Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam
lượt xem 16
download
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về ODA và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc trên cả hai phương diện là đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Thông qua đánh giá này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n NGUYÔN THÞ LAN ANH HiÖu qu¶ sö dông nguån vèn hç trî ph¸t triÓn chÝnh thøc (ODA) t¹i khu vùc T©y B¾c, ViÖt Nam Chuyªn ngµnh: tµi chÝnh – ng©n hµng M· sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS. TS. NguyÔn thÞ BÊt Hµ Néi - 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Tất cả các số liệu và những trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Lan Anh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................1 1.1. Giới thiệu chung về đề tài ..............................................................................1 1.1.1. Các kết quả chính của đề tài......................................................................1 1.1.2. Đóng góp của đề tài...................................................................................2 1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................3 1.1.4. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................5 1.1.5. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................5 1.1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................6 1.1.7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................6 1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến luận án ..................................7 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước .......................................................................7 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .....................................................................11 1.2.3.Khoảng trống của các công trình nghiên cứu đã công bố ........................16 1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)...........................................................................................................17 1.3.1.Tổng quan về ODA ..................................................................................17 1.3.2. Tổng quan về hiệu quả sử dụng ODA.....................................................24 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA .....................................30 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ODA CỦA CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC .................................................................................................................35 2.1. Khái quát về tình hình thu hút, sử dụng ODA của Việt Nam .................35 2.1.1. Tình hình cam kết ODA ..........................................................................35
- iii 2.1.2. Tình hình ký kết ODA ............................................................................35 2.1.3. Tình hình giải ngân ODA........................................................................36 2.1.4. Tình hình sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực ........................................37 2.2. Thực trạng sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc ...............................38 2.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Tây Bắc ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA .........................................................................................38 2.2.2. Thực trạng sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc ..............................41 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................46 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA KHU VỰC TÂY BẮC .......47 3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc ..................................47 3.1.1. Đánh giá tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc 47 3.1.2. Đánh giá định tính về hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc ......62 3.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc ............................................................................................87 3.2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc .............................................................................................................87 3.2.2. Phương pháp khảo sát và phân tích dữ liệu ............................................89 3.2.3. Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA ...89 3.2.4. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc ......................................................................................................90 3.2.5. Kết quả phân tích EFA nhóm các nhân tố ảnh hưởng ............................94 3.2.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố ......................................94 3.2.7. Kết quả phân tích hồi quy giữa yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA ..................................................................................................................96 3.3. Đánh giá tổng thể về hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh Tây Bắc .......102 3.3.1. Kết quả đạt được ...................................................................................102 3.3.2. Những hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc..104
- iv 3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc .............................................................................................105 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................114 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA ẠI CÁC TỈNH VÙNG BÂY BẮC .......................................................................................115 4.1. Định hướng thu hút, sử dụng ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc ........115 4.1.1. Mục tiêu trong sử dụng ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc ................115 4.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ đến 2020 của các tỉnh khu vực Tây Bắc ...........................................................................................................116 4.1.3. Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đến 2020 khu vực Tây Bắc ....................................................................................................117 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc ....121 4.2.1. Nhóm giải pháp chung ..........................................................................121 4.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ điều hành tại các tỉnh khu vực Tây Bắc128 4.3. Kiến nghị .....................................................................................................140 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .......................................................................140 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ..................................................141 4.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính ..................................................................142 4.3.4. Kiến nghị với Ban chỉ đạo Tây Bắc ......................................................143 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................144 KẾT LUẬN ............................................................................................................145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................148 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá DAC Uỷ ban hỗ trợ phát triển FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDPBQ GDP bình quân đầu người IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển IMF Quỹ tiền tệ quốc tế KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư MOFA Bộ ngoại giao Nhật Bản NGOs Các tổ chức phi chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OEEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu TD&MNPB Trung du và miền núi phía Bắc UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA của Việt Nam thời kỳ 1993 - 2013 ........................................................................................36 Bảng 2.2: Tỷ trọng ODA đã giải ngân theo ngành, lĩnh vực của Việt Nam thời kỳ 1993-2013 .....................................................................................38 Bảng 2.3: Số lượng ODA ký kết vào khu vực Tây Bắc thời kỳ 1993 - 2013 ....41 Bảng 2.4: Tỷ lệ thu hút ODA theo vùng thời kỳ 1993 - 2013 ............................42 Bảng 3.1: Thống kê mô tả dữ liệu chung ...........................................................51 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định tính dừng cho các biến tỉnh Sơn La .....................53 Bảng 3.3: Kết quả hồi quy ban đầu cho các biến tại tỉnh Sơn La.......................53 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định phương sai sai số của mô hình ............................54 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định tự tương quan.......................................................54 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định tính dừng cho các biến tỉnh Điện Biên ................55 Bảng 3.7: Kết quả hồi quy ban đầu cho các biến tại tỉnh Điện Biên ..................55 Bảng 3.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số của mô hình tỉnh Điện Biên ....55 Bảng 3.9: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình tỉnh Điện Biên................56 Bảng 3.10: Kiểm định tính dừng các biến tỉnh Lai Châu .....................................56 Bảng 3.11: Kết quả hồi quy ban đầu cho các biến tại tỉnh Lai Châu ...................57 Bảng 3.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số của mô hình tỉnh Lai Châu .....57 Bảng 3.13: Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình tại Lai Châu ...................57 Bảng 3.14: Kết quả mô hình Fixed effect.............................................................58 Bảng 3.15. Kết quả mô hình Random effect ........................................................58 Bảng 3.16: Kiểm định Hausman...........................................................................58 Bảng 3.17: Mô hình sau cuối cùng cho khu vực Tây Bắc ....................................59 Bảng 3.18: Thang đo khảo sát được sử dụng trong đánh giá hiệu quả ODA .......64 Bảng 3.19: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý về các yếu tố thể hiện hiệu qủa sử dụng ODA ...............................................................72
- vii Bảng 3.20: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý về hiệu quả sử dụng ODA theo tiêu chí đề xuất của tác giả ......................................73 Bảng 3.21: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát người dân về hiệu quả sử dụng ODA ...................................................................................................74 Bảng 3.22: Kết quả tổng hợp đánh giá về tính phù hợp của ODA .......................75 Bảng 3.23: Kết quả tổng hợp đánh giá về tính hiệu quả của ODA ......................77 Bảng 3.24: Kết quả tổng hợp đánh giá về tính hiệu suất của ODA......................79 Bảng 3.25: Kết quả tổng hợp đánh giá về tính tác động của ODA ......................80 Bảng 3.26: Kết quả tổng hợp đánh giá về tính bền vững của ODA .....................82 Bảng 3.27: Kết quả tổng hợp đánh giá chung về hiệu quả sử dụng ODA ...........84 Bảng 3.28: Tổng hợp phân tích nhân tố thể hiện hiệu quả sử dụng ODA ...........85 Bảng 3.29: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố nhóm nhân tố hiệu quả sử dụng ODA theo đề xuất của tác giả ............................................................86 Bảng 3.30: Thang đo khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA ..88 Bảng 3.31: Kết quả kiểm định dữ liệu khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng ODA .....................................................................................89 Bảng 3.32: Kết quả tổng hợp đánh giá về mức độ đồng bộ của các chính sách điều hành có liên quan đến ODA .......................................................90 Bảng 3.33: Kết quả tổng hợp đánh giá về năng lực đội ngũ cán bộ tham gia trong quản lý, điều hành, thực hiện dự án ...................................................92 Bảng 3.34: Kết quả tổng hợp đánh giá về môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng của địa phương..................................................................93 Bảng 3.35: Kết quả kiểm định phân tích nhân tố .................................................94 Bảng 3.36: Phân tích tương quan..........................................................................95 Bảng 3.37: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA theo phương pháp thứ nhất .......................................................97 Bảng 3.38: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA theo phương pháp thứ nhất - lần thứ hai ..................................98
- viii Bảng 3.39: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng ODA theo phương pháp thứ hai .......................................................100 HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ biểu diễn tình hình cam kết, ký kết và giải ngân ODA của Việt Nam thời kỳ 1993-2013 .............................................................37 Hình 2.2: Biểu đồ biểu diễn giá trị GDP hàng năm các tỉnh khu vực Tây Bắc .40 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giải ngân ODA các tỉnh khu vực Tây Bắc và trung bình cả nước thời kỳ 1993- 2013 ..............................................42 Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ giải ngân ODA trung bình của khu vực Tây Bắc và cả nước thời kỳ 1993 - 2013 ..................................................43 Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ ODA/tổng vốn đầu tư các tỉnh khu vực Tây Bắc thời kỳ 1993-2013 .......................................................................44 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu ...........................................................................49 Hình 3.2: Biểu đồ đặc điểm đối tượng cán bộ quản lý tham gia khảo sát .........70 Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ cán bộ thuộc nguồn ODA tham gia khảo sát 71 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện đặc điểm người dân tham gia khảo sát ...................71 Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính phù hợp của ODA ..............76 Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính hiệu quả của ODA ..............76 Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính hiệu suất của ODA .............78 Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính tác động của ODA ..............81 Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá tính bền vững của ODA ............83 Hình 3.10: Biểu đồ biểu diễn kết quả đánh giá chung hiệu quả sử dụng ODA ...83 Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện phân phối phần dư theo phương pháp thứ nhất ......97 Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện phân phối phần dư theo phương pháp thứ nhất – lần thứ hai ..........................................................................................98 Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện phân phối phần dư theo phương pháp thứ hai ......100
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giới thiệu chung về đề tài 1.1.1. Các kết quả chính của đề tài Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án gồm: Thứ nhất, luận án khẳng định: ODA có tác động đến GDP bình quân đầu người ngay năm đầu tiên tại tỉnh Sơn La (mức ý nghĩa 5%), tác động không thực sự rõ ràng ở độ trễ 1 năm tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu (mức ý nghĩa 10%). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng khẳng định rằng ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế cả khu vực Tây Bắc ở độ trễ 1 năm. Kết quả này được kết luận từ phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews và STATA; Hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc được đội ngũ cán bộ và người dân thụ hưởng ODA đánh giá ở mức trung bình. Kết quả này dựa trên khảo sát 171 cán bộ tham gia quản lý ODA và 425 người dân thụ hưởng ODA sau đó được kiểm định, phân tích dựa trên phần mềm SPSS. Thứ hai, để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của khu vực Tây Bắc luận án đề xuất: 1. Tiếp tục sử dụng ODA phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến 2020 huy động được gần 50.000 tỷ đồng ODA. Nâng cao tỷ lệ giải ngân ODA đạt đến 75% so với ODA ký kết. Tập trung sử dụng ODA cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo. 2. Hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan trong quản lý, sử dụng ODA. Trong đó, tập trung vào việc ban hành các quy định cụ thể thực hiện nghị định 38/2013/NĐ-CP, điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA sao cho phù hợp với các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện chính sách chỉ đạo, điều hành trong lập kế hoạch, quản lý và giám sát vốn đối ứng. 3. Tăng cường liên kết giữa các tỉnh khu vực Tây Bắc trong quản lý, sử dụng ODA. Trong đó, Ban chỉ đạo Tây Bắc là cơ quan đầu mối trong xúc tiến thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của vùng.
- 2 4. Các tỉnh khu vực Tây Bắc tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ bằng các biện pháp: xây dựng đội ngũ, tuyển chọn cán bộ quản lý ODA mang tính chuyên nghiệp; thường xuyên nâng cao năng lực, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý ODA,... 5. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ quản lý, điều hành, thực hiện các chương trình, dự án ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc bao gồm: nâng cao chất lượng xây dựng đề cương sơ bộ; chất lượng hoạt động thông tin các chương trình dự án ODA; tăng cường công tác theo dõi, giám sát thực hiện ODA và nâng cao năng lực phối kết hợp trong chỉ đạo điều hành ODA. 1.1.2. Đóng góp của đề tài Luận án khi thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã có những đóng góp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Thứ nhất, về mặt lý luận Luận án góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận về: - Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA. - Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực vùng cao – miền núi nói chung, khu vực Tây Bắc nói riêng. Thứ hai, về mặt thực tiễn - Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng ODA dựa trên nhóm chỉ tiêu định lượng và nhóm chỉ tiêu định tính. - Xác định và phân tích một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA khu vực Tây Bắc, sử dụng công cụ SPSS để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên một cách khách quan. - Đánh giá và phân tích những thành công trong sử dụng ODA của khu vực Tây Bắc. - Đánh giá và phân tích những hạn chế còn tồn tại trong việc sử dụng ODA ở khu vực Tây Bắc. Nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? - Đề xuất một số giải pháp giúp các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý, các đơn vị thụ hưởng ODA đưa ra quyết định chính
- 3 xác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ở Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng. 1.1.3. Tính cấp thiết của đề tài Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm sát sao đến các nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) hiện nay, đối với các địa phương nghèo, các địa phương kém phát triển ngoài phần thu được tại địa phương còn có sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Ở nước ta hiện nay một nguồn vốn khác đóng vai trò quan trọng bổ sung cho NSNN để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đó là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Việc sử dụng có hiệu quả ODA trong quá trình phát triển của đất nước đã và đang là sự quan tâm lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho rằng “các khoản ODA mà Việt Nam ký kết trong 20 năm qua đã được sử dụng có hiệu quả, là một nguồn tài chính đáng kể để hỗ trợ cho những nỗ lực của Việt Nam, thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội quan trọng” [4]. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam nói chung và tất cả các tỉnh đang thụ hưởng ODA nói riêng phải quan tâm đến việc làm gì, làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Khu vực Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam với tổng diện tích là 37,5 nghìn km2 chiếm 11,3% tổng diện tích toàn quốc, các dân tộc thiểu số chiếm trên 75% tổng dân số [45]. Khu vực Tây Bắc hiện nay gồm 4 tỉnh là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu [49]. Theo khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2009 của Tổng Cục thống kê, tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực Tây Bắc là 39,4% theo tiêu chí của Chính phủ và là 49% theo tiêu chuẩn quốc tế căn cứ theo khối lượng calo tiêu thụ. Tính đến nay toàn bộ khu vực này có số huyện nghèo chiếm trên một nửa của cả nước (43/62 huyện), trình độ dân trí thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, chính trị chưa thực sự ổn định,... Nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Tây Bắc là
- 4 nguồn ngân sách địa phương và ngân sách trung ương cấp. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ lệ nhỏ, ODA hàng năm của các tỉnh hiện là rất thấp so với các khu vực khác trong cả nước. Với tỉnh Sơn La, 20 năm qua ODA chỉ chiếm khoảng 3% tổng vốn đầu tư của cả tỉnh. Tuy vậy, ODA đã thực sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tác động đến nhiều mặt kinh tế, xã hội, đặc biệt góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. Theo nhận định của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, "Trong những năm vừa qua mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng chính quyền các tỉnh phía Bắc đã có những kế hoạch hành động nhất định để xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, thành công và sự nỗ lực này còn rất hạn chế và dường như chỉ mới hiệu quả ở một số tỉnh cá biệt, chưa phát huy được hết tiềm năng của vùng" [1]. Sử dụng ODA trong thời gian qua của khu vực Tây Bắc chưa đạt hiệu quả cao do là các tỉnh nghèo, ngân sách phụ thuộc vào hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,… nên khả năng bảo đảm vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn. Các địa phương trong vùng chưa chủ động đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể thu hút ODA cho toàn vùng và cho từng địa phương. Năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, xã, thôn bản còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng… [1]. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các tỉnh Tây Bắc cần đẩy mạnh phát huy lợi thế, xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp; gắn huy động các nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút các dự án ODA, NGO; có chính sách ưu đãi để thu hút vốn ODA, FDI, vốn trong nước, phát triển kinh tế quốc tế, chính sách kinh tế cửa khẩu. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng ODA để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này của các tỉnh Tây Bắc được đặt ra như một đòi hỏi quan trọng và cấp bách. Với mong muốn góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam” cho luận án của mình.
- 5 1.1.4. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về ODA và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, tác giả đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc trên cả hai phương diện là đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Thông qua đánh giá này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh khu vực Tây Bắc, Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án gồm: - Tổng hợp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA trên phương diện định lượng, định tính và tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc theo các tiêu chí đã lựa chọn trong phạm vi thời gian từ năm 1993 đến năm 2013. - Phân tích, đánh giá bước đầu một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc. Từ đó khẳng định xem trong các yếu tố ảnh hưởng này yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào nhằm đưa ra đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cao. - Đề xuất giải pháp, khuyến nghị chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại khu vực Tây Bắc. 1.1.5. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hệ thống chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng ODA? Cách đánh giá như thế nào? 2. Hiệu quả sử dụng ODA ở khu vực Tây Bắc dựa trên hệ thống chỉ tiêu đánh giá định lượng và định tính đã lựa chọn hiện nay như thế nào? 3. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó ở khu vực Tây Bắc như thế nào? 4. Với kết quả nghiên cứu này, luận án giúp được gì cho các nhà quản lý, người hưởng ODA để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng?
- 6 1.1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng ODA tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Đánh giá hiệu quả sử dụng ODA được tập trung theo các nhóm chỉ tiêu định lượng và định tính gồm: Nhóm chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng ODA dựa trên đánh giá mức độ đóng góp của ODA đến tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Bắc, cụ thể là tác động đến GDP bình quân đầu người (GDPBQ) tại các tỉnh khu vực Tây Bắc. Nhóm chỉ tiêu định tính được phân tích dựa trên kết quả điều tra, khảo sát các đối tượng theo các tiêu chí đánh giá ODA của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Các đối tượng được điều tra, khảo sát gồm đội ngũ cán bộ có liên quan đến ODA và người dân trực tiếp thụ hưởng ODA. * Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung vào 3/4 tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc là: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Mẫu điều tra, khảo sát được thu thập từ 2 nhóm đối tương, thứ nhất là đối tượng cán bộ công chức có tham gia quản lý tại các chương trình, dự án ODA từ cấp tỉnh, huyện đến xã; thứ hai là người dân trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ các chương trình, dự án ODA. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 1993 đến năm 2013 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), UBND các tỉnh, Sở KH&ĐT các tỉnh, Cục Thống kê các tỉnh và tại BQL một số chương trình, dự án ODA tại 3 tỉnh khu vực Tây Bắc. 1.1.7. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu của luận án như đã đề ra, các phương pháp được sử dụng trong luận án gồm: - Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu: Kế thừa về mặt lý luận từ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước có liên quan đến ODA, sử dụng ODA, đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
- 7 ODA. Kế thừa các nhận xét, đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý ODA của Việt Nam,... - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,... - Phương pháp điều tra khảo sát: Thông qua hệ thống phiếu điều tra, khảo sát tại 3 tỉnh cho 2 nhóm đối tượng là nhà quản lý các chương trình, dự án ODA và nhóm người thụ hưởng từ các chương trình, dự án ODA. Đối tượng các nhà quản lý bao gồm: cán bộ thuộc cơ quan chủ quản, chủ dự án, ban quản lý các dự án, cán bộ có liên quan đến ODA từ cấp xã trở lên. Đối tường người trực tiếp thụ hưởng hoặc gián tiếp được hưởng lợi từ các chương trình, dự án ODA ở cấp bản, xã, thị trấn, thị xã. - Phương pháp phân tích số liệu: Các kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS, Eviews và STATA trong phân tích các nội dung sau: + Sử dụng SPSS để xử lý thông tin đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, nghiên cứu mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA. + Sử dụng phần mềm Eviews để lượng hóa mô hình tác động của ODA đến GDPBQ của từng tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. + Sử dụng STATA để lượng hóa mô hình đánh giá tác động của ODA đến GDPBQ của 3 tỉnh khu vực Tây Bắc. 1.2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến luận án 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1. Nguồn gốc và sự ra đời của ODA Trong bài viết “A History of the development assitance committe and the development co-operation derectorate in dates, names and figures” của Helmut Fuhrer cho thấy năm 1969 cơ quan Organisation of Economic Coorporation and Development (OECD) đã nêu ra khái niệm về ODA như sau: ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển; Thành tố hỗ trợ chiếm một khoản xác định trong khoản tài trợ này [68]. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại.
- 8 Và trong các báo cáo của OECD của các năm sau đó đã bổ sung, lượng hóa tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là khoảng 20% - 30% tùy thuộc vào nhà tài trợ cũng như quốc gia nhận viện trợ. 1.2.1.2. Nghiên cứu khẳng định tác động thuận chiều của ODA tới tăng trưởng kinh tế “Aid, Policies, and Growth” của Burnside và Dollar công bố năm 2000 [62], bài viết có thể được coi là nghiên cứu đầy đủ về phương pháp, số liệu đầu tiên khi đánh giá về tác động của ODA đến GPD bình quân đầu người. Nghiên cứu này kiểm tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài, chính sách kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả cho thấy rằng viện trợ có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển với các chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại tốt, nhưng ít có tác dụng trong sự hiện diện của các chính sách chưa tốt. Kết quả nghiên cứu khẳng định hiệu quả viện trợ phát triển tăng nếu nó được điều hòa trong hệ thống chính sách tốt hơn. Sau nghiên cứu trên năm 2004 William Easterly cùng cộng sự đã tiếp tục hướng nghiên cứu với số liệu bổ sung thêm đến năm 1997 ở bài viết “Aid, policies, and growth: comment” của Easterly và cộng sự năm 2004, kết quả tiếp tục khẳng định sự tác động của ODA đến GDP bình quân đầu người[65]. Năm 2001, nghiên cứu của Hansen và Tarp, “Aid and growth regressions”, các tác giả đã xem xét các mối quan hệ giữa viện trợ và phát triển nước ngoài vào GDP thực tế bình quân đầu người. Kết quả khẳng định, viện trợ làm tăng tốc độ tăng trưởng trong tất cả các khả năng và kết quả này là không có điều kiện về chính sách “tốt”[72]. Năm 2005, nghiên cứu của Burhop “Foreign assistance and economic development: a re-evaluation”, tiếp tục khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa chuỗi thời gian của viện trợ nước ngoài, thu nhập bình quân đầu người và đầu tư tại 45 nước đang phát triển. Nghiên cứu khẳng định không thể bác bỏ giả thiết không có mối quan hệ nhân quả giữa viện trợ và hiệu quả kinh tế [61]. Nghiên cứu của Karras năm 2006 “Foreign aid and long-run economic growth: empirical evidence
- 9 for a panel of developing countries” cũng điều tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng GDP bình quân đầu người sử dụng dữ liệu từ năm 1960-1997 của 71 nền kinh tế phát triển tiếp nhận viện trợ. Kết quả cho rằng tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực, lâu dài và có ý nghĩa về mặt thống kê [73]. Năm 2005, với nghiên cứu “How sustainable is the macroeconomic impact of foreign aid?” xem xét tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kéo dài bao lâu ở nước tiếp nhận. Kết quả cho thấy, tác động của viện trợ nước ngoài không chỉ trong năm nay mà còn nhận được từ năm trước đó [67]. Trong những năm gần đây, nghiên cứu của Adams và Atsu năm 2014, “Aid dependence and economic growth in Ghana” cho thấy tác động của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế ở Ghana giai đoạn 1970-2011, viện trợ nước ngoài đã có một tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng có một tác động tiêu cực về lâu dài. Trong nghiên cứu này, biến đầu tư và biến tiêu thụ của Chính phủ có liên quan đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó chính sách tài chính và thương mại không có tác động đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Ghana [60]. Còn “The Impact of Aid and Public Investment Volatility on Economic Growth in Sub-Saharan Africa” của Museru và công sự năm 2014, tác giả đã khảo sát những tác động của dòng vốn viện trợ và sự biến động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Phi trong giai đoạn 1992 - 2011. Ba biến biến động bao gồm viện trợ, thu ngân sách, đầu tư công được tích hợp vào một mô hình tăng trưởng để kiểm tra tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy mặc dù viện trợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tiềm năng, nhưng hiệu quả viện trợ có thể bị xói mòn bởi biến động trong đầu tư công [77]. 1.2.1.3. Nghiên cứu khẳng định tác động ngược của ODA đến tăng trưởng kinh tế Trong số những công trình nghiên cứu cho rằng ODA luôn tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng có những công trình khẳng định rằng ODA không tác động đến tăng trưởng kinh tế đó là:
- 10 Ngay từ những năm 1970 đã có nghiên cứu của Griffin năm 1970 “Foreign Capital Domestic Savings and Development” [70] và nghiên cứu của Shabbir và Mahmood năm 1992 trong bài “The Effects of Foreign Private Investment on Economic Growth in Pakistan” [80], cho rằng hỗ trợ phát triển có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu năm 2013 của Marwan “Export, Aid, Remittance and Growth: Evidence from Sudan”, tác giả khẳng định vai trò của xuất khẩu, viện trợ phát triển nước ngoài và dòng kiều hối liên quan đến tăng trưởng kinh tế ở Sudan trong giai đoạn năm 1977-2010. Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ tích cực dài chạy giữa tăng trưởng, xuất khẩu và kiều hối, trong khi giả thuyết viện trợ phát triển nước ngoài bị từ chối [74]. Trong nghiên cứu của Young và Sheehan năm 2014, “Foreign aid, institutional quality, and growth” khẳng định dòng viện trợ ảnh hưởng tiêu cực đến các tổ chức chính trị và kinh tế, đồng thời khẳng định nó chỉ tương quan thuận với tăng trưởng khi các tổ chức chính trị và kinh tế mạnh mẽ, điều chỉnh hiệu quả [82]. 1.2.1.4. Công cụ sử dụng trong phân tích, đánh giá các chương trình, dự án ODA Khi đánh giá các chương trình và dự án, các tiêu chí đầu tiên được đặt ra trong tài liệu của OECD vào năm 1991 “DAC Principles for the Evaluation of Development Assistance”. Trong tài liệu hướng dẫn này đánh giá gồm 5 tiêu chí đó là: mức độ phù hợp, tính hiệu suất, tính hiệu quả, tính tác động và tính bền vững. Đây là tài liệu gốc mà hầu hết các nhà tài trợ song phương, đa phương đều sử dụng để xây dựng hướng dẫn đánh giá của riêng mình [78]. Tài liệu “ODA Evaluation Guidelines – 8 Editions” của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản năm 2013. Với mục đích Bộ ngoại giao Nhật Bản (MOFA) thực hiện việc đánh giá chính sách và phân cấp chương trình (đánh giá của bên thứ 3) hàng năm nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của Chính phủ trước công chúng cũng như làm mới công tác quản lý ODA. Ấn bản đầu tiên của bản Hướng dẫn đánh giá vốn viện trợ ODA được biên soạn năm 2003 dựa trên các lý thuyết đánh giá chuẩn quốc
- 11 gia và quốc tế, được dùng như một chỉ số đánh giá của Bộ ngoại giao Nhật Bản về đánh giá sự hiệu quả của vốn viện trợ ODA. Bản hướng dẫn thứ 8 này được phát hành sau khi đã phát hành 7 ấn bản trước, tập hợp kinh nghiệm của Bộ trong việc đánh giá ODA và cập nhật những vấn đề mới nhất trong lĩnh vực này [75]. Bản hướng dẫn này được dự định là một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc đánh giá vốn ODA bằng cách đưa ra các chỉ tiêu đề xuất và ưu tiên, cũng như trình bày các khuôn mẫu đánh giá tham chiếu và các mục đích hệ thống hóa. 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2.2.1. Nghiên cứu về hiệu quả dự án đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Nhà nước Lý luận cơ bản về hiệu quả của các dự án đầu tư đã được phân tích kỹ trong cuốn “Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước” [24] của Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát hành năm 2001 và Trong cuốn “Giáo trình lập dự án đầu tư” của PGS.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt - Khoa Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát hành năm 2005 [27]. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư nói chung được nêu ra trong giáo trình. Phân tích hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư bao gồm: đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế, phân tích đóng góp của dự án vào thực hiện mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, đóng góp của dự án vào mục tiêu phân phối thu nhập, phân tích đóng góp của dự án vào cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, ... Trong luận án tiến sĩ “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của tác giả Lê Thế Sáu hoàn thành năm 2012, tác giả đã khẳng định hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN còn thấp so với kỳ vọng, được chứng minh qua mức độ tác động còn yếu của dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, môi trường, phát triển kinh tế vùng khó khăn và công bằng xã hội [30]. Nhưng kết quả nghiên cứu này chưa thể đúng đối với những khu vực khác có điều kiện hoàn toàn khác so với Bắc Giang. Đồng thời hệ thống chỉ tiêu được tác giả khẳng định trong việc đo lường hiệu quả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 270 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn