intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:237

27
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; Thực trạng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam; Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------ PHẠM THỊ QUỲNH NGA GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2023
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------------ PHẠM THỊ QUỲNH NGA GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 31 01 10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Công Toàn TS. Ngô Thị Việt Nga THÁI NGUYÊN - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Không sao chép bất kỳ một công trình hay một luận án của các tác giả khác. Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Tác giả luận án Phạm Thị Quỳnh Nga
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh; Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, các thầy cô giáo bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hình thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Công Toàn và TS. Ngô Thị Việt Nga đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Tổng Cục Thống kê, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC), các Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện luận án. Tác giả luận án Phạm Thị Quỳnh Nga
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH, HỘP ........................................................................................ ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Những đóng góp của luận án ..................................................................................4 5. Kết cấu luận án ........................................................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP .........................................................6 1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp...................6 1.2. Các nghiên cứu trong nước về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp........................10 1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp .....................15 1.4. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................17 1.4.1. Đánh giá chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu ........................17 1.4.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................18 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP ..........................................................................................21 2.1. Lý luận chung về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ............................................21 2.1.1. Các khái niệm có liên quan .............................................................................21 2.1.2. Các lý thuyết, đặc điểm và vai trò thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ...............28 2.2. Nội dung thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp .........................................................34 2.2.1. Xây dựng và ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ........34 2.2.2. Hỗ trợ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp ......................................................35 2.2.3. Xây dựng và liên kết các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp ...................36 2.2.4. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp .............................................38
  6. iv 2.2.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ............41 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp .............................................42 2.3.1. Vốn con người .................................................................................................42 2.3.2. Văn hóa địa phương và văn hóa doanh nghiệp ...............................................43 2.3.3. Khả năng tiếp cận tài chính .............................................................................44 2.3.4. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp ..................45 2.3.5. Môi trường kinh doanh ...................................................................................46 2.4. Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của các quốc gia .......................46 2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ..............................46 2.4.2. Bài học kinh nghiệm về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ...........51 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................53 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................53 3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................................53 3.2.1. Tiếp cận kế thừa những công trình đã có ........................................................53 3.2.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống .......................................................................53 3.2.3. Tiếp cận có sự tham gia ..................................................................................54 3.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .........................................................................................54 3.3.1. Khung phân tích về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ..................54 3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................55 3.4. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................56 3.5. Nghiên cứu định tính thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .........................................................................................57 3.5.1. Mục đích..........................................................................................................57 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................58 3.5.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính .......................................................59 3.5.4. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................60 3.6. Phương pháp thu thập thông tin .........................................................................62 3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .........................................................63 3.6.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ...........................................................63
  7. v 3.6.3. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................67 3.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................69 Chương 4: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................72 4.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam .............72 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................72 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................73 4.1.3. Thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .........................................................76 4.2. Thực trạng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.....................................78 4.3. Thực trạng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam...................................85 4.3.1. Xây dựng và ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ........85 4.3.2. Hỗ trợ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp ......................................................94 4.3.3. Xây dựng và liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp .............96 4.3.4. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam .............................100 4.3.5. Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ..........114 4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .....116 4.4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................116 4.4.2. Phân tích thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .......................................................................................118 4.4.3. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha ..........................126 4.4.4. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích yếu tố khám phá (EFA) ...........128 4.4.5. Phân tích mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ................................................................................130 4.5. Đánh giá chung về thực trạng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ...133 4.5.1. Những mặt đạt được trong thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .........133 4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ...........134 4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.137 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 .............139 5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ......................................................................139
  8. vi 5.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................................139 5.1.2. Bối cảnh trong nước ......................................................................................139 5.2. Mục tiêu, quan điểm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .....................140 5.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................140 5.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................141 5.2.3. Quan điểm chỉ đạo ........................................................................................142 5.3. Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam trong thời gian đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 ..........................................................143 5.3.1. Cơ sở của hệ thống giải pháp ........................................................................143 5.3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam thời gian tới ...........144 5.4. Một số kiến nghị...............................................................................................164 5.4.1. Kiến nghị với Chính phủ ...............................................................................164 5.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính ...........................................................................164 5.4.3. Kiến nghị với Bộ Khoa học & Công nghệ ....................................................165 5.4.4. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ..........................................................165 KẾT LUẬN ............................................................................................................166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.....................................................168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................169 PHỤ LỤC ...............................................................................................................185
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ tiếng Việt 1 BKHCN Bộ Khoa học & Công nghệ 2 CMCN Cách mạng công nghiệp 3 DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp 4 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 GTTB Giá trị trung bình 6 ĐMST Đổi mới sáng tạo 7 HĐKN Hoạt động khởi nghiệp 8 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 9 HSTKN Hệ sinh thái khởi nghiệp 10 KH&CN Khoa học & Công nghệ 11 KNĐMST Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 12 KNST Khởi nghiệp sáng tạo 13 KT - XH Kinh tế - xã hội 14 MQH Mối quan hệ 15 QĐ Quyết định 16 QH Quy hoạch 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 XD Xây dựng
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Phân tổ mẫu nghiên cứu ....................................................................65 Bảng 3.2. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý ..............................66 Bảng 4.1. Kết quả hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam .......................79 Bảng 4.2. Khảo sát tỷ lệ đồng ý về các chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp ...............................................................................92 Bảng 4.3. Khảo sát tỷ lệ đồng ý về chính sách nâng cao hiệu quả đầu ra cho khởi nghiệp ........................................................................................93 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp ở Việt Nam ...............95 Bảng 4.5. Phân cấp quản lý của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam ......99 Bảng 4.6. Hỗ trợ của nhà đầu tư thiên thần .....................................................108 Bảng 4.7. Hỗ trợ của vườn ươm doanh nghiệp cho giai đoạn ươm mầm ........108 Bảng 4.8. Giai đoạn đầu tư của DNKN ...........................................................109 Bảng 4.9. Các hoạt động đào tạo, tuyên truyền, tập huấn về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...................................................................110 Bảng 4.10. Khảo sát ý kiến đánh giá về chương trình tập huấn, hỗ trợ về đào tạo ...113 Bảng 4.11. Khảo sát ý kiến về đề xuất về chính sách đào tạo nguồn nhân lực .113 Bảng 4.13. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu .....................................................116 Bảng 4.14. Đánh giá về yếu tố vốn con người ...................................................119 Bảng 4.15. Đánh giá về yếu tố văn hoá địa phương và doanh nghiệp...............120 Bảng 4.16. Đánh giá về yếu tố khả năng tiếp cận tài chính ...............................122 Bảng 4.17. Đánh giá về yếu tố kết nối thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp .123 Bảng 4.18. Đánh giá về yếu tố môi trường kinh doanh .....................................125 Bảng 4.19. Đánh giá về yếu tố hoạt động khởi nghiệp ......................................126 Bảng 4.20. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha .........................126 Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến ......................................128 Bảng 4.22. Kết quả phân tích EFA tổng thể mô hình nghiên cứu .....................128 Bảng 4.23. Kiểm định tương quan giữa các biến ...............................................129 Bảng 4.24. Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ..........................................................................131 Bảng 4.25. Giá trị Beta chuyển hóa của các biến ..............................................132
  11. ix DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình Hình 2.1. Mô hình thiết lập và thực thi mục tiêu ..............................................31 Hình 2.2. Mô hình liên kết giữa các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp ....38 Hình 3.1. Khung phân tích thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam .........55 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................56 Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ............................................................................69 Hình 4.1. Xếp hạng chỉ số ĐMST toàn cầu của các nước thuộc khối ASEAN giai đoạn 2014 - 2021 ..........................................................81 Hình 4.2. Xếp hạng các nhóm chỉ số ĐSMT toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 ...............................................................................82 Hình 4.3. Biểu đồ phân loại tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam theo hình thức sở hữu ................................................................................99 Hình 4.4. Biểu đồ doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2017 - 2021 ........100 Hình 4.5. Biểu đồ doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2017 - 2021...........101 Hình 4.6. Biểu đồ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giai đoạn 2017 - 2021 ...102 Hình 4.7. Biểu đồ doanh thu theo khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp..................................................................103 Hình 4.8. Biểu đồ lợi nhuận theo khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp..................................................................104 Hình 4.9. Biểu đồ vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam .....105 Hình 4.10. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn theo khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp ......................................................106 Hình 4.11. Chu kỳ tăng trưởng tài chính của DNKN ........................................107 Hộp Hộp 4.1. Chính sách quản lý DNNVV và khởi nghiệp tại Việt Nam ..............88 Hộp 4.2. Vai trò của hệ thống chính sách đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam ............................................................................91
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng ta, được đề cập tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và được Đại hội XIII khẳng định lại với quyết tâm cao hơn theo hướng “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế” [4]. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động khởi nghiệp hình thành và phát triển. Cụ thể Quyết định 844/QĐ-TTg của Thủ tướng năm 2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” gọi tắt là Đề án 844 đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng để hệ sinh thái khởi nghiệp - sáng tạo phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng có các chương trình, đề án riêng nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp quốc gia. Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm hỗ trợ khởi nghiệp lâu dài. Khởi nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển luôn là một động lực, nguồn lực quan trọng trong phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực tiễn kinh nghiệm quốc tế đã minh chứng, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, khởi nghiệp và tạo dựng doanh nghiệp là động lực quan trọng của nền kinh tế các quốc gia, góp phần giải quyết khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu cũng như hướng tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đã chứng kiến sự hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp khi Việt Nam xếp hạng thứ 54/100 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, 84 vườn ươm, 116 bằng sáng chế được cấp, 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh và 68 quỹ đầu tư mạo hiểm. Đồng thời, nước ta hiện có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 857.551 doanh nghiệp và 116.839 doanh nghiệp thành lập mới năm 2021 [3]. Năm 2016 được chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” cùng với đó là một loạt chính sách ban hành nhằm hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, điều này cho thấy vấn đề khởi nghiệp đang được Nhà nước và xã hội quan
  13. 2 tâm đặc biệt [12]. Bởi vì thực tế cho thấy khuyến khích phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp giúp khai thác nguồn lao động, nguồn vốn, công nghệ và thị trường, đặc biệt là môi trường thuận lợi để khai thác tối đa lượng chất xám, tinh thần và ước mơ vươn mình ra thế giới của thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài ra, DNKN làm giảm nguy cơ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ của quốc gia. Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, song do xuất phát điểm chậm hơn nên hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn có khoảng cách so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Bối cảnh giai đoạn 5 năm qua đã cho thấy các giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Cụ thể như văn bản chính sách hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng là DNKN còn chưa rõ ràng, hoạt động kết nối triển khai và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học; hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ vẫn còn chưa đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ về tài chính, tiếp cận tín dụng và cơ sở mặt bằng mặc dù đã có nhưng đều là quy định chung, chưa cụ thể theo khu vực cũng như chưa có hướng dẫn chi tiết dẫn đến sự thiếu đồng nhất trong hành động. Đồng thời, vốn nhân lực còn thiếu và yếu do sự liên kết giữa các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam với chính quyền các tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương. [13][17] Trong thời gian tới, để phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh và bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển những DNKN mới, trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính để tham gia cùng khối đầu tư tư nhân vào khởi nghiệp… từ đó giúp sớm thu hẹp khoảng cách và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh mẽ về khởi nghiệp. Chính vì những lý do nêu trên dẫn đến căn cứ cần phải nhận diện và làm rõ thực trạng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững là một yêu cầu cần thiết với bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Trên góc độ đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
  14. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận án được thực hiện với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035 góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế; đồng thời hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp hướng tới tăng trưởng bền vững nền kinh tế ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam giai đoạn năm 2017 - 2021. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án được thực hiện tại không gian nghiên cứu trên địa bàn nước Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án tiến hành thu thập số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2021. Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 02/2022 đến tháng 12/2022. Giải pháp được kiến nghị đề xuất đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung phân tích một số nội dung chính liên quan đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, bao gồm: xây dựng và ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp; xây dựng và liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam và hoạt động kiểm tra, giám sát công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, trong luận án, tác giả giới hạn nghiên cứu các DNKN là những doanh nghiệp thành lập trong 5 năm gần đây từ năm 2017 đến năm 2021.
  15. 4 4. Những đóng góp của luận án Luận án khi được hoàn thành đã đóng góp ý nghĩa quan trọng về cả mặt lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất, luận án đã làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp như khái niệm thúc đẩy khởi nghiệp, các lý thuyết nền tảng, đặc điểm và vai trò của thúc đẩy khởi nghiệp. Trong đó, đặc biệt nhất luận án đã tập trung nghiên cứu và tổng hợp thành các nội dung thúc đẩy khởi nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Thứ hai, luận án đã dựa vào nội dung thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp để đánh giá kinh nghiệm tại một số quốc gia như Ấn Độ, Israel, Singapore, Thụy Điển nhằm thấy được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu để rút ra năm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Thứ ba, luận án là nghiên cứu đầu tiên tiến hành phân tích, đánh giá các nội dung thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam một cách khái quát và toàn diện bao gồm năm nội dung chính như: Xây dựng và ban hành các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển các ý tưởng khởi nghiệp; xây dựng và liên kết các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp; hỗ trợ phát triển DNKN ở Việt Nam và hoạt động kiểm tra, giám sát công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Đồng thời, xây dựng mô hình và khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Thứ tư, luận án đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Thông qua phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến, luận án đã chứng minh được trong số 05 yếu tố được đưa vào phân tích thì cả 05 yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam. Trong đó, yếu tố môi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận tài chính có ảnh hưởng lớn nhất. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thời gian tới, kết hợp với những vấn đề còn tồn tại và kết quả phân tích mô hình hồi quy, luận án đề xuất 07 nhóm giải pháp chính và 04 nhóm kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035.
  16. 5 5. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 05 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam Chương 5: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035
  17. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP 1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài về thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp Khởi nghiệp không còn là vấn đề mới, trong các công trình nghiên cứu của nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp nhưng những nghiên cứu liên quan đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp thì không có nhiều và chủ yếu theo các hướng nghiên cứu như sau: Theo hướng chính sách thúc đẩy khởi nghiệp Xu và Chen [185] đã đánh giá tác động của các chính sách khởi nghiệp đối với sự phát triển của các DNKN. Nghiên cứu đã điều tra 315 doanh nghiệp khởi nghiệp, sử dụng mô hình SEM để đánh giá yếu tố chính sách. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách thúc đẩy có tác động cùng chiều với sự phát triển của DNKN. Nghiên cứu cũng đề xuất một số chính sách để thúc đẩy khởi nghiệp như: hỗ trợ về vốn, hỗ trợ thuế, hỗ trợ thị trường…. Trong nghiên cứu của Reynolds và cộng sự [153] sử dụng số liệu của 43 quốc gia trong giai đoạn từ 1998 đến 2003 đã khẳng định rõ vai trò của DNKN đối với sự phát triển của nền kinh tế và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sẽ giúp các DNKN vượt qua được những khó khăn ban đầu, đây sẽ là nền tảng để phát triển một nền kinh tế mới trong tương lai. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa chỉ ra được tính đặc thù của từng quốc gia đối với các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp. Nghiên cứu Yang [186], sử dụng mô hình SEM với việc phỏng vấn 1231 người trả lời từ 31 tỉnh thành và chỉ ra chính sách hỗ trợ khởi nghiệp có vai trò hàng đầu trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp đặc biệt là các sinh viên tại các trường đại học cao đẳng. Đồng quan điểm đó, Xie và cộng sự [184] cũng cho rằng mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau, các nhà xây dựng chính sách cần chú ý đến những nguồn lực hiện tại để có những những chính sách phù hợp và điều chỉnh theo xu hướng của thị trường. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới dừng ở dưới góc độ các DNKN mà chưa có góc nhìn từ các nhà quản lý Nhà nước như quá trình xây dựng, ban hành cũng như những điều chỉnh chính sách này theo thời gian.
  18. 7 Theo hướng hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp Ý tưởng khởi nghiệp là bước tiền đề để khởi nghiệp. Chính vì vậy, các địa phương cần phải nuôi dưỡng ý tưởng từ khi mới hình thành. Shane và cộng sự [160] đã dựa trên 08 công ty khởi nghiệp phát hiện ra rằng: các doanh nhân sẵn sàng lựa chọn công nghệ để phục vụ quá trình sản xuất và tinh thần khởi nghiệp dựa trên thông tin về cơ hội cũng như hỗ trợ của chính phủ đối với ý tưởng khởi nghiệp đó. Cùng với quan điểm trên, trong nghiên cứu của Boudreaux [83] đã sử dụng dữ liệu từ 25 nước và sử dụng biểu đồ phân tán, hệ số tương quan và hồi quy OLS để đánh giá hoạt động hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ sử dụng mô hình OLS giản đơn, không dùng các dữ liệu không gian nên chưa thể đánh giá mức độ thay đổi của các biến theo thời gian. Trong nghiên cứu của Dimov [97], McMullen và Shepherd [142] thông qua tổng hợp các nghiên cứu trước đây cũng đã khẳng định vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ ý tưởng khởi nghiệp đó là cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn… để các doanh nhân có được góc nhìn toàn diện về ý tưởng khởi nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định có thực hiện ý tưởng đó hay không nhằm tránh những rủi ro không cần thiết, cái mà nhiều doanh nhân không nhận thức được những khó khăn và nguy cơ xảy ra đối với những ý tưởng đó. Các nghiên cứu này tập trung tại các nước phát triển, nơi mà điều kiện kinh tế tốt, các dịch vụ hỗ trợ nhiều mà chưa nghiên cứu tới những nước đang phát triển, những nơi điều kiện khó khăn, nguồn lực nhà nước phải sử dụng vào nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Theo hướng xây dựng và liên kết các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp Basso và cộng sự [75] đã thực hiện nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp ở 08 nước Nam Âu. Bằng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu đã chỉ ra các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm: doanh nghiệp lớn, các trường đại học, các tổ chức hỗ trợ, các tổ chức tài trợ, các tổ chức nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi một tổ chức có những vai trò và chức năng khác nhau. Do vậy, để có thể phát huy được lợi thế so sánh của các tổ chức cần phải có biện pháp liên kết giữa các tổ chức này. Các thành viên của hệ sinh thái có thể tạo ra nhiều lợi ích khi cùng làm một nhóm hơn là thực hiện một mình và việc hợp tác trong hệ sinh thái
  19. 8 được kỳ vọng sẽ mở ra hiệu quả vượt trội [170]. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra vẫn mang tính chung chung như tập trung vào thế mạnh địa phương, xây dựng chiến lược phù hợp, tập trung vào những ý tưởng kinh doanh khả thi… mà chưa chỉ rõ được những giải pháp riêng cho từng quốc gia cũng như điều kiện để thực hiện các giải pháp đó. Chính phủ với vai trò rất lớn trong việc tạo ra môi trường phát triển nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho các DNKN. Trong nghiên cứu của Fredrickson [105] được dựa trên từ các lý thuyết về động lực cũng như vai trò của các thành phần trong hệ sinh thái đã làm rõ vai trò của chính phủ là cầu nối giữa các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua những chính sách hỗ trợ dành riêng cho từng tổ chức, xây dựng cơ chế phối hợp, các chương trình liên kết để phát huy tốt nhất những thế mạnh của các tổ chức trong hệ sinh thái. Thêm vào đó, các nghiên cứu Schiffer và cộng sự [155], Watson và cộng sự [178] cũng chỉ rõ sự cần thiết phải kết nối giữa các tổ chức trong hệ sinh thái. Các nghiên cứu này đã đề xuất một số chính sách để liên kết các tổ chức trong hệ sinh thái như tạo các trung tâm khởi nghiệp nơi mà các DNKN tìm được các tổ chức phù hợp, ký hợp đồng liên kết và chuyển giao giữa các tổ chức… Nhà nước sẽ là chủ thể trung gian điều phối các mối quan hệ này, đưa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời để duy trì và phát triển mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên trong các nghiên cứu này mới dừng lại trong việc xây dựng mô hình liên kết chung chung, chủ yếu tại các nước phát triển mà chưa có những nghiên cứu cụ thể về mô hình liên kết, chính sách liên kết cho từng quốc gia cụ thể, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Theo hướng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp Các DNKN là đối tượng tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nên sẽ gặp rất nhiều rủi ro. DNKN có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế: tạo bước đột phá trong nền kinh tế, tạo mô hình kinh doanh mới…. Vì vậy, cần phải có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của Schiffer và cộng sự [155] đã phân tích chỉ ra các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào các chương trình và dự án cụ thể mà không có một góc nhìn bao quát với nhiều đối tượng và không gian rộng, như vậy, rất khó để các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của các chính sách đó để đưa ra
  20. 9 những điều chỉnh trong tương lai. Bằng việc sử dụng 2 phương pháp hồi quy cơ bản và hồi quy mở rộng với số liệu lấy từ 42 quốc gia nghiên cứu đã làm rõ vai trò của các chính sách hỗ trợ phát triển các DNKN về tài chính, cơ sở hạ tầng, tỷ giá hối đoái… mà chưa làm rõ được sự ảnh hưởng của các chính sách cụ thể đối với từng giai đoạn phát triển của các DNKN. Verheul và cộng sự [176] nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1998 tại 23 quốc gia đã tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ về mặt tài chính như thành lập các quỹ hỗ trợ DNKN, các quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ về lãi suất từ phía ngân hàng. Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Pretorius và cộng sự [152]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập nhiều vai trò của chính phủ trong việc xây dựng chính sách tổng thể, cơ chế phối hợp giữa DNKN với các tổ chức tài chính mà chỉ tập trung đánh giá việc cung cấp vốn cho DNKN. Trong nghiên cứu của Leffler và Svedberg [133], Paco và cộng sự [151], O’Connor [148], GEM [107] đã chỉ rõ vai trò của giáo dục đối với hoạt động khởi nghiệp và sự cần thiết hỗ trợ giáo dục cho các DNKN. Điều này giúp các DNKN vượt qua được những khó khăn, khai thác tốt các tiềm năng, đặc biệt áp dụng thành công KHCN mới vào những ý tưởng kinh doanh mới. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào vai trò của giáo dục mà chưa đề cập đến những vấn đề quan trọng khác như văn hóa, trình độ, điều kiện từng địa phương… Trong các nghiên cứu này mới đang tập trung vào hỗ trợ cung cấp kiến thức cho DNKN từ các tổ chức giáo dục nhưng chưa giải quyết được tận gốc của vấn đề như: nguồn kinh phí, chính sách, cơ chế…. để các tổ chức giáo dục này có thể tiếp tục hỗ trợ cũng như đồng hành cùng các DNKN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo hướng hoạt động kiểm tra, giám sát công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp Kiểm tra, giám sát là thành phần rất quan trọng đối với quá trình thúc đẩy khởi nghiệp của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Điều này sẽ đảm bảo các đối tượng tham gia thực hiện đúng các quy định pháp luật, hạn chế thất thoát lãng phí nguồn lực của nhà nước. Nghiên cứu của Chowdhury và cộng sự [91] được thực hiện trong giai đoạn 2001 đến 2005 với 44 quốc gia đã sử dụng mô hình dữ liệu bảng để đánh giá các giả thuyết. Nghiên cứu cũng đề cập đến sự khác biệt về thời gian, bối cảnh địa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2