intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

104
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất phương hướng, hệ thống các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng năm 2030

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------gh---------- NGUYỄN QUỐC HUY HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS Bùi Tiến Hanh 2. PGS, TS Nguyễn Thức Minh HÀ NỘI, NĂM 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này! Hà Nội, ngày…….tháng…….năm 2014 Tác giả Luận án Nguyễn Quốc Huy i
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH x MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI NSĐP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GTĐB 9 1.1. Tổng quan về hạ tầng GTĐB 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hạ tầng GTĐB 9 1.1.2. Phân loại hạ tầng GTĐB 14 1.1.3. Vai trò hạ tầng GTĐB với sự phát triển KTXH 16 1.2. Chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 20 1.2.1. Khái niệm chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 20 1.2.2. Đặc điểm chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 22 1.2.3 Nội dung chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 25 1.3. Quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 31 1.3.1. Khái niệm quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 31 1.3.2. Nguyên tắc quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 33 1.3.3. Nội dung quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 38 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 63 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chi NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 67 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 67 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm của quốc tế về quản lý chi NSNN đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 71 ii
  4. Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSĐP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GTĐB TỈNH VĨNH PHÚC 76 2.1. Điều kiện tự nhiên, KTXH và hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 76 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, KTXH tỉnh Vĩnh Phúc 76 2.1.2. Tình hình hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 81 2.2. Thực trạng quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 85 2.2.1. Phân cấp quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 85 2.2.2. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 90 2.2.3. Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng hạ tầng GTĐB 94 2.2.4. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 95 2.2.5. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 102 2.2.6. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 105 2.3. Đánh giá về thực trạng quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 108 2.3.1. Kết quả đạt được 108 2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 119 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NSĐP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GTĐB TỈNH VĨNH PHÚC 145 3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 145 3.1.1 Mục tiêu phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc 145 3.1.2 Định hướng phát triển KTXH tỉnh Vĩnh Phúc 146 3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 147 iii
  5. 3.2.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 147 3.2.2. Định hướng hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 148 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 149 3.3.1. Phân cấp quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB đảm bảo cân đối NS và phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ 149 3.3.2. Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB gắn kết với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí 152 3.3.3. Thực hiện minh bạch, bình đẳng trong việc lựa chọn nhà thầu và hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 159 3.3.4. Tăng cường quản lý thanh toán vốn đầu tư chặt chẽ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSĐP 162 3.3.5. Đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB để giải quyết nợ đọng khối lượng hoàn thành và tất toán tài khoản 173 3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 176 3.3.7. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 180 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp 183 3.4.1. Xây dựng quy hoạch tổng thể, đồng bộ kết cấu hạ tầng GTĐB của tỉnh 183 3.4.2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương về quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 184 3.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB 187 iv
  6. 3.4.4. Nâng cao năng lực và trình độ cán bộ quản lý 188 3.4.5. Lộ trình thực hiện 190 KẾT LUẬN 193 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIÁ xi DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xii PHỤ LỤC xx v
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT: Xây dựng - chuyển giao BOT: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BTO: Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh BOO: Xây dựng - sở hữu - kinh doanh CTMT: Chương trình mục tiêu CNH Công nghiệp hoá CPTM Cổ phần thương mại DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTPT đầu tư phát triển EPC: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (hợp đồng tổng thầu EPC) FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GTĐB: Giao thông đường bộ GTNT: Giao thông nông thôn GTNĐ Giao thông nội đồng GTVT Giao thông vận tải GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐH Hiện đại hoá HĐND: Hội đồng nhân dân ISO Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá JAK: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KBNN: Kho bạc nhà nước KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KHPT Kế hoạch phát triển KTXH Kinh tế - xã hội KCHT Kết cấu hạ tầng MTTQ Mặt trận tổ quốc NCKH Nghiên cứu khoa học NS Ngân sách vi
  8. NSNN Ngân sách nhà nước NSTW: Ngân sách Trung ương NSĐP: Ngân sách địa phương NST: Ngân sách cấp tỉnh NSH: Ngân sách cấp huyện NSX: Ngân sách xã NXB Nhà xuất bản ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức PPP: Hợp tác công - tư TABMIS Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước TSCĐ Tài sản cố định UBND: Uỷ ban nhân dân USA Đô la Mỹ UBKT Ủy ban kiểm tra XDCB: Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa vii
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tình hình thu, chi NSĐP tỉnh Vĩnh Phúc 80 Bảng 2.2 Hệ thống GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2010 83 Bảng 2.3 Quyết định đầu tư dự án hạ tầng GTĐB của tỉnh Vĩnh Phúc 89 Bảng 2.4 Tình hình lập kế hoạch vốn hàng năm đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 93 Bảng 2.5 Tình hình lựa chọn nhà thầu xây dựng dự án hạ tầng GTĐB đầu tư bằng nguồn vốn NSĐP tỉnh Vĩnh Phúc 94 Bảng 2.6 Thanh toán vốn đầu tư các dự án hạ tầng GTĐB theo hình thức hợp đồng BT tỉnh Vĩnh Phúc 99 Bảng 2.7 Chi ứng trước dự toán NS năm sau đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 100 Bảng 2.8 Chi chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 101 Bảng 2.9 Tình hình quyết toán vốn đầu tư và nợ đọng khối lượng hoàn thành các dự án hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 103 Bảng 2.10 Cơ cấu chi NSĐP đầu tư dự án hạ tầng GTĐB của tỉnh Vĩnh Phúc 109 Bảng 2.11 Tình hình đấu thầu dự án xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 113 Bảng 2.12 Thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành dự án hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 114 Bảng 2.13 Thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 115 Bảng 2.14 Từ chối thanh toán chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 116 Bảng 2.15 Tình hình dự án hạ tầng GTĐB hoàn thành và đưa vào sử dụng của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc 120 viii
  10. Bảng 2.16 Kết quả phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng dự án hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 122 Bảng 2.17 Tình hình nợ đọng khối lượng hoàn thành các dự án hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 140 ix
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Hạ tầng GTĐB phân theo cấp độ kỹ thuật 16 Hình 2.1 Cơ cấu GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc - Năm 2010 84 Hình 2.2 Phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 87 Hình 2.3 Chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2007 - 2013 91 Hình 2.4 Tình hình tạm ứng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 96 Hình 2.5 Thanh toán khối lượng hoàn thành dự án hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc 97 Hình 2.6 Tình hình nợ đọng khối lượng hoàn thành các dự án hạ tầng GTĐB đến ngày 31/12/2013, tỉnh Vĩnh Phúc 104 Hình 2.7 Tình hình thu - chi NSNN tỉnh Vĩnh Phúc xxii Hình 2.8 Chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc xxxiv Hình 2.9 Quyết toán và nợ đọng khối lượng hoàn thành các dự án hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc xli x
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Quan điểm phát triển GTĐB đã được Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đó là: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” [21,tr.106], là một khâu đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KTXH và cơ cấu lại nền kinh tế. Thực hiện chủ trương này, hàng năm UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã dành phần lớn nguồn lực tài chính của địa phương để đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB, cụ thể năm 2012 chi đầu tư hạ tầng GTĐB chiếm 15,3% trong tổng chi NSĐP, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2008. Đồng thời, tích cực xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc phân định trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cải thiện tính minh bạch trong chi NSĐP; hoàn thiện tiêu chuẩn định mức phân bổ NSĐP và giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB của NSNN… Qua đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tích đáng kể trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB đã có tác động tích cực đến phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, trong thực tế quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn những bất cập nhất định, đó là: (1) Phân cấp nhiệm vụ chi NS và phân cấp quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB cho cấp huyện, xã chưa tương xứng với khả năng nguồn lực và năng lực quản lý của cấp huyện, xã dẫn đến đầu tư dàn trải và nợ đọng XDCB ngày càng tăng; (2) Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB chưa gắn kết với kế hoạch phát triển KTXH 5 năm của địa phương; (3) Phân bổ vốn còn dàn trải, giải ngân vốn đầu tư chậm, thanh quyết toán chưa nghiêm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB vẫn còn khá phổ biến; (4) Hạ tầng GTNT và đô thị chưa được cải thiện, nhiều công trình dở dang còn thiếu vốn, không giải phóng được mặt bằng… Với tư cách là cán bộ quản lý của ngành KBNN, trăn trở với những vấn đề 1
  13. nêu trên, nghiên cứu sinh mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc” để làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất phương hướng, hệ thống các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB có luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng năm 2030. Các mục đích nghiên cứu cụ thể của luận án: Một là, về lý luận hạ tầng GTĐB và chi NSĐP xây dựng hạ tầng GTĐB, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản như sau: - Hạ tầng GTĐB và vai trò của hạ tầng GTĐB với phát triển KTXH; - Chi NSĐP cho đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB, những đặc điểm và nội dung chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Hai là, về lý luận quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản như sau: - Khái niệm, nguyên tắc quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; - Nội dung quản lý chi NSĐP xây dựng hạ tầng GTĐB theo chu trình NSNN và quy trình quản lý dự án đầu tư gồm: Phân cấp quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; lựa chọn thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng hạ tầng GTĐB; thanh toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; các nhân tố ảnh hưởng quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Ba là, về thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: 2
  14. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB như: Phân cấp quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; lựa chọn thầu và hợp đồng trong hoạt động xây dựng hạ tầng GTĐB; thanh toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; quyết toán vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; - Xây dựng hệ thống mục tiêu, định hướng, quan điểm, các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có luận cứ khoa học, có tính khả thi. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài luận án Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hạ tầng GTĐB và quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về hạ tầng GTĐB; phân cấp quản lý, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, lập kế hoạch vốn, thanh toán và quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB. Về không gian và thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng chi và quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tại tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007 - 2013; định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB được nghiên cứu áp dụng cho tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu luận án Phương pháp luận nghiên cứu luận án được sử dụng là phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể được sử dụng nghiên cứu luận án là nghiên cứu các số liệu thứ cấp, thống kê, phân tích, tổng hợp, minh chứng…để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra. 3
  15. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Một là, liên quan đến quản lý chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN tiêu biểu là nghiên cứu “Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn NSNN”, PGS Trần Đình Ty, NXB Lao Động, 2005 [63]. Những kết quả đạt được: Tác giả đã khái quát những vấn đề về vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế nói chung (gồm giao thông, thuỷ lợi, đầu tư cho hạ tầng của các DNNN...) và vai trò của đầu tư đối với phát triển KTXH; trong đó lý luận về cơ chế quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN được tác giả tập trung phân tích những vấn đề về nguyên tắc quản lý vốn đầu tư và nội dung của cơ chế quản lý đầu tư; tác giả tiếp cận sự vận động vốn đầu tư từ cơ quan nhà nước cấp vốn, đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vị tiếp nhận sản phẩm xây dựng đưa vào khai thác sử dụng; nghiên cứu cấp phát vốn theo quy trình quản lý dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và kết thúc đầu tư bàn giao công trình. Trong cơ chế quản lý đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, tác giả tập trung phân tích về cơ chế quản lý cấp phát như: Điều kiện cấp phát, căn cứ cấp phát; lập thông báo kế hoạch vốn đầu tư; cấp phát tạm ứng, cấp phát thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư. Về thực tiễn, tác giả nghiên cứu vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội, trong giai đoạn 2001 - 2004; tác giả nhận định chi NSNN cho XDCB hàng năm lớn, nhưng quá trình cấp phát vốn và giám sát quản lý còn nhiều bất cập nên hiệu quả chi NSNN không cao, cần đổi mới để hướng đến quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tiết kiệm, hiệu quả. Trên cơ sở nhận xét về thực trạng cơ chế quản lý, tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp đó là đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư; đổi mới công tác quy hoạch; đổi mới cơ chế giải ngân; cơ chế thanh tra, giám sát… Những giới hạn của đề tài: Đề tài viết chung cho đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN không chuyên sâu vào lĩnh vực cụ thể. Không nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý; xem xét cơ chế quản lý theo quy trình dự án mà không xem xét theo chu trình ngân sách. Không nghiên cứu những vấn đề về chuyển nguồn, ứng trước dự toán ngân sách năm sau…Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 - 2004 do đó đến nay đã có nhiều thay đổi trong thực tiễn, tác động đến kiến nghị đổi mới hiện nay nhiều 4
  16. điểm không còn phù hợp nữa. Hai là, liên quan đến huy động và sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông và hạ tầng GTĐB, tiêu biểu có các nghiên cứu sau: - “Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh Hoà Bình” Bùi Văn Khánh, Luận án tiến sỹ 2010 [33]; “Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngành đường sắt Việt Nam” Nhữ Trọng Bách, Luận án tiến sỹ, 2011 [10]. Những kết quả đạt được: Hai tác giả đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về cơ chế huy động nguồn lực tài chính: Nguồn lực trong nước (nguồn vốn NSNN; nguồn tài chính doanh nghiệp; nguồn các tổ chức tài chính trung gian; nguồn từ các doanh nghiệp tư nhân; nguồn hộ gia đình…) và nguồn lực tài chính từ nước ngoài (gồm nguồn vốn FDI, ODA, NGO, nguồn vốn của các cá nhân người nước ngoài…), trong đó chủ yếu là nguồn NSNN đầu tư cho kết cấu hạ tầng GTĐB và đường sắt, từ đó phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để huy động vốn đầu tư cho phát triển GTĐB tại tỉnh Hoà Bình và phát triển ngành đường sắt của Việt Nam. Về thực trạng được tác giả Bùi Văn Khánh nghiên cứu huy động vốn của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2001 - 2009; tác giả Nhữ Trọng Bách nghiên cứu thực trạng huy động vốn cho ngành đường sắt Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008. Những giới hạn: Luận án của tác giả Bùi Văn Khánh chỉ dừng lại ở các giải pháp huy động vốn cho phát triển GTĐB của tỉnh Hoà Bình. Luận án của tác giả Nhữ Trọng Bách nghiên cứu về huy động vốn trong phạm vi rộng: cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ngành đường sắt. Tuy nhiên cả hai tác giả không đề cập nhiều đến các giải pháp về quản lý sử dụng vốn đầu tư. - “Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” Nguyễn Trọng Tín (2008), www.vncold.vn [64]. Những kết quả đạt được: Tác giả nghiên cứu thực trạng về kết cấu hạ tầng nói chung (đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và cả hệ thống xử lý nước thải…), tác giả đánh giá các mặt hạn chế và chỉ ra nguyên nhân đó là năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực tổ chức thực hiện và vận hành dự án của 5
  17. các cơ quan quản lý, các nhà thầu tư vấn, xây dựng yếu kém... Tác giả đưa ra các giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: cập nhật, bổ sung quy hoạch nhằm định hướng và có lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng; rà soát các dự án đầu tư để đánh giá lại đối với các công trình không hiệu quả có thể hoãn, giãn hoặc bỏ, dành vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm; nhấn mạnh việc hoàn thiện khung pháp lý và đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP). Những giới hạn: Đề tài mới dừng lại ở những nghiên cứu tổng quan về đầu tư, chưa có nhận định sâu về đầu tư từ nguồn NSNN cho kết cấu hạ tầng nói chung và hệ thống GTĐB nói riêng. Không nghiên cứu quá trình quản lý sử dụng vốn đầu tư của NSNN; không bàn về các vấn đề nợ đọng XDCB, chuyển nguồn, ứng trước dự toán ngân sách năm sau… - “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Trần Minh Phương, luận án tiến sỹ, 2012 [46]. Những kết quả đạt được: Đề tài được tác giả nghiên cứu trên giác độ sự tác động của kết cấu hạ tầng giao thông đến sự phát triển KTXH. Tác giả đã nêu và phân tích thực trạng hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung bao gồm đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường hàng không; trên cơ sở đó tác giả đề xuất các nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH giai đoạn 2020 - 2030: Tăng cường, nâng cao chất lượng quy hoạch; thống nhất giữa quy hoạch KCHT giao thông và các quy hoạch khác; phân cấp quản lý nhà nước về KCHT; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, ưu tiên cân đối vốn để thực hiện cam kết với các nhà tài trợ... Những giới hạn của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp để phát triển kết cầu hạ tầng giao thông đáp ứng các yêu cầu CNH - HĐH của Việt Nam, đề cập đến lĩnh vực giao thông của Việt Nam nói chung. Hệ thống giải pháp được thiết lập nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn và huy động vốn ngoài NSNN để phát triển KCHT giao thông. - “Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam”, Phạm Văn Liên, luận án tiến sỹ, 2004 [40]. 6
  18. Những kết quả đạt được: Luận án đã đưa ra các lý luận về huy động và sử dụng nguồn vốn NSNN và các nguồn đầu tư khác đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hạ tầng GTĐB và các kiến nghị, giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đầu tư cho GTĐB. Những giới hạn: Phạm vi nghiên cứu của đề tài phát triển hạ tầng GTĐB của cả nước; tuy nhiên tác giả tập trung nghiên cứu việc huy động và sử dụng vốn đối với đường quốc lộ và đường tỉnh. Thời gian nghiên cứu của đề tài luận án được thực hiện từ năm 2004 nên thực trạng và giải pháp đưa ra cho đến nay đã có nhiều thay đổi, đặc biệt công tác quản lý chi đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã có sự tác động rất lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008; tình hình lạm phát và sụp đổ thị trường bất động sản trong nước năm 2011. - Công trình nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Phát triển Châu Á như: “Mô hình quản lý đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng” 2003 [9]; Bài viết của tác giả Trần Diệu An: “Đổi mới tư duy về chính sách trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB” [1], đều có những nhận định và đưa ra mô hình quản lý đầu tư theo các bước: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, tổ chức thi công giám sát công trình, bàn giao quyết toán…phân công, phân cấp trách nhiệm trong quản lý dự án, sử dụng và bảo trì hệ thống đường bộ. Các đề án nghiên cứu không đánh giá nhiều thực trạng và giải pháp quản lý chi đầu tư XDCB. Ba là, kết luận về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án có thể chia thành hai nhóm với cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khác nhau. Nhóm thứ nhất, tiếp cận từ thực trạng hạ tầng giao thông và nghiên cứu các vấn đề quy hoạch, cơ chế chính sách về đầu tư của Nhà nước để phát triển hạ tầng giao thông nói chung. Các giải pháp của các tiếp cận này bao gồm tăng cường công tác quy hoạch, huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NS, trong đó ưu tiên cân đối NS đầu tư hàng năm. Nhóm thứ hai, tiếp cận từ việc huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư 7
  19. phát triển hạ tầng GTĐB. Giải pháp cơ bản của nhóm tiếp cận này là đưa ra các kênh huy động và sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB; cải cách hành chính, sửa đổi bổ sung khung pháp lý; sử dụng nguồn vốn phù hợp với quy hoạch, KHPT KTXH; quản lý công tác giải ngân và xử lý nợ đọng; cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư của NSNN. Nhìn chung dưới nhiều giác độ tiếp cận khác nhau, các nhóm đã đi sâu vào phân tích, đánh giá các nội dung về huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý vốn đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB của Việt Nam nói chung và của một số địa phương nói riêng. Các giải pháp tập trung vào việc cải cách thủ thục hành chính; quản lý nguồn vốn; thanh quyết toán vốn đầu tư… Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên mới đưa ra các giải pháp huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư; các cơ chế quản lý về nguồn vốn đầu tư; thanh toán, xử lý nợ đọng đầu tư của NSNN; việc đổi mới cơ chế quản lý hành chính, cải cách hành chính trong việc đổi mới bộ máy quản lý dự án. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về quản lý chi NSĐP đầu tư hạ tầng GTĐB giai đoạn 2000 - 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc và đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030. Do đó, đề tài luận án tiến sĩ: “Hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc” của nghiên cứu sinh không trùng lặp với các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB; Chương 2: Thực trạng quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc; Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP đầu tư xây dựng hạ tầng GTĐB tỉnh Vĩnh Phúc. 8
  20. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. TỔNG QUAN VỀ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1.1. Khái niệm hạ tầng giao thông đường bộ Hạ tầng là cách nói tắt của hạ tầng cơ sở hay còn gọi là cơ sở hạ tầng. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ nền tảng vật chất nói chung mà được con người tạo ra, là tổng thể những điều kiện, yếu tố vật chất kỹ thuật, kiến trúc được hình thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia. Theo từ điển Tiếng Việt “Cơ sở hạ tầng là danh từ chỉ toàn bộ hệ thống công trình (như đường bộ, đường cấp điện, cấp nước, thoát nước và các chất thải…) trong mối quan hệ với các công trình, nhà cửa được xây dựng ở khu vực đó” [51, tr.292]. Nghiên cứu hệ thống cơ sở hạ tầng cho thấy đó là toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia về KTXH, quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ môi trường và phục vụ đời sống nhân dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng thường được chia thành 2 loại: - Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế gồm: Hệ thống giao thông vận tải, thủy lợi, cấp thoát nước, điện, khí, viễn thông… - Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội gồm: Trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, nghiên cứu khoa học, công trình công cộng, nhà ở, công trình bảo vệ môi trường...[50]. Ý nghĩa của việc phân loại cơ sở hạ tầng nêu trên để áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, những quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế vào xây dựng công trình cho phù hợp với điều kiện của nước ta nhằm làm tăng thêm giá trị sử dụng và tuổi thọ của công trình xây dựng. Qua việc phân loại trên cho thấy, hạ tầng giao thông là một bộ phận của hệ thống hạ tầng kinh tế, bao gồm toàn bộ các công trình của đường bộ, đường thủy, 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2