intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

93
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn nội dung về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM; hệ thống hóa các hình thức tín dụng xuất khẩu hiện hành; nhấn mạnh khái niệm chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng xuất khẩu; làm rõ những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất khẩu của NHTM, hệ thống hóa các tiêu chí định tính và định lượng về chất lượng tín dụng xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- HÀ THỊ MAI ANH GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG TÝN DôNG XUÊT KHÈU T¹I NG¢N HµNG N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- HÀ THỊ MAI ANH GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG TÝN DôNG XUÊT KHÈU T¹I NG¢N HµNG N¤NG NGHIÖP Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN TIẾN THUẬN 2. PGS. TS LÊ HUY TRỌNG HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập được thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc cụ thể và rõ ràng. Nếu có sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Nghiên cứu sinh Hà Thị Mai Anh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................................... 10 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 10 1.1.1. Những nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp - nông thôn nói chung ........... 10 1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động tín dụng và chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ............... 11 1.2. NHỮNG ĐIỂM ĐÃ THỐNG NHẤT VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ...................................................................... 12 1.2.1. Những điểm đã thống nhất về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ...................... 12 1.2.2. Những nội dung tiếp tục nghiên cứu trong Luận án ..................................... 13 1.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CRONBACK ALPHA VÀ CÁC KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐỂ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................... 14 1.3.1. Mô tả về phân tích về mẫu nghiên cứu .......................................................... 16 1.3.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ...................................................................................... 17 1.3.3. Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam................................................................................................ 18
  5. 1.3.4. Hồi quy và kiểm định giả thuyết nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ....................................................................................................... 18 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................... 25 2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU............................................. 25 2.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu ................................................................... 25 2.1.2. Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu ................................................................... 27 2.1.3. Các hình thức tín dụng xuất khẩu .................................................................. 29 2.1.4. Đối tƣợng và điều kiện hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ................................ 36 2.2. CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................................................................... 37 2.2.1. Khái niệm chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thƣơng mại ......... 37 2.2.2. Các tiêu chí phản ánh chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Thƣơng mại .................................................................................................... 41 2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu ......................... 47 2.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................................... 54 2.3.1. Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và Việt Nam ........................................................................................... 54 2.3.2. Bài học rút ra về chính sách tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam............................................................................................ 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ....................................................................................................................... 69 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .......................................................... 69 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ............................................................................. 69 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................. 75
  6. 3.1.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ................................................................ 76 3.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........ 79 3.2.1. Hoạt động tín dụng xuất khẩu ........................................................................ 79 3.2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu..................................................... 86 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .................................................................................. 104 3.3.1. Những mặt đạt đƣợc...................................................................................... 104 3.3.2. Một số tồn tại ................................................................................................. 106 3.3.3. Nguyên nhân.................................................................................................. 108 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 115 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................................................... 116 4.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ................................. 117 4.1.1. Định hƣớng chung......................................................................................... 117 4.1.2. Định hƣớng trong hoạt động tín dụng xuất khẩu ........................................ 119 4.1.3. Quan điểm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ....................................... 121 4.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TỪ PHÍA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .................................................................................. 126 4.2.1. Quản trị Ngân hàng theo tiêu chuẩn CAMELs ........................................... 126 4.2.2. Phòng ngừa rủi ro tín dụng đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả............... 129 4.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng xuất khẩu .................... 130 4.2.4. Kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy, mạng lƣới hoạt động và điều hành tác nghiệp trong hoạt động tín dụng xuất khẩu ................................ 133 4.2.5. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ............................................ 134
  7. 4.2.6. Nghiên cứu mô hình ECAs ứng dụng vào tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .................... 136 4.2.7. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng xuất khẩu ............................................................ 138 4.2.8. Rà soát lại toàn bộ kết quả chấm điểm, xếp hạng đối với khách hàng kinh doanh xuất khẩu ......................................................................... 140 4.2.9. Tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.............................................................. 141 4.3. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TỪ CÁC DOANH NGHIỆP ...................................................... 143 4.3.1. Lập kế hoạch sử dụng vốn tín dụng xuất khẩu đúng mục tiêu, đạt mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cao.............................................. 143 4.3.2. Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp ......................................................... 145 4.4. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 146 4.4.1. Đối với Chính phủ......................................................................................... 146 4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ...................................................................... 149 4.4.3. Đối với Hiệp hội Ngân hàng ........................................................................ 151 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 152 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................. 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 155 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 171
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Development Bank) AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AGRIBANK Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BHTDXK Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CAMELs Capital Adequacy, Aset Quality, Management, Liquidity, Sensitivity to market risk CLTD Chất lƣợng tín dụng CLTDXK Chất lƣợng tín dụng xuất khẩu CPI Giá cả tiêu dùng ECAs Tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies - ECAs) EU Liên minh Châu Âu Eximbank Ngân hàng xuất nhập khẩu FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HMTD Hạn mức tín dụng KNXK Kim ngạch xuất khẩu NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NK Nhập khẩu OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SACOMBANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín TCTD Tổ chức tín dụng TDXK Tín dụng xuất khẩu TTTM Tài trợ thƣơng mại UOB Ngân hàng United Ovenseas VAMC Công ty quản lý tài sản WB Ngân hàng thế giới (World Bank) WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới XK Xuất khẩu
  9. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Nội dung Trang Bảng 1.1: Mô tả các chỉ tiêu thống kê của các biến nghiên cứu ........................................... 15 Bảng 1.2: Mô tả các chỉ tiêu thống kê của các biến nghiên cứu ........................................... 16 Bảng 1.3: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo .................................................................... 17 Bảng 1.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá...................................................................... 18 Bảng 1.5: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - QTTD ............................................................. 19 Bảng 1.6: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - QTTD ............................................................. 20 Bảng 1.7: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - NTTD ............................................................. 21 Bảng 1.8: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - NTTD ............................................................. 22 Bảng 1.9: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - MDDU ........................................................... 23 Bảng 1.10: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - CTDL ........................................................... 23 Bảng 1.11: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy - CTDL ........................................................... 24 Bảng 3.1: Tổng tài sản của Agribank Việt Nam .................................................................... 76 Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của Agribank Việt Nam ................................................ 77 Bảng 3.3: Tình hình lợi nhuận và nợ xấu có khả năng mất vốn của Agribank Việt Nam ........ 78 Bảng 3.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng Agribank Việt Nam giai đoạn 2008 - 2014 ............... 79 Bảng 3.5: Dƣ nợ tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2008-2014 của Agribank Việt Nam.............. 82 Bảng 3.6: Tỷ trọng TDXK các mặt hàng trong tổng dƣ nợ tín dụng ................................... 84 Bảng 3.7: TDXK cho một số ngành hàng tiêu biểu ............................................................... 85 Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD Agribank Việt Nam ................................................ 88 Bảng 3.9: Khảo sát về số vụ vi phạm tín dụng Ngân hàng cuối năm 2014 ......................... 89 Bảng 3.10: Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu ......................................... 98 Bảng 3.11: So sánh hệ số lợi nhuận và nợ xấu tín dụng XK...............................................100 Bảng 3.12: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD XK mặt hàng gạo................................................101 Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD XK mặt hàng thuỷ sản .......................................102 Bảng 3.14: So sánh các chỉ tiêu đánh giá CLTD mặt hàng gạo và thuỷ sản .....................103 Bảng 3.15: Các chỉ tiêu đánh giá CLTD XK mặt hàng café...............................................103
  10. DANH MỤC BIỂU Số hiệu Nội dung Trang Biểu 3.1: Tỷ lệ nợ xấu Agribank Việt Nam giai đoạn từ 2008 - 2014....................... 80 Biểu 3.2: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề giai đoạn từ 2008 đến năm 2014 .......... 81 Biểu 3.3: Xu hƣớng và cơ cấu tín dụng xuất khẩu giai đoạn 2008 - 2014 ................ 83 Biểu 3.4: Cơ cấu nợ xấu toàn hệ thống ...................................................................... 87 Biểu 3.5: So sánh tốc độ tăng trƣởng tín dụng XK giai đoạn 2008 - 2014 ................ 99 DANH MỤC HÌNH Số hiệu Nội dung Trang Hình 2.1: Bảo lãnh phát hành L/C ............................................................................. 61 Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy ............................................................................ 75 Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ cho vay của Agribank Việt Nam .............................. 90 Hình 4.1: Mô hình tổ chức Ban tín dụng xuất khẩu ................................................. 133
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, nền kinh tế của Thế giới và Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm biến động. Đối với thế giới, sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi (BRIC) đã và đang làm thay đổi đáng kể trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu. Hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2008 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn chƣa thể giải quyết dứt điểm; cuộc khủng hoảng nợ châu Âu vẫn đang trong vòng xoáy chƣa lối thoát đe dọa sự ổn định và phát triển của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó các bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, sắc tộc… vẫn đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực Trung Đông và Nam Phi càng khiến cho các “căn bệnh cố hữu” của nền kinh tế thế giới ngày một trầm trọng hơn. Đối với Việt Nam, sau thời kỳ bùng nổ kinh tế năm 2007 với tốc độ tăng trƣởng kinh tế lên tới 8,4%; tăng trƣởng tín dụng lên tới 51%; nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bƣớc vào quá trình khủng hoảng với những bất ổn vĩ mô, nguy cơ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách và thâm hụt thƣơng mại. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ trong nƣớc gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp; tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế chỉ còn 6,5%; lạm phát lên tới gần 30%. Năm 2009 cùng với chính sách kích thích kinh tế trên phạm vi toàn cầu; Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra gói kích thích kinh tế trong nƣớc; đƣa nền kinh tế vƣợt qua khó khăn đạt tốc độ tăng trƣởng đạt 5,32%; lạm phát 6,88%. Năm 2010, 2011 Việt Nam lại phải đối mặt với diễn biến lạm phát lần thứ hai cùng với các nguy cơ bất ổn vĩ mô cao độ. Tăng trƣởng GDP năm 2010 tăng 6,78%; lạm phát đạt 11,75%. Bƣớc sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trƣởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện Chiến lƣợc và chính sách tài chính) của nền kinh tế cũng nhƣ mức tăng trƣởng 7,9% của các nƣớc đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trƣởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hƣởng của chính sách thắt chặt tín dụng nhƣ tài chính - tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản và dịch vụ tƣ vấn. Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của
  12. 2 thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Số lƣợng doanh nghiệp (DN) ngƣng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hƣớng tăng nhanh từ đầu năm. Với những nỗ lực nêu trên đã mang lại những kết quả nhất định trong năm 2012: sự suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã dừng lại trong quý I và đã tăng trở lại từ quý II, dù mức tăng khá chậm: GDP quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,6% và cả năm 2012 tăng 5,03%; CPI theo chiều hƣớng giảm, thậm chí trong 2 tháng (6 và 7/2012) tăng trƣởng âm; CPI cả năm chỉ tăng 6,81% so với cuối năm 2011; xuất khẩu cả năm đạt 114 tỷ USD tăng 16,6% so với năm 2011; nhập siêu giảm mạnh… Nếu nhìn trên 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô: Tăng GDP; giá cả; việc làm và xuất khẩu ròng, thì kết quả của nền kinh tế năm 2012 thể hiện những chỉ báo khá tích cực trong bức tranh tiêu cực của cả năm. Tuy nhiên, thực tế khó khăn của nền kinh tế vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể. Năm 2013 và 2014 khởi đầu với những khó khăn, song với những chính sách kịp thời của Chính phủ đã tạo đƣợc những kết quả đáng kể: Một là, mục tiêu chung nhất là tốc độ tăng GDP cả năm chỉ có thể đạt đƣợc ở mức 5,2% (6 tháng đầu năm tăng 4,9%; 6 tháng cuối năm có thể đạt mức 5,5%). Hai là, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt đƣợc mức tăng hơn 10%, ƣớc số tuyệt đối khoảng 127 tỷ USD nhƣ mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mức tăng của kim ngạch xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, còn khu vực DN trong nƣớc vẫn chƣa đƣợc cải thiện so với năm 2012. Năm 2013, tỷ lệ nhập siêu thấp, ƣớc khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu chƣa phải là sự cải thiện tích cực cán cân thƣơng mại quốc tế, mà chủ yếu do nhập khẩu tăng chậm (ƣớc tăng khoảng 19% trong năm 2013). Khi nền kinh tế khởi sắc, tín dụng tăng, đầu tƣ tăng, sức mua thị trƣờng nội địa tăng lại, thì nhập siêu sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân nhập siêu từ cơ cấu kinh tế, nên việc giảm nhập siêu chƣa phải là hiện tƣợng kinh tế đáng mừng. Ba là, tốc độ tăng giá cả tiêu dùng (CPI) cả năm ƣớc khoảng 7%, tƣơng đƣơng mức tăng của năm 2012, nhƣng thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (8%). Tuy nhiên, nếu không phối hợp tốt giữa 3 nhóm chính sách: tiền tệ; chi tiêu công và điều chỉnh giá những hàng hoá dịch vụ công, thì khó kiềm chế đƣợc CPI theo mục tiêu. Bốn là, tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra, khó đạt đƣợc mức 30% GDP. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng. Ngay cả trƣờng hợp
  13. 3 đạt mức tăng tín dụng cả năm 2013 là 12%, thì tổng vốn đầu tƣ vẫn chƣa thể đạt mức 30% GDP. Năm là, về các chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả tín của số liệu công bố. Nhƣng, có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5%, thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nƣớc ta cần đƣợc đánh giá đúng thực chất hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó phải kể đến hoạt động của các Ngân hàng ở Việt Nam. Qua đó, các Ngân hàng ở Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài, vừa buộc các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở thị trƣờng trong nƣớc. Trong bối cảnh này có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung, hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam nói riêng. Tình hình nợ xấu ngân hàng: Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cho rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ tại các NHTM khoảng 10%. Trong khi cơ quan Thanh tra NHNN lại đƣa ra con số tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khoảng 8,6%, tƣơng đƣơng với trên 200.000 tỷ đồng. Bên cạnh những con số đƣợc NHNN công bố nói trên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đƣa ra tỷ lệ nợ xấu là 11,8%, tƣơng đƣơng với khoảng 270.000 tỷ đồng. Vậy nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu vẫn còn là ẩn số nhƣng đa số các ý kiến đều cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng là con số không nhỏ. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ xấu trên thực tế có thể sẽ cao hơn rất nhiều so với con số đƣợc công bố của NHNN. Mới đây, Đảng khối doanh nghiệp Trung ƣơng đã công bố các con số hoạt động kinh doanh của DNNN lớn và phát lộ ra các ngân hàng quốc doanh đều đang đối mặt với vấn đề nợ xấu. Lớn nhất là Agribank Việt Nam, tính đến hiện nay lên đến 25% tổng nợ xấu của toàn hệ thống, tƣơng đƣơng 33.519 tỷ đồng. Con số này ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 4,06%. (Nguồn: http://baomoi.com).
  14. 4 Nợ xấu của các ngân hàng gia tăng bên cạnh nguyên nhân chung là khó khăn của nền kinh tế. Nếu nói yếu tố khách quan thì nguyên nhân đầu tiên chính là do các ngân hàng tự gây nên. Nói đúng hơn, đây là sự trả giá của chính các ngân hàng trong việc kiểm soát cho vay. Lãnh đạo Agribank Việt Nam thừa nhận, số nợ xấu này chủ yếu nằm đọng trong tín dụng bất động sản tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, với những dự án đầu tƣ từ những năm 2008, 2009. (Nguồn: http://ebank.vnexpress.net/) Quy định của NHNN, theo Thông tƣ số 35/2011/TT-NHNN ngày 11/11/2011 quy định về công bố thông tin của Ngân hàng Nhà nƣớc, trên website Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ có thêm gần 20 thông tin về diễn biến tiền tệ và hoạt động hệ thống ngân hàng. Trong đó, đáng chú ý nhất là 5 chỉ số cốt lõi trong bộ chỉ số lành mạnh tài chính gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, dƣ nợ từng lĩnh vực trong tổng dƣ nợ, ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) và ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu). Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển đƣợc hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng. Theo đó, Agribank Việt Nam sẽ đƣợc thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp, nhƣng vẫn phải đảm bảo Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối. Trƣớc những diễn biến về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, trong nƣớc và tình hình tín dụng, nợ xấu của ngân hàng; các quy định của NHNN khiến ẩn chứa nhiều cơ hội cũng nhƣ các nguy cơ cần đƣợc nghiên cứu và xem xét nghiêm túc trong chiến lƣợc phát triển chung của đất nƣớc và tình hình phát triển riêng của khối ngân hàng đặc biệt là Agribank Việt Nam. Với việc thực hiện đa dạng hóa các hoạt động tín dụng, Agribank Việt Nam đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng kể, chất lƣợng tín dụng nói chung, tín dụng xuất khẩu nói riêng đã đƣợc cải thiện. Hiện nay, Agribank Việt Nam đang triển khai nhiều hoạt động tín dụng cũng nhƣ chú trọng các nghiệp vụ tín dụng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ để hoàn thiện hơn nữa trong quá trình phát triển và hội nhập. Những năm gần đây, vấn đề nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đƣợc Agribank Việt Nam cũng nhƣ các Chi nhánh trực thuộc hết sức quan tâm, đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu đƣợc rủi ro trong
  15. 5 hoạt động tín dụng. Agribank Việt Nam nhờ có những giải pháp phù hợp trong nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro nên tỷ lệ nợ xấu còn đƣợc kiềm chế thấp hơn so với nhiều NHTM cổ phần. Tuy nhiên những tiềm ẩn về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam không phải là nhỏ. Bởi vì Agribank Việt Nam cho vay xuất khẩu vào các lĩnh vực có rủi ro cao, nhƣ: nuôi trồng, thu mua chế biến các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản: cá tra, cá ba sa, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu,... Chất lƣợng tín dụng xuất khẩu còn tiềm ẩn những yếu tố không vững chắc trong chiếm lĩnh thị trƣờng về khách hàng, cơ cấu nguồn vốn, dƣ nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế, hiệu quả đầu tƣ tín dụng xuất khẩu chƣa cao... Đồng thời đứng trƣớc yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi Agribank Việt Nam cần phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới. Hiện nay, vấn đề chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đang đặt ra cấp thiết và cần nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng của hoạt động tín dụng xuất khẩu từ đó đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu nhằm đƣa ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao. Từ thực tiễn nói trên, đòi hỏi phải triển khai nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đối tƣợng nghiên cứu trong Luận án. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Về mặt lý thuyết  Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn nội dung về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM. Hệ thống hóa các hình thức tín dụng xuất khẩu hiện hành. Nhấn mạnh khái niệm chất lƣợng tín dụng và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu. Làm rõ những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của NHTM, hệ thống hóa các tiêu chí định tính và định lƣợng về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.  Nghiên cứu kinh nghiệm của Ngân hàng một số nƣớc trên thế giới, một số NHTM trong nƣớc về nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu, rút ra những bài học cần thiết có thể tham khảo đƣợc đối với Agribank Việt Nam.
  16. 6 2.1.2. Về mặt thực tiễn  Nêu tổng quan về Agribank Việt Nam: Về vốn, tài sản, năng lực quản trị và thực trạng kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu (từ năm 2008 đến năm 2014). Luận án đã có những đánh giá khách quan và chi tiết thực trạng của một NHTM Quốc doanh đƣợc coi là lớn nhất Việt Nam hiện nay.  Nêu khái quát về tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam giai đoạn 2008 - 2014. Phân tích thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay của Agribank Việt Nam. Các nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam.  Đƣa ra một số dự báo những biến động môi trƣờng kinh tế vĩ mô trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến mục tiêu nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới.  Từ thực trạng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, tác giả đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị sát thực tiễn, có tính khả thi, đảm bảo tính khoa học, dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực trạng đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu trong Luận án là:  Làm rõ bản chất hoạt động tín dụng, các tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu.  Phân tích, đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Sử dụng công cụ khảo sát đối với khách hàng để từ đó rút ra đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với Agribank Việt Nam.  Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng thƣơng mại. Chất lƣợng tín dụng xuất khẩu thể hiện thông qua các tiêu chí đo lƣờng cụ thể và tổng thể.
  17. 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đƣợc nghiên cứu tại Agribank Việt Nam và chỉ tập trung nghiên cứu chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với 3 mặt hàng xuất khẩu là: gạo, thủy sản, cà phê.  Về nội dung nghiên cứu: Tín dụng xuất khẩu là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu. Nói đến tín dụng xuất khẩu bao gồm huy động vốn và cấp tín dụng xuất khẩu. Luận án tiếp cận và nghiên cứu về hoạt động cho vay xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu mà không nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính.  Về thời gian nghiên cứu:  Luận án nghiên cứu thực trạng tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2014.  Dự báo, tầm nhìn, định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đƣợc đề xuất đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp chung Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài Luận án, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp sau:  Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để tổng thuật tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài và những vấn đề lý luận về tín dụng xuất khẩu và chất lƣợng tín dụng xuất khẩu ở chƣơng 2 và phần đánh giá khái quát ở chƣơng 3.  Phƣơng pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê, báo cáo của Agribank Việt Nam, các tài liệu tham khảo trong các ấn phẩm đã xuất bản và các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu để sử dụng đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam ở chƣơng 3.  Phƣơng pháp so sánh chất lƣợng tín dụng của Agribank Việt Nam trong các năm từ 2008 đến năm 2014 đƣợc sử dụng ở chƣơng 3.  Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, ngoại suy để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong chƣơng 4.  Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học và khảo sát một số doanh nghiệp, cá nhân có các hoạt động liên quan đến Agribank Việt Nam để củng cố thêm các kết luận và đề xuất đƣợc các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi. Số lƣợng phiếu phỏng vấn
  18. 8 trong quá trình khảo sát là 500 phiếu, số phiếu nhận đƣợc 289 phiếu. Thực hiện phỏng vấn qua Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi qua Email hoặc trực tiếp gửi đến các khách hàng. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 và chƣơng 4.  Sử dụng các phần mềm Excel, SPSS nhằm hỗ trợ cho việc tính toán và phân tích vấn đề. 4.2. Quy trình nghiên cứu Luận án tuân theo quy trình nghiên cứu gồm các bƣớc tuần tự nhƣ sơ đồ sau: Xác định Thiết kế, Báo cáo các vấn đề và xác lập các kết quả mục tiêu, phƣơng Thu thập số Phân tích, nghiên cứu mục đích, pháp mô liệu nghiên xử lý số liệu và đƣa các phạm vi hình nghiên cứu nghiên cứu giải pháp đề nghiên cứu cứu xuất Quy trình nghiên cứu 4.3. Mô hình nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống Kim ngạch xuất khẩu các chỉ tiêu đo lƣờng, và các chính sách đánh giá chất lƣợng khuyến khích xuất tín dụng xuất khẩu khẩu Chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam Các nhân tố tác động Các vấn đề nội tại và đến chất lƣợng tín định hƣớng phát dụng xuất khẩu Agribank Việt Nam trong thời gian tới Hệ thống các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu Mô hình nghiên cứu
  19. 9 5. Những điểm mới của Luận án  Đƣa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu đối với Agribank Việt Nam.  Hệ thống hóa có phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam.  Áp dụng hệ thống các tiêu chí đã tìm ra để đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Thông qua kết quả khảo sát đánh giá để chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam.  Phân tích đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, chỉ ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn của Agribank Việt Nam, cũng nhƣ những tồn tại trong quản lý điều hành dẫn tới chất lƣợng tín dụng xuất khẩu chƣa cao.  Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Agribank Việt Nam trong thời gian tới. 6. Kết cấu Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, bảng biểu, phụ lục, danh mục các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan của tác giả luận án đã đƣợc công bố, nội dung chính của Luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:  Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án  Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng thƣơng mại.  Chương 3: Thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.  Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
  20. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Những nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp - nông thôn nói chung Nội dung đƣợc nhiều công trình nghiên cứu bàn luận là các tiêu chí đánh giá chất lƣợng tín dụng và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Agribank Việt Nam nói riêng. Ví dụ nhƣ Lê Quốc Tuấn trong đề tài luận án “Tín dụng ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam" [170]. Nội dung chủ yếu đƣợc tác giả nghiên cứu là về phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất, một trong những hình thức tín dụng phổ biến đƣợc áp dụng mang lại hiệu quả tƣơng đối lớn đối với Agribank Việt Nam. Tác giả luận án đã tiếp cận với tín dụng ngân hàng từ góc độ cho vay đối với các hộ nông dân. Với đề tài luận án “Giải pháp tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” [123] của tác giả Hồ Phúc Nguyên, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1999. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về tín dụng ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đầu đổi mới. Tác giả Đặng Văn Quang với đề tài “Hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông nghiệp các Tỉnh miền núi Tây Nguyên” [131]. Đề tài đã tập trung nghiên cứu mở rộng và hoàn thiện các mô hình tổ chức tín dụng, chủ yếu là các NHTM để đảm bảo tiện ích cho ngƣời vay vốn phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên. Đề tài luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tằm về “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên” (2006) [141]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế trang trại Tây Nguyên; một số thực trạng và giải pháp tín dụng nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Tây Nguyên. Tác giả Đặng Hà Giang với đề tài luận án “Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [32] bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân tháng 4/2010. Đề tài chỉ nghiên cứu về một lĩnh vực của hoạt động tín dụng và tại một vùng cụ thể của Agribank Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2