nhiều nhưng chưa đề ra được đâu là giải pháp đột phá cần phải ưu tiên thực hiện. Vì thế một đánh giá cụ thể, định lượng chi tiết về năng lực cạnh tranh du lịch biển của Nghệ An so với các địa phương khác, nhất là các địa phương lân cận có một ý nghĩa hết sức to lớn. Đây là cơ sở để Nghệ An sử dụng các nguồn lực về tự nhiên, vốn, nhân lực, chính sách một cách hiệu quả, tránh dàn trải, phân tán như thời gian vừa qua. Việc áp dụng các mô hình mà thế giới đã áp dụng thành công vì thế hứa hẹn sẽ đem lại một cách đánh giá khác với trước đây. Ngoài ra, điều này còn có ý nghĩa học thuật, bổ sung vào những phương pháp đánh giá đã được xây dựng, nhấn mạnh vào một điểm đến du lịch cụ thể. Chính vì vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác kết quả của nghiên cứu có thể bổ sung vào lý luận về cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi với nhiều khác biệt về thể chế kinh tế - xã hội như Việt Nam. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Hoạt động du lịch thời gian qua đã có những thay đổi hết sức lớn lao cả về lượng lẫn chất. Nhìn chung, du lịch truyền thống, phổ thông, đại trà dựa trực tiếp,
  16. 5 chủ yếu vào các tài nguyên sẵn có đã được thay thế bởi những hình thức du lịch hiện đại với hàm lượng giá trị gia tăng cao bổ sung thêm vào tài nguyên du lịch có sẵn. Cạnh tranh trên các thị trường du lịch trở nên khốc liệt hơn trước, đòi hỏi các điểm đến du lịch phải đổi mới, sáng tạo liên tục nếu không muốn bị đào thải (Cracolici và Rietveld, 2008) [17]. Cũng giống với nhiều loại hình kinh doanh khác, các điểm đến du lịch muốn thành công cần phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh mới và tìm cách khắc phục những bất lợi cố hữu. Chính vì vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một đề tài thu hút nhiều quan tâm trong cả nghiên cứu lý thuyết lẫn áp dụng thực tiễn. Trên thế giới, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này rất nhiều và đã có một lịch sử khá lâu dài. Khá nhiều mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch đã được đề xuất và áp dụng. Theo Hassan (2000) [33], những mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh truyền thống thường tập trung về phía cung, tức chỉ nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề hoặc thị trường. Mặc dù mô hình truyền thống có tác dụng đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại nhưng chúng không phân tích được những xu thế biến động trong tương lai cũng như ảnh hưởng của phía cầu. Những mô hình truyền thống này cũng thường bỏ qua những đặc trưng riêng có của kinh doanh du lịch, đánh đồng kinh doanh du lịch với các loại hình hàng hóa, dịch vụ khác. Do đó, dựa vào mô hình truyền thống dễ dẫn đến thiếu sót, bất cập khi lập kế hoạch phát triển du lịch. Để giải quyết vấn đề nói trên, nhiều học giả như Crouch và Ritchie (1999) [21], Dwyer và Kim (2003) [25] đã cố gắng đưa vào mô hình đánh giá rất nhiều các yếu tố từ cả cung và cầu, đồng thời phân tích cả mối tương tác giữa các yếu tố cũng như môi trường hoạt động cho các yếu tố.Do đó, phân tích và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch có một ý nghĩa lớn lao cả về lý luận lẫn thực tiễn. Kết quả của việc đánh giá tổng quan này sẽ là cơ sở để các điểm đến du lịch của Việt Nam (trong đó có du lịch biển, đảo Nghệ An) có thể xây dựng và áp dụng một mô hình phù hợp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của
  17. 6 mình. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp cho nghiên cứu có những đóng góp thiết thực, mới mẻ vào hệ thống tri thức về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. 1.3.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch đã có một lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 1990 nghiên cứu về lĩnh vực này mới tìm được hướng phát triển thống nhất (Ritchie và Crouch, 2000 [46]). Mặc dù vây, nhưng số cơ sở lý thuyết về đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch lại khá khiêm tốn (Hudson và cộng sự, 2004 [37]). 1.3.1.1. Các nghiên cứu truyền thống về đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Theo Dwyer và Kim (2003) [25], trước khi có sự thống nhất về cơ sở lý thuyết dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch, cách tiếp cận truyền thống từ các ngành kinh tế khác thường được sử dụng. Khởi đầu, năng lực cạnh tranh trong du lịch cũng được xác định giống với năng lực cạnh tranh theo nghĩa truyền thống. Theo đó, các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh được tập trung về phía cung. Cụ thể, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm với chi phí thấp, tạo khác biệt và chuyên môn hóa nhất được coi là những phương thức cơ bản để giành chiến thắng trên thương trường (Bordas, 1994) [13]. Ví dụ, Poon (1993) [43] cho rằng các điểm đến du lịch muốn trở nên cạnh tranh hơn thì nên quan tâm đến môi trường, coi du lịch là ngành mũi nhọn, tăng cường các kênh phân phối tới thị trường và xây dựng khu vực tư nhân năng động. Một số công trình tiêu biểu đầu tiên về mô hình lý thuyết dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch có thể kể ra như sau. Porter (1990) [44] đã đưa ra mô hình năng lực cạnh tranh quốc gia hình kim cương với sáu yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia và với mô hình này có thể áp dụng cho một điểm đến du lịch cụ thể. Sáu yếu tố này là các điều kiện về lợi thế du lịch; các điều kiện về phía cầu; các ngành kinh tế phụ trợ có liên quan; chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh của doanh nghiệp; các sự kiện; và chính quyền. Theo đánh giá của rất nhiều học giả nhưChon (1995), Mayer (1995), Evans
  18. 7 (1995)…, mô hình của Porter (1990) [44] mặc dù chưa mang đầy đủ các đặc điểm cần có của một mô hình hiện đại nhưng đã đặt nền móng cho sự phát triển sau này. Sau đó, chính Chon và Mayer (1995) [15] đã điều chỉnh mô hình của Porter (1990) [44] bằng cách đề xuất năng lực cạnh tranh du lịch cần có 5 khía cạnh: hình ảnh, quản trị, tổ chức, thông tin và hiệu quả. Tuy nhiên, Evans và cộng sự (1995) [28] lại phát triển mô hình dựa trên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ba mũi nhọn được hướng đến khi đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch là giá cả, tạo khác biệt và độ tập trung. Các tổ chức quản lý du lịch cũng được trao một vai trò lớn trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Mô hình của Evans và cộng sự (1995) [28] đã được mở rộng trong Jones và Haven-Tang (2005) [38] theo hướng nhấn mạnh hơn vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự can thiệp của khu vực công. Đến năm 1997, Pearce (1997) [42] đã xây dựng mô hình phân tích điểm đến có tính cạnh tranh (CDA – Competitive – Destination - Analysis) để tính toán năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Cụ thể, CDA hướng vào so sánh một cách có hệ thống những yếu tố quan trọng của các điểm đến du lịch có cạnh tranh với nhau. Việc so sánh này nhằm đưa ra một đánh giá khách quan về điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xác định được lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch. Theo Hudson và cộng sự (2004) [37], điểm nhấn trong mô hình của Pearce (1997) là đưa ra cách đánh giá dựa trên từng đặc điểm đặc thù của điểm đến du lịch. Kozak và Remmington (1999) [39] đặt ra một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch dựa vào nhóm hai yếu tố chính là: các yếu tố cơ sở(như khí hậu, hệ sinh thái, văn hóa, di sản kiến trúc…) và các yếu tố đặc trưng của ngành du lịch (như khách sạn, phương tiện giao thông và giải trí…). Có thể nhận thấy, những cách tiếp cận trên chủ yếu dựạ vào các yếu tố từ phía cung. Mặc dù cách tiếp cận đó đúng nhưng cần phải tiếp cận đánh giá trên góc độ từ phía cầu. Về phía cung, có nhiều cách để phân loại các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch. Những tổng kết gần đây đã liệt kê 6 nhóm yếu tố chính mà các lý thuyết, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đều đề cập: (i) Những nguồn thu hút du lịch (tự nhiên, nhân tạo, di sản, tạo mới, sự kiện .v.v…); (ii) Điều kiện đi lại (giao thông, phương tiện, bến bãi, v.v…); (iii) Tiện ích (lưu trú, ăn uống, mua sắm, dịch vụ du lịch khác, v.v…); (iv) Sản phẩm du lịch; (v) Các hoạt động tại
  19. 8 điểm đến du lịch; (vi) Các dịch vụ phụ trợ (bệnh viện, tài chính ngân hàng, viễn thông, thông tin, v.v…). 1.3.2.2. Các nghiên cứu hiện đại về đánh giá năng lực cạnh tranhcủa điểm đến du lịch Ngày nay, cạnh tranh trong du lịch diễn ra hết sức khốc liệt do nhu cầu, sở thích tiêu dùng của khách hàng trở nên đa dạng, phức tạp và hay thay đổi hơn. Giữ vững và tăng năng lực cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hóa là thách thức cho tất cả các điểm đến du lịch. Do vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh chỉ dựa vào các yếu tố về phía cung là chưa đủ. Muốn có được sức cạnh tranh mạnh, nhà cung ứng cũng cần hiểu rõ các đặc điểm của cầu cũng như môi trường mà cung và cầu hoạt động. Năng lực cạnh tranh du lịch theo nghĩa hiện đại cũng giống với năng lực cạnh tranh trong các loại thị trường hiện đại khác bao gồm đầy đủ các yếu tố trong cả cung và cầu cùng môi trường hoạt động của cung và cầu, đồng thời phải xem xét cả mối liên hệ, tác động tương hỗ, qua lại giữa các yếu tố. Công trình đầu tiên được đa số ghi nhận tích hợp tương đối đầy đủ, toàn diện các yếu tố cần phải có đối với năng lực cạnh tranh du lịch, cả từ phía cung và phía cầu, do Crouch và Ritchie (1999) [21] thực hiện. Công trình này vốn được phát triển từ phiên bản trước đó, trong Ritchie và Crouch (1993) [45], và mở rộng trong các nghiên cứu sau này như Richie và Crouch (2000, 2003) [46], [47], thường được gọi là mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Theo Cracolici và cộng sự (2008) [17], các công trình về năng lực cạnh tranh du lịch của Crouch và Ritchie có khởi thủy từ nghiên cứu của Porter (1990). Dựa trên công trình của Porter (1990), Ritchie và Crouch (1993, 2000, 2003) [45], [46], [47] và Crouch và Ritchie (1999) [21] đã phát triển lên thành mô hình năng lực cạnh tranh cho một điểm đến du lịch cụ thể. Trong các nghiên cứu của hai ông, năng lực cạnh tranh du lịch được xây dựng trên cơ sở tập hợp của rất nhiều yếu tố. Việc tính toán đúng giá trị của từng yếu tố cũng như mối tương tác giữa chúng sẽ giúp xác định chính xác thế mạnh mà mỗi điểm đến, địa phương hay quốc gia nên dựa vào để phát triển du lịch một cách bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất có thể. Năng lực cạnh tranh sẽ quyết định sự thành bại phát triển du lịch. Theo các tác giả này, phần lõi của năng lực cạnh tranh trong du lịch gồm có bốn cấu phần chính: tài nguyên du lịch, năng lực quản lý, môi trường chính sách và
  20. 9 cầu thị trường. Ba cấu phần đầu tiên quyết định khả năng đưa ra thị trường các sản phẩm du lịch.Cấu phần thứ tưcho biết những lợi thế về mặt cung có thể phát huy được hay không. Các cấu phần nói trên quyết định phần lõi của năng lực cạnh tranh, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô tác động lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến các cấu phần trong phần lõi của năng lực cạnh tranh. Mặc dù đã xây dựng một mô hình khá toàn diện, hiện đại với tương đối đầy đủ các yếu tố cần phải có quyết định năng lực cạnh tranh, mô hình của Crouch và Ritchie (1999) vẫn bị chỉ trích thiếu sự liên kết, tương tác giữa các yếu tố trong mô hình (Tanja và cộng sự, 2011) [50]. Nói cách khác, các yếu tố trong Crouch và Ritchie (1999) chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh, quan hệ giữa chúng thường chỉ là một chiều và khá trực diện. Ngoài ra, nhiều học giả cho rằng các mô hình của Crouch và Ritchie vẫn thiên về các yếu tố thuộc phía cung mà chưa coi trọng đúng mức các yếu tố thuộc phía cầu (Gomezelj và Mihalič, 2008) [31]. Do đó, làm sâu sắc thêm thêm mối liên hệ giữa các yếu tố trong năng lực cạnh tranh thường là hướng phát triển được các học giả sau này lựa chọn. Ví dụ trong Hassan (2000) [33], bốn yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trường du lịch của một quốc gia là lợi thế so sánh, xu hướng cầu, cấu trúc của ngành du lịch và những cam kết môi trường. Do đó, ngoài hai yếu tố truyền thống là lợi thế so sánh và cấu trúc ngành du lịch, Hassan (2000) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cầu và yếu tố môi trường. Đóng góp của Hassan (2000) là đã chỉ rõ sự tác động của cầu cũng như trách nhiệm môi trường đối với năng lực cạnh tranh du lịch. Cụ thể, khi nhận thức, trình độ tăng lên (ví dụ dân cư ở các nước phát triển), con người có xu hướng muốn tận hưởng du lịch ở những điểm đến thân thiện với môi trường, có hoạt động phát triển du lịch bền vững, bảo vệ được lâu dài các giá trị tự nhiên. Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu của Hassan (2000) là việc mới áp dụng các phân tích cho thị trường thế giới trong đó mỗi quốc gia là một đối thủ cạnh tranh và chưa làm rõ các biến số dùng để đo lường sự bền vững của thị trường và môi trường. Một hướng khác được các nhà nghiên cứu lựa chọn là đánh giá năng lực cạnh tranh trong một thị trường du lịch cá biệt. Ví dụ Go và Govers (2000) [31] xây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1