intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

105
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương: Chương 1 Cơ sở lý luận về HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT, Chương 2 Thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT giai đoạn 2006-2013, Chương 3 Giải pháp tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- ®inh thÞ h¶i hËu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ HÀ NỘI - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- ®inh thÞ h¶i hËu HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh – Ng©n hµng M· sè : 62.34.02.01 LuËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS NguyÔn Xu©n Th¹ch 2. PGS, TS Vò ThÞ B¹ch TuyÕt Hµ Néi - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan b¶n luËn ¸n lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã nguån gèc râ rµng TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐINH THỊ HẢI HẬU Đinh Thị Hải Hậu
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………… i MỤC LỤC……………………………………………………………. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………..…… vi DANH MỤC BẢNG………………………………………………..… vii DANH MỤC SƠ ĐỒ…………………………………………………. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………… x A. MỞ ĐẦU ………………………………………………………….. 1 I. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………… 1 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………..….. 2 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………………. 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 3 V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu……………… 4 VI. Một số điểm mới của luận án……………………………………… 5 VII. Kết cấu của luận án ……………………………………………… 5 B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………. 6 1. Tình hình nghiên cứu trong nước…………………………………… 6 2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài…………………………..…….. 13 3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài Luận án…………………………….……………………………. 14 C. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………... 16 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ………………...…... 16 1.1. Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế…………………………………………......................... 16
  5. iii 1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế….…………………………………..… 16 1.1.2. Nguồn nhân lực du lịch………………..…………...…………… 18 1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ………………………..…….. 26 1.2. Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế............................................. 34 1.2.1. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch……………… 34 1.2.2. Đặc điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch............................................................................................................ 38 1.2.3. Các kênh huy động vốn và sự cần thiết phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch........... 39 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch........................................................................................ 51 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế........... 52 1.2.6. Tác động từ hội nhập kinh tế quốc tế đến việc huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch................................................. 55 1.3. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam................................................................................. 61 1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia trên thế giới................................................. 61 1.3.2. Bài học vận dụng cho Việt Nam …………………………..……. 66 Kết luận chương 1……………………………………………..……… 68 Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2013……………...…………………………………..… 70
  6. iv 2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2013...................... 70 2.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006-2013………… 70 2.1.2. Khái quát thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 - 2013........................................................................................................ 73 2.1.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2013................................................................................................. 79 2.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời gian qua …………………………………………………..……….. 84 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2013............................................ 86 2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013…………………………………………………….…. 87 2.2.2. Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013………………………………………………. 99 2.2.3. Suất đầu tư cho 1 nhân lực du lịch giai đoạn 2006 – 2013…….… 105 2.2.4. Hệ số vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch trên thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013……………………………….……. 107 2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời gian qua............................................. 108 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân…………………………..……. 109 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ……………………………..………… 114 Kết luận chương 2 …………………………………………….……… 123 Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 125 3.1. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong 125
  7. v hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 ……………………...……… 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020……………… 125 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020……………. 128 3.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020…………………………………………………….……………… 130 3.2. Nhu cầu, khả năng và quan điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020….……………………………….…………..… 132 3.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020………………………………………….…………. 132 3.2.2. Khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020…………………………………………………….... 141 3.2.3. Quan điểm cơ bản về huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020…………………………………………………………..………… 144 3.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tếđến năm 2020………………………………………….……..……… 146 3.3.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020…………………………….. 146 3.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020……………………………… 158 3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ………………………. 161
  8. vi 3.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đa dạng hóa vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam …………….…………….. 161 3.4.2. Hoàn thiện chính sách đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch.. 162 3.4.3. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch …….….…..…… 166 Kết luận chương 3 ………………………………….………………… 167 D. KẾT LUẬN ……………………………………….……………….. 168 E. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO G. PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. AFTA Khu vực mậu dịch tự do các quốc gia Đông Nam Á 2. ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 3. ASEM Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu 4. CSĐTDL Cơ sở đào tạo du lịch 5. EU Liên minh châu Âu 6. EUR Đơn vị tiền tệ chung của liên minh Châu Âu 7. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8. FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài 9. GDĐT Giáo dục và đào tạo 10. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 11. HĐVĐT Huy động vốn đầu tư 12. HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 13. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 14. KHĐT Kế hoạch và Đầu tư 15. LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội 16. NCS Nghiên cứu sinh 17. NNLDL Nguồn nhân lực du lịch 18. NSNN Ngân sách nhà nước 19. ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 20. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 21. TT Thứ tự 22. USD Đồng đô la Mỹ 23. VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 24. WB Ngân hàng thế giới 25. WTO Tổ chức Thương mại thế giới 26. XHCN Xã hội chủ nghĩa
  10. viii DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Khách du lịch giai đoạn 2006 – 2013 ……………… 74 Bảng 2.2 Số lượng cơ sở lưu trú và buồng khách sạn giai đoạn 2006-2013 ………………………………………….. 75 Bảng 2.3 Thu nhập du lịch giai đoạn 2006 – 2013……………… 76 Bảng 2.4 Số lượng NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013… 79 Bảng 2.5 Chất lượng NNLDL giai đoạn 2006-2013………….. 81 Bảng 2.6 Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động làm việc trong nền kinh tế giai đoạn 2006-2013……………… 83 Bảng 2.7 Năng suất lao động du lịch giai đoạn 2006-2013…….. 84 Bảng 2.8 Năng suất lao động tính theo GDP của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013…………………………………….. 84 Bảng 2.9 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006- 2013…………………………………………………… 87 Bảng 2.10 Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013………………………………... 89 Bảng 2.11 Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 … 89 Bảng 2.12 Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013… 90 Bảng 2.13 Nguồn vốn NSNN của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013……………………… 92 Bảng 2.14 Nhu cầu vốn từ người dân đóng góp (học phí) của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013… 99 Bảng 2.15 Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013… 100 Bảng 2.16 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai 102
  11. ix đoạn 2006-2013…………………………………….. Bảng 2.17 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013……………...……………….….. 102 Bảng 2.18 Suất đầu tư từ nguồn vốn trong nước cho 1 nhân lực du lịch tại CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013…………………………………………….. 105 Bảng 2.19 Hệ số vốn đầu tư cho phát triển NNLDL trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013 ……………………………………… 108 Bảng 2.20 Hệ số vốn đầu tư trong nước trên thu nhập du lịch của các CSĐTDL trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006- 2013…………………………………………………. 108 Bảng 3.1 Số lượng nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo đến năm 2020………………………..…………………….. 133 Bảng 3.2 Nhu cầu vốn từ dân đóng góp (mức học phí) cho phát triển NNLDL đến năm 2020……………..…………… 135 Bảng 3.3 Nhu cầu vốn đầu tư cho chi thường xuyên phát triển NNLDL đến năm 2020…………..………………….. 136 Bảng 3.4 Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống chính sách, cơ chế quản lý phát triển NNLDL đến năm 2020….………... 136 Bảng 3.5 Nhu cầu vốn đầu tư cho tăng cường năng lực phát triển NNLDL đến năm 2020………………………… 137 Bảng 3.6 Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL đến năm 2020…………………………….... 140 Bảng 3.7 Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020…………………………………………………… 141 Bảng 3.8 Khả năng huy động vốn từ người dân qua mức đóng học phí cho phát triển NNLDL đến năm 2020………. 142 Bảng 3.9 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển NNLDL đến năm 2020………………………………………… 143
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL xét trên góc độ vĩ mô …………………………………………………….…. 40
  13. xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL trong các CSĐTDL……………………………….……. 28 Biểu đồ 1.2 Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL trong các doanh nghiệp du lịch………………………. 28 Biểu đồ 1.3 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển NNLDL……………………………………..………….. 32 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu NNLDL Việt Nam giai đoạn 2006-2013…….… 80 Biểu đồ 2.2 Năng suất lao động du lịch so với năng suất lao động bình quân của nền kinh tế giai đoạn 2006-2013..….. 84 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư cho NNLDL của các CSĐTDL ngoài công lập giai đoạn 2006-2013…..……..………. 96 Biểu đồ 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn từ dân đóng góp (học phí, lệ phí) trong các CSĐTDL ngoài công lập.… 97 Biểu đồ 2.5 Các hình thức phát triển NNLDL tại các doanh nghiệp du lịch ……………………………………………….. 98 Biểu đồ 2.6 Nhu cầu vốn đầu tư trong nước cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006- 2013………..……………………………………….…. 101 Biểu đồ 2.7 Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của các CSĐTDL thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2006-2013………………………..…………….. 103 Biểu đồ 2.8 Mức đảm bảo vốn đầu tư cho NNLDL của các cơ sở tham gia đào tạo du lịch ngoài công lập năm 2013…………………………………………………… 104 Biểu đồ 2.9 Mức đảm bảo vốn đầu tư cho NNLDL của các doanh nghiệp du lịch năm 2013…………….……………….. 105 Biểu đồ 2.10 Suất đầu tư 1 nhân lực du lịch trong các CSĐTDL ngoài công lập năm 2013 …………....…….…………. 106 Biểu đồ 2.11 Suất đầu tư 1 nhân lực du lịch trong các doanh nghiệp du lịch năm 2013…………………………… 107
  14. A. MỞ ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” và ngày nay được rất nhiều quốc gia đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ở nước ta, ngành Du lịch đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện phát triển thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có mức tăng trưởng cao. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển kinh tế du lịch xứng đáng với tiềm năng của đất nước lại càng trở nên cần thiết. Lịch sử kinh tế đã chỉ ra rằng để phát triển kinh tế thì cần có nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên, nhân văn. Do vậy, lĩnh vực rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế du lịch Việt Nam là vốn đầu tư và nguồn nhân lực du lịch (NNLDL). Phát triển NNLDL là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch. Hiện nay, phát triển NNLDL vẫn là bài toán khó cho những nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch với thực trạng NNLDL với chất lượng thấp và số lượng thiếu bởi lẽ nhân lực hoạt động trong ngành Du lịch rất đa dạng về chuyên môn và kiến thức tổng hợp. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Chính phủ đã chỉ rõ “Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch”. Tuy nhiên, hiện nay vốn đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ NSNN hoặc từ các cơ sở đào tạo du lịch (CSĐTDL). Do vậy vốn đầu tư cho phát triển NNLDL vừa thiếu về lượng, vừa yếu về chất lượng đầu tư do chưa được chú trọng đúng mức, chưa có những biện pháp khai thác hiệu quả
  15. 2 mọi nguồn vốn trong việc phát triển NNLDL. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) hiện nay muốn phát triển du lịch thành một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam thì thu hút, huy động vốn đầu tư (HĐVĐT) cho phát triển NNLDL Việt Nam là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cấp bách được nhà nước ta quan tâm một cách thích đáng. Giải quyết được bài toán về vốn sẽ tăng khả năng thực thi các dự án phát triển NNLDL giúp thúc đẩy ngành Du lịch phát triển. Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ là “Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Góp phần HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, việc nghiên cứu của đề tài đặt ra nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về NNLDL và HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT; khảo cứu kinh nghiệm nước ngoài và rút ra các bài học vận dụng cho Việt Nam trong HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam. Thứ hai, Đánh giá thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong những năm qua, chỉ ra những kết quả đạt được và nguyên nhân; những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Thứ ba, Đề xuất các giải pháp tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với tiến trình HNKTQT. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT.
  16. 3  Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐVĐT cho phát triển NNLDL, từ đó đề xuất các giải pháp huy động vốn có hiệu quả cho phát triển NNLDL hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Trong đó, tác giả đi sâu nghiên cứu về lực lượng lao động du lịch trực tiếp, huy động vốn trên góc độ vĩ mô và phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành. - Về không gian: Luận án nghiên cứu HĐVĐT cho phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành du lịch. Luận án sử dụng số liệu ở các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch thuộc Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), một số cơ sở đào tạo công lập, ngoài công lập có tham gia đào tạo du lịch, một số doanh nghiệp du lịch đồng thời sử dụng số liệu thống kê của một số quốc gia tiêu biểu đã thành công trong huy động vốn cho phát triển NNLDL. - Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu từ năm 2006 đến năm 2013 để phân tích, đánh giá thực trạng và rút ra kết luận, đề xuất các giải pháp chủ yếu đến năm 2020 và xác định định hướng đến năm 2030. IV. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp. Tác giả sử dụng các số liệu đã được thống kê để phân tích theo chiều ngang, theo chiều dọc, so sánh với kế hoạch, kỳ gốc, qua đó thấy được sự biến động của các chỉ tiêu cần phân tích. Ngoài ra, luận án còn thực hiện điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu để phân tích, đánh giá thực trạng HĐVĐT phát triển NNLDL trong các CSĐTDL và một số doanh nghiệp du lịch. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu
  17. 4 đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: - Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thống kê đã được công bố, các báo cáo tổng hợp từ cơ quan có liên quan; kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trong nước và quốc tế. - Nguồn thông tin sơ cấp: + Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo, trưởng bộ phận Tài chính – Kế toán, trưởng bộ phận nhân sự của các cơ quan quản lý về NNLDL, CSĐTDL, doanh nghiệp du lịch. + Khảo sát 43 doanh nghiệp du lịch, 28 cơ sở đào tạo công lập, 28 cơ sở đào tạo ngoài công lập có tham gia đào tạo ngành Du lịch . Đối tượng trả lời bảng hỏi là lãnh đạo, người phụ trách nhân sự, phụ trách bộ phận Tài chính – Kế toán, khoa đào tạo du lịch của các đơn vị được khảo sát. Thời gian khảo sát thực hiện vào năm 2013. Tác giả thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Để hiểu rõ kết quả khảo sát và bản chất của HĐVĐT cho phát triển NNLDL, tác giả đã thiết kế những câu hỏi gợi ý cho phỏng vấn sâu. Dựa vào thông tin đã thu thập tác giả tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận án mong muốn sẽ đạt được những ý nghĩa sau:  Về mặt khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn diện lý luận về phát triển NNLDL, HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT. Luận án đã nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm quốc tế về vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL.
  18. 5  Về mặt thực tiễn: Đề tài vận dụng những vấn đề lý luận để làm rõ đặc điểm về HĐVĐT cho phát triển NNLDL, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế; tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về HĐVĐT cho NNLDL, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cơ quan quản lý nhà nước ngành Du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch, doanh nghiệp du lịch thực hiện các biện pháp HĐVĐT nhằm phát triển NNLDL tại đơn vị mình. VI. Một số điểm mới của luận án Luận án hy vọng sẽ đạt được những điểm mới sau: - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam về mặt lý thuyết và thực tiễn. - Đánh giá có hệ thống về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong những năm từ 2006 đến 2013, tìm ra được nguyên nhân chính của những bất cập về tình trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam. - Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm tăng cường công tác HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam. VII. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận. phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT Chương 2. Thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT giai đoạn 2006-2013 Chương 3. Giải pháp tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2020
  19. 6 B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam được chia thành các nhóm chính sau:  Luận án tiến sĩ: - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Sơn Hải năm 2012 với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”[33]. Luận án là công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn thuộc 5 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và 5 tỉnh Tây Nguyên bằng cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, phương pháp luận nghiên cứu phát triển ngành Du lịch và phương pháp luận nghiên cứu phát triển vùng của khoa học vùng. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển đất nước thông qua phát triển vùng, điển hình là ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung - Nam, thì việc kết hợp giữa phát triển ngành và phát triển vùng là đặc biệt có ý nghĩa mới đối với chiến lược quản lý hành chính công trong tương lai gần của đất nước. Luận án đã làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như khái niệm, các đặc điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành Du lịch, cơ cấu lao động, nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch . Tác giả luận án đã tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học trên địa bàn của cả 10 tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, sử dụng các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tác giả còn đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn
  20. 7 nhân lực ngành Du lịch tại khu vực khảo sát; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bộ VHTTDL, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong khu vực để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, luận án này mới chỉ dừng ở lĩnh vực phát triển NNLDL khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà chưa đề cập cụ thể đến phát triển NNLDL cho Việt Nam. - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Thanh Vân năm 2010 với đề tài “Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam” [70]. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó đối với đào tạo nghề, trong đó khẳng định nguồn NSNN giữ vai trò chủ đạo. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới. Tác giả đã tập hợp số liệu, phân tích thực trạng HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu sâu về lĩnh vực HĐVĐT trong phạm vi đào tạo nghề của Việt Nam mà chưa đề cập đến huy động vốn cho phát triển NNLDL ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Chu Văn Yêm năm 2004 với đề tài “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” [74]. Đề tài đã nêu được cơ sở lý luận về du lịch, thực trạng du lịch Việt Nam từ năm 1996 đến 2002; đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt những giải pháp tài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2