Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ
lượt xem 5
download
Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, sự dịch chuyển giữa các ngành cơ bản và các nhân tố tác động đến quá trình này trên địa bàn các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHẠM VIỆT BÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC \ HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- PHẠM VIỆT BÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI TRUNG BỘ Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐẶNG HOÀNG LINH 2. GS. TS. NGUYỄN KẾ TUẤN HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này, này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Phạm Việt Bình
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đặng Hoàng Linh và GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn vì những hướng dẫn, góp ý về mặt học thuật bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm, tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bài luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Hồ Đình Bảo, những lời khuyên của thầy giúp tôi tự tin hơn bên cạnh việc hoàn thiện luận án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng về mặt học thuật. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình: bố mẹ tôi - người luôn đứng sau, hỗ trợ về mặt tinh thần để tôi có được quyết tâm cao nhất trong quá trình học tập và trải nghiệm nghiên cứu khoa học; em trai tôi - người hỗ trợ tôi trong đời sống, giúp tôi có nhiều thời gian hơn để tập trung vào hoàn thiện bài nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến các đồng nghiệp của tôi tại Khoa Kinh tế & Quản lý, Đoàn Thanh Niên, Trung tâm Hỗ trợ việc làm & Khởi nghiệp của trường Đại học Điện lực bên cạnh các thầy cô trong Khoa Kinh tế học và Viện Đào tạo Sau đại học của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành và trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Phạm Việt Bình
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................9 1.1. Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố nguồn lực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ...................................................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước......................................................................................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 13 1.2. Các nghiên cứu về tác động của thể chế đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .......................................................................................................... 14 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước....................................................................................... 14 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 15 1.3. Các nghiên cứu về tác động của liên kết vùng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................................................................................... 16 1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước....................................................................................... 16 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 19 1.4. Các nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ...................................................................................... 22 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước....................................................................................... 22 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 22 1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.... 24 1.5.1. Kết luận rút ra ............................................................................................................. 24 1.5.2. Hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án ............................................................... 25 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ..............27 2.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 27 2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế ................................................................................................. 27
- iv 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ........................................................................... 27 2.1.3. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................................... 30 2.2. Cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .......................................................................................................... 32 2.2.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .......................................... 33 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh 41 2.3. Khung phân tích của nghiên cứu .......................................................... 52 2.4. Quy trình nghiên cứu chung ................................................................. 52 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI TRUNG BỘ ...............................................................................55 3.1. Khái quát về các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ ................... 55 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trong khu vực .. 55 3.1.2. Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh trong khu vực .......... 56 3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ ...... 58 3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 1995-2005 .. 58 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 2006-2017 60 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 2006-2017 ............................................................................................................................. 64 3.2.4. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương thông qua chỉ số chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................................................................ 66 3.3. Đánh giá khái quát về thực trạng của liên kết vùng trong khu vực ..... 67 3.3.1. Tình hình chung về liên kết vùng trong khu vực .................................................... 67 3.3.2. Điển hình liên kết vùng Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam..................... 68 3.4. Đánh giá khái quát về thể chế chính sách của các địa phương thông qua chỉ số PCI và các chỉ số thành phần ............................................................ 73 3.5. Đánh giá khái quát về các nhân tố nguồn lực của các địa phương trong khu vực ......................................................................................................... 79 3.5.1. Thực trạng về vốn đầu tư trên địa bàn ..................................................................... 79 3.5.2. Thực trạng về chất lượng lao động trên địa bàn ..................................................... 79 3.5.3. Thực trạng về quy mô nền kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương ............................................................................................................... 80 3.6. Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong khu vực ........................................................................... 81 CHƯƠNG 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI TRUNG BỘ ..................82
- v 4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ ................................................................... 82 4.1.1. Mô hình lý thuyết ....................................................................................................... 82 4.1.2. Mô tả số liệu ............................................................................................................... 87 4.1.3. Phương pháp ước lượng ............................................................................................ 92 4.1.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................................................. 99 4.2. Đánh giá chung.................................................................................... 117 CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC NHÂN TỐ ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG .......................................................................................................... 120 5.1. Bối cảnh về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ................................... 120 5.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước .............................................................................. 120 5.1.2. Cơ hội và thách thức với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành các tỉnh trong khu vực........................................................................................................................................ 124 5.2. Định hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn ..................... 125 5.3. Một số giải pháp đề xuất ..................................................................... 127 5.3.1. Hoàn thiện thể chế ................................................................................................... 127 5.3.2. Phát triển các quan hệ liên kết nội vùng và liên vùng .......................................... 128 5.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................... 130 5.3.4. Cải thiện chất lượng vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng khoa học và công nghệ...................................................................................................................................... 131 5.3.5. Xây dựng nền tảng đáp ứng với nhu cầu của thời đại kinh tế số ........................ 132 5.4. Khuyến nghị về chính sách ................................................................. 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 140
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BRICS Nhóm các quốc gia có nền kinh tế mới nổi CDCCN Chuyển dịch cơ cấu ngành CECODES Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận tổ quốc Việt Nam CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hoá DV Dịch vụ FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Mô hình tác động cố định FGLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMM Phương pháp mô-men tổng quát GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HĐH Hiện đại hoá ICOR Hệ số phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư NL Nông lâm NSLĐ Năng suất lao động OLS Mô hình số liệu gộp PAPI Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh R&D Nghiên cứu và phát triển REM Mô hình tác động ngẫu nhiên SSA Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng TCTK Tổng cục Thống kê UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. So sánh một số đặc trưng cơ bản của học thuyết tân cố điển và kinh tế học thể chế mới ....................................................................................................................48 Bảng 3.1. Cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 1995-2005 ......58 Bảng 3.2. Thời gian lưu trú của khách du lịch ..............................................................71 Bảng 3.3. Các điểm tham quan có nhiều khách du lịch đến nhất trong khu vực ..........72 Bảng 3.4. Các sản phẩm du lịch chính ở cấp vùng được xác định tiên phong - thông qua sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp .............................................72 Bảng 4.1. Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu GDP giữa ngành kinh tế ................................................................85 Bảng 4.2. Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế ....................................................86 Bảng 4.3: Năng suất lao động của các tỉnh trên địa bàn giai đoạn 2008-2017 .............89 Bảng 4.4. Quy trình lựa chọn mô hình ..........................................................................98 Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (1) ..................................................99 Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (1) ....................... 100 Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến thuộc chỉ số thành phần trong chỉ số PCI trong mô hình nghiên cứu .......................................................................................................... 100 Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (2) ............................................... 101 Bảng 4.9. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (2) ....................... 101 Bảng 4.10. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1) ........................................... 102 Bảng 4.11. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (2) ........................................... 105 Bảng 4.12. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1) ........................................... 107 Bảng 4.13. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1) với sự lựa chọn các chỉ số thành phần của chỉ số PCI .................................................................................................... 112 Bảng 4.14. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (2) ........................................... 114 Bảng 5.1. Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam giai đoạn 2000-2017 ................... 122
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình đàn ngỗng bay .................................................................................37 Hình 2.2. Khung phân tích của luận án .........................................................................52 Hình 2.3. Quy trình nghiên cứu của đề tài ....................................................................54 Hình 3.1. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành phân theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017 ......................................60 Hình 3.2. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành phân theo ngành công nghiệp và xây dựng trên các địa phương, từ năm 2006 - 2017 ......................................................................62 Hình 3.3. Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành phân theo ngành dịch vụ trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017 ...................................................................................63 Hình 3.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017 ................................................................64 Hình 3.5. Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp và xây dựng trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017 ...................................................................................65 Hình 3.6. Cơ cấu lao động phân theo ngành dịch vụ trên địa bàn các địa phương, từ năm 2006 - 2017 ....................................................................................................................65 Hình 3.7. Chỉ số chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các địa phương, từ năm 2006 - 2017...... 66 Hình 3.8. “Điểm số PCI” của các địa phương ...............................................................74 Hình 3.9. Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp ...........................................................................75 Hình 3.10. Chỉ số Chi phí không chính thức .................................................................75 Hình 3.11. Chỉ số Chi phí thời gian ...............................................................................76 Hình 3.12. Chỉ số gia nhập thị trường ...........................................................................76 Hình 3.13. Chỉ số Thiết chế pháp lý ..............................................................................77 Hình 3.14. Chỉ số Tiếp cận đất đai ................................................................................77 Hình 3.15. Chỉ số Đào tạo lao động ..............................................................................78 Hình 3.16. Chỉ số Tính minh bạch ................................................................................78 Hình 3.17. Chỉ số Tính năng động ................................................................................78 Hình 4.1. Vốn đầu tư phân theo 3 thành phần kinh tế tại các tỉnh trên địa bàn ............87 Hình 4.2. Vốn đầu tư vào khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo tại các tỉnh trên địa bàn .....88
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một vấn đề kinh điển và đã có rất nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan trên thế giới cũng như trong nước. Thực tế vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn là chủ đề đáng lưu tâm. Công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước nói chung hay trên địa bàn các địa phương nói riêng vẫn đòi hỏi nội dung cốt lõi về việc các địa phương thực hiện quá trình chuyển dịch các ngành với cơ cấu có phù hợp hay không, gắn với khai thác lợi thế, thực hiện hiệu quả các nguồn vốn, bộ máy công quyền hoạt động minh bạch hay nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tất cả các địa phương với ba miền được phân định Bắc - Trung - Nam cùng các đặc trưng khác nhau hiện tại không còn phù hợp. Mặc dù đã có những bước chuyển biến trong quy hoạch, thu hút kêu gọi nhà đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch ngành kinh tế phi nông nghiệp như Thanh Hóa, Hà Tĩnh hay Quảng Nam đã chuyển dịch tương đối hiệu quả sang ngành công nghiệp hay Quảng Bình, Đà Nẵng hoặc Khánh Hòa nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng tỷ trọng của ngành dịch vụ. Tuy nhiên, các địa phương còn lại với cùng chung các đặc điểm về địa lý, văn hóa - xã hội lại chưa làm được điều tương tự. Khu vực duyên hải miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố đồng bằng nằm ở miền Trung Việt Nam, đặc điểm chung của các tỉnh, thành phố này đó là đều tiếp giáp với biển. Bên cạnh đó, địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, ví dụ như, dãy núi Hoành Sơn - đèo Ngang, dãy nũi Bạch Mã - đèo Hải Vân, dãy nũi Nam Bình Định - đèo Cả. Do đó, địa hình của vùng đồng bằng này mang tính chất chân núi - ven biển. Kinh tế biển từ xưa đến nay luôn được người dân ở dọc dài miền Trung tận dụng để nuôi sống bản thân hay sau này là phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra, hạ tầng giao thông với sân bay, cảng biển trải dài đều đặn trên các tỉnh thành cũng là những hỗ trợ đắc lực để khu vực nằm giữa đất nước này có thể mang đến một động lực phát triển mới, bắt nhịp với xu thế phát triển của hai đầu đất nước. Khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây hay khu kinh tế Nhơn Hội đang được kỳ vọng trở thành những khu kinh tế trọng điểm, mang đến giá trị sản xuất cao. Được thời tiết ủng hộ và sự hiện hữu của các đảo lớn nhỏ do sự hình thành trong quá khứ mang đến cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiềm lực rõ ràng về phát triển du lịch, nổi bật trong số đó là Phong Nha - Kẻ Bàng, Đà Nẵng - Hội An, Vân Phong - Quy Nhơn - Nha Trang - Cam Ranh - Ninh Chữ - Mũi Né. Hơn nữa, với hệ thống cảng nước sâu như Đà
- 2 Nẵng, Quy Nhơn hay cảng biển đang được quy hoạch xây dựng tại vịnh Vân Phong là đầu mối giao thông, trạm trung chuyển giúp kích thích sự phát triển công nghiệp trong toàn vùng. Ngoài những điểm chung, sự khác biệt về khí hậu, thời tiết do cấu tạo địa chất, địa hình, vị trí với đường xích đạo, chí tuyến đã phân chia khu vực đồng bằng trải dài từ Bắc vào Nam của Việt Nam này thành hai vùng có phần riêng biệt, đó là Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ như vùng Duyên hải phía Nam trong khu vực, khu vực Bắc Trung Bộ thời gian về trước tập trung chủ yếu về ngành nông nghiệp, tốc độ phát triển không đồng đều cùng với sự trì trệ thấy rõ trong kết quả kinh tế xã hội đang đặt ra một dấu hỏi lớn về năng lực tự thân phát triển của một vài tỉnh trong khu vực này. Khu vực cửa ngõ vào miền Trung này đang cần một luồng gió mới trong quy hoạch hay cơ chế để có được sự trỗi dậy đúng như kỳ vọng về tiềm năng tại vùng đất chứng kiến nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước. Tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các địa phương bên cạnh những thành tựu của các địa phương cụ thể chưa đánh dấu được sức ảnh hưởng của việc liên kết các tỉnh/thành phố có địa giới hành chính cạnh nhau, mặt khác nhóm các địa phương trước năm 1990 cùng thuộc một địa phương có chung đặc điểm lịch sử và văn hóa - xã hội không có sự kết hợp hiệu quả nào nhằm thúc đẩy, hỗ trợ nhau trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế. Có thể kể ra như các tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trong quá trình phát triển gần đây bộc lộ rõ sự thiếu liên kết, khi Thanh Hóa và Hà Tĩnh dần bứt phá chứng tỏ quá trình tập trung phát triển ngành công nghiệp rõ ràng của hai địa phương khi tỷ trọng GRDP ngành này đến năm 2017 là khoảng 40%, trong khi Nghệ An là địa phương có vị trí tiếp giáp thì vẫn chững lại khoảng 30% và dường như chưa xác định được cụ thể phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của bản thân địa phương. Bên cạnh đó, trong việc tạo ra một cơ chế chung cho quy hoạch và phát triển, đó là khu vực các tỉnh Bắc Trung Bộ, cả ba tỉnh đều tự mình đưa ra những quy hoạch giao thông phụ trợ cho phát triển công nghiệp của họ, ví dụ như sân bay và cảng biển. Không có được tiếng nói chung về xây dựng cơ chế đồng bộ là lý giải cho thực tế này, xu hướng cạnh tranh trực tiếp với địa phương ngay kế bên vẫn đẩy các cụm khu công nghiệp không có được sự liên kết hỗ trợ nhau, ví dụ như ở đây là Nghi Sơn -Nam Cấm - Vũng Áng. Khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung theo cách phân định của Chính phủ tỏ ra cải thiện hơn với điển hình liên kết vùng du lịch giữa Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, tuy nhiên những liên kết các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp vẫn cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả trên bình diện toàn vùng. Các nhân tố truyền thống ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa phương có thể kể tên như nguồn lực về vồn, nguồn lực về lao động hay
- 3 trình độ khoa học và công nghệ. Thực tế khu vực duyên hải Trung Bộ trong thời gian qua đã thu hút được những nguồn vốn tương đối lớn để xây dựng được nền tảng cơ bản để phục vụ quá trình chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, ví dụ như tập trung quy hoạch các khu công nghiệp tại các vị trí phù hợp, xây dựng hệ thống giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận tải của doanh nghiệp, có các chính sách phù hợp để ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm trên địa bàn. Hay như đề cập đến khu vực dịch vụ, các địa phương cũng đã tận dụng nguồn lực về tài nguyên - thiên nhiên sẵn có để có quy hoạch cụ thể đồng bộ hỗ trợ dịch vụ du lịch bên cạnh cung cấp nền tảng về hậu cần tương đối hiệu quả cho các ngành dịch vụ liên quan phát triển. Tuy nhiên, vấn đề cần quan ngại đầu tiên là sự chênh lệch giữa các địa phương về thu hút các nguồn vốn bên cạnh tồn tại sự cạnh tranh để có được các nguồn lực đến từ các nguồn lực uy tín, thứ hai hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn chia theo các thành phần kinh tế là một vấn đề cần được đánh giá cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế ngành, từ đó có được chiến lược đúng đắn để có được các chỉ tiêu phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Ngoài ra, đề cập đến nguồn lực về lao động, các địa phương trên toàn khu vực dường như vẫn chưa tạo được cơ chế phù hợp để đào tạo nguồn lực từ các ngành có năng suất thấp như nông nghiệp để tham gia vào các chuỗi sản xuất giá trị cao hay có được vị trí phù hợp với bộ phận trong ngành có thu nhập hấp dẫn như dịch vụ. Bên cạnh đó, việc thu hút hay giữ chân nguồn lực lao động lao động chất lượng cao cũng là một vấn đề cần quan tâm nữa trong chính sách cụ thể của từng địa phương, dựa trên đặc điểm và điều kiện nội tại của quy mô tỉnh/thành phố. Nhắc đến trình độ và nền tảng khoa học - công nghệ, các quốc gia tại châu Á đạt được các thành tựu vượt bậc trong phát triển các ngành công nghiệp nặng như Hàn Quốc trong việc chế tạo máy móc, công nghiệp ô-tô hay Xinh-ga-po trong việc phát triển ngành dịch vụ hiện đại là tập trung vào nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ phù hợp, tập trung chuyển giao, từ đó sở hữu các công nghệ mới nhất bên cạnh quy hoạch cho các địa phương hay khu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên để tạo động lực cho kinh tế vùng hay địa bàn. Đề cập đến một nhân tố dần thể hiện vai trò quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế trong thời gian gần đây đó là thể chế. Nhân tố này được đề cập trong nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như gần đây tại Việt Nam nhờ sự xuất hiện của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2007. Các địa phương tại Việt Nam nói chung hay các tỉnh duyên hải Trung Bộ từ đây cũng đã có được chỉ báo nhằm cải thiện các bộ phận liên quan nhằm đạt được các đánh giá tích cực hơn, từ đó cải thiện rõ rệt về cung cách điều hành cũng như thực hiện hiệu quả về thủ tục, chính sách về các mặt để đạt được chuyển biến trong bộ máy, thu hút được các nguồn lực về cả vốn, lao động hay cách nhìn nhận
- 4 để chuyển hướng kinh tế linh động, tương thích với bối cảnh của quốc tế, quốc gia hay liên kết các địa phương trong vùng. Nghiên cứu đi trước như của Nguyễn Thị Minh (2009) hay Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015) đánh giá ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam hay Vũ Thị Thu Hương (2017) đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành tại các địa phương tại Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau. Như vậy, chưa nghiên cứu nào tập trung đi sâu vấn đề với khu vực được coi là chưa đạt được hiệu quả chuyển dịch ngành kinh tế đúng như kỳ vọng của Chính phủ. Với nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch ngành kinh tế về tỷ trọng GDP và cả tỷ trọng lao động bên cạnh kiểm định ảnh hưởng của quá trình này đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam. Bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế của đất nước đặt ra cho khu vực giàu tiềm năng này những vấn đề cần giải quyết. Việc giải quyết được những khó khăn nội tại và tận dụng được những lợi thế sẽ đem đến những cơ hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội nhìn chung của các địa phương trong toàn vùng, cụ thể bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ đưa ra những giải đáp chính xác dựa trên các luận cứ khoa học về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trong vùng, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch đúng hướng, vững vàng đóng góp vào sự cân bằng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực so sánh với miền Bắc và miền Nam của quốc gia. 2. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án: - Luận án phân tích, đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong vùng duyên hải Trung bộ. Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong vùng theo yêu cầu bền vững và hiệu quả. Từ những nội dung được đề cập ở trên, nghiên cứu đặt ra các câu hỏi nhằm giải quyết vấn đề cụ thể như sau: (i) Các nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? (ii) Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động trong vùng có ảnh hưởng thế nào đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong vùng?
- 5 (iii) Việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trong vùng nói chung và ở mỗi địa phương trong vùng có ảnh hưởng thế nào đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn mỗi địa phương trong vùng? (iv) Các địa phương gần nhau, có chung các đặc điểm về văn hóa và địa lý đã liên kết với nhau để tạo nên các động lực mới giúp cải thiện chất lượng tăng trưởng hay chưa, các liên kết này đang đóng góp ra sao vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, sự dịch chuyển giữa các ngành cơ bản và các nhân tố tác động đến quá trình này trên địa bàn các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ. Chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở các địa phương là khác nhau, phụ thuộc vào địa bàn, phụ thuộc vào thế mạnh của địa phương. Điều này là không thể phủ nhận, tuy nhiên việc tạo ra một cơ chế liên kết giữa các địa phương trên vĩ mô được Chính phủ kỳ vọng để tạo ra sức bật cho dải đất nhiều tiềm năng mà vẫn chưa được khai thác triệt để này. Cạnh tranh nội bộ vùng tương đối khốc liệt cho thấy chưa có một liên kết mạnh mẽ trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương. Để có thể có kết quả tích cực hơn về thúc đẩy các ngành kinh tế phù hợp với từng khu vực, Chính phủ cũng như các địa phương trong nội bộ vùng cần lành mạnh hóa hơn chủ trương, từ đó xây dựng nên những cơ chế chung hiệu quả nhằm có được sự chuyển dịch đúng hướng với đặc điểm của từng khu vực cũng như tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nhanh hơn. Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp trung bình trên toàn vùng tính đến năm 2017 là 18,26% vẫn là một con số lớn dựa trên những kỳ vọng về chuyển dịch cơ cấu mà Chính phủ đề ra đối với khu vực. Việc thu hút và phân phối nguồn lực cũng như tạo những liên kết phát triển tích cực như Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh ở miền Bắc hay Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Bà Rịa-Vũng Tàu - Bình Phước - Tây Ninh là điều mà dải đất ven biển của 14 tỉnh thành chưa thực hiện hiệu quả. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại 14 địa
- 6 phương khu vực miền Trung, từ đó đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình này diễn ra đúng hướng. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được phân tích theo ngành công nghiệp/xây dựng, ngành nông/lâm nghiệp/thuỷ sản, ngành dịch vụ, cấp độ tỉnh. Không gian nghiên cứu: 14 tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung bao gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 2007-2017. Số liệu thu thập thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, số liệu thường niên được tổng hợp từ các địa phương và công bố vào tháng 7 năm tiếp theo, do đó nghiên cứu chỉ tiếp cận được với số liệu năm 2017 và kết quả ước lượng được xem là đảm bảo về mẫu nghiên cứu và khoảng thời gian 11 năm từ năm 2007 đến 2017 là khoảng thời gian chứng kiến những sự biến động quan trọng của nền kinh tế Việt Nam nói chung hay các địa phương trên toàn quốc cũng như địa bàn duyên hải Trung Bộ. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả để đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, mô tả các biến số sử dụng trong các mô hình định lượng. Phương pháp kinh tế lượng: Nghiên cứu sử dụng các mô hình số liệu mảng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa bàn 14 tỉnh khu vực miền Trung. Cụ thể với mô hình hồi quy số liệu mảng tĩnh, tác giả sẽ dựa trên quy trình phù hợp để lựa chọn giữa các mô hình số liệu gộp (pooled OLS), mô hình số liệu mảng tác động cố định (fixed effect model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (randong effect model - REM). Ngoài ra, mô hình số liệu mảng động với phương pháp mô-men tổng quát hệ thống (System General Methods of Moments - S-GMM) sẽ được áp dụng nhằm tăng hiệu quả về mặt ý nghĩa của các biến trong mô hình nhờ giải quyết vấn đề nội sinh. Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA. Nguồn dữ liệu - Số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê các tỉnh giai đoạn 2007-2017, do Tổng cục Thống kê cung cấp. - Số liệu điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2007-2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cung cấp.
- 7 5. Ý nghĩa lý luận và thực tế của đề tài • Về lý thuyết - Đề cập đến các cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, từ đó áp dụng phù hợp với điều kiện của quốc gia cũng như khu vực. - Làm rõ đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh trong khuôn khổ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, cụ thể các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ và liên kết các tỉnh trong khu vực nhằm thúc đẩy quá trình diễn ra hiệu quả hơn. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, kế thừa và phát triển dựa trên nội dung các nhà khoa học đi trước đã tâp trung nghiên cứu. - Nghiên cứu mô hình định lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. • Về thực tế: - Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các tỉnh duyên hải Trung Bộ trong thời gian vừa qua, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã đạt được kỳ vọng đề ra hay chưa. - Đánh giá những kết quả tích cực, những hạn chế tồn tại của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các địa phương trong vùng, cụ thể với đánh giá định hướng chuyển dịch, đi kèm các chính sách phục vụ định hướng đã được thực hiện hiệu quả hay chưa và xu hướng liên kết các địa phương lân cận để tạo động lực cho quá trình CDCCN, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được thực hiện ra sao. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh/thành phố trong vùng, qua đánh giá bao gồm các nhân tố lớn chính như nhân tố tập hợp các nguồn lực bao gồm vốn, lao động, khoa học - công nghệ, đặc điểm cụ thể của quy mô địa phương, thể chế và ảnh hưởng của liên kết vùng kinh tế. - Vận dụng nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, các khu vực có chung đặc điểm hay vùng duyên hải Trung Bộ. Từ đó, đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn và các giải pháp cũng như các khuyến nghị cụ thể về chính sách. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được chia thành năm chương:
- 8 Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ Chương 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ Chương 5: Giải pháp khai thác các nhân tố để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ
- 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố nguồn lực đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Các mô hình kinh tế kinh điển đã chỉ ra các động lực cơ bản để có thể phát triển một nền kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả sẽ dựa trên các nguồn lực về vốn, lao động và khoa học - công nghệ. Dưới đây là phần tổng hợp của nghiên cứu về những tài liệu đi trước đánh giá tác động của các nhân tố vừa đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Đề cập đến các nhân tố về nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nguồn lực về tiền tệ được xem là mấu chốt cho việc tạo động lực cho quá trình. Thứ nhất, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là hệ quả trong quá trình hội nhập quốc tế của các nước đang phát triển. Bên cạnh những nhược điểm vì chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế lớn thì nguồn vốn này cũng cho thấy những lợi ích không nhỏ của nó trong quá trình đổi mới của họ. Kayani và cộng sự (2012) trong nghiên cứu của họ về quá trình hội nhập của các nước Đông Á chỉ ra rằng Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn bởi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Do không có được những đổi mới kịp thời về khoa học công nghệ nên các sản phẩm công nghệ của họ xuất khẩu đều dưới sự chỉ huy của các doanh nghiệp có vốn đầu tư không phải từ trong nước. Nhật Bản hay Hàn Quốc là ví dụ cho việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài mà không chịu sự ảnh hưởng rất hiệu quả, Nhật Bản đi trước và Hàn Quốc theo sau đó trong việc học tập và ứng dụng nhanh chóng những công nghệ mà nước ngoài đầu tư cho họ chứ không cho các tổ chức nước ngoài thành lập những cơ sở sản xuất ngay tại đất nước mình trong thập niên 60 của thế kỷ 20. Những chính sách đúng đắn về tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại hai quốc gia hiện tại đã phát triển châu Á trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của Nicolas và cộng sự (2013). Nghiên cứu khác về các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Phillipines, Thái Lan hay các nước thuộc nhóm BRICS (nhóm các quốc gia có nền kinh tế mới nổi) cũng cho thấy ảnh hưởng to lớn của FDI đến sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế cũng như tăng trưởng (Andreff, 2016; Jongwanich và Kohpaiboon, 2013). Cũng do ảnh hưởng lan tỏa của động lực do nguồn vốn đến từ các
- 10 doanh nghiệp lớn từ ngoài nước, các doanh nghiệp trong nước của các quốc gia dần lớn mạnh và phần nào đó là nguồn đầu tư hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cũng như tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, chi tiêu chính phủ và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hay tăng trưởng kinh tế đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nó không đơn thuần như mối quan hệ tuyến tính trong phân tích hồi quy. Vì vậy, các tác giả có thể đưa ra những kết quả khác nhau dựa vào phương pháp và số liệu họ thu thập được và sử dụng. Sử dụng phương pháp GMM với số liệu của 15 nước đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1999, Ghosh và Gregoriou (2008) chỉ ra rằng các nước đang phát triển đang phân bổ các nguồn lực của họ một cách không hợp lý, họ chi quá nhiều cho việc đầu tư mà không mang lại hiệu quả tương xứng như là chi thường xuyên. Và nó hàm ý cho kết luận, chi thường xuyên tăng lên tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên chi tiêu cho đầu tư cho một kết quả ngược lại. Nghiên cứu đi trước của Devarajan và cộng sự (1996), Ghafoor và cộng sự (2000); Ranasinghe và Masaru (2014) đều cho kết quả tương tự. Ngoài ra, trình độ khoa học - công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Châu Âu là một trong những khu vực có được sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ chú trọng vào công nghệ cao, Piekut (2013) so sánh nguồn vốn dành cho khoa học công nghệ tại nhiều quốc gia trên thế giới và đưa ra những nhận định rằng: các nước phát triển hàng đầu ở châu Âu như Phần Lan, Đan Mạch hay Thụy Điển đều dành một lượng vốn cho khu vực này lớn như các cường quốc trên thế giới như Mỹ hay Nhật Bản. Nguồn ngân sách của chính phủ lớn cùng với những sự đầu tư mạnh mẽ từ khối tư nhân đã mang đến một sự phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia này. Điều tương tự cũng được ghi nhận tại Đức hay Áo, những nước đã dành những sự đầu tư đều đặn cho nghiên cứu và phát triển qua một giai đoạn thời gian dài đáng kể. Một điểm sáng nữa được chứng kiến tại châu Á, với Hàn Quốc đã bước vào một trong những nước phát triển trên thế giới sau khi đạt được những thành công xứng đáng vì tập trung vào phát triển công nghiệp công nghệ cao. Điều ngược lại được tác giả chỉ ra tại các nước Đông Âu như Rumani, Bulgari, Litva, Phần Lan, Slovakia và Lít va, sự yếu kém về việc phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo tại các doanh nghiệp tư nhân được phân tích trong nghiên cứu. Duy nhất tại khu vực này chứng kiến sự khác biệt trong nhận thức về công nghệ cao đó là Slovenia với một nguồn vốn dồi dào dành cho việc tạo ra những hoạt động kinh doanh với kỳ vọng mang đến năng suất cao hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, các quốc gia khác của châu Âu như Estonia, Cộng hòa Séc hay Hungary được tác giả đánh giá là các quốc gia theo kịp với xu hướng nhờ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn