intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:274

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị để đánh giá thực trạng hoạt động này. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- VŨ BẠCH DIỆP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐÔ THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN – 2023
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------- VŨ BẠCH DIỆP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐÔ THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9620115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Hồng Linh TS. Bùi Thị Minh Hằng THÁI NGUYÊN – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu của Luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học, không trùng với bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận án Vũ Bạch Diệp i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đinh Hồng Linh và TS. Bùi Thị Minh Hằng – hai thầy cô hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực thiện nghiên cứu. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo, Bộ môn Kinh tế học cùng các thầy cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn. Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo và nhân viên của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo, cán bộ và người dân tại các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023 Tác giả Luận án Vũ Bạch Diệp ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 3 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................. 5 4.1. Những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn ....................................................... 5 4.2. Tính mới của luận án ............................................................................................ 6 5. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: .................................................................................................................... 8 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 8 1.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ..................................... 8 1.2. Nghiên cứu về thực tiễn phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị .......................... 12 1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị và ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị đến thu nhập hộ dân.......... 18 1.4. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống nghiên cứu ...................................... 22 1.4.1. Một số nhận xét, đánh giá ............................................................................... 22 1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài ............................ 23 1.4.3. Giới thiệu khung lý thuyết nghiên cứu đề tài ……………………………….22 CHƯƠNG 2: .................................................................................................................. 26 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐÔ THỊ .......................................................................................................................... 26 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ...................................... 26 iii
  6. 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 26 2.1.2. Vai trò của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị.......................................... 34 2.1.3. Đặc điểm của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ..................................... 37 2.1.4. Nội dung phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ............................................ 39 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ................. 46 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ................................... 54 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị trên thế giới .................. 54 2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước ............................................... 58 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị cho tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: .................................................................................................................. 64 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 64 3.1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 64 3.2. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................... 64 3.2.1. Tiếp cận hệ thống ............................................................................................ 64 3.2.2. Tiếp cận tổng hợp ............................................................................................ 64 3.2.3. Tiếp cận lãnh thổ ............................................................................................. 65 3.2.4. Tiếp cận có sự tham gia .................................................................................. 65 3.2.5. Tiếp cận phát triển bền vững ........................................................................... 65 3.3. Sơ đồ nghiên cứu luận án ..................................................................................... 65 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 67 3.4.2. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin............................................................ 72 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 73 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 84 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ... 84 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ........ 87 CHƯƠNG 4: .................................................................................................................. 89 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐÔ THỊ CỦA ............ 89 TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................. 89 4.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 89 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ................................................................... 89 iv
  7. 4.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên .......................................... 92 4.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tại tỉnh Thái Nguyên............. 96 4.2.1. Vai trò, vị trí của nông nghiệp tại vùng đô thị trong nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................................... 96 4.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ở Thái Nguyên ................ 99 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................................... 137 4.3.1. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tỉnh Thái Nguyên ................................................................................. 144 4.3.2. Phân tích các yếu tố đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tỉnh Thái Nguyên .................................................................................................................... 137 4.4. Phân tích ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị đến thu nhập hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................... 163 4.5. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên170 4.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................................ 170 4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................... 172 CHƯƠNG 5: ................................................................................................................ 175 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG ĐÔ THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................. 175 5.1. Định hướng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên ....... 175 5.1.1. Bối cảnh phát triển ........................................................................................ 175 5.1.2. Dự báo một số yếu tố tác động...................................................................... 177 5.1.3. Định hướng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tỉnh Thái Nguyên ......... 179 5.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ở Thái Nguyên đến năm 2030 ................................................................................................................... 183 5.2.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................... 183 5.2.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 183 5.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ở Thái Nguyên đến năm 2030185 5.3.1. Quy hoạch phân vùng sản xuất trong không gian đô thị............................... 186 5.3.2. Đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ .............................................. 187 v
  8. 5.3.3. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ...................... 189 5.3.4. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại ................................................ 190 5.3.5. Bổ sung, hoàn chỉnh chính sách .................................................................... 191 5.3.6. Tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư ............................................... 192 5.3.7. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ................................................................ 194 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 196 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ......................... 199 CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................. 199 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 200 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 212 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt: TT Viết tắt Giải thích 1 BNNPTNT Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn 2 CSHT Cơ sở hạ tầng 3 HĐH Hiện đại hóa 4 HTX Hợp tác xã 5 KHCN Khoa học công nghệ 6 KHKT Khoa học kỹ thuật 7 KTXH Kinh tế xã hội 8 RAT Rau an toàn 9 TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc 10 UBND Ủy ban nhân dân Tiếng anh: TT Viết tắt Giải thích Nghĩa tiếng việt 1 UNDP United Nations Development Chương trình phát triển Liên Programme Hợp Quốc 2 FAO The Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông Organization nghiệp của Liên hợp quốc 3 USDA U. S Department of Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Agriculture 4 EPA United State Enviromental Cơ quan bảo vệ môi trường Protection Agency Hoa Kỳ vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH DANH MỤC BẢNG TRANG Bảng 3. 1: Thông tin về cán bộ được phỏng vấn sâu ....................................................70 Bảng 3. 2: Số lượng phiếu điều tra các hộ ndân được phân bổ .....................................72 Bảng 3. 3. Chỉ số đánh giá của thang đo .......................................................................74 Bảng 3. 4. Ký hiệu các biến dùng trong thang đo yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tại tỉnh Thái Nguyên ..................................................................75 Bảng 4. 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng của tỉnh Thái Nguyên (giá hiện hành) ..............................................................................................................................94 Bảng 4. 2: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (giá so sánh năm 2010) ..................................................96 Bảng 4. 3: Giá trị sản xuất nông nghiệp của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (giá hiện hành) ....................................................................................97 Bảng 4. 4: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (giá so sánh năm 2010)..........................................97 Bảng 4. 5: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (giá so sánh) ........................................................100 Bảng 4. 6: Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 ..............................................................................101 Bảng 4. 7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 ....................................................................................................102 Bảng 4. 8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa đông xuân và lúa mùa của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 .............................................................103 Bảng 4. 9: Diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu các loại, hoa và một số cây hàng năm khác của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 ......................104 Bảng 4. 10: Diện tích và cơ cấu cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm của các đô thị thuộc tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 .............................................................111 Bảng 4. 11: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (theo giá so sánh năm 2010) ................................115 viii
  11. Bảng 4. 12: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi gia súc của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (theo giá so sánh năm 2010) ...............117 Bảng 4. 13: Số hộ nông nghiệp của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên năm 2006, 2011, 2016 và 2020 ...............................................................................................................126 Bảng 4. 14. Số trang trại của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước giai đoạn 2015 - 2020.............................................129 Bảng 4. 15. Số trang trại của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình năm 2020 .....................................................................................................................130 Bảng 4. 16: Một số chỉ tiêu trong doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 ......................................................................................134 Bảng 4. 17: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tỉnh Thái Nguyên (theo giá hiện hành) ...............................................................................146 Bảng 4. 18: Vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ................................151 Bảng 4. 19: Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phân theo quy mô của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................155 Bảng 4. 20: Đánh giá về nhận thức của đối tượng tham gia nông nghiệp tại vùng đô thị .................................................................................................................................162 Bảng 4. 21: Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập………………….……..154 Bảng 4.22. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình…………………...………..157 Bảng 4.23: Thống kê tóm tắt đặc điểm hộ tham gia nông nghiệp tại vùng đô thị……….……160 Bảng 4.24: Ước tính điểm xu hướng của nông nghiệp tại vùng đô thị .......................166 Bảng 4. 25: Các kiểm tra cân bằng của điểm xu hướng và hiệp biến (kiểm định t và% độ chệch chuẩn) ...........................................................................................................168 Bảng 4.26: Dự kiến của tổng thu nhập hộ gia đình: tác động xử lý của nông nghiệp tại vùng đô thị ...................................................................................................................169 Bảng 5. 1. Diện tích cơ cấu các loại đất tỉnh Thái Nguyên năm 2020 và quy hoạch năm 2030 .............................................................................................................................177 Bảng 5. 2. Dự báo dân số Thái Nguyên đến năm 2025 và 2030 .................................178 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH, HỘP Sơ đồ 3.1: Sơ đồ nghiên cứu luận án ............................................................................. 66 Sơ đồ 3.2 : Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................. 79 Biểu đồ 4. 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của các đô thị trong tỉnh so với tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (giá so sánh năm 2010) ......................................................................................................................98 Biểu đồ 4. 2. Diện tích gieo trồng và sản lượng sản xuất cây chè của các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 .......................................................................113 Biểu đồ 4. 3: Số dân thành thị và tốc độ tăng dân số thành thi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 ...........................................................................................................148 Hình 4. 1: Phân bố của điểm xu hướng và vùng hỗ trợ chung ....................................167 Hộp 4. 1: Phỏng vấn giám đốc HTX Trà - xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (năm 2019) ...................................................................................................................114 Hộp 4. 2: Phỏng vấn cán bộ tại Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên (2019) ................136 Hộp 4. 3: Phỏng vấn chủ nhiệm HTX tại huyện Đồng Hỷ (2019) ..............................136 Hộp 4. 4: Phỏng vấn lãnh đạo UBND thành phố Phổ Yên (2019) ............................145 x
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đô thị hóa là vấn đề tất yếu, phản ánh sự phát triển của kinh tế - xã hội ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy sau quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng thì dân số đô thị chiếm hơn 50% dân số thế giới. Cuộc tổng điều tra dân số tại Việt nam do Tổng cục thống kê thực hiện vào năm 2019 cho thấy trong 10 năm kể từ năm 2009 quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2022 là hơn 37,09 triệu người, chiếm 37,3% so với tổng dân số Việt Nam [65], tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8% so với năm 2009 . Cùng với xu thế phát triển chung của đô thị cả nước, năm 2022, Thái Nguyên là đơn vị hành chính đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 14 về tổng sản phẩm trên địa bàn. Dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.307.871 người, đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh tăng 163.635 người, tỉ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm. Tỉnh có 434.111 người ở khu vực thành thị, chiếm 32,09%, tỉ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng thủ đô, chỉ sau thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Thái Nguyên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc, giáp với thủ đô Hà Nội, với hệ thống tuyến đường giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, với 3 khu đô thị lớn, 6 khu công nghiệp và 19 trường Đại học cao đẳng là thị trường lao động tiêu thụ hàng hóa tiềm năng và là nơi đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp để nhường đất cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp. Năm 2022, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 109.760 ha, đã giảm 3.037 ha so với năm 2015 (112.797 ha) [13] giảm 1,03 lần. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường có nguy cơ ngày càng cao. Lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp cũng giảm đi do người ở độ tuổi lao động vào làm trong các công ty, nhà máy càng ngày càng gia tăng. Lao động ở các vùng ven đô bị mất đất không có việc làm trong khi đó lao động ở khu vực thành phố vẫn còn một lượng sống bằng nghề nông. Theo số liệu thống kê năm 2021 1
  14. [13], số lao động thuộc ngành nông lâm thủy sản là 293.367 người (chiếm 38,7%) đã giảm đi gần 1,39 lần so với năm 2010 (407.354 người – chiếm 60,65% trong tổng số lao động) và giảm đi 1,33 lần so với năm 2015 (338.937 người – chiếm 51,76% trong tổng số lao động). Khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh thì các yếu tố kinh tế đô thị có vai trò động lực cho đô thị hóa phát triển. Việc phát triển các loại hình kinh tế đô thị nói chung, nông nghiệp tại vùng đô thị nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Đây sẽ là động lực để sự phát triển bền vững của tỉnh. Do vậy, phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị là hướng đi tất yếu, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, có chất lượng cao, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Với việc phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị Thái Nguyên không chỉ giải quyết được bài toán đưa công nghệ mới vào sản xuất, gia tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi trong bối cảnh quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp mà còn có thể phát triển các mô hình nông nghiệp chuyên biệt để cung ứng dịch vụ cho đô thị. Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị trên thế giới là từ nông nghiệp tại vùng đô thị (Báo cáo của FAO: Tổng quan tình hình lương thực thế giới 2008). Nông nghiệp tại vùng đô thị tạo ra sự đa dạng trong cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp các gia đình đô thị có được sự tin tưởng về an toàn thực thẩm, giảm bớt được chi phí tiêu dùng thực phẩm và có thể gia tăng thu nhập. Thái Nguyên là một trong các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên thuận lợi làm nông nghiệp, là thị trường lao động tiêu thụ hàng hóa tiềm năng và là nơi đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nguồn lao động dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cũng không ngừng phát triển, giai đoạn 2010-2020, giá trị sản xuất của ngành tăng 19033,1 tỷ đồng [13]. Do vậy sản xuất và dịch vụ nông nghiệp trở thành nguồn thu nhập chính cho hộ nông dân nơi đây. Từ năm 2002, Thái Nguyên bắt đầu thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, VUSTA, 2012). Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số thành tựu: Nông nghiệp của tỉnh đang chuyển từ sản xuất truyền thống sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu dân cư đô thị. Đã hình thành một số chuỗi liên kết sản 2
  15. xuất tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của thị trường như lúa chất lượng cao, RAT, chè an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap. Mặc dù vậy, tỉnh Thái Nguyên chưa thực hiện các báo cáo phân tích nhu cầu về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị hay tác động của việc xuất hiện loại hình nông nghiệp này đối với đời sống nhân dân hay sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh Thái Nguyên cũng chưa xây dựng các chiến lược hình thành nền nông nghiệp tại vùng đô thị hay phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị để đóng góp vào sự phát triển ngành nông nghiệp chung của tỉnh. Các nghiên cứu về nông nghiệp tại vùng đô thị và nông nghiệp đô thị khá phong phú trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì chưa được nhiều tác giả đề cập. Bên cạnh đó, từ thực tiễn nông nghiệp tại vùng đô thị đã và đang là xu thế phát triển tất yếu trên thế giới với đầy đủ các cơ sở khoa học và thực tiễn. vì vậy, rất cần có những nghiên cứu liên quan đến chủ đề này để xác định những giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung, phù hợp với tính đặc thù của từng địa phương. trong số các công trình khoa học đã công bố, cũng chưa có nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tại tỉnh thái nguyên. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của nông nghiệp tại vùng đô thị tại Thái Nguyên đã phân tích ở trên. cùng với các nghiên cứu về nông nghiệp tại vùng đô thị khá phong phú trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì chưa được nhiều tác giả đề cập, đặc biệt là địa bàn tỉnh thái nguyên còn ít nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị để đánh giá thực trạng hoạt động này. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị, góp phần vào sự phát triển chung của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. 3
  16. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để giải quyết mục tiêu chung trên, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: - Luận giải và làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị; - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị; - Phân tích ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị đến thu nhập hộ dân; - Từ phân tích thực trạng đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị cho tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị, thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian Đề tài giới hạn nghiên cứu không gian tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: - Thời gian nghiên cứu về thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị trong giai đoạn 2015-2020 và định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh đến năm 2030. - Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019. Trong đó: nghiên cứu sơ bộ (tháng 6/2019); nghiên cứu chính thức (tháng 9-12/2019). Phạm vi về nội dung nghiên cứu: - Luận án giới hạn nghiên cứu nông nghiệp tại vùng đô thị là ngành kinh tế với các hoạt động nông nghiệp ở khu vực đô thị bao gồm hoạt động tập trung liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp phù hợp với không gian đô thị; - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020; 4
  17. - Đề xuất định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1. Những đóng góp về mặt lý luận Về mặt lý luận, đề tài đã tập hợp và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị cũng như khái niệm, đặc trưng, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. đề tài cũng trình bày các tài liệu và minh chứng về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của một số nước trên thế giới, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ở tỉnh thái nguyên, qua đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị ở Thái Nguyên trong tương lai. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị trên cơ sở từ các nghiên cứu trước đây bao gồm yếu tố: (1) Không gian đô thị; (2) Đầu tư công của chính quyền địa phương; (3) yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ; (4) yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng; (5) yếu tố chính sách; (6) yếu tố nhận thức của đối tượng tham gia; (7) yếu tố thị trường xúc tiến thương mại. Trong đó yếu tố mới bổ sung mới là Không gian đô thị đã được tác giả kiểm định chất lượng cho thấy đều đạt chất lượng tốt bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s alpha cho thấy các yếu tố này đều có hệ số CA của tổng thể lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 và thông qua phương pháp phỏng vấn sâu. 4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị thông qua tiếp cận hệ thống với nông nghiệp tại vùng đô thị vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế đô thị, vừa là một hệ thống gồm các hệ thống nhỏ (hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp). Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu và phát hiện các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, Không gian đô thị là yếu tố mới được đưa vào. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh luận án đề xuất 7 nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh. 5
  18. 4.3. Tính mới của luận án - Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, giảng viên giảng dạy kinh tế nông nghiệp, quản lý đô thị; các cán bộ thuộc cơ quan sở ban ngành của tỉnh, huyện về nội dung phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Trên cơ sở kết quả trả lời câu hỏi về nội hàm phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của nhóm đối tượng trên kết hợp với nghiên cứu lý thuyết về nông nghiệp tại vùng đô thị, tác giả bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. - Luận án bổ sung vào lý thuyết về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị: làm rõ hơn các nội dung về khái niệm phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị, vai trò, chức năng của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Đề tài cũng đưa ra các nội dung phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị: phát triển lĩnh vực trồng trọt, phát triển lĩnh vực chăn nuôi, phát triển lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; - Luận án bổ sung vào lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị: bên cạnh các yếu tố đã được các nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập, tác giả đề xuất bổ sung yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị đã đề cập trong phần cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị là yếu tố không gian đô thị. Luận án cũng là công trình trong nước đầu tiên phân tích bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy đa biến. Phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các biến độc lập đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị. Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi quy là trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 7 biến độc lập có tác động cùng chiều đến phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị tỉnh Thái Nguyên. - Luận án là công trình đầu tiên phân tích ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị đến thu nhập của hộ dân trong tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp khớp điểm xu hướng (PSM). Thông qua đánh giá chất lượng của 2 phương pháp ghép là ghép hạt nhân và ghép cận gần nhất cho kết quả đảm bảo tính phù hợp cho xây dựng nhóm đối chứng hay nhóm hộ không tham gia phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị nhưng có các điểm xu hướng (xác suất tham gia nông nghiệp tại vùng đô thị). Với phương pháp này đã cho thấy phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị có tiềm năng giảm 6
  19. nghèo, nâng cao tiêu chuẩn đời sống và cải thiện an ninh lương thực hộ gia đình thông qua tăng thu nhập của hộ dân. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên Chương 5: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị của tỉnh Thái Nguyên 7
  20. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây do phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh. - Nghiên cứu về đặc điểm, vai trò phát triển nông nghiệp tại vùng đô thị: + Nghiên cứu về đặc điểm, vai trò: Sách: “Agriculture in urban planning: generating livelihoods and food security” (2009) xem xét các chiến lược cụ thể để tích hợp nông nghiệp thành phố vào cảnh quan đô thị và xem xét sự đóng góp của nông nghiệp tại vùng đô thị đối với sinh kế và an ninh lương thực. Cuốn sách kêu gọi nông dân thành phố, cơ quan quản lý, cơ quan môi trường hợp tác để cải thiện tính bền vững lâu dài của nông nghiệp tại vùng đô thị như một nguồn thực phẩm và việc làm chính, an toàn cho dân cư đô thị. “Agriculture in urban and peri-urban areas in the United States: Highlights from the Census of Agriculture” (2015), bài viết đưa ra nông nghiệp tại vùng đô thị của Hoa Kỳ mang lại an ninh lương thực được cải thiện, giảm lãng phí thực phẩm, xây dựng cộng đồng và không gian xanh mở rộng trong thành phố và giá trị tài sản cao hơn. Ina Opitz và cộng sự (2016), “Contributing to food security in urban areas: differences between urban agriculture and peri-urban agriculture in the Global North” cung cấp hệ thống sự khác nhau giữa nông nghiệp tại vùng đô thị và nông nghiệp ven đô. Cả hai đều có tiềm năng với quy hoạch lương thực đô thị và đều phải đối mặt với mối đe dạo liên quan đến áp lực đô thị hóa đòi hỏi cần có biện pháp quy hoạch phù hợp. Các tổ chức quốc tế khác cũng có nhiều sáng kiến trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị như thành lập nhóm hỗ trợ cho nông nghiệp tại vùng đô thị, sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp đô thị. Với sự tài trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Smith và cộng sự (2001) đã xuất bản cuốn sách “Urban agriculture: Food, jobs and sustainable cities” bao gồm 11 chương với các nội dung chính là các vấn đề liên quan đến nông nghiệp đô thị, lợi ích và xu hướng thúc đẩy nông nghiệp đô 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2