intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Ba Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:211

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Ba Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu các vấn đề lý luận, thực trạng hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan, đề xuất bài học kinh nghiệm cho phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Ba Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------***------- HỒ THANH HƯƠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở BA LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIỄN SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------***------- HỒ THANH HƯƠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở BA LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIỄN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn An Hà 2. PGS.TS. Đặng Minh Đức Hà Nội, 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các dữ liệu, tài liệu và thông tin nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hồ Thanh Hương i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án “Hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Ba Lan và bài học cho Việt Nam” tại Khoa Kinh tế Quốc tế, Học Viện Khoa học Xã hội (KHXH), Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Nghiên cứu sinh (NCS) đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ từ nhiều cá nhân và tổ chức. Đầu tiên, NCS muốn bày tỏ lòng tôn trọng và cảm ơn sự hướng dẫn quý giá của PGS.TS Nguyễn An Hà và PGS.TS. Đặng Minh Đức đã giúp tôi có một cái nhìn tổng quan về đề tài và giải pháp cần thiết để nghiên cứu và viết báo cáo. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Học viện, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện KHXH, Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Châu Âu đã giúp đỡ và tạo điều kiện để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Trong lời cảm ơn này, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà học giả, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu của NCS. Tôi hy vọng rằng nghiên cứu của tôi sẽ đóng góp đáng kể vào lĩnh vực liên quan và hình thành nền tảng kiến thức mới để giúp những người đang làm việc trong cùng lĩnh vực. ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................. 8 1.1.1. Các nghiên cứu về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................................. 8 1.1.2. Các nghiên cứu về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan .......................................................................................... 17 1.2. Đánh giá, nhận xét tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu.................................................................... 19 1.2.1. Những kết quả về mặt lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án ................................................................................................ 19 1.2.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................... 20 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ............................................................... 23 2.1. Khái quát chung về hợp tác công tư ..................................................... 23 2.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 23 2.1.2. Đặc điểm, vai trò của hợp tác công tư........................................... 26 2.1.3. Phân biệt đầu tư công theo hình thức hợp tác công tư với đầu tư theo hình thức mua sắm công truyền thống ........................................ 27 2.2. Quản trị và các nguyên tắc quản trị hợp tác công tư ......................... 30 2.2.1. Quản trị hợp tác công tư................................................................ 30 2.2.2. Các nguyên tắc quản trị trong hợp tác công tư ............................. 31 2.3. Luật, chính sách hợp tác công tư .......................................................... 33 2.4. Các chủ thể tham gia hợp tác công tư .................................................. 37 2.4.1. Các chủ thể tham gia hợp tác công tư ........................................... 37 2.4.2. Lý do lựa chọn hình thức hợp tác công tư của các chủ thể .......... 39 iii
  6. 2.5. Nội dung của hợp tác công tư ............................................................... 43 2.5.1. Mô hình hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng......................... 43 2.5.2. Cách thức đề xuất phát triển dự án hợp tác công tư ..................... 46 2.5.3. Các giai đoạn của dự án hợp tác công tư ...................................... 47 2.5.4. Các loại hợp đồng hợp tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng ........... 48 2.5.5. Phân chia rủi ro trong dự án hợp tác công tư ................................ 51 2.5.6. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hợp tác công tư ................ 53 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án hợp tác công tư .. 54 2.7. Khung phân tích hợp tác công tư quốc gia .......................................... 57 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 62 Chương 3: HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở BA LAN ....................................................... 63 3.1. Quá trình phát triển hợp tác công tư ở Ba Lan .................................. 63 3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................ 63 3.1.2. Nhu cầu đầu tư theo hình thức hợp tác công tư ............................ 65 3.1.3. Các giai đoạn phát triển hợp tác công tư ...................................... 67 3.2. Luật, chính sách hợp tác công tư .......................................................... 76 3.2.1. Luật, chính sách của Liên minh Châu Âu về hợp tác công tư ...... 76 3.2.2. Luật, chính sách của Ba Lan về hợp tác công tư .......................... 78 3.3. Các chủ thể tham gia dự án hợp tác công tư ở Ba Lan ...................... 81 3.3.1. Khu vực công ................................................................................ 83 3.3.2. Khu vực tư nhân ............................................................................ 86 3.3.3. Người hưởng lợi ............................................................................ 89 3.3.4. Chủ thể siêu quốc gia - Liên minh Châu Âu (EU) ....................... 89 3.4. Nội dung của hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng ở Ba Lan .... 95 3.4.1. Cấu trúc dự án hợp tác công tư ở Ba Lan ..................................... 95 3.4.2. Nguồn tài chính cho hợp tác công tư ở Ba Lan ............................ 95 3.4.3. Lựa chọn nhà đầu tư...................................................................... 98 iv
  7. 3.4.4. Phân bổ rủi ro trong hợp đồng hợp tác công tư .......................... 101 3.4.5. Giải quyết tranh chấp trong quá trình hợp tác công tư ............... 101 3.5. Nghiên cứu trường hợp dự án hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan .................................................................................... 102 3.5.1. Dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cấp thoát nước ở Ba Lan . 102 3.5.2. Dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực giao thông ở Ba Lan ....... 113 3.5.3. Dự án hợp tác công tư trong làm mới và phục hồi nhằm thúc đẩy và bảo vệ di sản văn hóa................................................................. 120 Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 126 Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA BA LAN VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................................... 127 4.1. Bài học kinh nghiệm của Ba Lan về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 127 4.1.1. Bài học thành công ...................................................................... 127 4.1.2. Bài học chưa thành công cần tránh. ............................................ 138 4.2. Khái quát về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam 140 4.2.1. Quá trình phát triển hợp tác công tư ở Việt Nam ....................... 140 4.2.2. Nhận xét đánh giá chung về thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong những năm gần đây. ....... 153 4.3. Giải pháp vận dụng các bài học của Ba Lan về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam trong những năm tới....... 157 Tiểu kết Chương 4 ....................................................................................... 165 KẾT LUẬN .................................................................................................. 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 171 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 172 v
  8. BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân: hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank) ADO Triển: vọng Phát triển Châu Á (Asian Development Outlook) BOT Xây: dựng – Vận hành – Chuyển giao (Build – Operate – Transfer) DNNV : nghiệp nhỏ và vừa Doanh WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) EIA Đánh: giá tác động môi trường độc lập (Environmental impact assessment) EIB Ngân: hàng Đầu tư Châu Âu (European Investment Bank) EPEC Trung : tâm Chuyên môn về PPP Châu Âu (European PPP Expertise Centre) EU Liên: minh châu Âu (European Union) EURO Đơn: vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu EBRD Ngân: hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (European Bank for Reconstruction and Development) GDP Tổng: sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMF Quỹ: Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund) ITS Hệ thống : Giao thông Thông minh (Intelligent Transportation System) ISPA Công cụ của chính sách cấu trúc tiền gia nhập (Instrument for Structural Policies for Pre-Accession) NPM Lý thuyết : quản trị công mới (New Public Management) MfiPR Bộ Quỹ Phát triển và Chính sách Khu vực Ba Lan (Ministerstwo Funduszy i Polityki Regionalnej) PLN Đồng : Zloty của Ba Lan (Polish Zloty New) PPL Doanh : nghiệp nhà nước Sân bay Ba Lan (Przedsiebiotwo Porty Lotnicze) vi
  9. PPP Hợp: tác công tư (Public Private Partnership) OECD Tổ chức : Hợp tác và Phát triển Kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development) R&D Nghiên : cứu và triển khai (Research & Development) SNG Dự :án Quản lý Nước Saur Neptun Gdańsk (Saur Neptun Gdańsk) SPV Công : ty phục vụ mục đích đặc biệt (Special Purpose Vehicle) UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á - Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) USD Đơn: vị tiền tệ của Mỹ vii
  10. MỤC LỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các dạng hợp đồng hợp tác công tư .........................................51 Bảng 2.2: Khung phân tích PPP quốc gia .................................................................58 Bảng 3.1: Các yếu tố thúc đẩy phát triển hạ tầng ở Ba Lan......................................66 Bảng 4.1: Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 ........................................................ 143 Bảng 4.2: Các dự án theo hình thức PPP tại Việt Nam tính đến năm 2019 .......... 145 viii
  11. MỤC LỤC HÌNH Hình 2. 1: Các bên liên quan trong dự án PPP ..........................................................38 Hình 2. 2: Lý do lựa chọn hình thức hợp tác công tư ...............................................43 Hình 2. 3: Cấu trúc của một mô hình nhượng quyền ................................................44 Hình 2. 4: Cấu trúc của một dự án hợp tác công tư PFI ...........................................46 Hình 2. 5: Mức độ tham gia của khu vực tư nhân.....................................................53 Hình 2. 6: Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến PPP của một quốc gia .................56 Hình 3. 1: Tăng trưởng GDP của Ba Lan giai đoạn 1991-2022 (%) ........................63 Hình 3. 2: Số lượng tất cả mời thầu và hợp đồng được thiết lập tại Ba Lan, bao gồm cả những hợp đồng chưa thực hiện giai đoạn 2009-2021 ..................................71 Hình 3. 3: Số lượng và tổng giá trị dự án PPP đã và đang thực hiện tại Ba Lan phân theo lĩnh vực (giai đoạn 2009-2021) .................................................................72 Hình 3. 4: Phân bổ số lượng dự án PPP tại Ba Lan theo quy mô (giai đoạn 2009-2021)73 Hình 3. 5: GRP và phân bổ số lượng dự án PPP tại Ba Lan .....................................74 Hình 3. 6: Phân nhóm trình độ phát triển thị trường PPP của quốc gia ....................75 Hình 3. 7: Các cơ quan công tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan .........81 Hình 3. 8: Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tư vấn của các dự án PPP tại Ba Lan ...................88 Hình 3. 9: Ba Lan hấp thu quỹ ESIF giai đoạn 2014 – 2020 ....................................92 Hình 3. 10: Số lượng và giá trị dự án đã thực hiện có và không có hỗ trợ từ EU ....94 Hình 3.11: Cấu trúc nhượng quyền Dự án PPP cấp thoát nước Poznań ................ 106 Hình 4.1: Luật, chính sách PPP ở Ba Lan .............................................................. 130 Hình 4.2: Số đề xuất và hợp đồng PPP phân theo các chủ thể công...................... 134 Hình 4.3: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2023 .......................... 141 Hình 4.4: Quá trình phát triển khung pháp lý liên quan đến PPP ở Việt Nam ...... 148 Hình 4.5: Bộ máy quản lý hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam ........................ 151 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với tốc độ tăng trưởng cao dựa vào tiến trình công nghiệp hoá mạnh mẽ ở Việt Nam đặt ra nhu cầu rất lớn đối với cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng lại thường được coi là điểm nghẽn lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam [2]. Trong bối cảnh đó, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã xác định đầu tư nguồn lực dành cho cơ sở hạ tầng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được cụ thể hoá trong các chiến lược, chính sách phát triển. Một trong ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và được Đại hội XIII của Đảng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội. Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 với tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2022, nhấn mạnh nhu cầu về một mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, đẩy nhanh việc hiện đại hóa và đồng bộ cơ sở hạ tầng. Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách và sáng kiến nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, ví dụ như đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích các công trình xanh và phương tiện giao thông sử dụng. Theo đó riêng nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ đến năm 2030 là khoảng 900.000 tỷ đồng, trong đó vốn cho các dự án đường bộ cao tốc khoảng 728.000 tỷ đồng (giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 400.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến khoảng 328.000 tỷ đồng). Như vậy, việc thu hút các nguồn lực từ khu vực tư nhân là hết sức cần thiết. [25] Tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các quốc gia phát triển như Anh, Pháp v.v. cũng như các quốc gia đang phát triển như Indonesia, Philippines... việc huy động nguồn lực xã hội cho phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức hợp tác công tư đã được áp dụng từ lâu và đóng góp đáng kể cho việc phát triển hạ tầng xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hình thức đầu tư công theo phương thức hợp tác công tư đã được áp dụng từ năm 1997 khi Chính Phủ ban hành Nghị định 1
  13. 77-CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước. Để thể chế hóa đường lối của Đảng về đầu tư cho hạ tầng cơ sở, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, trong đó quy định về công tác quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức hợp tác công tư trong 5 lĩnh vực, gồm: Giao thông vận tải; điện; thủy lợi, nước sạch; y tế - giáo dục và Hạ tầng công nghệ thông tin. Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư để hoàn thiện khung pháp lý triển khai đầu tư theo phương thức PPP. Cho đến nay, sau gần 30 năm kể từ bước khởi đầu, mặc dù đã có nhiều bước phát triển, nhưng đầu tư theo phương thức PPP ở nước ta vẫn còn được coi là lĩnh vực mới, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Để nhanh chóng khắc phục những tồn tại trong thu hút đầu tư theo hình thức hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng cơ sở, cũng như thúc đẩy thu hút nguồn lực tư nhân vào phát triển các dịch vụ công - vốn thuộc trách nhiệm của khu vực công để hoàn thiện chính sách thì việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết. Ba Lan là một trong những quốc gia đã trải qua quá trình tăng trưởng và chuyển đổi kinh tế đáng kể trong những năm gần đây, trong đó PPP đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiến trình này. Ba Lan được đánh giá là quốc gia khá thành công với mô hình PPP. Từ một nước bắt đầu triển khai theo hình thức PPP vào những năm 1990, đến nay Ba Lan đã xây dựng được khung pháp lý cho PPP; là quốc gia có thị trường PPP hiệu quả đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng; đã thành lập đơn vị chuyên trách PPP; và đặc biệt là quốc gia thành công nhất trong thu hút vốn đầu tư từ EU cho các dự án PPP [123]. Đặc biệt, Ba Lan là một thị trường châu Âu mới nổi, đồng thời là một trong những quốc gia xã hội chủ nghĩa thuộc Đông Âu cũ mới gia nhập Liên minh châu Âu (EU), quá trình phát triển có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển với Việt Nam, do đó thực tế triển khai theo hình thức hợp tác công tư của quốc gia này có thể giúp cho Việt Nam những kinh nghiệm quý báu, giúp chúng ta rút ngắn thời gian tới đích. Cụ thể, trong hơn 30 năm qua, Ba Lan có nhiều bước ngoặt lớn trong 2
  14. thực hiện PPP và được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhất trong các nước Trung và Đông Âu (CEE) về PPP [170] và là một nước khá thành công trong áp dụng mô hình PPP vào phát triển cơ sở hạ tầng [93]. Bằng cách xem xét đánh giá việc triển khai PPP ở các cấp độ khác nhau (như nhà nước, ngành và dự án) chúng ta có thể hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội liên quan đến việc triển khai các dự án PPP ở Ba Lan. Trong bối cảnh đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Ba Lan và kinh nghiệm cho Việt Nam” là hết sức cần thiết, góp phần cung cấp những hiểu biết có giá trị về vận dụng hình thức đầu tư công theo hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng của Ba Lan và vai trò của khu vực tư nhân trong các dự án công, từ đó rút ra những bài học nhằm hoàn thiện và tăng cường thu hút khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng công theo hình thức hợp tác công tư tại Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề lý luận, thực trạng hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan, đề xuất bài học kinh nghiệm cho phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải, hệ thống hóa bổ sung cơ sở lý luận về hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng, bao gồm khái niệm, đặc thù của hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng. Làm rõ, phân tích, đánh giá hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng của Ba Lan. Rút ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển PPP trong phát triển hạ tầng ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách và thực hiện triển khai hợp tác công tư trong cơ sở hạ tầng ở Ba Lan. 3
  15. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án gồm một số nhóm sau: + Các chính sách về hợp tác công tư; + Các đối tác, các bên liên quan trong dự án hợp tác công tư; + Các dự án hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng tại Ba Lan và Việt Nam. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung đánh giá đặc điểm, tình hình thực hiện chính sách, dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (hạ tầng cấp thoát nước, giao thông…), từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP. Về không gian: luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan, ngoài ra để đưa ra các bài học và khuyến nghị cho Việt Nam, trường hợp Việt Nam cũng được xem xét, đánh giá sơ bộ. Về thời gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là tình hình thực hiện PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Ba Lan từ năm 1990 đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Với tính cấp thiết của luận án, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu sinh thu thập các số liệu thứ cấp, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố cùng với các quan điểm, nhận định của mình nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau: 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có những đặc điểm chính nào? - Thực trạng phát triển PPP ở Ba Lan như thế nào? - PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan có những đặc điểm gì? - Bài học thành công và thách thức trong áp dụng hình thức PPP từ nghiên cứu trường hợp Ba Lan? - Thực trạng Thực trạng phát triển PPP ở Việt Nam như thế nào? Có những đặc điểm gì? 4
  16. - Có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ trường hợp Ba Lan cho phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP ở Việt Nam? 4.2. Phương pháp tiếp cận Hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều chuyên ngành, trong các lĩnh vực khác nhau nên phương pháp tiếp cận cũng rất đa dạng. Trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh dựa theo các phương pháp truyền thống mang tính khoa học: (1) Tiếp cận dựa trên phép duy vật biện chứng. Cách tiếp cận này giúp cho nhà nghiên cứu có quan điểm chỉ đạo, nghiên cứu dựa trên quy luật chung của tự nhiên và xã hội và là cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, chính xác, sâu sắc; (2) Tiếp cận dựa trên quan điểm hệ thống, theo đó cho phép xem xét PPP một cách xuyên suốt từ cấp quốc gia đến cấp ngành, cấp dự án; (3) Tiếp cận liên ngành, đa chiều. Cách tiếp cận này xem xét đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ toàn diện với các đối tượng khác, đối tượng ở trạng thái vận động, phát triển và được đặt tại một hoàn cảnh cụ thể để tìm ra quy luật vận động của chúng; và (4) Tiếp cận dựa trên quan điểm logic-lịch sử và thực tiễn. Điều này góp phần tạo nên tính khách quan, logic trong nghiên cứu và tính ứng dụng vào đời sống của đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu (1) Trên cơ sở các phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, chủ yếu là: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. (2) Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu trường hợp Ba Lan, trong đó có một số nghiên cứu trường hợp cụ thể về các dự án PPP. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu cả trường hợp của Việt Nam để tìm hiểu tình hình áp dụng PPP tại Việt Nam, từ trường hợp của Ba Lan để rút ra những bài học có ý nghĩa cho Việt Nam trong áp dụng hình thức PPP trong phát triển hạ tầng. 5
  17. (3) Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả có thể được sử dụng để cung cấp bản tóm tắt các đặc điểm của dữ liệu. Những số liệu thống kê này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu được các đặc điểm cơ bản của dự án PPP và kết quả, đồng thời cung cấp điểm khởi đầu hữu ích cho các phân tích sâu hơn. Ví dụ: thống kê mô tả có thể được sử dụng để mô tả quy mô và phạm vi của các dự án PPP, loại dự án được thực hiện phổ biến nhất thông qua PPP hoặc thời lượng trung bình của hợp đồng PPP. (4) Phương pháp kế thừa: các nghiên cứu trước đây về vấn đề hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và ở Ba Lan nói riêng giúp làm sáng tỏ nội dung, luận chứng, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án. (5) Phương pháp phân tích tổng hợp: khai thác thông tin thứ cấp liên quan đến hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan, để đưa ra đánh giá thực trạng ứng dụng hình thức này trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan cũng như là những khuyến nghị phát triển thị trường này ở Ba Lan. Trong phương pháp này, tác giả dựa trên khung phân tích phân tầng để làm rõ những đặc điểm của PPP tại Ba Lan. Nền tảng cho luận án này là tập hợp một danh sách dài các nguồn, bao gồm sách, tạp chí và ấn phẩm của một số chuyên gia về chủ đề PPP và quản lý dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng, và PPP tại Ba Lan và Việt Nam. Kiến thức từ những tài liệu này đã giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về chủ đề nghiên cứu của luận án thông qua các mô tả nâng cao trong luận án, trình bày tính hai mặt của vấn đề (tích cực và tiêu cực về lĩnh vực này). 5. Những đóng góp mới của luận án Thực hiện nghiên cứu đề tài “Hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, luận án hướng đến những điểm mới quan trọng như sau: Thứ nhất, hệ thống hoá lý thuyết về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng, tổng quát qúa trình thực hiện hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng qua đó đem lại sự hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về hợp tác công tư trong lĩnh vực này. 6
  18. Thứ 2, bổ sung nghiên cứu về hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt đi sâu nghiên cứu trường hợp của Ba Lan từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Việc nghiên cứu lý luận và thực tế hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận và thực tiễn. Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm phong phú thêm về nội dung và cung cấp những thông tin mới liên quan đến sự vận hành của dự án PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng; góp phần tạo lập các hướng nghiên cứu khoa học và triển khai trong thực tiễn, qua đó góp phần xây dựng và phát triển hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng một cách bền vững trong thời gian tới. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án cung cấp bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách, triển khai thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; cung cấp các luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách cho phát triển cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, hiện thực hoá chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước; bên cạnh đó, việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công cũng nhằm tìm hiểu tính phổ biến, độ tin cậy và khả năng áp dụng các lý thuyết này vào thực tiễn nghiên cứu chính sách công ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án bao gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng Chương 3: Hợp tác công tư trong phát trong phát triển cơ sở hạ tầng ở Ba Lan Chương 4: Bài học kinh nghiệm về hợp tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng cho Việt Nam. 7
  19. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả tổng quan các nghiên cứu chung về mô hình hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng, các tài liệu nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng, phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến PPP. Giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu bao gồm phân tích các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của mô hình PPP cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Ba Lan. Việc xác định các yếu tố này rất cần thiết đối với việc sử dụng PPP, bởi vì nó chỉ ra các lĩnh vực cần hành động và điều chỉnh một cách tối ưu sao cho phù hợp với đặc thù của quan hệ đối tác của một quốc gia. Điều này tạo điều kiện cho việc thực hiện rộng rãi các dự án, có thể đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và hội nhập châu Âu đầy đủ của Ba Lan. 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng Hợp tác công tư đã xuất hiện từ lâu nhưng phải đến 30 năm cuối của thế kỷ XX hình thức này mới được phát triển mạnh, và vào đầu những năm 1990, mới bắt đầu có các nghiên cứu về các mô hình hợp tác này. Những nghiên cứu ban đầu về PPP hướng tới thiết lập các đặc điểm của các dự án PPP bằng cách tóm tắt các quy trình của các dự án PPP thực tế và phân tích chi phí, nhượng quyền, cấu trúc vốn chủ sở hữu [184] và hợp đồng, từ đó đặt cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu ứng dụng và thực tiễn PPP [186]. Từ năm 2000, có sự bùng nổ các nghiên cứu về PPP, các chủ đề nghiên cũng sâu rộng và đa dạng hơn. PPP được mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau như dự án phát triển đất đô thị [108; 151; 158], nhà máy điện [215], cảng biển [11]; đường bộ [9]; đường sắt (67; 78; 220], thu gom và tái chế chất thải [44; 55; 97], nước và nước thải [150; 69]; tiết kiệm năng lượng [112] v.v. Sử dụng PPP còn được mở rộng sang các dự án cơ sở hạ tầng xã hội, chẳng hạn như sân vận động [89; Jain, 2015), trường học [50; 146], y tế [26], và nhà tù [131]; di sản văn hoá [125]. 8
  20. Các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh khác nhau của PPP như sau: Tính khả thi của dự án PPP được các nghiên cứu xem xét dưới hai góc độ: cách đánh giá tính khả thi kinh tế của PPP và quyết định xem hình thức PPP có phù hợp để sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng cụ thể hay không. Dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi Hurstand Reeves (2004), thông qua các tiêu chí cạnh tranh, hiệu quả /giá trị đồng tiền (VfM - Value for money) và tái cấp vốn để xem xét các dự án PPP cụ thể. Nghiên cứu về đánh giá tính khả thi kinh tế của PPP đã được thực hiện bởi Wamuziri và Clearie (2005), trong đó các tác giả đã cung cấp các công cụ quan trọng để phân tích chi phí - lợi ích thông qua đánh giá của họ về tính khả thi kinh tế của cầu dây văng Forth thứ hai ở Scotland. Lee (2011) đã thiết kế một nghiên cứu phân tích kinh tế dựa trên các lựa chọn với sự mô phỏng của nhiều tình huống, cụ thể là “chiến lược đầu tư thích ứng”, dựa trên hiệu quả của sự hợp tác giữa các cơ quan và công tư trong các giai đoạn trước. Vài năm sau đó, trọng tâm của các nghiên cứu về tính khả thi kinh tế của PPP đã chuyển từ việc tính toán các chỉ số đánh giá của các phương pháp đánh giá tính khả thi kinh tế truyền thống sang việc cải tiến các phương pháp đánh giá cũng như thiết lập các hệ thống đánh giá hoàn toàn mới. Mối quan hệ giữa các đối tác trong dự án PPP cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Chìa khóa cho một hình thức PPP hiệu quả nằm ở mối quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân cũng như mối quan hệ giữa các bên liên quan khác của dự án. Sohail và cộng sự (2004) đã sử dụng cả phương pháp tiếp cận định lượng và định tính để rút ra quan điểm của người sử dụng, người điều hành và cơ quan quản lý của các dự án giao thông. Henjewele và cộng sự (2013) đã phân tích quá trình tham vấn và quản lý các bên liên quan. Còn DeSchepper và cộng sự (2014) đã phân tích trách nhiệm quản lý giữa các bên liên quan quan trọng và nhận thấy rằng việc phân chia trách nhiệm sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu của các bên liên quan theo cách chủ động hoặc thụ động. Một số tác giả thuộc các trường đại học của Bỉ như Ghent, Antrwep, Leven [83; 210] lại nhấn mạnh vào vai trò và đặc tính phức hợp của các chủ thể tham gia. Sự phức tạp trong hoạt động tổ chức quản trị 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2