Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế
lượt xem 13
download
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Đối với tiêu thụ năng lượng luận án sử dụng biến đại diện là mức tiêu thụ điện bình quân đầu người, và mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người. Tức là không phân tích các dạng tiêu thụ năng lượng khác như năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- BÙI HOÀNG NGỌC HỘI NHẬP, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- BÙI HOÀNG NGỌC HỘI NHẬP, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành : Kinh tế học Mã số chuyên ngành : 931 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 Bùi Hoàng Ngọc
- LỜI CẢM ƠN Tôi bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất dành cho Cha, Mẹ và gia đình nhỏ của tôi. Họ không chỉ là người thân mà là niềm vui, là động lực để tôi tiến bước trong cuộc sống. Tôi gửi lời cảm ơn tới tất cả Thầy Cô, chuyên viên, nhân viên hành chính của Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại Trường. Đặc biệt, tôi dành sự ngưỡng mộ cao nhất đối với PGS.TS. Nguyễn Minh Hà - Người hướng dẫn khoa học về sự tận tình, chuyên môn khoa học và kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu sinh. Những hướng dẫn và góp ý của Thầy giúp nâng tầm giá trị cho luận án này. Xin cảm ơn cán bộ quản lý, đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm, động viên, san sẻ công việc, góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Cuối cùng là cảm ơn các em sinh viên, chính những câu hỏi của các em là động lực để tôi phấn đấu và bổ sung thêm các tri thức mới. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 Bùi Hoàng Ngọc
- TÓM TẮT Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý và nhà nghiên cứu. Sự hấp dẫn của việc nhận dạng và phân tích chính xác mối quan hệ này nằm ở chỗ phải xác định cho đúng loại hội nhập kinh tế mà quốc gia nên ưu tiên phát triển và tốc độ của sản xuất/cung cấp năng lượng phải tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, bối cảnh trong nước và quốc tế đặt kinh tế Việt Nam trước nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Hội nhập sẽ khuyến khích xuất khẩu, tự do tài chính, tăng cường chuyển giao tiến bộ công nghệ, nhưng hội nhập cũng tăng các nguy cơ về dịch bệnh, tội phạm, phức tạp tình hình chính trị, an ninh quốc gia v.v… nên câu hỏi đầu tiên các quốc gia phải trả lời là nên hội nhập ở lĩnh vực nào: Hội nhập kinh tế, hội nhập chính trị - quân sự hay hội nhập xã hội? Và hội nhập đến mức độ nào? Về tiêu thụ năng lượng, kể từ sau “cú sốc dầu lửa” ở giai đoạn 1970-1980 thì giá của các loại năng lượng liên tục tăng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng khó dự đoán. Đối với những quốc gia không có sẵn các nguồn năng lượng thì việc hiểu thấu đáo mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế sẽ cho phép phân tích tác động, tầm quan trọng của từng loại năng lượng và xây dựng chiến lược để lựa chọn hoặc tìm kiếm các loại năng lượng thay thế. Xu hướng này càng trở nên rõ nét ở các nước phát triển như khu vực EU, nơi mà người dân không chấp nhận cho các chính sách tiêu thụ năng lượng không hiệu quả mà Chính phủ đang thi hành. “Cái giá phải trả” cho tăng trưởng kinh tế không chỉ là tình trạng cạn kiệt năng lượng/tài nguyên mà còn là tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, có nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững tại cả quốc gia phát triển cũng như quốc gia đang phát triển. Chính vì những lý do trên, mà đề tài “Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế” vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, vừa có ý nghĩa về thực tiễn, thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ Cơ quan năng lượng thế giới, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới trong giai đoạn 1971-2018, mục tiêu chính của luận án là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng
- trưởng kinh tế; mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế cho trường hợp của Việt Nam. Bằng phương pháp ước lượng tự hồi quy phân phối trễ tuyến tính ARDL, phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến NARDL, và kiểm định nhân quả theo kỹ thuật của Toda và Yamamoto, luận án rút ra được một số kết luận chính như sau: • Thứ nhất: Hội nhập kinh tế có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. • Thứ hai: Ngưỡng lạm phát làm đảo chiều tác động của hội nhập tài chính, hội nhập thương mại đến tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng [8,84% - 10,93%]. • Thứ ba: Tác động của tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế là tác động tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên tác động trong dài hạn là tác động bất đối xứng, và đóng góp của tiêu thụ điện vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau năm 1995 sẽ thấp hơn giai đoạn trước năm 1995. • Thứ tư: Tác động của tiêu thụ xăng dầu đến tăng trưởng kinh tế là tác động bất đối xứng trong dài hạn. Việc tăng tiêu thụ xăng dầu sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế mạnh hơn việc giảm tiêu thụ xăng dầu. Từ kết quả thực nghiệm, luận án cũng đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp để các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chiến lược an ninh năng lượng và lựa chọn được loại hình hội nhập phù hợp nhất cho Việt Nam trong giai đoạn tới.
- MỤC LỤC Lời cam đoan…………………………………………………………………………… ii Lời cảm ơn………………………………………………………………………………iii Tóm tắt…………………………………………………………………………………. iv Mục lục………………………………………………………………………………… vi Danh mục bảng………………………………………………………………………… xi Danh mục hình……………………………………………………………………....... xiii Danh mục viết tắt………………………………………………………………………xiv CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI............................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................ 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.2.1. Mối quan hệ giữa hội nhập và tăng trưởng kinh tế .................................... 4 1.2.2. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế .................. 6 1.2.3. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tiêu thụ điện .................................. 7 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 8 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 9 1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................................... 9 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 9 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 9 1.5.3. Nguồn thu thập dữ liệu ............................................................................ 10 1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 11 1.7.1. Ý nghĩa học thuật ..................................................................................... 11 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án .................................................................. 12 1.8. Điểm mới của luận án ........................................................................................ 12 1.9. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 14
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI NHẬP, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ......................................................................................... 16 2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế và tiêu thụ năng lượng .......... 16 2.2. Lược khảo một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ........................................... 17 2.2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển...................................................... 17 2.2.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ngoại sinh và lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh ................................................................................................................. 18 2.2.3. Lý thuyết về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế ....................................... 20 2.2.4. Lý thuyết về sự dịch chuyển hàng hóa quốc tế của Ricardo ................... 22 2.2.5. Lý thuyết về sự dịch chuyển hàng hóa quốc tế của Gandolfo ................. 22 2.2.6. Hai kênh tác động của hội nhập kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ............ 24 2.2.7. Tác động của đô thị hóa đến tăng trưởng kinh tế .................................... 25 2.3. Cách đo lường tăng trưởng kinh tế, hội nhập tài chính và tiêu thụ năng lượng 26 2.3.1. Cách đo lường tăng trưởng kinh tế .......................................................... 26 2.3.2. Cách đo lường hội nhập kinh tế ............................................................... 27 2.3.3. Cách đo lường tiêu thụ năng lượng ......................................................... 30 2.4. Tác động của hội nhập kinh tế đến tăng trưởng kinh tế..................................... 31 2.4.1. Tác động của toàn cầu hóa đến tăng trưởng kinh tế ................................ 31 2.4.2. Hội nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế ............................................... 33 2.4.3. Hội nhập thương mại và tăng trưởng kinh tế ........................................... 37 2.5. Tổng quan các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong phân tích mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế .......................................................... 39 2.6. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế .......................... 43 2.6.1. Những nghiên cứu ủng hộ giả thuyết Conversation ................................ 44 2.6.2. Những nghiên cứu ủng hộ giả thuyết Growth ......................................... 45
- 2.6.3. Những nghiên cứu ủng hộ giả thuyết Feedback ...................................... 46 2.6.4. Những nghiên cứu ủng hộ giả thuyết Neutrality ..................................... 47 2.7. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................... 55 2.8. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 57 2.8.1. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................................. 57 2.8.2. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................... 59 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 62 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 62 3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 65 3.2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập và tăng trưởng kinh tế 65 3.2.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................................. 68 3.2.3. Mô hình nghiên cứu tác động của hội nhập và tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................... 70 3.2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 72 3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn mô hình phù hợp ..................................... 73 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 77 4.1. Thực trạng hội nhập kinh tế của Việt Nam ........................................................ 77 4.1.1. Thực trạng về hội nhập kinh tế chung của Việt Nam .............................. 77 4.1.2. Thực trang về hội nhập tài chính ............................................................. 79 4.1.3. Thực trạng về hội nhập thương mại ......................................................... 85 4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ............................... 87 4.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ................................................... 91 4.4. Phân tích tác động của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ................. 93
- 4.4.1. Mô hình nghiên cứu tác động của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế ...... 93 4.4.2. Phương pháp ước lượng........................................................................... 93 4.4.3. Kết quả thực nghiệm tác động của hội nhập đến tăng trưởng kinh tế ..... 98 4.5. Phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam .... .......................................................................................................................... 120 4.5.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 120 4.5.2. Phương pháp ước lượng......................................................................... 121 4.5.3. Kết quả thực nghiệm tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................... 127 4.6. Phân tích tác động của hội nhập và tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.................................................................................................................... 144 4.6.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 144 4.6.2. Phương pháp ước lượng......................................................................... 145 4.6.3. Kết quả thực nghiệm về tác động của hội nhập kinh tế và tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế ............................................................................... 147 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 155 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 155 5.2. Điểm mới của luận án ...................................................................................... 156 5.3. Hàm ý chính sách ............................................................................................. 157 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 158 DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ XUẤT BẢN.................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 163 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 186
- DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước về hội nhập kinh tế…………………….. 42 Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu trước về tiêu thụ năng lượng…………………. 49 Bảng 3.1: Định nghĩa các biến trong mô hình (3.1) và (3.2)……………………….. 66 Bảng 3.2: Định nghĩa các biến trong mô hình (4.6)…...…………………………… 69 Bảng 4.1: Phân loại FDI vào Việt Nam theo nước/vùng lãnh thổ đầu tư….……….. 80 Bảng 4.2: FDI vào Việt Nam phân theo địa phương……………………………….. 81 Bảng 4.3: Các hình thức FDI tính đến tháng 12/2018…………………………….... 82 Bảng 4.4: FDI vào Việt Nam phân theo ngành nghề……………………………….. 83 Bảng 4.5: Tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ điện của Việt Nam………………………89 Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình (4.1) và (4.2)…………………... 99 Bảng 4.9: Tác động của toàn cầu hóa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngưỡng của lạm phát………………………………………………………………………..........101 Bảng 4.10: Tác động của hội nhập tài chính đến tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngưỡng của lạm phát………………………………………………………………………....102 Bảng 4.11: Tác động của hội nhập thương mại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngưỡng của lạm phát……………………………………………………………… 103 Bảng 4.12: Kết quả kiểm tra tính dừng các biến trong mô hình (4.2)……..……… 105 Bảng 4.13: Kết quả xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình (4.2)………107 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định đồng liên kết trong mô hình (4.2)………………… 108 Bảng 4.15: Kiểm định đồng liên kết có điểm gãy cấu trúc trong mô hình (4.2)…... 108 Bảng 4.16: Tác động ngắn hạn của toàn cầu hóa………………………………….. 110 Bảng 4.17: Tác động ngắn hạn của hội nhập tài chính……………………………..111 Bảng 4.18: Tác động ngắn hạn của hội nhập thương mại…………………………. 112 Bảng 4.19: Tác động dài hạn của toàn cầu hóa……………………………………. 113 Bảng 4.20: Tác động dài hạn của hội nhập tài chính……………………………….113 Bảng 4.21: Tác động dài hạn của hội nhập thương mại…………………………… 114 Bảng 4.22: Kiểm định các khuyết tật của mô hình (4.2)…….…………………….. 116 Bảng 4.23: Kiểm định nhân quả giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế….....117
- Bảng 4.24: Thống kê mô tả các biến trong mô hình (4.6)…………………….……128 Bảng 4.25: Kiểm tra tính dừng các biến trong mô hình (4.6)……………………... 129 Bảng 4.26: Kết quả xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình (4.6)……... 130 Bảng 4.27: Kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình (4.6)………….. 130 Bảng 4.28: Kiểm định đồng liên kết có gãy cấu trúc trong mô hình (4.6)………... 131 Bảng 4.29: Tác động ngắn hạn của tiêu thụ điện………………………………….. 132 Bảng 4.30: Tác động ngắn hạn của tiêu thụ xăng dầu……………………………...132 Bảng 4.31: Tác động dài hạn của tiêu thụ điện……………………………………. 134 Bảng 4.32: Tác động dài hạn của tiêu thụ xăng dầu………………………………. 135 Bảng 4.33: Kiểm định các khuyết tật trong mô hình (4.6)…………………..……. 136 Bảng 4.34: Kiểm định đồng liên kết cho tác động phi tuyến……………………… 137 Bảng 4.35: Tác động bất đối xứng của tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế…….. 139 Bảng 4.36: Tác động bất đối xứng của tiêu thụ xăng dầu đến tăng trưởng kinh tế.. 141 Bảng 4.37: Kết quả kiểm định nhân quả giữa các biến trong mô hình (4.15)…….. 142 Bảng 4.38: Thống kê mô tả các biến trong mô hình (4.16)..……………………… 147 Bảng 4.39: Kết quả kiểm tra tính dừng các biến trong mô hình (4.16)……………. 148 Bảng 4.40: Kết quả xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình (4.16)……..148 Bảng 4.41: Kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình (4.16)…………. 149 Bảng 4.42: Tác động trong ngắn hạn của hội nhập và tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế……………………………………………………………………… 150 Bảng 4.43: Tác động trong dài hạn của hội nhập và tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế……………………………………………………………………………… 151 Bảng 4.44: Kiểm định các khuyết tật của mô hình (4.16)………………………… 152 Bảng 4.45: Kiểm định nhân quả giữa các biến trong mô hình (4.19), (4.20), (4.21)..153
- DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1: Các hướng nghiên cứu của luận án………………………………………. 09 Hình 2.1: Lý thuyết về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế………………………….. 21 Hình 2.2: Lý thuyết về sự dịch chuyển hàng hóa quốc gia………………………… 23 Hình 2.3: Các kênh tác động của hội nhập tài chính……………………………….. 35 Hình 2.4: Ý tưởng về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế. 47 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quan…………………………………………. 62 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu chi tiết…………………………………………….. 64 Hình 4.1: Các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đang tham gia………………… 78 Hình 4.2: Diễn biến của vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện tại Việt Nam………… 81 Hình 4.3: Các dự án FDI phân theo ngành nghề…………………………………… 84 Hình 4.4: Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và độ mở thương mại của Việt Nam……… 86 Hình 4.5: Sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam…………………………….. 88 Hình 4.6: Tiêu thụ điện phân theo ngành nghề…………………………………….. 88 Hình 4.7: Tiêu thụ điện bình quân đầu người của Việt Nam………………………. 89 Hình 4.8: Tổn thất trong truyền tải điện của Việt Nam……………………………. 90 Hình 4.9: Tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người của Việt Nam………………….. 91 Hình 4.10: Diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2018………..... 93 Hình 4.11: Minh họa tác động có điểm gãy cấu trúc của hội nhập kinh tế………….97 Hình 4.12: Mối quan hệ nhân quả giữa các biến hội nhập và tăng trưởng kinh tế... 118 Hình 4.13: Minh họa tác động có điểm gãy cấu trúc của tiêu thụ năng lượng……. 123 Hình 4.14: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMSQ của mô hình (4.16)…….. 152 Hình 4.15: Mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình (4.19), (4.20)…… 153
- DANH MỤC VIẾT TẮT ARDL : Phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ECM : Mô hình hiệu chỉnh sai số FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Thỏa thuận tự do thương mại GMM : Phương pháp Momen tổng quát HNKT : Hội nhập kinh tế HNTC : Hội nhập tài chính HNTM : Hội nhập thương mại IEA : Cơ quan năng lượng quốc tế IFI : Hội nhập tài chính quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ thế giới NARDL : Phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến NSLD : Năng suất lao động OLS : Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất ONMT : Ô nhiễm môi trường OPEN : Độ mở thương mại PMG : Phương pháp ước lượng gộp PMG QGĐPT : Quốc gia đang phát triển TCH : Toàn cầu hóa THQPPT : Tự hồi quy phân phối trễ TTKT : Tăng trưởng kinh tế TTNL : Tiêu thụ năng lượng TTĐ : Tiêu thụ điện TTXD : Tiêu thụ xăng dầu UNCTAD : Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc VAR : Phương pháp tự hồi quy VCCI : Phòng Thương mại và công nghiệp Việt nam WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Theo trường phái kinh tế học tân cổ điển bốn “nguồn vốn” cơ bản đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là: vốn tài nguyên, vốn lao động, vốn tư bản và vốn khoa học kỹ thuật. Những quốc gia/vùng chậm hoặc đang phát triển thì hầu hết bốn nguồn vốn này đều nằm trong tình trạng “khan hiếm và chất lượng thấp”. Samuelson và Nordhaus (1985), Rostow (1990) cho rằng muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì các quốc gia phải chuẩn bị những tiền đề về cơ sở hạ tầng như năng lượng, hạ tầng giao thông, viễn thông, cảng biển, sân bay v.v… đây là những tiền đề quan trọng để giúp cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh phát triển. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý Nhà nước (Tiba và Omri, 2017) vì: Thứ nhất: Muốn sản xuất ra của cải vật chất thì phải sử dụng tài nguyên nhiên thiên nhiên, trong đó có yếu tố năng lượng. Ở các quốc gia đang phát triển nếu trữ lượng tài nguyên thiên nhiên không khan hiếm thì cũng bị xếp vào loại “tài nguyên nghèo” do quy mô dân số, vốn con người thường là thấp nên không khai thác được hiệu quả kinh tế của tài nguyên. Tài nguyên thường bị khai thác ở dạng thô để phục vụ tăng trưởng ngắn hạn (Samuelson và Nordhaus, 1985). Nhưng đối với loại tài nguyên này, tự bản thân nó không thể phát huy được hiệu quả kinh tế nếu tách rời với vốn con người và khoa học kỹ thuật. Công nghệ sản xuất lạc hậu nên mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu lớn. Tiếp cận giáo dục bị hạn chế dẫn đến năng suất lao động thấp, nhận thức về tiết kiệm năng lượng chưa hình thành (Apergis và Payne, 2009; Odhiambo, 2009a). Hậu quả là năng lượng bị lãng phí, hoặc cạn kiệt. Thứ hai: Giá của các loại năng lượng có xu hướng tăng và khó dự đoán. Kể từ sau “cú sốc dầu lửa” ở giai đoạn 1970-1980 thì giá của tất cả các loại năng lượng liên tục tăng trên phạm vi toàn cầu. Đối với các quốc gia không có sẵn các nguồn năng lượng thì việc hiểu thấu đáo mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế sẽ cho phép phân tích tác động, tầm quan trọng của từng loại năng lượng và xây dựng chiến lược để lựa chọn hoặc tìm kiếm các loại năng lượng thay thế. Xu hướng này càng trở nên rõ nét ở các nước phát triển thuộc liên minh Châu Âu, nơi mà người dân không chấp nhận cho các chính sách sản xuất/tiêu thụ năng lượng không hiệu quả mà Chính phủ
- 2 đang thi hành. “Cái giá phải trả” cho tăng trưởng kinh tế không chỉ là tình trạng cạn kiệt năng lượng/tài nguyên mà còn là tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, có nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững tại hầu hết các quốc gia trên thế giới (Lee và Chiu, 2011; Shahbaz và cộng sự 2017). Thời gian gần đây giá năng lượng chịu tác động mạnh bởi những bất ổn từ chu kỳ kinh doanh, hay dịch bệnh lớn. Khi cuộc đua vì sự thịnh vượng không thể dừng lại thì vấn đề tiêu thụ năng lượng càng trở lên cấp bách (Islam và cộng sự 2013). Thứ ba: Theo Samuelson và Nordhaus (1985) các quốc gia gia mới nổi thường phải đối mặt với cái vòng luẩn quẩn là tiết kiệm và tích lũy thấp dẫn đến đầu tư thấp. Đầu tư ít sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, mà năng suất không cao thì thu nhập sẽ chậm được cải thiện. Cuối cùng, vì thu nhập ít thay đổi dẫn đến tiết kiệm và tích lũy “vốn vật chất” thấp. Muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì phải có tích lũy vốn vật chất, Samuelson đề xuất các quốc gia nên sử dụng “cú huých” từ bên ngoài. Lý thuyết kinh tế chỉ ra ba giải pháp chính để tăng được trữ lượng vốn vật chất đó là: i) kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); ii) đi vay; iii) bán bớt tài sản quốc gia. Acemoglu và Zilibotti (1997), Klein và Olivei (2008), Gandolfo (2014) đều cho rằng hội nhập kinh tế là gợi ý quan trọng để giải quyết nhu cầu về vốn vật chất phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu như của Edison và cộng sự (2002), Kraay (1998) lại khẳng định hội nhập kinh tế không hẳn sẽ tác động, thậm chí còn có thể tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 một lần nữa nung nóng những tranh luận về giá trị/lợi ích của hội nhập kinh tế. Đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thị trường và thiết chế quản lý tài chính chưa hoàn thiện làm cho những hệ lụy tiêu cực từ hội nhập tài chính trở lên khó kiểm soát. hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội, nhưng dường như vẫn tồn tại những ngưỡng điều kiện ban đầu cần thiết phải đạt được trước khi có thể nhận được những lợi ích gia tăng hay chí ít là giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải từ xu hướng toàn cầu hóa (Trang và Kiều, 2015). Thứ tư: Bên cạnh nhu cầu về tích lũy vốn vật chất thì nhu cầu đổi mới công nghệ sản xuất ở các quốc gia đang phát triển cũng rất lớn. Hệ thống giáo dục chưa phát triển, trình độ dân trí thấp dẫn đến hệ quả là quốc gia đang phát triển luôn ở trong tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ thuật do không đủ tiền để mua các máy móc mới, công nghệ mới...thậm chí nếu đủ tiền thì số lượng và trình độ nhân lực cũng không đủ để tiếp cận
- 3 được với các kỹ thuật sản xuất mới. Những thách thức này ngày càng lớn khi khoa học kỹ thuật được coi là “lực lượng sản xuất” và phát triển rất nhanh ở các nước phát triển. Các quốc gia không thể tự mình sáng chế được tất cả các công nghệ, do vậy con đường ngắn nhất là nhập khẩu hoặc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. hội nhập kinh tế giúp lan tỏa gián tiếp công nghệ thông qua hoạt động của các liên doanh, và nhờ hội nhập kinh tế, FDI mà thu nhập của người dân dần được cải thiện (Alfaro và cộng sự 2004; Borensztein và cộng sự 1998; Carkovic và Levine, 2002; Gao, 2005). Việc tiếp xúc với các chuyên gia, công nhân nước ngoài có trình độ và kỹ năng cao hơn giúp thay đổi nhận thức của doanh nghiệp/người dân về tư duy kinh tế, cải thiện năng suất lao động, tiêu hao năng lượng và ô nhiễm môi trường ít hơn. Solow (1956), Frankel và Romer (1999), Romer (1990) nhấn mạnh các quốc gia phát triển sau có thể tận dụng yếu tố công nghệ để đuổi kịp các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, xét trên tổng thể đây chỉ là cơ hội. Tận dụng được hay không phụ thuộc vào nội lực, vào thể chế của từng quốc gia (North, 1990). Theo phân loại của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2012, Việt Nam được xếp vào nhóm những quốc gia ở giai đoạn đầu của nước đang phát triển nên sử dụng năng lượng dạng thô còn lớn, điều này chỉ phục vụ cho tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Việt Nam hiện đang gặp phải tình trạng thiếu sản lượng điện phục vụ cho nhu cầu phát triển khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2017), năm 2016 sản lượng điện phục vụ cho các ngành công nghiệp chiếm tỉ lệ 52%, nhu cầu tiêu thụ điện hàng năm tăng khoảng 17%. Trước năm 1995 tình trạng thiếu điện đã diễn ra cục bộ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của người dân. Với sự nỗ lực của Chính Phủ, ngày 27/5/1994, đường dây điện quốc gia 500 kV được đưa vào vận hành giúp sản lượng điện tăng đột biến. Nếu như giai đoạn 1990-1992, mức độ tăng trưởng ngành điện là 5-6% thì đến giai đoạn 1995-1997, mức tăng trưởng ngành điện lên đến 18-19%. Thống kê về tăng trưởng kinh tế trong hai thời kỳ này cũng cho thấy sự thay đổi lớn. Đầu những năm 1990, tốc độ tăng trưởng GDP là 5,1% thì sau năm 1995, tốc độc tăng trưởng GDP lên đến 9,5%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhưng với nhiệm vụ cung cấp đủ điện để duy trì sản xuất, ngành điện đã và sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Về hội nhập kinh tế, tính đến tháng 12/2018 có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời Việt Nam đã đàm phán và ký kết 12 Hiệp định thương
- 4 mại tự do đa phương và song phương, đang đàm phán 4 hiệp định trong đó có 2 hiệp định được nhìn nhận là ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm tiếp theo: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Phải thừa nhận rằng hội nhập kinh tế đang được ủng hộ mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng gây ra những hệ lụy tiêu cực, Lucas (1990), Blomstrom và cộng sự (1992) hay Trang và Kiều (2015) đã khuyến nghị rằng hội nhập kinh tế sẽ không tốt đối với những quốc gia có chất lượng thể chế thấp, nguồn vốn con người chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hay dự trữ ngoại hối chưa đủ lớn. Nếu các quốc gia chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tối thiểu thì mặt tích cực của hội nhập kinh tế sẽ không nhận được, mà sẽ nhận lại những tác động tiêu cực như dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, bất ổn chính trị v.v… Tựu chung lại, nghiên cứu mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà nó còn cung cấp bằng chứng thực nghiệm để giúp các quốc gia đang phát triển như Việt Nam xác định được tỉ trọng và xu hướng đóng góp của từng yếu tố hội nhập và tiêu thụ năng lượng vào tăng trưởng kinh tế. Từ đó hoạch định được các chiến lược hội nhập và an ninh năng lượng cho phù hợp với xuất phát điểm, quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia mình. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Xét trên góc độ khoa học, mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế đến nay đã được thực hiện như sau: 1.2.1. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế Bối cảnh hiện nay đặt nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới trước nhiều cơ hội và thử thách. hội nhập kinh tế sẽ khuyến khích xuất khẩu, tự do tài chính, tăng cường chuyển giao tiến bộ công nghệ, nhưng hội nhập cũng tăng các nguy cơ về dịch bệnh, tội phạm, phức tạp tình hình chính trị, an ninh quốc gia v.v.. nên câu hỏi đầu tiên các quốc gia phải trả lời là nên hội nhập ở lĩnh vực nào: hội nhập kinh tế, hội nhập chính trị - quân sự hay hội nhập xã hội? Và nên hội nhập ở mức độ nào? Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động hội nhập đến tăng trưởng kinh tế thường xem xét riêng lẻ tác động của từng loại hội nhập. Một số nghiên cứu của Đạt và Vân (2017),
- 5 Minh và cộng sự (2017) tập trung cho những tác động của hội nhập xã hội. Trong khi nghiên cứu Trang và Quyền (2017), Vinh và Anh (2017) tập trung phân tích tác động của hội nhập tài chính đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Nghiên cứu của nước ngoài chú trọng phân tích tác động của hội nhập tài chính và hội nhập thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Đơn cử, nghiên cứu của Acemoglu và Zilibotti (1997), Edison và cộng sự (2002), Kraay (1998), Bhattacharya và cộng sự (2018), Chung và cộng sự (2019); Coeurdacier và cộng sự (2019) tập trung phân tích tác động của hội nhập tài chính thông qua sự dịch chuyển của các dòng tài chính vào hay ra đối với quốc gia thông qua hai hình thức chủ yếu là FDI và vốn tài chính trên các thị trường chứng khoán. Gần đây, một số nghiên cứu lại tập trung cho việc tìm ngưỡng hợp lý của hội nhập tài chính như nghiên cứu của Ayhan Kose và cộng sự (2011), Chen và Quang (2014). Về hội nhập thương mại, nghiên cứu của Choe (2001), Guei và le Roux (2019) tìm thấy tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế từ hội nhập thương mại thông qua việc kéo dãn các chu kỳ kinh tế. Một số nghiên cứu khác của Ganuza và Hauk (2004), Sand-Zantman (2004) tìm thấy tác động tích cực của hội nhập kinh tế đến chất lượng và hiệu quả của khu vực công, kiểm soát tốt hơn tình trạng tham nhũng. Tổng hợp lại, việc nghiên cứu riêng rẽ tác động của từng loại hội nhập cung cấp những hàm ý chính sách thiết thực, nhưng xét trên phương diện khoa học việc nghiên cứu riêng rẽ dễ dẫn đến sự hiểu biết không toàn diện. Theo Balassa (1961, 1994) hội nhập là một quá trình hết sức phức tạp, do giữa các quốc gia tồn tại nhiều điểm khác biệt từ cơ sở vật chất, thể chế chính trị đến trình độ dân trí, tôn giáo, văn hóa, truyền thống dân tộc, niềm tin xã hội v.v… Hội nhập bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của quốc gia, do đó việc đánh giá đầy đủ tác động của cả ba dạng: Toàn cầu hóa, hội nhập tài chính, hội nhập thương mại đến tăng trưởng kinh tế là cần thiết. Đây là “khoảng trống” mà nghiên cứu này muốn làm sáng tỏ, bởi theo Chou (1967) lý do chính đằng sau của hội nhập kinh tế là phải đánh giá cho được những giá trị cốt lõi của dân tộc mà quốc gia cần giữ lại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hội nhập kinh tế có Việt Nam thường phân tích theo nhóm nước, tức là sử dụng dữ liệu bảng trong đó có Việt Nam (Vinh và Anh, 2017; Vinh và Phong, 2017), hoặc nghiên cứu những điều kiện để hội nhập kinh tế thành công (Trang và Kiều, 2015). Theo khảo sát của luận án thì chưa có nghiên cứu đánh giá tổng
- 6 hợp tất cả các loại hình hội nhập kinh tế cho trường hợp của Việt Nam. Đây là “khoảng trống” mà luận án muốn lấp đầy. 1.2.2. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế Sau bốn thập kỷ, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này đã rất phong phú. Theo lý giải của Tiba và Omri (2017) sự phong phú này đến từ các nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Lựa chọn biến đại diện cho tiêu thụ năng lượng, (ii) Lựa chọn quốc gia/nhóm quốc gia, (iii) Lựa chọn kỹ thuật ước lượng. Theo tổng kết của Omri (2014) thì có bốn giả thuyết được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm gồm: Giả thuyết tăng trưởng kinh tế tác động một chiều đến tiêu thụ năng lượng chiếm khoảng 23% số lượng các nghiên cứu thực nghiệm; giả thuyết tiêu thụ năng lượng tác động một chiều đến tăng trưởng kinh tế chiếm 29%; giả thuyết tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng có mối quan hệ hai chiều chiếm 27%; và giả thuyết không có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng chiếm 21%. Số liệu tổng kết của Omri (2014) đã tự minh chứng cho thấy sự không nhất quán trong kết luận về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia. Nghiên cứu cho kinh tế Việt Nam, Cảnh (2011), Quyết và Khánh (2014), Tang và cộng sự (2016) mới chỉ xem xét mối quan hệ giữa tiêu thụ điện với tăng trưởng kinh tế. Gần đây Clottey và cộng sự (2018); Thuy Ho và cộng sự (2019) lại tiếp tục khẳng định tác động của tiêu thụ điện đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, mà chưa xét đến các loại tiêu thụ năng lượng khác như tiêu thụ xăng dầu hoặc than đá. Các nghiên cứu trên thế giới phát triển theo chiều hướng đa dạng cả về loại tiêu thụ năng lượng và phương pháp ước lượng. Sử dụng dữ liệu tiêu thụ điện điện có các nghiên cứu của Ghosh (2009), Narayan và Smyth (2005), Ramcharran (1990), Yang (2000); sử dụng dữ liệu gas hay xăng dầu có các nghiên cứu của Destek (2016), Ozturk và Al-Mulali (2015), Sinaga và cộng sự (2019), Solarin và Ozturk (2016); sử dụng dữ liệu năng lượng hạt nhân có các nghiên cứu của Ocal và Aslan (2013), Payne và Taylor (2010), Wolde- Rufael và Menyah (2010), Yoo và Jung (2005). Bên cạnh việc xem xét riêng lẻ tác động của từng loại tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế thì những nghiên cứu trước được dựa trên hai giả định: i) Dữ liệu về tiêu thụ năng lượng không tồn tại “điểm gãy khúc”; ii) tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế là đối xứng và không thay đổi theo thời gian. Đối chiếu cho Việt Nam, trong giai đoạn 1971-2017 kinh tế Việt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn