intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội ở Việt Nam

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:159

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày về các nội dung: những lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội ở Việt Nam, thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội ở Việt Nam, giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong các nhà trường quân đội ở Việt Nam những năm tới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đổi mới quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO        NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT  NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÙI THỊ BÍCH NÊ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH   TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH ­ NGÂN HÀNG MàSỐ: 62 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ   Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Kiều Hữu Thiện 2. TS. Nguyễn Tiến Đông
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học   của riêng tôi. Các số  liệu, két quả  nêu trong Luận án là trung thực và có   nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Thị Bích Nê
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đúng BĐBP Bộ đội biên phòng BQP Bộ Quốc phòng BTC Bộ Tài chính BTTM Bộ Tổng tham mưu CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH­HĐH Công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa GDĐT Giáo dục đào tạo HV Học viện NCKH Nghiên cứu khoa học NSBĐ Ngân sách bảo đảm NSNN Ngân sách nhà nước NSQP Ngân sách quốc phòng QĐ Quân đoàn QK Quân khu TVQUTW Thường vụ Quân ủy Trung ương
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 13 4. Nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 14 5. Kết quả của đề tài 16 6. Kết cấu của đề tài Luận án 17 Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ  BẢN VỀ  QUẢN LÝ CHI  NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN  ĐỘI Ở VIỆT NAM 18 1.1. Một số vấn đề  về  giáo dục đào tạo trong Quân đội và chi  ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo 18 1.1.1. Khái niệm về giáo dục đào tạo 18 1.1.2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân 19 1.1.3. Đặc điểm giáo dục đào tạo trong các trường Quân đội 20 1.1.4. Chi ngân sách nhà nước 22 1.1.5. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo 26 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường Quân đội 31 1.2.1. Khái niệm về  quản lý chi ngân sách nhà nước trong các   trường Quân đội 31 1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc chi ngân sách nhà nước   trong các trường Quân đội 31 1.2.3. Tổ chức quản lý ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 41 1.2.4. Các nhân tố   ảnh hưởng   đến quản lý chi ngân sách nhà  nước trong các trường Quân đội 52 1.3. Kinh nghiệm từ một số cơ sở giáo dục trong và ngoài nước   về quản lý chi ngân sách nhà nước 54 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước từ  các cơ sở  giáo dục trong và ngoài nước 54 1.3.2. Bài học rút ra đối với các trường Quân đội ở Việt Nam 59 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ  NƯỚC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI Ở VIỆT NAM 61 2.1. Tổng quan về hệ thống nhà trường Quân đội  61 2.1.1. Khái quát hệ thống tổ chức nhà trường Quân đội 61
  5. 2.1.2. Nhiệm vụ của các trường quân đội 62 2.2. Tổ  chức quản lý chi ngân sách nhà nước trong các trường  quân đội 63 2.2.1. Nội dung chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 63 2.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước ở các trường quân đội 66 2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm tại các trường  quân đội 69 2.3.1. Công tác xây dựng định mức chi 69 2.3.2. Tình hình chi ngân sách bảo đảm tại các trường Quân đội  74 2.3.3. Lập, phân bổ dự toán ngân sách bảo đảm 80 2.3.4. Chấp hành ngân sách bảo đảm 84 2.3.5. Quyết toán chi ngân sách bảo đảm ngành nhà trường 85 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách bảo đảm ngành  nhà trường 88 2.4.1. Kết quả đạt được 88 2.4.2. Những mặt còn tồn tại 91 2.4.3. Nguyên nhân 96 Chương   3:   GIẢI   PHÁP   ĐỔI   MỚI   QUẢN   LÝ   CHI   NGÂN  SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN  ĐỘI Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.1. Những định hướng giáo dục đào tạo tại các trường Quân  đội ở Việt Nam 99 3.1.1. Định hướng giáo dục đào tạo của Việt Nam 99 3.1.2. Định hướng giáo dục đào tạo trong các trường quân đội  giai đoạn đến năm 2020 101 3.1.3. Định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục  đào tạo tại các trường quân đội những năm tới 108 3.2. Giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách cho giáo dục đào  tạo tại các trường Quân đội 109 3.2.1. Các giải pháp chính 109 3.2.1.1. Đổi mới quản lý, sử  dụng các khoản chi ngân sách nhà   nước cho các trường Quân đội 109 3.2.1.2. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào   112 tạo trong quân đội phù hợp với phát triển quân đội trong 
  6. tình hình mới 3.2.1.3. Đổi mới việc phân cấp trong quản lý điều hành ngân sách  nhà nước 113 3.2.1.4. Đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin vào lĩnh vực  quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo trong  các trường quân đội 114 3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán 117 3.2.2. Giải pháp hỗ trợ 117 3.2.2.1. Mở rộng chi ngân sách bảo đảm cho các trường Quân đội 117 3.2.2.2. Mở  rộng quy mô đào tạo dân sự  bên cạnh đào tạo quân  sự  theo nhiệm vụ, tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo  dục đào tạo 119 3.3. Kiến nghị 120 3.3.1. Đổi mới, tiến tới hoàn thiện qui trình quản lý chi ngân sách  nhà nước 120 3.3.2. Cải cách thủ tục hành chính 121 3.3.3. Hoàn thiện cách tính định mức kinh phí ngân sách nhà nước   cho công tác giáo dục đào tạo tại các trường quân đội 121 3.3.4.  Ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho công tác giáo dục đào  tạo tại các trường quân đội 122 KẾT LUẬN 123 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG BỐ 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1.  Định mức bảo quản trường 71 Bảng 2.2.  Định mức Nghiệp vụ nhà trường 72 Bảng 2.3.  Tình   hình   chi   NSBĐ   tại   các   trường   Quân   đội   giai  đoạn 2011­2015 74 Bảng 2.4.  Tốc độ  tăng chi NSBĐ tại các trường Quân đội giai  đoạn 2011­2015 75 Bảng 2.5.  Cơ  cấu chi NSBĐ tại các trường trong Quân đội giai  đoạn 2011­2015 78 Bảng 2.6.  Tỷ  lệ  dự  toán NSBĐ đơn vị  lập và số  được phân bổ  giai đoạn 2011­2015 80 Bảng 2.7.  Tỷ  lệ  NSBĐ phân cấp cho các trường quân đội giai  đoạn 2011­2015 83 Bảng 2.8.  Tỷ trọng phân cấp NSBĐ giữa các đợt trong năm cho  các trường quân đội giai đoạn 2011 ­ 2015 84 Bảng 2.9.  Tình hình thực hiện chỉ  tiêu NSBĐ ngành nhà trường  giai đoạn 2011­2015 87 Biểu   đồ  Tình   hình   chi   NSBĐ   tại   các   trường   Quân   đội   giai  2.1.  đoạn 2011­2015 76 Biểu   đồ  Biểu đồ phản ảnh sự biến động cơ cấu chi NSBĐ tại  2.2.  các trường quân đội giai đoạn 2011­2015 79 Sơ đồ 2.1.  Tổ chức phân cấp quản lý NSBĐ ngành nhà trường 68
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong thời đại kinh tế tri thức, thì GDĐT được xem là nhân tố có tính   quyết định trong sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, bởi thông   qua đó hình thành nên nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính vì vậy, tất   cả các nước đều rất chú trọng mở rộng và nâng cấp chất lượng GDĐT. Ở Việt Nam những năm qua, công tác GDĐT đã được đảng và nhà   nước hết sức quan tâm, luôn coi GDĐT là “quốc sách” và đã đề  ra nhiều   giải pháp phù hợp nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác đào   tạo. Chính vì thế  mà lĩnh vực này ở  nước ta những năm qua đã đạt được   nhiều  thành  tựu   quan  trọng,  ngu ồn  nhân  lực   của  đất  nướ c  ngày  càng   được mở  rộng về  số  lượng và nâng cao về  chất lượng, có những đóng  góp tích cực trong những thành tựu phát triển kinh tế chung c ủa c ả n ước.   Tuy nhiên, xét về  thực chất thì lĩnh vực GDĐT nước ta vẫn còn nhiều  bất cập cả về cơ cấu đào tạo lẫn chất lượng công tác đào tạo, chưa đáp  ứng   đầy   đủ   và   kịp   thời   nguồn   nhân   lực   có   chất   lượng   cao   trong   sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Đối với lĩnh vực quốc phòng, thì nhu cầu về hoạt động GDĐT cũng  đã và đang được đặt ra cấp thiết, bởi bối cảnh hiện nay quân đội vừa làm   công tác bảo vệ  an ninh lãnh thổ, vừa tham gia xây dựng kinh tế, do vậy  việc nâng cao chất lượng công tác GDĐT trong các trường Quân đội sẽ góp  phần thực hiện phương châm “Xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam   cách mạng chính qui tinh nhuệ  và từng bước hiện  đại”. Tuy vậy, cũng  giống như  trong lĩnh vực dân sự, thì công tác GDĐT tại các trường trong   quân đội nước ta hiện vẫn còn nhiều bất cập so với mục tiêu yêu cầu đặt 
  9. 2 ra trong tình hình mới. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong   đó, có nguyên nhân từ  công tác quản lý chi NSNN cho GDĐT trong các  trường quân đội vẫn còn khá nhiều bất cập. Tăng cường công tác quản lý  chi NSNN cho lĩnh vực GDĐT trong các trường Quân đội vì thế đã và đang   tiếp tục được đặt ra cấp thiết.  Xuất phát từ đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề  tài: “Đổi   mới quản lý chi ngân sách trong các trường Quân đội ở Việt Nam ” làm  đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều tài liệu chuyên khảo, đề tài nghiên cứu   khoa học, Luận án có liên quan đến chủ đề về đổi mới quản lý chi NSNN,   trong đó, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đó là: Về các Giáo trình, sách Chuyên khảo  Võ Đình Hảo ­ Nguyễn Công Nghiệp (1991) trong cuốn “Tài chính  trong nền kinh tế thị trường” (Nxb Pháp Lý, 1991) đã đề cập tương đối hệ  thống các vấn đề  có tính lý luận về tài chính trong nền kinh tế thị trường,   trong đó, các hoạt động thu ­ chi NSNN đã được đề cập một cách khái quát.  Vấn đề quản lý hoạt động thu ­ chi NSNN cũng đã được đề cập nhưng các   tư liệu phân tích từ thời kỳ trước những năm 1990.  Đặc biệt, vấn đề quản  lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề  cập trong cuốn sách  này. Tào Hữu Phùng ­ Nguyễn Công Nghiệp (1992) trong cuốn Đổi mới   NSNN (Nxb Thống kê, 1992) đã đề  cập và làm rõ vấn đề  đổi mới NSNN,   trong đó, vấn đề đổi mới chi NSNN cũng đã được các tác giả đề cập tương   đối có hệ  thống. Tuy vậy, các vấn đề  được đề  cập chủ  yếu có liên quan  đến quá trình đổi mới NSNN từ  tư  duy của một nền kinh tế  tập trung   chuyển sang kinh tế  thị  trường định hướng Xã hội Chủ  nghĩa, hơn nữa, 
  10. 3 cuốn sách này cũng không đề  cập đến vấn đề  đổi mới quản lý chi NSNN   trong các trường quân đội. Chính vì vậy một số kết luận rút ra từ công trình  này chỉ có ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận đối với tác giả khi nghiên cứu  về đổi mới quản lý chi NSNN trong các trường quân đội hiện nay. Trần Đình Ty (2002) trong cuốn “Quản lý Nhà nước về  tài chính ­   tiền tệ” (Nxb Lao động, 2002) đã đề  cập tương đối có hệ  thống vấn đề  quản lý Nhà nước về tài chính ­ tiền tệ nói chung, trong đó vấn đề quản lý  chi NSNN cũng đã được tác giả  đề  cập. Tuy vậy, các vấn đề  về  quản lý  chi NSNN nhìn chung mang tính chất nguyên lý, nhiều nội dung có liên  quan chẳng hạn kết cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN   và quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội… chưa  được đề cập và làm rõ. Dương Thị  Bình Minh  (2005) trong cuốn  Quản lý chi tiêu công  ở  Việt Nam (Nxb Tài chính, 2005) đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về  quản lý chi tiêu công, trong đó chi tiêu từ NSNN là một thành tố quan trọng.  Các nội dung có liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cũng đã được  cuốn sách đề  cập, song chủ yếu  ở dạng nguyên lý, chưa đi sâu làm rõ qui  trình quản lý, mô hình tổ chức bộ máy quản lý. Các nhân tố ảnh hưởng đến   quản lý chi NSNN cũng chưa được tác giả  đề  cập. Hơn nữa, các tư  liệu   phân tích từ  trước năm 2005 nên ý nghiã tham khảo cũng bị  hạn chế, đặc   biệt, quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập trong  tài liệu này. Sử  Đình Thành (2005) trong cuốn Chuyên khảo Vận dụng phương   thức lập NSNN theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam   (Nxb Tài chính, 2005) chủ  yếu tập trung đề  cập phương thức lập NSNN  theo kết quả  đầu ra trong quản lý chi NSNN tại Việt Nam. Các tư  liệu  
  11. 4 nghiên cứu của cuốn sách này là tư liệu tham khảo có giá trị cho tác giả khi   triển khai nghiên cứu đề  tài này. Tuy vậy, cuốn sách này chủ  yếu phương  pháp lập NSNN theo kết quả đầu ra nhằm quản lý chi NSNN. Vũ Thị  Nhài (2007) trong cuốn Quản lý tài chính công  ở  Việt Nam  (Nxb Tài chính, 2007) tác giả  đã dành trọn chương 4 để  đề  cập phân tích  vấn đề  có tính chất lý thuyết về  quản lý chi NSNN. Tuy vậy, một số  nội   dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập,  chẳng hạn như cơ cấu chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi  NSNN, đặc biệt vấn đề quản lý chi NSNN trong các trường quân đội chưa  được cuốn sách này đề cập. Dương Đăng Chinh (2009) trong Giáo trình Lý thuyết tài chính (Nxb  Tài chính, 2009) đã đề cập tương đối có hệ thống các vấn đề lý thuyết về  tài chính, trong đó, quản lý chi NSNN đã được đề cập khá chi tiết. Tuy vậy,  còn nhiều vấn  đề  liên quan tới quản lý  chi NSNN nhất là quản lý chi  NSNN trong các nhà trường quân đội chưa được cuốn sách này đề  cập,  chẳng hạn vai trò của quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản  lý chi NSNN cũng đã được đề  cập song còn sơ  sài, vấn đề  quản lý chi   NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập. N.Gregory Mankiw (2010)  trong cuốn  Kinh tế  vĩ mô  (Tái bản lần  thứ  6, Cengage Learning Asia Pte Ltd) các vấn đề  lý luận về  chi NSNN   cũng đã được đề  cập, song chưa đề  cập tính chất đặc thù về  quản lý chi  NSNN gắn với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, hơn nữa,   nhiều vấn đề  lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý chi NSNN  chẳng hạn vai trò, đặc điểm chi NSNN và quản lý chi NSNN, các nhân tố  ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN, nhất là chi NSNN trong các trường quân  đội chưa được đề cập…
  12. 5 Joseph Stiglitz (1995) trong cuốn Kinh tế học công cộng (Nxb Khoa  học và Kỹ thuật, 1995) đã đề cập về NSNNNN và quản lý NSNN, trong đó   có vấn đề  quản lý chi NSNN. Các vấn đề  được tác giả  đề  cập chủ  yếu  mang tính chất nguyên lý gắn với NSNN các nước phát triển, hơn nữa, còn   nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa   được công trình này đề  cập, chẳng hạn đặc điểm quản lý chi NSNN, các  nhân tố   ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN trong các  trường quân đội. Paul A. Samuelson  (1989) trong cuốn  Kinh tế  học  (Nxb Quan hệ  quốc tế, 1989) đã đề  cập một số  nội dung về  chi NSNN song nhiều nội   dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được cuốn sách này đề cập   và làm rõ, chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý  chi NSNN, nhân tố   ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, tác giả  chủ  yếu đề  cập đến vấn đề  quản lý chi NSNN tại Mỹ  từ  những năm   1970s, nên các vấn đề  lý luận rút ra từ  cuốn sách này chỉ  có ý nghĩa tham  khảo nhất định về  lý luận, song ít có khả  năng vận dụng tại Việt Nam   trong điều kiện hiện nay bởi bối cảnh kinh tế  trong nước và quốc tế  chi  phối đến hoạt động của NSNN đã có nhiều biến đổi... Các Luận án, Luận văn Hoàng Văn Sâm (2002)trong Luận án Tiến sĩ Thâm hụt NSNN ở Việt   Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Học viện Tài chính, 2002) đã  đề  cập tương đối toàn diện các vấn đề  lý luận về  hoạt động thu ­ chi   NSNN, thâm hụt NSNN. Thực trạng thu chi NSNN cũng như diễn biến tình   hình thâm hụt NSNN của Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2002 cũng  đã được Luận án tập trung phân tích, làm rõ. Tuy vậy, do đây là luận án mà   chủ  đề  nghiên cứu trọng tâm là tình hình thu chi và thâm hụt NSNN chứ 
  13. 6 không phải là quản lý chi NSNN nên vấn đề  quản lý chi NSNN cũng có  được Luận án chưa được đề cập nhiều, nhiều nội dung chưa được luận án  này đề  cập và làm rõ, chẳng hạn qui trình quản lý chi NSNN, tổ  chức bộ  máy quản lý chi NSNN, các nhân tố   ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN.  Đặc biệt, vấn đề  quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội không   được đề cập trong Luận án này. Do vậy, một kết luận rút ra từ nghiên cứu  của công trình này chỉ có ý nghĩa tham khảo về lý luận để tác giả triển khai   viết Luận án này. Nguyễn Kim Dung (2002) trong Luận án Tiến sĩ Thu hút và sử dụng   vốn đầu tư  cho giáo dục đại học nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai   đoạn 2001­2010 (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2002) đã tập trung đề  cập các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến thu hút các nguồn vốn  đầu tư phát triển hoạt động giáo dục đại học của Việt Nam, trong đó, thu  hút và sử  dụng vốn đầu tư  từ  NSNN là một nguồn thu căn bản. Vấn đề  quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học cũng được đề cập song được tiếp  cận dưới góc độ  vĩ mô, nhiều nội dung liên quan đến quản lý chi NSNN  cho giáo dục đại học chưa được đề  cập và làm rõ, chẳng hạn: Cơ cấu chi   NSNN cho dục đại học, nội dung quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học,   các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học, quản  lý chi NSNN cho GDĐT trong các trường quân đội… Bùi Đường Nghiêu (2003) trong Luận án Tiến sỹ  Đổi mới cơ  cấu   chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa  ở  Việt Nam   (Học viện Tài chính, 2003) đã đề cập một số vấn đề lý luận về NSNN, cơ  cấu chi NSNN, vai trò của chi NSNN đối với tiến trình công nghiệp hóa,  hiện đại hóa đất nước, các nhân tố   ảnh hưởng đến cơ  cấu chi NSNN.   Thực trạng cơ cấu chi NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn 1991­2000 cũng 
  14. 7 đã được tác giả đề cập và làm rõ, từ đó đưa ra các bất cập và nguyên nhân   để  từ  đó đề  xuất các giải pháp đổi mới cơ  cấu chi NSNN cho phù hợp.   Một số  vấn đề  lý luận và thực tiễn là tư  liệu tham khảo để  tác giả  triển   khai luận án của mình.  Hoàng Thị Bích Ngọc (2004) trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp hoàn   thiện công tác quản lý chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp ngành Y tế  (Học viện Tài chính, 2004) đã đề  cập tương đối toàn diện các vấn đề  lý   luận về  quản lý chi NSNN trong các đơn vị  sự  nghiệp. thực trạng quản   lý chi NSNN trong ngành Y tế  cũng đã được Luận án tập trung làm rõ  song do công trình này chủ  yếu nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN   trong ngành Y tế, hơn nữa, các tư  liệu sử  dụng để  phân tích trong Luận  án từ trước 2004 cho nên cơ cấu chi NSNN cũng như bộ máy quản lý chi  NSNN cũng đã có nhiều thay đổi theo sự  điều chỉnh của Luật NSNN.  Hơn nữa, quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội có một số  đặc điểm khác biệt so với quản lý chi NSNN trong ngành Y tế  nên khả  năng vận dụng các kết quả  nghiên cứu từ  công trình này khi triển khai   nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN trong các nhà trường quân đội  hiện nay cũng bị hạn chế. Đặng Văn Du (2004) trong Luận án Tiến sĩ Các giải pháp nâng cao   hiệu quả  đầu tư  tài chính cho đào tạo đại học  ở  Việt Nam  (Học viện Tài  chính, 2004) đã đề  cập và làm rõ các vấn đề  lý luận và thực tiễn có liên  quan đến hiệu quả đầu tư tài chính đối với công tác đào tạo đại học, trong  đó đầu tư  từ  NSNN là một thành tố  quan trọng. Một số  nội dung có liên   quan đến quản lý chi NSNN cho đào tạo đã được đề  cập song còn khá  chung chung, một số nội dung quan trọng có liên quan đến công tác quản lý  chi NSNN cho GDĐT chưa được đề cập và làm rõ, chẳng hạn về qui trình 
  15. 8 quản lý chi NSNN, tổ  chức bộ  máy quản lý chi NSNN, các nhân tố   ảnh  hưởng đến quản lý chi NSNN. Hơn nữa, các tư  liệu phân tích được khảo  sát trong giai đoạn trước năm 2003 nên giá trị tham khảo từ các kết luận rút   ra của luận án này chỉ có ý nghĩa tương đối. Chu Thị  Thu Thủy  (2006) trong Lu ận án Tiến sĩ  Hoàn thiện cơ   chế  tài chính các đơn vị  sự  nghiệp đào tạo trong ngành Bưu chính Viễn   thông (Học viện Tài chính, 2006) đã tập trung đề  cập các vấn đề  lý luận   chung về cơ chế tài chính của các đơn vị sự  nghiệp đào tạo ở Việt Nam.   Do mục tiêu nghiên cứu của Luận án là cơ chế tài chính trong các đơn vị  sự nghiệp đào tạo, lấy các trường trong ngành Bưu chính Viễn thông làm  đối tượng nghiên cứu trọng tâm nên vấn đề  quản lý chi NSNN chủ  yếu  là quản lý tại các nhà trường trong ngành Bưu chính Viễn thông. Nhiều  nội dung có liên quan đến quản lý chi NSNN chưa được tác giả  đề  cập  và làm rõ, chẳng hạn: cơ cấu chi NSNN, qui trình quản lý chi NSNN, tổ  chức bộ máy quản lý chi NSNN, các nhân tố   ảnh hưởng đến quản lý chi  NSNN.  Bùi Tiến Hanh (2007) trong Luận án Tiến sỹ  Hoàn thiện cơ  chế   quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục  ở  Việt Nam   (Học  viện Tài chính, 2007) đã tập trung đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn  về cơ chế quản lý tài chính trong việc thúc đẩy xã hội hóa giáo dục. Vấn   đề  quản lý chi NSNN cũng đã được Luận án đề  cập, tuy nhiên, do mục  tiêu nghiên cứu chính của luận án là cơ  chế  tự  chủ tài chính, nên các nội   dung về quản lý chi NSNN còn sơ  sài, nhiều nội dung có liên quan chưa  được đề  cập và làm rõ, chẳng hạn cơ  cấu chi NSNN cho GDĐT, qui  trình và tổ  chức quản lý chi NSNN cho GDĐT, các nhân tố   ảnh hưởng   đến quản lý chi NSNN cho GDĐT...
  16. 9 Nguyễn Thị  Minh (2008) trong Luận án Tiến sĩ “Đổi mới quản lý   chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường  ở Việt Nam ” (Học viện Tài  chính, 2008) tập trung đề  cập các vấn đề  lý luận về  quản lý chi NSNN,  tác giả cũng đã khảo sát tương đối có hệ  thống kinh nghiệm quản lý chi  NSNN từ  một số  nước như Pháp, Đức, Mỹ, Anh, New Zealand t ừ đó rút  ra 4 bài học có giá trị mà Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng. Nhìn  chung, đây là một đề  tài đề  cập và phân tích tương đối có hệ  thống các   vấn đề lý luận và thực tiễn về  quản lý chi NSNN, nên một số  vấn đề  lý   luận có thể vận dụng vào Luận án này của tác giả. Tuy vậy, do đây là đề  tài nghiên cứu quản lý NSNN chung, hơn nữa, tư  liệu th ống kê lại từ  những năm 2000 trở về trước, nên một số  vấn đề  lý luận cũng như thực  tiễn chưa được đề  tài này đề  cập, chẳng hạn: mô hình tổ  chức và hoạt   động của các trường quân đội có  ảnh hưởng thể  nào đến mô hình tổ  chức và quản lý chi NSNN trong các trường quân đội? Đặc điểm của chi  NSNN cho các đơn vị  sự  nghiệp có  ảnh hưởng đến vấn đề  quản lý chi   NSNN hay không? Trong điều kiện hiện nay khi mà Luật NSNN đã có  những điều chỉnh thì vấn đề quản lý chi NSNN sẽ như thế nào?... Nguyễn Ngọc Hải (2008) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện cơ chế   chi NSNN cho việc cung  ứng hàng hóa công cộng  ở  Việt Nam   (Học viện  Tài chính, 2008) đã đề  cập một số  vấn đề  lý luận có liên quan đến hàng  hóa công, khẳng định vai trò của Nhà nước trong cung  ứng hàng hóa công.  Vấn đề quản lý chi NSNN đã được luận án phân tích khá chi tiết, là tư liệu  tham khảo tốt cho tác giả  để  triển khai luận án của mình. Tuy vậy, do  Luận án này chủ yếu đề cập các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi NSNN   cho việc cung  ứng hàng hóa công, nên phạm vi nghiên cứu của đề  tài rất  rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến cung cấp các 
  17. 10 hàng hóa công của nền kinh tế, song đối với lĩnh vực quản lý chi NSNN  cho GDĐT trong các trường quân đội ít được luận án này đề cập và làm rõ. Trần Văn Lâm (2009) trong Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quản lý chi   NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế  ­ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng   Ninh (Học viện Tài chính, 2009) tập trung đề  cập các vấn đề  lý luận về  quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tác giả cũng đã  tiến hành khảo sát tương đối hệ thống những bài học kinh nghiệm về  cải  cách quản lý chi tiêu công từ  các nước OECD, kinh nghiệm đổi mới quản  lý chi NSNN theo kết quả   đầu ra và khuôn khổ  NSNN trung hạn, kinh  nghiệm đảm bảo thẩm quyền thu­chi của mỗi cấp NSNN và cấp chính  quyền địa phương, kinh nghiệm gắn kết chiến lược, kế hoạch với NSNN ­   nền tảng để quản lý chi NSNN nhằm phát triển kinh tế xã hội từ các nước   Hàn Quốc, Malaysia, Thailand, Australia…từ đó rút ra 5 bài học có giá trị để  Việt Nam có thể nghiên cứu và vận dụng. Tác giả cũng đã phân tích có hệ  thống thực trạng quản lý chi NSNN nhằm phát kinh tế  xã hội tại Quảng  Ninh với tư liệu khảo sát phân tích từ năm 2001­2007. Các phân tích chỉ ra  một số  tồn tại cơ  bản như: quản lý và phân bổ  NSNN thiếu tính chiến  lược, phương thức quản lý chi NSNN vẫn theo kiểu truyền thống, hiệu lực   quản lý thấp, ít gắn kết giữa kinh phí được cấp với mục tiêu kỳ vọng, tầm   nhìn ngắn hạn, thiếu tính chủ động, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm,  hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp…Nhìn chung, các vấn đề lý luận và thực   tiễn được đề  cập trong luận án này là tương đối hoàn thiện, có ý nghĩa  tham khảo tốt trong việc triển khai viết Luận án này của tác giả. Tuy vậy,  một số  vấn đề  lý luận và  thực tiễn chưa được luận án này đề  cập đó là:  Quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là quản lý chi NSNN cho 
  18. 11 GDĐT trong các trường quân đội, có điểm gì khác biệt so với quản lý chi   NSNN cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội? ... Bùi Thị Quỳnh Thơ (2013) trong Luận án Tiến sỹ Hoàn thiện quản   lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh (Học viện Tài chính, 2013) đã tập trung đề  cập  một số cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN ở địa phương. Luận án cũng đã   khảo sát kinh nghiệm từ các nước OECD về cải cách chi tiêu công, đổi mới   quản lý chi NSNN theo kết quả   đầu ra, đồng thời, đã nghiên cứu kinh  nghiệm từ  một số  địa phương của Việt Nam như  Bình Dương, Đà Nẵng  về  quản lý chi NSNN, từ  đó rút ra 4 bài học lớn mà Tỉnh Hà Tĩnh có thể  nghiên cứu và vận dụng. Thực trạng quản lý chi NSNN tại Hà Tĩnh trong  giai đoạn 2004­2012 cũng đã được tác giả đề cập và làm rõ, qua đó các giải   pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại địa phương này cũng đã được   chỉ ra. Tuy vậy, Luận án này hướng mục tiêu nghiên cứu quản lý chi NSNN  địa phương, nên ít có giá trị vận dụng trong nghiên cứu của tác giả  tại đề  tài này. Souvankham Soumphonphakdy  (2014) trong Luận án tiến sĩ  Đổi   mới cơ cấu chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Cộng hòa   Dân chủ Nhân dân Lào (Học viện Tài chính, 2014) đã tập trung đề  cập các  vấn đề lý luận về chi NSNN và sự tác động của cơ cấu chi NSNN đối với   sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn cơ cấu chi NSNN và sự tác động tới   việc phát triển kinh tế xã hội tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai   đoạn 2001­2012 cũng đã được luận án đề cập và làm rõ, từ đó các giải pháp  về đổi mới cơ cấu chi NSNN tại nước này trong giai đoạn tới cũng đã được   đặt ra.  Nguyễn Quang Hưng (2015) trong Luận án Tiến sỹ  Đổi mới kiểm   soát chi NSNN thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho  
  19. 12 bạc Nhà nước (Học viện Tài chính, 2013) đã đề cập một số vấn đề lý luận  về  kiểm soát chi NSNN thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. Các nhân tố  ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước  cũng đã được đề  cập và làm rõ. Thực trạng kiểm soát chi NSNN thường  xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt   Nam trong giai đoạn 2004­2013 cũng đã được đề  cập và làm rõ, từ  đó các  giải pháp góp phần đổi mới kiểm soát chi NSNN thường xuyên của chính   quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam cũng đã  được tác giả đề xuất. Các Đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo Đinh Công Tuấn  (2015) trong đề  tài NCKH cấp Nhà nước  Khủng   hoảng nợ  công  ở  một số  nước liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm   cho Việt Nam (Đề  tài NCKH cấp Nhà nước mã số  KX.01.09.11/15) đã đề  cập tương đối toàn diện các vấn đề  lý luận có liên quan đến nợ  công và  khủng hoảng nợ  công. Nợ  công ở  Việt Nam trong giai đoạn 2007­2012 đã  được đề  tài tập trung phân tích, trong đó, vấn đề  chi NSNN và thực trạng  quản lý chi NSNN cũng đã được đề tài này đề  cập và phân tích rất sâu với   các tư  liệu phân tích thực tiễn rất phong phú, nhận diện đa chiều. Các kết  luận rút ra từ công trình nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo để tác giả triển  khai nghiên cứu đề tài Luận án này. Tuy vậy, do mục tiêu nghiên cứu của đề  tài là khủng hoảng nợ công, nên vấn đề quản lý chi NSNN của các đơn vị sự  nghiệp tuy có được đề cập song chưa sâu, một số nội dung có liên quan đến  đè tài của tác giả  như  đặc điểm chi NSNN của các dơn vị  sự  nghiệp nói  chung cũng như của các trường quân đội tác động như  thế  nào đến quản lý  chi NSNN của các đơn vị  này, các nhân tố   ảnh hưởng đến chi quản lý chi  NSNN của các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như các trường quân đội là 
  20. 13 gì, thực trạng quản lý chi NSNN tại các trường quân đội như thế nào… chưa  được đề cập trong công trình nghiên cứu này. Lê Xuân Trường (2010) trong đề  tài NCKH cấp Bộ  Hoàn thiện cơ  chế  quản lý tài chính đối với các đơn vị  sự  nghiệp GDĐT đại học và cao   đẳng công lập (Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2010) đã tập trung đề  cập các ván đề  lý luận và thực tiễn về  mô hình tổ  chức cung cấp dịch vụ  giáo dục đại học và cơ  chế  quản lý tài chính đối với loại hình giáo dục   này. Vấn đề  quản lý chi NSNN cho giáo dục đại học cũng đã được công   trình này đề  cập song còn sơ  sài, nhiều nội dung có liên quan đến quản lý  chi NSNN, nhất là chi NSNN trong các trường quân đội chưa được đề cập  và làm rõ. Trần Xuân Hải  (2012) trong  Đề  tài NCKH cấp  Bộ  Tăng cường   công tác quản lý tài chính công  ở  Việt Nam trong điều kiện hiện nay  (Đề  tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2012) đã tập trung đề cập các vấn đề liên  quan đến công tác quản lý chi NSNN, quản lý chi NSNN tại Việt nam trong   giai đoạn 2001­2010 cũng đã được tập trung làm rõ, từ  đó đặt ra yêu cầu  phải tiếp tục tăng cường quản lý tài chính công nói chung, trong đó có quản  lý chi NSNN tại Việt Nam trong tương lai. Các kết luận rút ra từ công trình  nghiên cứu này có giá trị tham khảo cho tác giả trong triển khai nghiên cứu   đề  tài, tuy vậy, ý nghĩa tham khảo cũng bị  giới hạn bởi nhiều vấn đề  liên  quan đến quản lý chi NSNN trong các đơn vị sự nghiệp nói chung cũng như  tại các trường quân đội chưa được đề tài này đề cập nghiên cứu. Nguyễn Văn Quang ­ Hà Xuân Hoài  (2011) trong Đề  tài NCKH  cấp Ngành  Tích hợp qui trình kiểm soát chi và cam kết chi NSNN qua   Kho bạc Nhà nướ c phù hợp với lộ  trình phát triển  (Kho bạc Nhà nước,  2011) đã đề  cập các vấn đề  cơ  bản về  cam kết chi, ki ểm soát chi, tích 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0