intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ THU HẰNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 62 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS LÊ BỘ LĨNH 2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận án này trung thực và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh Đào Thị Thu Hằng
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Lê Bộ Lĩnh và PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của các Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Luận án này . Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giảng dạy và các Thầy giáo Cô giáo là thành viên các hội đồng bảo vệ tổng quan, bảo vệ 3 chuyên đề đã đóng góp, truyền dạy những kiến thức quý báu, hữu ích giúp cho tôi nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin cảm ơn GS.TS. Nhà giáo nhân dân Đỗ Thế Tùng, PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ, PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, PGS.TS. Hà Văn Hội, TS. Đặng Thị Phương Hoa về những góp ý có ý nghĩa rất lớn kể từ khi tôi thực hiện đề cương nghiên cứu cho đến khi thực hiện xong Luận án. Xin cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn. NCS. Đào Thị Thu Hằng
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................................................................................................................ 8 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 9 1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này ...................................... 9 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm cây trồng, vật nuôi .................................................................................. 11 1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về hình thức, mô hình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi .................................................................................. 15 1. 2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 17 1.2.1.Nhóm các nghiên cứu về vai trò, sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này ................................ 17 1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước 19 1.2.3. Nhóm các nghiên cứu về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam ............ 22 Tiểu kết chương............................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ..................................................................................... 30 2.1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ............. 30 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ............. 30 2.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi . 38 2.2. Vai trò, đặc điểm và các loại dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi .. 44 2.2.1. Vai trò của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ................................. 44 2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ............................. 47 2.2.3. Phân loại dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ................................... 48
  5. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi............................................................................................... 50 2.3.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ..................................................... 50 2.3.2. Quan điểm và chính sách của Nhà nước đối với việc triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ........................................................................... 53 2.3.3. Nhận thức, khả năng tài chính và quy mô sản xuất của người sản xuất nông nghiệp ..................................................................................................... 53 2.3.4. Mục tiêu, chiến lược của các doanh nghiệp bảo hiểm ......................... 54 2.4. Cơ chế chính sách và mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ......................................................................................................................... 56 2.4.1. Cơ chế chính sách ................................................................................. 56 2.4.2. Các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi .............................. 58 Tiểu kết chương............................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................................ 63 3.1. Thực trạng dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước trên thế giới .................................................................................................... 63 3.1.1. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Mỹ ...................................... 63 3.1.2. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi của Nhật Bản ........................ 67 3.1.3. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Tây Ban Nha ...................... 72 3.1.4. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Philippines............................. 76 3.1.5. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Trung Quốc............................ 81 3.2. Nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước ............................. 89 3.2.1. Nhận xét, đánh giá quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước ...................................................................................... 89
  6. 3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước ................................................................... 94 Tiểu kết chương............................................................................................... 98 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Ở VIỆT NAM .................................... 100 4.1. Khái quát về dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam trong thời gian qua ................................................................................................ 100 4.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam ............... 100 4.1.2. Quá trình triển khai thực hiện dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi ở Việt Nam ........................................................................................................ 102 4.1.3. Nhận xét, đánh giá .............................................................................. 126 4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam....................................................................................................... 132 4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô ...................................... 132 4.2.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp ............................................... 138 4.2.3. Nhóm giải pháp đối với người tham gia bảo hiểm ............................. 140 4.2.4. Nhóm các giải pháp liên quan đến sự phối hợp của Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và người nông dân ............................................................. 140 4.3. Đề xuất mô hình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam....................................................................................................... 144 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh BHNN Bảo hiểm nông nghiệp Agricultural Insurance BHCTVN Bảo hiểm cây trồng vật nuôi Crop and livestock insurance CAP Chính sách chung về nông Common Agriculture Policy nghiệp CAT Bảo hiểm rủi ro thảm họa Catastrophic Risk Protection CEA Ủy ban bảo hiểm Châu Âu Comité Européen des Assurances NCKH Nghiên cứu khoa học Scientific research NDT Nhân dân tệ Agricultural development... MPCI Bảo hiểm đa rủi ro Multiple Peril Crop Insurance GRP Bảo hiểm rủi ro nhóm Group Risk Protection KHKT Khoa học kỹ thuật Science-technology KTQD Kinh tế quốc dân National Economy FTA Hiệp định thương mại tự do Free trade Agreement FNGCA Quỹ bảo đảm quốc gia đối với Le Fonds National de Garantie thiên tai trong nông nghiệp ở Pháp GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund OECD Tổ chức hợp tác và phát triển Organization For Economic - kinh tế Cooperation and Development PPP Mô hình hợp tác công tư Public and Private Parneships PTNN Phát triển nông nghiệp Agricultural development WB Ngân hàng thế giới World Bank WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: So sánh các sản phẩm bảo hiểm truyền thống và bảo hiểm theo chỉ số ................................................................................................................................. 48 Bảng 3.1: Các gói dịch vụ bảo hiểm và sản phẩm được bảo hiểm ......................... 71 Bảng 3.2: Quá trình triển khai chính sách BH CTVN Philippines ......................... 77 Bảng 4.1: Số lượng hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo hiểm ......................................................................................................................... 115 Bảng 4.2: Giá trị và doanh thu bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ................................. 116
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biều đồ: Khung phân tích của luận án thể hiện như sau .............................. 7 Biểu đồ 2.1: Mức độ phản ứng trước rủi ro............................................................. 31 Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ các tác nhân trong hoạt động bảo hiểm CTVN ..58 Biểu đồ 2.3: Các mô hình bảo hiểm nông nghiệp ........................................61 Biểu đồ 3.1: Mô hình tổ chức dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp Nhật Bản .....69 Biểu đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam .114 Biểu đồ 4.2: Quy trình mua bảo hiểm và nhận bồi thường của Bảo Việt ....122
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Nông nghiệp là ngành có mức độ phụ thuộc rất cao vào điều kiện địa lý, thời tiết. Người nông dân do vậy luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro do thời tiết, sâu bọ, dịch bệnh gây ra. Để hạn chế những rủi ro này, một số biện pháp quản lý rủi ro đã được phát triển, trong đó bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Trong BHNN thì bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là chủ yếu bởi vì khi nói đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì đó chính là việc trồng trọt và chăn nuôi, trồng cây (trồng lúa, khoai, sắn…) chăn nuôi (lợn, gà, cá…). Còn các hoạt động khác trong lĩnh vực nông nghiệp như sản xuất máy móc thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi… chỉ mang tính chất hỗ trợ cho trồng cây, chăn nuôi mà thôi. Chính vì vậy, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi (BHCTVN) đã được chú trọng và triển khai thực hiện từ lâu ở một số nước phát triển cũng như đang phát triển. Vấn đề này luôn được Nhà nước chú ý, quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong việc đóng phí bảo hiểm nhằm giảm thiểu những thiệt hại khi gặp rủi ro lớn. Đối với Việt Nam, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi càng trở nên cần thiết, bởi là một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh (nước ta được xác định là một trong mười nước gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, hằng năm thiên tai và dịch bệnh thường cướp đi 13 – 15 nghìn tỉ đồng (tương đương 1,5% GDP). Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác. Tuy nhiên, cho đến nay thị trường bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam gần như bị bỏ ngỏ. Khi đề cập tới thực trạng BHCTVN ở Việt Nam hiện nay, người ta hình dung ngay tới loại dịch vụ mà khách hàng cần nhưng chưa biết rõ nên mua ở đâu, thủ tục thế nào...; còn doanh nghiệp bảo hiểm chưa muốn “sản xuất” bởi đinh ninh thị trường tuy rộng nhưng chẳng ai mua vì không có thói quen. Những người nông dân đã phải “tự cứu mình” bằng việc tự lập ra các quỹ với một số hộ gia đình tự nguyện cùng nhau đóng góp tiền hoặc một phần 1
  11. sản lượng thu hoạch sau mỗi mùa vụ để chia sẻ cho các hộ khi mất mùa, gặp rủi ro. Sự ra đời của các quỹ kiểu này tuy chỉ mang tính tự phát , không bền vững bởi có những rủi ro mang tính khách quan ngoài tầm kiểm soát của người nông dân như dịch bệnh, bão lũ, thị trường… đã gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ nông dân mà các quỹ bảo hiểm tự nguyện này khó có thể bù đắp hết được những tổn thất mà các hộ gia đình đó gặp phải. Trong bối cảnh đó, việc hình thành và phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam và tình hình thị trường bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, cần phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam theo hướng nào? Với mô hình nào? Vai trò của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?... là những vấn đề đặt ra đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến thị trường dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nói chung và dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng ở Việt Nam chưa phát triển, từ đó tìm ra hướng giải pháp khắc phục, nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Từ những vấn đề nêu trên, Luận án tiến sỹ kinh tế với chủ đề “Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” chính là nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu của nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cũng như làm rõ của dịch vụ này. 2
  12. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, trên cơ sở đó rút ra được những thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Trên cơ sở bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Luận án đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, các vấn đề đặt ra sau đây cần được giải quyết: i) Tại sao cần phải phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi? ii) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi? iii) Một số nước có sự thành công trong phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã áp dụng chính sách và mô hình nào? iv) Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ bảo hiểm, cây trồng vật nuôi? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chính sách và những loại hình, xu hướng phát triển của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp có nội hàm rộng hơn so với khái niệm dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và bản thân bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt. Trong khuôn khổ của luận án này, phạm vi nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào phân tích các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là hai đối tượng chủ yếu của bảo hiểm nông nghiệp, vì vậy nên khi các thuật ngữ về bảo hiểm nông nghiệp được sử dụng trong luận án cũng hàm ý bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. - Về không gian: Nghiên cứu một số mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi điển hình trên thế giới như mô hình bảo hiểm nông nghiệp một 3
  13. số nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản và Tây Ban Nha), mô hình một số nước đang phát triển hoặc có điều kiện tương đồng như Việt Nam (Trung Quốc, Philippines). - Về thời gian: Tại mỗi nước, thời điểm bắt đầu áp dụng dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1982 - khi mà dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam. - Về nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của họ và từ đó tìm ra giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam. 3.3. Cách tiếp cận của luận án Luận án tiếp cận nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên góc độ vĩ mô mà không đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ và kỹ thuật của loại hình dịch vụ bảo hiểm này. Do vậy cách tiếp cận của luận án là: - Luận án cũng nghiên cứu cơ chế chính sách, mô hình triển khai bảo hiểm cây trồng, vật nuôi như một trong những điều kiện để cho hàng hóa đó/dịch vụ đó có thể được sử dụng thuận lợi trên thị trường. Từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi gắn với biến đổi khí hậu và tiến trình hội nhập quốc tế, vì biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế tạo ra một loạt các nguy cơ, một loạt các tổn thương, rủi ro trong trồng trọt, và chăn nuôi. Và bản chất của bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm là làm giảm bớt các rủi ro, tổn thất. - Tài liệu và số liệu sử dụng để phân tích là các tài liệu thứ cấp do tác giả không có điều kiện điều tra, khảo sát tại các nước được nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như sau: - Phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng nhiều trong phân tích những thành công và hạn chế của các mô hình dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp / dịch vụ bảo hiểm 4
  14. cây trồng, vật nuôi trên thế giới, những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. Đây là phương pháp rất quan trọng, mang tính chất nền tảng của hệ tư tưởng. - Phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích thống kê, mô hình hóa, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, chuyên gia theo quan điểm logic và lịch sử để làm sáng tỏ những vấn đề trình bày, đặc biệt được sử dụng khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới luận án, cơ sở lý luận và thực tiễn của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, các mô hình dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), bảo hiểm cây trồng, vật nuôi (BHCTVN) trên thế giới. Các phương pháp chủ đạo và cụ thể sẽ được áp dụng như sau: + Phương pháp phân tích thống kê: Nguồn số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế, Nhóm ngân hàng thế giới, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, ASEAN, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội Nông dân Việt Nam, các dữ liệu thống kê sau khi thu thập đều được hệ thống hóa và điều chỉnh về cùng mặt bằng để so sánh. + Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở những mô hình và các số liệu thực tế thu thập được để so sánh dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi một số nước điển hình trên thế giới với Việt Nam, từ đó đưa ra được những định hướng và đề xuất giải pháp cho việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt nam trong thời gian tới. + Phương pháp chuyên gia: Tổ chức gặp gỡ, trao đổi để tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và các nhà chuyên môn để trao đổi sâu các vấn đề liên quan đến luận án. Thông qua các ý kiến của các chuyên gia, luận án sẽ có những đánh giá sát thực về sự cần thiết cũng như vai trò của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam. + Phương pháp kết hợp logic với lịch sử dùng để phân tích những tiến bộ của xã hội thông qua những lát cắt lịch sử. Phân tích sự phát triển của các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên thế giới trong những bối cảnh lịch sử nhất định, hoặc theo những lát cắt của lịch sử để thấy được sự tiến hóa của các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở các nước trên thế giới như thế nào. 5
  15. 5. Những đóng góp mới của Luận án Luận án có những đóng góp mới như sau: - Luận án đã luận giải và chỉ rõ những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Cũng như chỉ ra các đặc điểm, phương thức hoạt động của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. - Luận án đã làm rõ vai trò của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu đã làm tăng. - Luận án phân tích và đánh giá quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước, chỉ ra những thành công, hạn chế của hoạt động này và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ này. - Luận án phân tích thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Việt Nam, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân chậm phát triển của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam. Từ đó, Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tổ chức và phát triển dịch vụ này ở Việt Nam. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, danh mục các chữ viết tắt, và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 Chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Chương 3. Thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước và bài học kinh nghiệm Chương 4. Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam 6
  16. Biểu đồ. Khung phân tích của luận án Tổng quan tình hình nghiên cứu - Các nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. - Các nghiên cứu trong nước về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Cở sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - Cơ sở lý luận  Khái niệm, đặc điểm  Sự cần thiết  Các yếu tố ảnh hưởng - Cơ sở thực tiễn Thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước - Về cơ chế, chính sách - Về mô hình - Về phương thức thực hiện Nhận xét hoạt động triển khai Đánh giá hoạt động triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, nuôi của một số nước vật nuôi của một số nước - Về cơ chế, chính sách - Những thành công - Về mô hình - Những thất bại và nguyên nhân - Về phương thức thực hiện Đề xuất giải pháp, bài học kinh nghiệm và gợi mở cho Việt Nam 7
  17. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Bảo hiểm nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng đã được triển khai trên thế giới khá lâu. Chính vì vậy, cho đến nay, trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong hàng chục năm nay, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc đã có rất nhiều đánh giá nghiên cứu, tổ chức các dự án tài trợ cho bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở nhiều nước kém/đang phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế-xã hội trong nước. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro như giá cả, thời tiết, dịch bệnh, thiên tai... khiến cho người nông dân, người sản xuất nông nghiệp chịu nhiều thiệt hại. Chính vì vậy, làm thế nào giảm thiểu rủi ro, nâng cao đời sống cho người nông dân luôn được Nhà nước và Chính phủ quan tâm, trong đó bảo hiểm nông nghiệp là một chính sách còn khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dịch vụ này còn đang mới mẻ. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu về dịch vụ này còn tương đối ít. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu quy định về Luật Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Kinh tế, nghiên cứu về các quốc gia châu Âu, những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu, nhưng chưa có nghiên cứu lớn về bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước châu Âu, vai trò của bảo hiểm nông nghiệp và những lợi ích kinh tế được công bố. Có thể thấy một số công trình nghiên cứu liên quan về kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững. Có thể chia các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng theo nhóm các vấn đề sau: 8
  18. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay, trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong hàng chục năm nay, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc đã có rất nhiều đánh giá nghiên cứu, tổ chức các dự án tài trợ cho bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở nhiều nước kém/đang phát triển. 1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này - Công trình nghiên cứu của Olivier Mahul (2012), Agricultural Insurance for Developing Countries: The Role of Governments, WB, là một nghiên cứu sâu, khẳng định vai trò của bảo hiểm nông nghiệp đối với tăng trưởng và giảm đói nghèo. Tác giả của nghiên cứu này cho rằng, nông nghiệp là một lĩnh vực không chắc chắn, những cải tiến giảm nhẹ rủi ro trong chuyển nhượng, sản xuất có thể mang lại lợi ích lớn cho các hộ nông thôn dễ bị tổn thương. Bảo hiểm nông nghiệp có thể giảm bớt rủi ro và tăng năng suất trung bình cho nông dân và người phụ thuộc. Bảo hiểm nông nghiệp là tăng tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, bảo hiểm nông nghiệp chỉ có hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp quản lý rủi ro nông nghiệp khác. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh cũng chỉ ra rằng, bảo hiểm nông nghiệp còn kém phát triển ở các nước đang phát triển và rút ra bài học chính: Thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư trong công tác bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng [43]. R.A.J. Roberts, 2005, trong tác phẩm Insurance of crops in developing countries do FAO xuất bản, đã cho rằng, quản lý rủi ro có tầm quan trọng đặc biệt trong các quyết định đầu tư và tài chính của nông dân ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế quá độ. Các biện pháp quản lý mạo hiểm trong nông nghiệp gồm lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi khác nhau, các thực tế trồng trọt và chăn nuôi, việc đa dạng hóa các doanh nghiệp nông nghiệp 9
  19. cũng như có những biện pháp phòng ngừa thận trọng để chống lại những hiện tượng thời tiết cực đoan [45]. Trong công trình Crop and Agricultural Insurance do FAO công bố năm 2007, các tác giả cho rằng những hiện tượng thời tiết như: Hạn hán, mưa to, bão và gió lốc sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Rất khó có khả năng không để xảy ra các thiệt hại, nhưng ở một chừng mực nhất định, có thể dự đoán được và có thể có giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng. Tuy vậy, trong một số trường hợp cũng không thể dự đoán được các thiệt hại và người nông dân phải chịu những tổn thất khi nó xảy ra. Bảo hiểm nông nghiệp, gồm có chăn nuôi, nghề cá và trồng rừng, chủ yếu được nhằm giảm thiểu những tổn thất do tác động tiêu cực của thời tiết và những hiện tượng tương tự vượt quá tầm kiểm soát của người nông dân. Đó là một trong những công cụ thường hay được nhắc đến nhất để quản lý rủi ro gắn với nông nghiệp. Mặc dù nhiều chương trình bảo hiểm thí điểm đã được áp dụng ở các nước đang phát triển, chủ yếu là cho các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ, những năm qua, song bảo hiểm nông nghiệp cho đến nay vẫn là ngành kinh doanh cho các trang trại ở các quốc gia phát triển. Trên thực tế, mới có một phần rất nhỏ, chủ yếu là các nông dân lớn và giàu có ở các quốc gia đang phát triển tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm không phải là giải pháp phổ thông cho những rủi ro và những điều không chắc chắn mà người nông dân phải đối mặt. Nó chỉ có thể giải quyết được một phần những tổn thất do một số tai ương gây ra và không thể thay thế cho các biện pháp quản lý rủi ro tốt tại chỗ cho các giải pháp quản lý trang trại và sản xuất hợp lý và cho việc đầu tư thích đáng vào công nghệ được [27]. Myong Goo KANG, 2007, trong “Innovative agricultural insurance products and schemes’’ cho rằng, người nông dân luôn phải đối mặt với các nguy cơ khác nhau như biến động giá cả, thời tiết bất lợi, sâu bệnh, tác động đến thu nhập và phúc lợi của họ, về lâu dài sẽ làm suy giảm đầu tư của họ vào nông nghiệp. Do đó, bảo hiểm nông nghiệp được phát triển để giảm thiểu những tác động tiêu cực của điều kiện khí hậu đến sản lượng. Tuy nhiên, do 10
  20. nông nghiệp ngày càng trở nên phức tạp hơn nên người sản xuất, các công ty tiếp thị và các ngân hàng đòi hỏi bảo hiểm phải bao hàm nhiều nguy cơ hơn nữa. Đáp ứng yêu cầu này và để khắc phục những hạn chế của bảo hiểm nông nghiệp truyền thống, nhất là những phi vụ giao dịch lớn và tốn kém chi phí đánh giá những sản phẩm và kế hoạch bảo hiểm mới đã liên tục được phát triển. [51]. Công trình này cũng đưa ra những mô tả và ví dụ về các sản phẩm, kế hoạch bảo hiểm nông nghiệp mới nhằm giảm thiểu các nguy cơ đối với nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Công trình còn trình bày những kỹ thuật quản lý rủi ro rất đáng quan tâm đối với các nhà hoạch định chính sách, các công ty bảo hiểm và các hội nông dân [51]. 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về cơ chế, chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Jesús Antón, Shingo Kimura trong “Risk Management in Agriculture in Spain” đã tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro, chính sách quản lý và đánh giá rủi ro trong nông nghiệp, thực tiễn triển khai quản lý rủi ro; đồng thời phân tích mối quan hệ hợp tác công - tư trong thực hiện quản lý trong bảo hiểm nông nghiệp, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong bảo hiểm nông nghiệp, mối quan hệ tương tác giữa bảo hiểm nông nghiệp của Tây Ban Nha với bảo hiểm nông nghiệp Liên minh Châu Âu và đưa ra một số gợi ý hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Tây Ban Nha[trích lại từ 8]. Trong công trình “Các chương trình bảo hiểm nông nghiệp” “Agricultural Insurance schemes”, nhóm tác giả đã tập trung phân tích và đánh giá tổng quan chính sách nông nghiệp chung của EU qua các thời kỳ từ khi được thiết lập đến giai đoạn hiện nay, qua đó phân tích các công cụ quản lý rủi ro trong nông nghiệp, làm rõ các khái niệm về thảm họa và khủng hoảng, đánh giá phân tích hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hiện hành của EU, so sánh mô hình bảo hiểm của EU với một số quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật…; phân tích các khía cạnh kỹ thuật, phân tích tính khả thi về việc mở rộng hệ thống bảo hiểm nông nghiệp EU [trích lại từ 8 ]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2