intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:209

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay, đặc điểm và các yếu tố tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, mức độ hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lê Thành Tuyên ĐỔI MỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI TỤ VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lê Thành Tuyên ĐỔI MỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI TỤ VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. NGUYỄN HỮU ÁNH 2. PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ HÀ NỘI, 2024
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................... 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án................................... 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luân án: ................................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 6 7. Cơ cấu của luận án .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ........................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ......................................................................... 8 1.2. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ .................................................................................................... 26 2.1. Cơ sở lý luận về kế toán và chuẩn mực kế toán ................................................. 26 2.1.1. Tổng quan về kế toán ......................................................................................26 2.1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển kế toán ....................................................26 2.1.1.2. Định nghĩa kế toán .......................................................................................26 2.1.1.3. Mục tiêu và vai trò của kế toán ....................................................................27 2.1.2. Tổng quan về chuẩn mực kế toán ...................................................................28 2.1.2.1. Định nghĩa về chuẩn mực kế toán ................................................................28 2.1.2.2. Mục tiêu và vai trò của chuẩn mực kế toán .................................................29 2.1.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán ............................29 2.1.2.4. Tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán trên thế giới .....................................31 2.2. Quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế ......................................................32 2.2.1. Yêu cầu hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế ......................................................32 2.2.2. Quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế ...................................................33 2.2.3. Những thách thức và tác động tiêu cực đến quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế .........................................................................................................35 i
  4. 2.2.3.1. Thách thức ....................................................................................................35 2.2.3.2. Tác động tiêu cực .........................................................................................36 2.3. Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng và hình thành chuẩn mực kế toán tại một số quốc gia và đặc điểm về quá trình hội tụ kế toán quốc tế ........................ 37 2.3.1. Các yếu tố tác động: ........................................................................................37 2.3.1.1. Yếu tố thuộc về môi trường văn hóa ............................................................37 2.3.1.2. Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý, chính trị .............................................38 2.3.1.3. Yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh ......................................................40 2.3.2. Đặc điểm của quá trình hòa hợp - hội tụ kế toán quốc tế ...............................41 2.4. Quy trình, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn quá trình xây dựng tại một số quốc gia .................................................................................................... 43 2.4.1. Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế ..............................................43 2.4.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế ..............................................................44 2.4.3. Thực tiễn tiến trình hội tụ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam ........................................46 2.4.3.1. Kinh nghiệm Mỹ ...........................................................................................46 2.4.3.2. Kinh nghiệm Liên minh Châu Âu (EU) ........................................................47 2.4.3.3. Kinh nghiệm Thổ Nhĩ Kỳ ..............................................................................48 2.4.3.4. Kinh nghiệm Ấn Độ ......................................................................................49 2.4.3.5. Kinh nghiệm Trung Quốc .............................................................................50 2.4.3.6. Kinh nghiệm Nhật Bản .................................................................................52 2.4.3.7. Kinh nghiệm các nước Đông Nam Á: ..........................................................53 2.4.3.8. Bài học kinh nghiệm thực tiễn rút ra đối với quá trình đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế ......................55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỪ HÒA HỢP ĐẾN HỘI TỤ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VÀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM .................................................................................................. 59 3.1. Lược sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam ........................... 59 3.1.1. Giai đoạn trước năm 1986 ...............................................................................59 3.1.2. Giai đoạn 1986 – 1995 ....................................................................................60 3.1.3. Giai đoạn 1995 – 2001 ....................................................................................62 ii
  5. 3.1.4. Giai đoạn 2001 đến nay: .................................................................................64 3.2. Thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam............................................ 67 3.2.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay ...........................................67 3.2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay ...........67 3.2.3. Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế ..............................................................................81 3.3. Đánh giá thực trạng xây dựng và hội nhập hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ........................................................................................................................... 81 3.3.1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: từ hòa hợp đến hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế ............................................................................................................... 81 3.3.2. Các yếu tố tác động đến quá trình hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam ............................................................................................88 3.3.2.1. Môi trường pháp lý, chính trị .......................................................................88 3.3.2.2. Môi trường kinh tế........................................................................................89 3.3.2.3. Môi trường văn hoá......................................................................................91 3.3.2.4. Môi trường công nghệ và hạ tầng cơ sở ......................................................92 3.3.3. Đặc điểm của quá trình hòa hợp – hội tụ của của hệ thống kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế..................................................................................94 3.3.4. Những thành quả và vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ....................................................................................96 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI TỤ VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ................................................................. 102 4.1. Xu thế hòa hợp – hội tụ của chuẩn mực kế toán quốc tế và định hướng đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian tới ........................................................ 102 4.1.1. Xu thế hòa hợp – hội tụ của chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian tới 102 4.1.2. Định hướng đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong thời gian tới trong xu thế hòa hợp – hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế ..............................................104 4.2. Giải pháp đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................................................................................ 107 4.2.1. Bám sát Lộ trình áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS tại Việt Nam ..107 iii
  6. 4.2.2. Áp dụng theo từng khu vực ...........................................................................107 4.2.3. Cải tiến quy trình soạn thảo chuẩn mực ........................................................108 4.2.4. Thúc đẩy việc tạo lập mối quan hệ với các tổ chức quốc tế .........................111 4.2.5. Thiết lập cơ chế của hệ thống kế toán – kiểm toán Việt Nam ......................113 4.2.6. Nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kế toán Việt Nam .......................117 4.2.7. Xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực kế toán chưa ban hành tại Việt Nam .........................................................................................................................119 4.3. Điều kiện triển khai thực hiện và Kiến nghị với Nhà nước, Bộ tài chính và các cơ quan hữu quan .................................................................................................... 120 4.3.1. Điều kiện triển khai thực hiện .......................................................................120 4.3.2. Kiến nghị về luật và chính sách định hướng hỗ trợ ......................................122 4.3.3. Kiến nghị về đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán...............125 4.3.4. Kiến nghị về đẩy mạnh hoạt động đào tạo kế toán .......................................126 4.3.5. Kiến nghị về nâng cao vai trò và chức năng của các tổ chức nghề nghiệp...127 4.3.6. Các kiến nghị khác ........................................................................................128 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 138 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 150 Phụ lục 1: Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia .............................................................. 150 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát điều tra .......................................................................... 150 iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Danh mục các loại tài khoản kế toán theo quyết định 425 của ................60 Bộ tài chính năm 1970 ..............................................................................................60 Bảng 3.2: Danh mục các loại tài khoản kế toán thống nhất năm 1990 .....................61 Bảng 3.3: Danh mục các loại tài khoản kế toán năm 1996 .......................................63 Bảng 3.4: Mức độ cập nhật chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế ...... 86 Bảng 3.5: Đợt 1: Ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực ....................................165 Bảng 3.6: Đợt 2: Ngày 31/12/2002 ban hành 6 chuẩn mực ....................................166 Bảng 3.7: Đợt 3: Ngày 30/12/2003 ban hành 6 chuẩn mực ....................................166 Bảng 3.8: Đợt 4: Ngày 15/2/2005 ban hành 6 chuẩn mực ......................................167 Bảng 3.9: Đợt 5: Ngày 28/12/2005 ban hành 4 chuẩn mực ....................................167 Bảng 3.10: Những khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế .......................................................................................................168 v
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế ........................................43 Hình 3.1: Thông tin mẫu khảo sát ...........................................................................161 Hình 3.2: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với tình hình Việt Nam hiện nay (VAS 1 – VAS 19) ............................161 Hình 3.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với tình hình Việt Nam hiện nay (VAS 21 – VAS 30) ..........................162 Hình 3.4: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế hiện nay (VAS 1 – VAS 19) .............................162 Hình 3.5: Đánh giá của chuyên gia về mức độ phù hợp của các chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế hiện nay (VAS 21 – VAS 30) ...........................163 Hình 3.6: Đánh giá của chuyên gia về mức độ cập nhật của các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế (VAS 1 – VAS 19) ..........163 Hình 3.7: Đánh giá của chuyên gia về mức độ cập nhật của các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế ..........................................164 Hình 3.8: Đánh giá của chuyên gia về thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ................................................................................................................164 Hình 3.9: Đánh giá của chuyên gia về thực trạng mức độ hội tụ của chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế .......................................................164 Hình 3.10: Đánh giá của chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế..............165 Hình 3.11: Đánh giá của chuyên gia về thực trạng mức độ tác động đến việc hội tụ của chuẩn mực kế toán Việt nam hiện nay với chuẩn mực thế giới .......................165 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa AICPA Viện Kế toán công chứng Mỹ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCTC Báo cáo tài chính CNCC Bộ Kinh tế tài chính Pháp EC Uỷ ban Châu Âu EU Liên minh Châu Âu FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ GAAP Nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASC Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC Foundation Tổ chức Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế ICAI Viện Kế toán Ấn Độ IFRIC Uỷ ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IOSCO Tổ chức quốc tế các uỷ ban chứng khoán JFSA Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật bản SAC Hội đồng cố vấn chuẩn mực SEC Uỷ ban Chứng khoá Mỹ VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau khi mở cửa, đổi mới và tiến hành hội nhập sâu rộng với thế giới năm 1986 đến nay, Việt Nam đã giành được nhiều thành quả về kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam trong thập niên 90 của thế kỷ trước và những năm đầu thập niên 2000 luôn đạt hơn 7%/năm. Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm cũng đạt hơn 6%/năm, thuộc vào những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và năm 2015 cùng các quốc gia Đông Nam Á hình thành tổ chức khu vực Cộng đồng Asean. Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với 10 quốc gia và khu vực, đáng chú ý như Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Hiệp định thương mại với tổ chức Á-Âu,...Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia, trong đó có hơn 70 quốc gia có kim ngạch hơn 100 triệu USD (Tư Hoàng, 2017). Trải qua 5 lần ban hành, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay bao gồm 26 chuẩn mực. Sau quá trình áp dụng, không thể phủ nhận các đóng góp to lớn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong việc nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính, cung cấp nguồn thông tin chất lượng, đáng tin cậy và phù hợp với trình độ của những nhà quản lý và đặc thù của nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có nhiều nội dung chưa thích hợp với các giao dịch của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hiện nay, khi xuất hiện nhiều công cụ tài chính phức tạp. Theo đánh giá của giới chuyên môn, so với chuẩn mực quốc tế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều chuẩn mực và còn tồn tại những khác biệt nhất định, điều đó tạo ra nhiều rào cản và làm giảm niềm tin của các nhà đầu tự ngoại vào Việt Nam. 1
  11. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, hoàn thiện thể chế, tạo ra khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của các công cụ quản lý, trong đó có kế toán. Trong những năm qua, những đổi mới đã đưa lĩnh vực kế toán nước ta từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Dù đã đạt được một số thành quả, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh và chưa thực sự hoà hợp với quy định quốc tế. Thực tế vận dụng chuẩn mực còn gặp nhiều khó khăn. Những thách thức của quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự định hướng thay đổi hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế, các thông tin về kế toán cần phải minh bạch, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, đáp ứng các mục tiêu của nhà nước. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tôi thấy rằng nghiên cứu về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam là vô cùng cần thiết. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài “Đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế” làm đề tài luận án với hi vọng rằng đề tài có thể đưa ra một số gợi ý cho sự phát triển của kế toán quốc gia trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: - Mức độ phù hợp của từng Chuẩn mực kế toán với tình hình Việt Nam hiện nay và mức độ cập nhật của chuẩn mực này theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế. - Các nhân tố ảnh hưởng tới tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay, đặc điểm và các yếu tố tác động đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, mức độ hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Qua đó để thấy được những khó khăn, hạn chế trong hội tụ chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt Nam, những khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành với chuẩn mực kế toán quốc tế. 2
  12. - Nghiên cứu kinh nghiệm hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu tìm hiểu về bối cảnh, phương thức hội tụ và tiến trình hội tụ của các quốc gia, qua đó, gợi ý những định hướng cần thiết cho quá trình hội tụ chuẩn mực quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam. - Qua xem xét thực tiễn và kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nghiên cứu đánh giá khả năng hội tụ kế toán quốc tế của Việt Nam, từ đó đưa ra các chính sách, chiến lược để kế toán Việt Nam hội tụ hiệu quả với chuẩn mực kế toán quốc tế. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: - Mức độ phù hợp của từng Chuẩn mực kế toán với tình hình Việt Nam hiện nay và mức độ cập nhật của chuẩn mực này theo những thay đổi của chuẩn mực quốc tế như thế nào? - Các nhân tố nào ảnh hưởng tới tiến trình hội tụ của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam? - Các giải pháp nhằm đẩy mạnh mục tiêu hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Do hệ thống kế toán có phạm vi rất rộng nên đối tượng nghiên cứu của Luận án chỉ giới hạn ở phần hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, không đề cập đến chế độ kế toán. Luận án khảo sát một cách tổng quát về việc hội tụ của chuẩn mực kế toán trên thế giới. Các phương pháp, chiến lược, chính sách và lộ trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế của một số nước tiêu biểu, những nơi có nhiều ảnh hưởng đến kế toán quốc tế là những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó có thể đề xuất một số gợi ý cho Việt Nam. Cụ thể như sau:  Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam từ giai đoạn đầu tiên Bộ Tài Chính ban hành đến nay. 3
  13. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào khoảng thời gian những năm gần đây, khi quá trình hội tụ chuẩn mực quốc tế bước sang giai đoạn mới, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng cũng gặp không ít trở ngại và khó khăn.  Về nội dung: - Phân tích thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, quá trình hội tụ chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt Nam. - Phân tích hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế đang diễn ra ở một số quốc gia trên thế giới. - Đánh giá, phân tích và đưa ra kiến nghị cho hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp nghiên cứu sử dụng chung là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể để thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: -Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, các công bố và báo cáo nghiên cứu, ...và các thông tin thứ cấp khác để phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống chuẩn mực kế toán. Những thông tin thứ cấp thu thập được cũng giúp mô tả, lý giải những vấn đề đang tồn tại của hệ thống chuẩn mực kế toán hiện nay và xác định vấn đề cần giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện. -Phương pháp phỏng vấn sâu: Nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn với 7 chuyên gia, là những người đang thực hiện các công việc khác nhau như: kế toán, giảng viên, nhân viên chính phủ và kiểm toán. Các chuyên gia này có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu về hệ thống kế toán Việt Nam và quá trình hòa hợp – hội tụ của kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế 4
  14. Các cuộc phỏng vấn chuyên gia diễn ra giai đoạn 2017 – 2020. Tổng thời gian các cuộc phỏng vấn là 15 giờ, trung bình mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 50 phút. Dựa trên những ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn, tác giả xem xét, đánh giá đối với những vấn đề liên quan đến câu hỏi nghiên cứu. -Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nghiên cứu gửi bảng khảo sát, điều tra ý kiến của các doanh nghiệp, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực kế toán. Kết quả điều tra sẽ phản ánh thực trạng và đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Việt Nam. Có 120 phiếu khảo sát được gửi đi và thu về được 100 phản hồi hợp lệ. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá ý kiến của người trả lời. Sau khi thu thập phản hồi, các dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích. -Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy được sử dụng kết hợp, linh hoạt phù hợp với từng yêu cầu nội dung và mục tiêu cụ thể. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát lý thuyết, nhận định về hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán quốc tế. Phương pháp so sánh được sử dụng để xem xét, so sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, so sánh giữa các giai đoạn phát triển của quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế, so sánh giữa thực trạng và những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Phương pháp tư duy được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, kết hợp với các phương pháp khác để xác định nội dung, vấn đề và phương hướng nghiên cứu, xác định và hoàn thiện các giải pháp đổi mới hệ thống chuẩn mực kế toán trong tiến trình hội tụ quốc tế. 5. Đóng góp mới về khoa học của luân án: Thứ nhất, tác giả đã trình bày được tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong và ngoài nước, trên cơ sở đó chỉ ra các vấn đề đã thống nhất cũng như khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu cho luận án. Thứ hai, về lý luận, luận án đã khái quát hoá được các vấn đề cơ sở lý luận chuẩn mực kế toán và xu thế hội tụ hệ thống kế toán quốc tế trên thế giới, bao gồm: các vấn đề chung về kế toán, chuẩn mực kế toán, quá trình hội tụ Chuẩn mực kế 5
  15. toán quốc tế. Đặc biệt, luận án đã nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động và quá trình xây dựng và hình thành Chuẩn mực kế toán tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các nghiên cứu của tác giả đã làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thứ ba, về thực tiễn, luận án đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ hoà hợp đến hội tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế và quá trình hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam. Xuất phát từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, luận án phân tích, đánh giá và đưa ra một số đề xuất để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến tình hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Các đề xuất được phân tích có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn, đảm bảo tính khả thi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản liên quan đến chuẩn mực kế toán quốc tế để làm nổi bật những đặc điểm, vai trò chung của chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế. Trên cơ sở trình bày, phân tích và làm rõ quá trình hội nhập, hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế của một số quốc gia trên thế giới, Luận án chỉ ra những thành công và hạn chế của các quốc gia này để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc cải cách hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, mô tả những đặc điểm nổi bật về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề xuất một số gợi ý, giải pháp và kiến nghị để góp phần giúp hệ thống kế toán Việt Nam có thể hòa hợp, hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế trong tương lai. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước theo 3 nhóm vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, gồm: các nghiên cứu đề cập đến chuẩn mực kế toán, các 6
  16. nghiên cứu đề cập đến hài hoà, hội nhập và hội tụ chuẩn mực quốc tế, và các nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia. Phần này cũng trình bày về những vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến hoặc chưa nghiên cứu sâu. Chương 2: Cơ sở lý luận về hội nhập hệ thống kế toán quốc tế trên thế giới Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Các vấn đề lý luận tập trung vào các khía cạnh: lý luận về kế toán, lý luận về chuẩn mực kế toán và lý luận về hoà hợp - hội tụ kế toán. Phần này cũng trình bày về quá trình hoà hợp và quá trình hội tụ kế toán quốc tế, quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, phần này cũng sẽ trình bày về các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến quá trình hình thành chuẩn mực kế toán của một quốc gia, và tổng hợp kinh nghiệm về quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại một số quốc gia. Chương 3: Thực trạng từ hoà hợp đến hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế và quá trình hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam Trình bày lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt theo các giai đoạn khác nhau cho đến nay. Trình bày kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, phân tích và đánh giá thực trạng kế toán Việt Nam, thực trạng hội nhập chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt Nam, và những tác động của các yếu tố đến hệ thống kế toán Việt Nam. Chương 4: Một số định hướng và giải pháp đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế Trình các giải pháp để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế, và một số kiến nghị đến các bên liên quan gồm: nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp. 7
  17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VỀ HỘI TỤ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ Nghiên cứu về chuẩn mực kế toán không phải là một lĩnh vực mới. Trên thực tế, ở trong nước cũng như nước ngoài đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các đề tài liên quan đến chuẩn mực kế toán theo các cách tiếp cận khác nhau và trên các phạm vi khác nhau, thể hiện trong các luận án, luận văn, bài báo và các hội thảo khoa học. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:  Một số nghiên cứu đề cập đến chuẩn mực kế toán và việc hài hoà, hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế: + Luận án tiến sĩ “Vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam” của Nguyễn Việt (1995). Tác giả đưa ra những khái niệm về kế toán và lịch sử phát triển của kế toán, kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng như vai trò kế toán trong xã hội. Tác giả cũng đánh giá hệ thống chuẩn mực kế toán đang được áp dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra những ưu và nhược điểm, đồng thời đưa ra những biện pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặc dù vậy, đề tài này đã được nghiên cứu khá lâu, những diễn biến thực trạng hiện nay của hệ thống chuẩn mực kế toán nước ta cũng đã có nhiều thay đổi nên cần phải được đánh giá lại và cập nhật xu thế, các đặc điểm hội tụ đến thời điểm hiện tại. + Luận án tiến sĩ “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam” của Phạm Văn Dược (1997). Tác giả đưa ra lý luận chung về kế toán và kế toán quản trị, đồng thời đánh giá thực trạng hệ thống kế toán, chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp Việt Nam và thực tế áp dụng các chuẩn mực kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong loại hình kế toán quản trị, chưa mang tính bao quát đối với cả hệ thống chuẩn mực kế toán nói chung. Luận án chỉ tập trung đưa ra phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng chuẩn mực 8
  18. kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam, chưa đề cập tới kế toán tài chính và các hình thức kế toán khác. + Luận án tiến sĩ “Vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam” của Trần Thị Giang Tân (1999). Tác giả đã có những nghiên cứu và đánh giá về thực trạng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam thời điểm năm 1999.Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại cần có một nghiên cứu phân tích đầy đủ và cập nhật hơn về nội dung hội tụ kế toán để đưa ra những đề xuất về định hướng cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. + Luận án tiến sĩ “Xây dựng và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam” của Lê Thị Thúy Lan (2005). Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về chuẩn mực kế toán, đánh giá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam qua đó đề xuất những giải pháp xây dựng 15 chuẩn mực trong tổng số 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam- đó là các chuẩn mực đã ban hành số 2,3,4,5,6,7,8,10,21,25,26 và xây dựng mới 4 chuẩn mực chưa ban hành theo IAS 32,33,39,41. Tuy vậy, 11 chuẩn mực còn lại mới chỉ dừng lại ở phần kiến nghị mà chưa có phương hướng, giải pháp cụ thể để xây dựng những chuẩn mực này. + Luận án tiến sĩ “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong dịch vụ kế toán, kiểm toán: thực trạng và giải pháp” của Trần Thị Kim Oanh (2008). Tác giả tổng hợp cơ sở lý luận về dịch vụ kế toán, kiểm toán và hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ kế toán kiểm toán. Tác giả phân tích thực trạng Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán kiểm toán, thực trạng hòa hợp – hội tụ các chuẩn mực kế toán Việt Nam với quốc tế. Trên cơ sở các phân tích, đánh giá thực trạng, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ kế toán kiểm toán. Mặc dù đề tài đã đạt được rất nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên cần có một nghiên cứu và phân tích đầy đủ và cập nhật hơn về nội dung hội tụ chuẩn mực kế toán cho đến thời điểm hiện tại để có thể đưa ra các đề xuất phù hợp về định hướng cho hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hòa hợp – hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. 9
  19. + Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển của Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009). Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến Báo Cáo Tài Chính và Báo Cáo Tài Chính hợp nhất. Tác giả đã có những đánh giá về thực trạng hệ thống Báo Cáo Tài Chính, trong đó các chuẩn mực kế toán được áp dụng trong xây dựng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại thời điểm năm 2009 đối với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam. Luận án cũng đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra một số đề xuất, định hướng để hoàn thiện về nội dung, phương pháp, điều kiện lập Báo Cáo Tài Chính áp dụng cho doanh nghiệp, cũng như một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp trong đó tập trung công tác đào tạo nghề. + Luận án tiến sĩ “Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của các nhà đầu tư” của Nguyễn Thị Liên Hương (2010). Tác giả đã khái quát hai hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam, đồng thời đưa ra phân tích và đánh giá sự khác biệt giữa 2 hệ thống chuẩn mực kế toán này. Tuy nhiên, luận án chưa đưa ra được những giải pháp, định hướng để đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế. + Luận án tiến sĩ “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam” của Lê Hoàng Phúc (2014). Tác giả luận án nêu khái quát thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào trong điều kiện Việt Nam, thực trạng báo cáo tài chính dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế và những khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Theo tác giả, với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã xây dựng và ban hành, ngoài những kết quả đạt được còn tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa VAS và IAS/IFRS. Luận án cho rằng, quan điểm xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, sự 10
  20. không thống nhất cao về nội hàm các chuẩn mực trong thực hiện đã làm chậm quá trình hòa hợp chuẩn mực kế toán quốc tế của Việt Nam. Trong thực tiễn, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá chưa được định hướng một cách rõ ràng. Các VAS được áp dụng đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán đã không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thể hoạt động trong thị trường này. Theo luận án, chế độ kế toán Việt Nam đang tồn tại quá nhiều hình thức sổ kế toán, vừa cụ thể lại vừa phức tạp. Đây là những nguyên nhân làm cho hệ thống báo cáo tài chính nước ta chưa thể hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin hữu ích của các đối tượng trong nền kinh tế. + Luận án tiến sĩ “Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất – Từ chuẩn mực đến thực tiễn” của Trần Hồng Vân (2014). Luận án tập trung nghiên cứu các bộ chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế có hiệu lực từ 2003 – 2014. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung kế toán trong lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, kết cấu và trình tự, phương pháp lập báo cáo tài chính hơp nhất. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các công ty mẹ và không hoạt động trong lĩnh vực tài chính và môi giới chứng khoán, một thành phần kinh tế tiếp cận thường xuyên các chuẩn mực kế toán. + Luận án tiến sĩ “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế” của Trần Quốc Thịnh (2014). Tác giả đã phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng các chuẩn mực của hệ thống kế toán Việt Nam. Tác giả khẳng định xu thế tất yếu và những đặc điểm của quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo luận án, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế và thị trường thế giới nên hội tụ chuẩn mực kế toán Việt Nam với quốc tế là tất yếu. Dựa trên các phân tích, đánh giá thực trạng, luận án đưa ra định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
53=>2