intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu các qui định về cơ sở thuế, thuế suất đối với thuế trực thu và các qui định quản lý thuế nói chung, bao gồm quản lý thuế trực thu và thuế gián thu được áp dụng với  doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để hiểu rõ hơn về đề tài, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận án!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

  1. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 6 1.1 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................. 6 1.1.1 Những nghiên cứu về hỗ trợ phát triển DNNVV ................................... 6 1.1.2 Các nghiên cứu về thuế ......................................................................... 11 1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu ..................................................... 17 1.1.4 Mục tiêu nghiên cứu của luận án .......................................................... 19 1.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án ....................................................... 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............. 25 2.1 Lý luận về thuế và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa................. 25 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế và chính sách thuế................................. 25 2.1.2 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chính sách thuế ................. 32 2.1.3 Quan điểm xây dựng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................................... 33 2.2 Lý luận và thực tiễn về gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa .... 36 2.2.1 Gánh nặng thuế ..................................................................................... 36 2.2.2 Chi phí tuân thủ thuế............................................................................. 37 i
  2. 2.2.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 42 2.3 Khung phân tích và phương pháp thực hiện của luận án .......................... 48 2.3.1 Khung phân tích của luận án ................................................................ 48 2.3.2 Phương pháp thực hiện của luận án ...................................................... 49 2.4 Kinh nghiệm quốc tế xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 51 2.4.1 Các qui định hỗ trợ giảm gánh nặng chi phí tuân thủ ........................... 52 2.4.2 Các qui định giảm gánh nặng thuế thu nhập doanh nghiệp .................. 60 2.4.3 Những nội dung có thể vận dụng ở Việt Nam ...................................... 63 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ....................................................... 66 3.1 Bối cảnh Kinh tế-xã hội và thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 66 3.1.1 Bối cảnh Kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2012 ................................. 66 3.1.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2001-2012 ................. 72 3.2 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 76 3.2.1 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung (trong đó có DNNVV) ................................................................................................. 77 3.2.2 Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa83 3.2.3 Đánh giá chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa .................. 87 3.3 Thực trạng gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .... 89 3.3.1 Mô tả các bước nghiên cứu ................................................................... 89 3.3.2 Thực trạng gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................................................................................. 94 ii
  3. 3.3.3 Gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp siêu nhỏ ................................. 108 3.3.4 Kết luận về thực trạng gánh nặng thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa 110 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẰM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ............................................................................................................. 113 4.1 Căn cứ hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ....................................................................................... 114 4.1.1 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 .............................. 114 4.1.2 Chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 117 4.1.3 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 118 4.2 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tới năm 2020 ....................................................................... 120 4.2.1 Quan điểm của luận án về hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................... 120 4.2.2 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................... 123 4.2.3 Giải pháp thực hiện ............................................................................. 133 4.2.4 Kiến nghị với Chính phủ .................................................................... 136 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 139 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 142 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 148 iii
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNSN Doanh nghiệp siêu nhỏ GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GTGT Giá trị gia tăng OECD Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân TTĐB Tiêu thụ đặc biệt iv
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Tiêu chí xác định DNNVV của EU .......................................................... 6 Bảng 1. 2: Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt nam .................................................... 7 Bảng 2. 1: Tỉ lệ phần trăm chi phí tuân thủ so với doanh thu tính thuế tại New Zealand năm 2006 .................................................................................................... 45 Bảng 2. 2:Tổng chi phí tuân thủ thuế ước tính tại các nước thành viên EU ............ 45 Bảng 2. 3:Tỉ lệ % chi phí tuân thủ so với doanh thu tại Slovenia và Croatia .......... 46 Bảng 2. 4: Ngưỡng kê khai thuế GTGT tại một số quốc gia ................................... 53 Bảng 2. 5: Ngưỡng kê khai thuế GTGT và ngướng đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp giản đơn .............................................................................................. 54 Bảng 2. 6: Các mức thuế suất thuế GTGT tại một số quốc gia ................................ 56 Bảng 2. 7: Hệ thống thuế khoán của Kazakhstan ..................................................... 59 Bảng 2. 8: Hệ thống thuế khoán theo đặc điểm doanh nghiệp ở Tây Ban Nha ....... 60 Bảng 3. 1: Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá cố định 1994 .................... 68 Bảng 3. 2: Số lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước..................... 75 Bảng 3. 3: Đóng góp của DNNVV trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và đất) ....................................................................................................................... 76 Bảng 3. 4: Đánh giá các hoạt động hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp ...................... 86 Bảng 3. 5: Thời gian trung bình lập hồ sơ kê khai thuế GTGT ............................... 95 Bảng 3. 6: Thời gian in hóa đơn trung bình trong một năm ..................................... 95 Bảng 3. 7: Thời gian trung bình tính số thuế GTGT phải nộp ................................. 96 Bảng 3. 8: Thời gian trung bình thực hiện kê khai thuế GTGT ............................... 96 Bảng 3. 9: Thời gian trung bình lập hồ sơ khai thuế TNDN .................................... 97 v
  6. Bảng 3. 10: Thời gian trung bình tính số thuế TNDN phải nộp............................... 97 Bảng 3. 11: Thời gian trung bình kê khai thuế TNDN............................................. 98 Bảng 3. 12: Thời gian tập hợp, lưu giữ hóa đơn chứng từ của DNNVV ................. 98 Bảng 3. 13: Thời gian lập hồ sơ và chờ hoàn thuế ................................................... 99 Bảng 3. 14: Thời gian lập hồ sơ và chờ giải quyết khiếu nại ................................. 100 Bảng 3. 15: Chi phí tư vấn thuế bên ngoài của doanh nghiệp................................ 102 Bảng 3. 16: Mức độ đóng góp của các loại chi phí tới tổng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp .......................................................................................................... 104 Bảng 3. 17: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian kê khai thuế GTGT ...... 105 Bảng 3. 18: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian kê khai thuế TNDN ..... 106 Bảng 3. 19: Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới gánh nặng thuế TNDN ......... 107 Bảng 3. 20: Đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới chi phí tuân thủ thuế của DNSN ....... 108 Bảng 3. 21: Đánh giá của DNSN về mức thuế khoán ............................................ 109 Bảng 3. 22: Lý do DNSN không đăng ký thuế ...................................................... 110 Bảng 3. 23: Đánh giá của DNSN đối với hỗ trợ của cơ quan thuế ........................ 110 vi
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án .................................................................... 21 Hình 2: Khung phân tích của luận án ....................................................................... 48 Hình 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2012 ........................................ 67 Hình 4: Số lượng DNNVV thành lập mới giai đoạn 2006-2012 ............................. 74 Hình 5: Đánh giá của doanh nghiệp về chi phí thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế ................................................................................................................................ 101 vii
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. DNNVV chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn thế giới, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách… Ở Việt Nam, DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách (số liệu thống kế năm 2010) [8]. Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, DNNVV luôn được chính phủ các nước quan tâm và hỗ trợ phát triển. Các nước phát triển đã sớm có những chính sách hỗ trợ DNNVV và đã được những thành công nhất định. Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, cần phải hỗ trợ DNNVV trên cả hai lĩnh vực: tài chính và phi tài chính. Một mặt, với ưu điểm dễ khởi nghiệp, linh hoạt, phát huy được nghề truyền thống, là vườn ươm tài năng kinh doanh nhưng mặt khác DNNVV lại có qui mô nhỏ, trình độ lao động và quản lý thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế. Với những hạn chế của mình, DNNVV cần được sự hỗ trợ để phát triển. Ngày 30 tháng 06 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ- CP, qui định việc trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định nêu rõ các nhóm giải pháp trợ giúp bao gồm: hỗ trợ tài chính; hỗ trợ mặt bằng; hỗ trợ đổi mới công nghệ; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay. Do khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay nên nguồn vốn của DNNVV chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Một bộ phận quan trọng của vốn chủ sở hữu là lợi nhuận giữ lại. Đây chính là nguồn lực tài chính chủ yếu để tái đầu tư và phát triển của DNNVV. Tuy nhiên nguồn lực tài chính này của doanh nghiệp chịu gánh nặng lớn do nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Nghĩa vụ thuế là bắt buộc. Đứng trên quan điểm lợi ích của doanh nghiệp, chính sách thuế tạo ra gánh nặng thuế cho DNNVV, những doanh nghiêp có nguồn lực tài chính phụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu. Vì vậy, giảm gánh nặng 1
  9. thuế được coi là một giải pháp quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV. Do đó, chính sách thuế là một chính sách quan trọng trong giải pháp hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Các quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang xây dựng hệ thống chính sách thuế hỗ trợ hiệu quả cho DNNVV. Khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam: tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy giảm; thâm hụt ngân sách luôn ở mức gần 5%; nhiều doanh nghiệp bị phá sản. Chỉ tính riêng năm 2012, đã có khoảng 50000 DNNVV bị giải thể hoặc ngừng hoạt động [6]. Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp về thuế như: xóa nợ thuế; giãn nộp thuế, nhằm giúp đỡ DNNVV thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, những giải pháp trên chỉ giải quyết những khó khăn ngắn hạn cho DNNVV. Chính sách thuế của Việt Nam vẫn thiếu những qui định hỗ trợ phát triển DNNVV trong dài hạn. Các qui định về thuế chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển. Một thông báo mới đây của WB và tổ chức tài chính thế giới (IFC) về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2013 cho thấy, môi trường kinh doanh của Việt Nam không có nhiều cải thiện và tiếp tục trụ hạng ở vị trí 99/189 nền kinh tế trên thế giới. Riêng lĩnh vực nộp thuế tụt 11 bậc, từ xếp hạng 138/183 quốc gia, xuống vị trí 149/189 quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam phải mất tới 1/3 thời gian làm việc trong năm, tức 872 giờ để tuân thủ chính sách thuế. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là DNNVV khi mà nhiều chủ doanh nghiệp phải kiêm nhiệm cả công việc kê khai thuế. TS. Trần Đình Thiên, Giám đốc Viện kinh tế Việt Nam nhận xét, thủ tục thuế mặc dù có nỗ lực cải thện nhưng chậm, bao nhiêu năm vẫn duy trì thủ tục "hành hạ" doanh nghiệp. Còn bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết: mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng tổng thuế phải trả lại tăng lên, gánh nặng về thuế đang đến từ các loại phí và thuế giá trị gia tăng. Vì vậy việc hoàn thiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng, theo quan điểm giảm nhẹ gánh nặng thuế, nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, được xem như là một vấn đề mang tính bức xúc nhất hiện nay ở Việt Nam. 2
  10. Với cách đặt vấn đề nói trên, mong muốn góp phần tìm ra hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển của DNNVV, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam”, những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cần giải quyết như sau: - Những yếu tố cấu thành trong chính sách thuế đã tạo gánh nặng thuế đối với các DNNVV như thế nào? - Thực trạng chính sách thuế hiện nay ở Việt Nam đã tạo ra những gánh nặng thuế đối với các DNNVV như thế nào? - Kinh nghiệm quốc tế xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ cho DNNVV như thế nào và Việt Nam vận dụng được những gì từ những kinh nghiệm đó? - Chính sách thuế của Việt Nam hiện nay cần hoàn thiện như thế nào để giảm nhẹ gánh nặng thuế, hỗ trợ phát triển DNNVV? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Về chính sách thuế: Luận án nghiên cứu các qui định về sơ sở thuế, thuế suất đối với thuế trực thu và các qui định quản lý thuế nói chung, bao gồm quản lý thuế trực thu và thuế gián thu được áp dụng với DNNVV, và chủ yếu đi sâu nghiên cứu ở góc độ: cấu trúc chính sách thuế tạo gánh nặng thuế cho doanh nghiệp như thế nào? Về doanh nghiệp: đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV, và chia làm hai nhóm: các DNNVV và DNSN vì trên thực tế hai nhóm doanh nghiệp này có mức độ “chịu” gánh nặng thuế không giống nhau. Việc nghiên cứu làm hai nhóm giúp cho luận án có những phân tích và đề xuất thiết thực hơn. Mặc dù đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng luận án không nghiên cứu một doanh nghiệp cá biệt mà đứng trên góc độ nhóm doanh nghiệp nhỏ 3
  11. và vừa theo mục tiêu quản lý thuế. Với mục đích có những đóng góp ở góc độ hoạch định chính sách thuế phát triển nhóm DNNVV phù hợp với mục tiêu quản lý thuế. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về thời gian: Những qui định về thuế trong giai đoạn 2006-2013 vì đây là giai đoạn cải cách thuế lần thứ ba của Việt Nam kể từ sau đổi mới kinh tế 1986. Giai đoạn này đánh dấu sự thay đổi căn bản của chính sách thuế so với giai đoạn trước để đưa nền kinh tế nước nhà hội nhập kinh tế quốc tế và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những qui định về thuế từ 2006 -2013 về cơ bản không có nhiều thay đổi. Luận án đề xuất nội dung và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV đến năm 2020. Phạm vi đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu hai loại thuế có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất và phức tạp nhất hiện nay là thuế GTGT và thuế TNDN. Hai loại thuế trên đều rất phức tạp và có nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý đối với cơ quan thuế và là hai loại thuế tạo gánh nặng chủ yếu cho DNNVV. Các loại thuế gián thu khác có phạm vi điều chỉnh nhỏ và không tạo nhiều gánh nặng thuế. Ví dụ chỉ có 8% số lượng doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động xuất- nhập khẩu [4], là những đối tượng nộp thuế xuất khẩu-nhập khẩu. Do đó, gánh nặng thuế của DNNVV được tạo ra chủ yếu bởi thuế GTGT và thuế TNDN. 4. Những đóng góp của luận án Những đóng góp về lý luận Thứ nhất, từ cơ sở lý luận về gánh nặng thuế và kết quả những nghiên cứu trước, luận án đã làm rõ gánh nặng thuế của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai yếu tố: số thuế trực thu phải nộp và chi phí tuân thủ thuế. Luận án chỉ rõ gánh nặng thuế làm giảm lợi nhuận giữ lại, nguồn lực tài chính quan trọng của DNNVV. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế để hỗ trợ phát triển DNNVV là đòi hỏi khách quan. Thứ hai, trên cơ sở phân tích hai yếu tố tạo gánh nặng thuế của doanh nghiệp là số thuế trực thu phải nộp và chi phí tuân thủ thuế, luận án đã xây dựng khung 4
  12. nghiên cứu gánh nặng do thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) tạo ra cho doanh nghiệp. Số thuế TNDN phải nộp phụ thuộc vào thu nhập tính thuế và thuế suất. Chi phí tuân thủ thuế được đo bằng tiền và thời gian. Các qui định về quản lý thuế là yếu tố chính tạo ra chi phí tuân thủ thuế. Những đóng góp trong thực tiễn Thứ nhất, chi phí tuân thủ thuế về thời gian của DNNVV ở Việt Nam được phản ánh qua thời gian kê khai, nộp thuế; thời gian chờ hoàn thuế, khiếu nại về thuế; thời gian phục vụ thanh tra, kiểm tra về thuế. Chi phí tuân thủ thuế bằng tiền phản ánh qua chi phí thuê tư vấn thuế bên ngoài, tiền lương trả cho kế toán thuế, chi phí bồi dưỡng kiến thức về thuế và các chi phí khác. Bằng kết quả khảo sát, luận án đã cho thấy DNNVV ở Việt Nam hiện nay đang phải gánh chịu chi phí tuân thủ thuế lớn. Thứ hai, luận án đề xuất sử dụng công thức tính ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT do Keen và Mintz đề xuất năm 2004. Theo đó, ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT hợp lý ở Việt Nam phải là 400 triệu đồng thay vì 100 triệu đồng như qui định hiện nay. Thứ ba, luận án cũng đề xuất cần có các qui định ưu đãi thiết thực hơn nữa cho DNNVV, trong đó nổi bật là: cho phép doanh nghiệp trừ 150% chi phí thực tế đầu tư vào khoa học công nghệ; ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp mới thành lập; giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT. 5. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 3: Thực trạng chính sách thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 4: Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 5
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu 1.1.1 Những nghiên cứu về hỗ trợ phát triển DNNVV 1.1.1.1 Khái niệm DNNVV Phạm Văn Hồng [25], Trần Thị Vân Hoa [24] đã nêu kinh nghiệm quốc tế trong việc xác định DNNVV thông qua tiêu chí định tính và định lượng. Tiêu chí định tính dựa trên đặc trưng cơ bản của các DNNVV như chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Tiêu chí định lượng thường bao gồm các nhóm chỉ tiêu về: số lao động thường xuyên, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận. Trong đó vốn và số lao động được áp dụng nhiều nhất làm tiêu chí xác định DNNVV. Mặc dù vậy tiêu thức xác định DNNVV không giống nhau ở các quốc gia khác nhau. Ngay tại mỗi quốc gia thì các tiêu thức để xác định DNNVV cũng có thể thay đổi tùy theo trình độ phát triển của từng thời kỳ, các ngành nghề khác nhau. Tiêu chí “số lao động” và “Số vốn” được sử dụng nhiều nhất. Ví dụ: DNNVV ở các nước thuộc cộng đồng chung châu Âu (EU) được xác định như sau: Bảng 1. 1: Tiêu chí xác định DNNVV của EU Số lao động Tổng tài sản DN siêu nhỏ < 10 < 2 triệu Euro DN nhỏ < 50 < 10 triệu Euro DN vừa < 250 < 43 triệu Euro Nguồn: OECD(2009), taxation of SMEs [67] Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, DNNVV là những cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng 6
  14. nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Cụ thể, số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 20 đến 200 người lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là doanh nghiệp vừa. Hoặc số vốn dưới 20 tỷ là doanh nghiệp nhỏ, từ 20 tỷ đến 100 tỷ là doanh nghiệp vừa.[16] Bảng 1. 2: Tiêu chí xác định DNNVV ở Việt nam Doanh Quy mô nghiệp siêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Tổng nguồn Tổng nguồn Số lao động Số lao động Số lao động Khu vực vốn vốn Nông, lâm nghiệp và < 10 < 20 tỷ 10 – 200 20 – 100 tỷ 200 – 300 thủy sản Công nghiệp và xây < 10 < 20 tỷ 10 – 200 20 – 100 tỷ 200 – 300 dựng Thương mại và dịch vụ < 10 < 10 tỷ 10 – 50 10 – 50 tỷ 50 – 100 Nguồn:Nghị định chính phủ số 56/2009/NĐ-CP [16] Tuy nhiên, những tiêu chí trên (số lao động, số vốn) chỉ mang tính thống kê, không mang nhiều ý nghĩa trong quản lý. Lĩnh vực quản lý khác nhau cần có tiêu chí riêng để xác định DNNVV sao cho phù hợp. Trong lĩnh vực quản lý thuế, tiêu chí sử dụng để xác định DNNVV cần phải phù hợp với từng loại thuế. Cụ thể, mỗi loại thuế có đối tượng chịu thuế khác nhau, tiêu chí được sử dụng cần phù hợp với đối tượng chịu thuế. 1.1.1.2 Đặc điểm của DNNVV Phạm Văn Hồng [25], Trần Thị Vân Hoa [24] đều chỉ ra những đặc điểm của DNNVV bao gồm: 7
  15. Thứ nhất, DNNVV có qui mô vốn nhỏ, chủ yếu là vốn tự sở hữu, huy động từ bạn bè, người thân. DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính. Thứ hai, quy mô lao động nhỏ, chất lượng lao động thấp. Số lượng lao động trong các DNNVV thường rất ít, thiên về sử dụng lao động gia đình. Chất lượng lao động thấp do phần lớn có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp. Thứ ba, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của DNNVV là lĩnh vực chế biến, gia công và dịch vụ. Do cấu trúc và quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ bé, phạm vi hoạt động hẹp nên DNNVV rất linh hoạt và nhạy bén trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi, các DNNVV có thể dễ dàng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Thứ tư, người điều hành DNNVV thường là chủ sở hữu, vì vậy trình độ quản lý không cao. Do đó, khi gặp khó khăn DNNVV dễ rơi vào rủi ro phá sản. Việc thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại (một phần quan trọng của vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp. Với qui mô vốn nhỏ, chủ yếu là vốn chủ sở hữu nên việc thực hiện nghĩa vụ thuế thực sự tạo ra gánh nặng cho DNNVV. Gánh nặng đó là một trong những nhân tố kìm hãm sự phát triển của DNNVV. Vì vậy, việc giảm gánh nặng thuế là cần thiết để hỗ trợ phát triển DNNVV. 1.1.1.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Cũng theo những nghiên cứu trên DNNVV có những hạn chế vốn có, vì thế để vượt qua những khó khăn và bất lợi trong quá trình tự phát triển, DNNVV cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Những hạn chế của DNNVV cần được hỗ trợ: Thứ nhất, hạn chế về qui mô vốn cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức là nguyên nhận ngăn cản khả năng mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường của DNNVV. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ, trình độ quản lý hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến DNNVV khó tiếp cận với thị trường vốn chính thức. Tài chính luôn là vấn đề chính của DNNVV quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, DNNVV rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, do độ rủi ro cao. Thậm chí ở những nước có các điều kiện tín dụng dễ 8
  16. dàng thì một nhà doanh nghiệp nhỏ cũng gặp khó khăn để đạt được sự giúp đỡ tài chính. Họ không thể đáp ứng các điều kiện của các tổ chức cho vay. Do vậy. DNNVV thường phải tiếp cận với nguồn vốn không chính thức, có lãi suất cao. Chi phí về vốn cao là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần thiết phải hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Thứ hai, trình độ công nghệ lạc hậu, thiết bị máy móc cũ kỹ, dây chuyền sản xuất lạc hậu phần lớn còn mang tính thủ công. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của DNNVV. Nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm đối với họ thực sự là một khó khăn. Do vậy, việc hỗ trợ DNNVV đổi mới hệ thống thiết bị, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Thứ ba, hạn chế trong tiếp cận thông tin: DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng và rẻ; những chính sách hỗ trợ của chính phủ. Để phát triển DNNVV cần phải mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, DNNVV lại gần như không có hoặc có rất ít thông tin về thị trường ngoài nước. Bên cạnh đó việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ và chất lượng cũng là mục tiêu hàng đầu của DNNVV. Nguồn nguyên liệu giá rẻ và chất lượng sẽ giúp DNNVV nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Khả năng tiếp cận thông tin hạn chế còn khiến DNNVV ít được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Vì vậy, mặc dù là đối tượng được hưởng những chính sách hỗ trợ nhưng DNNVV lại không biết được điều này, khiến cho họ không nhận được hoặc không biết cách nhận những lợi ích từ các chương trình trợ giúp của chính phủ. Thứ tư, trình độ quản lý và chất lượng lao động hạn chế: DNNVV thường không có chiến lược phát triển doanh nghiệp rõ ràng, cũng như khả năng bồi dưỡng 9
  17. nâng cao chất lượng lao động. Vì vậy, cần thiết phải hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển. [24],[25] 1.1.1.4 Quan điểm hỗ trợ DNNVV Theo Trần Thị Vân Hoa [24], DNNVV có những đặc thù riêng, khó khăn riêng, do đó cần có một khuôn khổ chính sách, khung pháp lý, thậm chí ban hành luật riêng để hỗ trợ DNNVV. Các dẫn chứng được chỉ ra như trường hợp của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Các quốc gia trên có những quy định rất cụ thể ưu đãi về đất đai, thuế suất, hỗ trợ các DNNVV. Phạm Văn Hồng [25], Nguyễn Minh Tuấn [48], Lê Thị Mỹ Linh [26], cho rằng DNNVV cũng là một bộ phận doanh nghiệp của nền kinh tế, hơn nữa lại có số lượng lớn nên không cần có văn bản pháp lý hay đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động của nhóm doanh nghiệp này. Và nếu có một khung chính sách riêng cho DNNVV thì khung chính sách đó không được đề cập đến những vấn đề về ưu đãi (ví dụ ưu đãi thuế), mà chỉ đề ra một định hướng, chủ trương làm cơ sở cho các hoạt động hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức của nhà nước, cũng như của các hiệp hội hay các tổ chức khác đối với DNNVV. Theo quan điểm của luận án, cần có những qui định dành riêng cho DNNVV vì trong lĩnh vực quản lý thuế, việc thực hiện các qui định tương tự như doanh nghiệp lớn sẽ tạo gánh nặng quá mức cho DNNVV, do qui mô và trình độ quản lý thấp. 1.1.1.5 Các chính sách hỗ trợ DNNVV Các tác giả Phạm Văn Hồng [25], Nguyễn Minh Tuấn [48], Lê Thị Mỹ Linh [26], Trần Thị Vân Hoa [24], đều có cùng quan điểm khi cho rằng Chính phủ cần có các chính sách tài chính và phi tài chính để hỗ trợ phát triển DNNVV. Chính sách tài chính bao gồm: Những giải pháp giúp DNNVV tiếp cận với nguồn vốn chính thức như ưu đãi tín dụng, bảo lãnh tín dụng, thuê mua, bao thanh toán, đầu tư vốn mạo hiểm, tài trợ xuất khẩu; thành lập quĩ phát triển DNNVV và 10
  18. chính sách thuế gồm các qui định ưu đãi thuế suất, giảm tần suất kê khai, đơn giản hóa hệ thống quản lý nhằm giảm chi phí tuân thủ. Chính sách phi tài chính bao gồm: chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học-công nghệ và giải pháp cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; Chính sách phát triển nguồn nhân lực gồm các giải pháp hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; Chính sách phát triển khoa học-công nghệ gồm các giải pháp trợ giúp doanh nghiệp đổi mới, tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các giải pháp trợ giúp thông tin bao gồm các giải pháp cung cấp thông tin về chính sách, nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường… Như vậy, có thể thấy chính sách thuế là một trong những chính sách tài chính quan trọng, không thể thiếu được trong việc hỗ trợ phát triển DNNVV. Mặc dù vậy, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất sử dụng chính sách thuế để hỗ trợ phát triển DNNVV, mà chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể các qui định về thuế. 1.1.2 Các nghiên cứu về thuế 1.1.2.1 Khái niệm thuế và chính sách thuế a. Khái niệm thuế Theo Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu(2009): “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục địch công cộng”.[27, tr.5] Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào (2002): “Thuế là khoản đóng góp theo qui định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho ngân sách Nhà nước”. [2, tr.6] Mặc dù có sự khác biệt đôi chút trong định nghĩa về thuế, nhưng các tác giả đều có cùng quan điểm về bản chất của thuế: là khoản đóng góp bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức. 11
  19. b. Chính sách thuế Theo La Xuân Đào [23, tr.11], “chính sách thuế là tổng thể những quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ mà Nhà nước sử dụng để ra quyết định về thu nhập, huy động nguồn thu từ thuế nhằm đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình.” Khái niệm trên mang tính tổng quát cao, nó cho thấy vị trí quan trọng của chính sách thuế trong quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm trên thiếu tính cụ thể nên rất khó để vận dụng trong luận án. Do đó, để phục vụ cho việc nghiên cứu, luận án cần nêu quan điểm riêng về chính sách thuế. 1.1.2.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp trong quản lý thuế Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2011: “Nghiên cứu tiêu chí và phương pháp phân loại doanh nghiệp để giảm tần suất kê khai thuế”, tác giả Nguyễn Quang Tiến [46] đã chỉ ra những khó khăn gặp phải khi sử dụng các tiêu chí “số lao động”, “tổng nguồn vốn” (theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP) trong quản lý thuế. Tác giả phân tích: Số liệu về tổng nguồn vốn của doanh nghiệp được gửi đến cơ quan thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (ngày 30 hoặc 31/3 hàng năm), trong khi việc xác định nghĩa vụ kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp theo tháng hay theo quý phải được xác định ngay đầu tháng 2 hàng năm. Mặt khác, số liệu về tổng nguồn vốn trong Báo cáo tài chính bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn vốn khác… do đó trong nhiều trường hợp cũng không phản ánh đúng quy mô cũng như năng lực, trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. [46] Đối với tiêu chi “số lao động”: Cơ quan thuế có thông tin về số lao động trong năm của doanh nghiệp thông qua các bảng kê khai về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tuy nhiên đây không phải là thông tin về số lao động bình quân trong năm. Mặt khác, phương pháp tính số lao động bình quân trong năm cũng chưa được hướng dẫn thống nhất, cơ quan thuế không quản lý và gần như không kiểm tra được việc kê khai của doanh nghiệp có đúng hay không. 12
  20. Việc phân chia doanh nghiệp theo quy mô vốn ở 3 khu vực sản xuất kinh doanh là (i) Nông, lâm nghiệp và thủy sản; (ii) Công nghiệp và xây dựng; (iii) Thương mại và dịch vụ: tương đối rộng, không tương thích với việc phân loại mã ngành kinh tế hiện nay cơ quan thuế đang sử dụng hoặc phân loại theo mục lục ngân sách. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành thì việc xác định quy mô vốn theo ngành cũng rất phức tạp. Tác giả nhận định: “...Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp khác nhằm các mục tiêu trợ giúp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được áp dụng tại Việt Nam cũng rất khó hay nói cách khác là không thể áp dụng được cho công tác quản lý thuế. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống tiêu chí riêng để phân loại người nộp thuế phục vụ cho mục tiêu quản lý thuế...”. [46, tr.53-55] Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất sử dụng tiêu chí “doanh thu” để phân loại doanh nghiệp áp dụng trong qui định về kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TTĐB. Như vậy, tiêu chí “doanh thu” là tiêu chí phù hợp để phân loại, xác định DNNVV áp dụng trong quản lý thuế GTGT. 1.1.2.3 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế Có nhiều nghiên cứu về định hướng hoàn thiện chính sách thuế, trong đó có thể kể tới nghiên cứu “Định hướng hoàn thiện chính sách thuế Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới” của Nguyễn Phước Tiên (2010)[45], và nghiên cứu “Các giải pháp về Thuế nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Tú (2009)[49]. Các tác giả đã chỉ ra hướng hoàn thiện các loại thuế hiện hành: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất-nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế TNCN, thuế TNDN, thuế tài nguyên, thuế nhà đất nhằm mục tiêu phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hoặc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó đáng chú ý là định hướng hoàn thiện thuế GTGT và thuế TNDN. Đối với thuế GTGT, các tác giả đề xuất hoàn thiện theo hướng: giảm số loại thuế suất từ ba loại 0%, 5%, 10% xuống hai loại thuế suất bao gồm 0% và 7%. Giảm số lượng đối tượng không chịu thuế GTGT nhằm tạo sự liên hoàn trong việc 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0