Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 14
download
Luận án đề cập đến vùng biển, đảo với tư cách là vùng kinh tế và kinh tế dịch vụ trong mối quan hệ giữa bộ phận kinh tế ngành trong vùng, đề cập đến một số vấn đề liên quan vùng hành chính, vùng văn hóa - xã hội; một số hoạt động kinh tế dịch vụ khác ngoài vùng để làm nổi bật nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ VIẾT CHIẾN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ VIẾT CHIẾN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Ngành : Kinh tế Chuyên ngành : Kinh tế Chính trị Mã số : 62.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM QUỐC TRUNG 2. TS. NGUYỄN VĂN HẢI HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Hồ Viết Chiến
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO ....................... 7 1.1. Những nghiên cứu ngoài nước................................................................................. 7 1.2. Những nghiên cứu trong nước ................................................................................. 9 1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế dịch vụ ........................................ 9 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biển, đảo .......................... 12 1.2.3. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................... 20 1.3. Một số nhận xét ...................................................................................................... 26 1.3.1. Những nghiên cứu đã đạt được liên quan đến đề tài luận án .................... 26 1.3.2. Những vấn đề đặt ra và cần được làm sáng tỏ ........................................... 27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO ........................................................... 29 2.1. Khái quát về kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo ................................ 29 2.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 29 2.1.2. Đặc điểm của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo.................. 39 2.1.3. Vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo ...................... 42 2.2. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo Việt Nam ................................... 44 2.2.1. Khái quát về kinh tế dịch vụ ở Việt Nam .................................................. 44 2.2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo Việt Nam............................................................................................. 47 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo Việt Nam hiện nay.............................................................................. 48
- 2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo của một số quốc gia và địa phương ...................................................................... 57 2.3.1. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo của một số quốc gia ..................................................................................................... 57 2.3.2. Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo ở một số địa phương Việt Nam ...................................................................................... 63 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............................................................. 71 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ................................................. 76 3.1. Những tiềm năng và lợi thế cho kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................. 76 3.1.1. Những tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................................................................................... 76 3.1.2. Những tiềm năng, lợi thế về kinh tế, văn hóa - xã hội .............................. 79 3.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ......................................................................... 83 3.2.1. Quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................... 83 3.2.2. Các lộ trình chủ yếu trong tiến trình phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.......................... 87 3.3. Một số đánh giá ...................................................................................................... 92 3.3.1. Những thành tựu nổi bật của kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ............................................................................. 92 3.3.2. Những hạn chế, yếu kém. ........................................................................... 94 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu........................ 103 3.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế dịch vụ để phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ........................................................... 108
- Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ..................... 110 4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 ............................................................................................................. 110 4.1.1. Một số dự báo về khuynh hướng đối với kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ...................................................................... 110 4.1.2. Mục tiêu và phương hướng tổng quát ...................................................... 112 4.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............................................................................................... 114 4.3. Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu............................................................................................... 115 4.3.1. Nhóm giải pháp đối với các hoạt động kinh tế dịch vụ chủ yếu trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu........................ 116 4.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước trong các hoạt động dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ........................................ 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 166
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AEC : Cộng đồng ASEAN AFEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương AIS : Hệ thống thông tin liên lạc trợ giúp hàng hải ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ATM : Hệ thống rút tiền tự động BCH : Ban Chấp hành CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa COC : Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC : Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông ASEAN - TQ EU : Liên minh Châu Âu FAO : Tổ chức lương thực thế giới FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm trong nước GNP : Tổng sản phẩm quốc dân HACCP : Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ICD : Điểm thông quan nội địa KCN : Khu công nghiệp MICE : Du lịch tổng hợp (kết hợp du lịch với Hội thảo, tổ chức sự kiện) ODA : Đầu tư gián tiếp nước ngoài TEU : Đơn vị dùng nhiều trong vận tải container cho tàu biển… TP : Thành phố TPP : Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc VICT : Cảng container ở thành phố Hồ Chí Minh VTS : Hệ thống kiểm soát lưu thông trên tàu, cảng WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế dịch vụ ở một số nhóm nước năm 2005 ........................... 39 Bảng 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ trong GDP ở một số nước trong khu vực, giai đoạn từ năm 1990 - 2013 .......................................... 39 Bảng 2.3. Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1995 - 2013 ............... 45 Bảng 2.4. Xếp hạng về chỉ số hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics của các nước ASEAN (không kể Timor leste) ...................................................... 51 Bảng 2.5. Cấu trúc thành phần loài tại vùng biển Việt Nam 2011-2013 .................. 55 Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giữa Việt Nam và Thái Lan năm 2014 ........... 57 Bảng 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................................................................................................. 96 Bảng 3.2. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng từ dịch vụ cảng của Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm qua ............................................................... 98 Bảng 3.3. Doanh thu từ vận tải đường thủy của Bà Rịa - Vũng Tàu từ 2009-2014 ......... 98 Bảng 3.4. Doanh thu từ du lịch của Bà Rịa - Vũng Tàu so với một số địa phương khác trong nước ........................................................................... 99 Bảng 3.5. Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu GDP của tỉnh ......... 102 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ và lợi ích của kinh tế dịch vụ mang lại cho xã hội ..................................................... 33 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành dịch vụ nước ta trong gần 20 năm qua .......................... 46 Biểu đồ 2.3. So sánh cơ cấu kinh tế dịch vụ của Bà Rịa - Vũng Tàu với một số địa phương ven biển nước ta ........................................................... 68
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay, kinh tế dịch vụ có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 40-50% cho tăng trưởng GDP, tại các nước phát triển khoảng 60-85% GDP (Mỹ 85,5%; Anh 83%; Singapor 73%). Vai trò của kinh tế dịch vụ cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương, vùng, lãnh thổ, nhất là những vùng lãnh thổ đặc thù như vùng biển, đảo. Trên thế giới đã có nhiều mô hình vùng biển, đảo phát triển thành công nhờ sự đóng góp của các ngành dịch vụ liên quan đến biển, đảo. Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành một trong những quốc gia mạnh về kinh tế biển, đảo, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng trong công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp. Đất nước ta đã và đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần vào sự phát triển chung của các dân tộc trong khu vực và trên thế giới. Là một quốc gia biển với bờ biển dài, vùng biển chủ quyền rộng gấp sáu lần mức trung bình của thế giới, với gần 3.000 đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 1.700 km2; vùng biển, đảo nước ta có nhiều tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, như khoáng sản, hải sản, nhiều vùng biển có bãi cát đẹp, nước trong, lặng gió, nằm trên con đường thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương…, đây là những tiềm năng, lợi thế để Việt Nam có thể phát triển nhiều ngành kinh tế biển, đảo, đặc biệt là kinh tế dịch vụ, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. Để phát huy thế mạnh là một quốc gia biển; Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”, đã xác định: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH làm cho đất nước giàu mạnh… Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp 1
- khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển… [8]. Và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí… Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển,… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo [65]. Là một địa phương ven biển, có nhiều lợi thế đặc biệt, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế và các dịch vụ biển, đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng chiều dài bờ biển khoảng 305 km và thềm lục địa trên 1.000km2, có gần 156 km bờ biển tuyệt đẹp, khí hậu nắng ấm quanh năm nhiều bãi cát trắng dài, nhiều bãi tắm lý tưởng, nhiều vịnh nước sâu, kín gió, có nguồn tài nguyên khoáng sản nhất là dầu khí, có đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương đi qua; vùng biển, đảo Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng, có Vườn quốc gia Côn Đảo với nhiều loại sinh vật quí hiếm, nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn, có nhiều đặc sản nổi tiếng…, có thể nói biển, đảo là lợi thế mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do vậy phát triển kinh tế vùng biển, đảo là chiến lược lâu dài, cơ bản có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu. Nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ, nên phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo Bà Rịa - Vũng Tàu có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế chung của cả khu vực Đông Nam Bộ. Hơn nữa Bà Rịa - Vũng Tàu còn được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những địa phương có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Từ những tiềm năng, lợi thế nói trên, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành một trung tâm kinh tế dịch vụ trọng điểm của cả nước, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo. Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, mạnh về kinh tế biển, đảo; trong hơn 10 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh không ngừng nâng cao: Năm 2005 tổng sản phẩm xã hội (GDP- theo giá hiện hành - kể cả dầu khí) của tỉnh đạt 104.028.515 tỷ đồng, trong đó Công nghiệp - xây dựng đạt: 94.093.798 tỷ đồng 2
- (90,45%); Nông - Lâm - Thủy sản đạt: 2.151.130 tỷ đồng (2,07%) và Dịch vụ đạt: 7.783.587 tỷ đồng (7,48%), đến năm 2013 đã đạt 293.210.000 tỷ đồng, trong đó Công nghiệp - xây dựng là 220.041.000 tỷ đồng (75,05%); Nông - Lâm - Thủy sản là 9.451.000 tỷ đồng (3,89%) và Dịch vụ đạt: 27.632.000 tỷ đồng (9,42%) [48] trong 5 năm từ 2010 đến 2015 cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực Công nghiệp - xây dựng chiếm 55,5%, dịch vụ chiếm 34,57% và nông nghiệp chiếm 9,33%. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, nếu tính cả dầu khí thì năm 1996 là 21,48 triệu đồng/người/năm, đến năm 2012 đạt 12.864 $; đến năm 2013 là 13.217$ [48]; năm 2015 ước đạt khoảng 15.000$/ người. Tuy nhiên trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, thì với kết quả đạt được trong lĩnh vực dịch vụ khoảng 35% GDP, thì chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy để kinh tế dịch vụ chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, trong quá trình CNH, HĐH; đòi hỏi cần phải có những đánh giá đúng mức về tiềm năng, lợi thế và thực trạng của kinh tế dịch vụ nói chung và dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo nói riêng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề ra. Với lí do trên tác giả chọn vấn đề: “Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án sẽ làm rõ vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu những cơ sở lý luận về vai trò của kinh tế dịch vụ, của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đồng thời nghiên cứu thực tiễn của một số quốc gia trong khu vực và một số địa phương có điều kiện, lợi thế tương đồng về biển, đảo để làm rõ thực trạng kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế; từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo, đặc biệt là dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản trong những năm tiếp theo. 3
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, đây là vấn đề rộng lớn, đa dạng và phức tạp, nên trong giới hạn của luận án kinh tế chúng tôi chỉ đề cập đến vai trò của những hoạt động kinh tế dịch vụ trong các ngành, lĩnh vực trong vùng biển, đảo như: Dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch biển và dịch vụ hậu cần thủy sản; những chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương nhằm phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và lưu thông quốc tế…; do đó cũng có hàng trăm các hoạt động dịch vụ tham gia như: Dịch vụ du lịch, thương mại, dịch vụ thủy sản, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ cảng biển, các dịch vụ đời sống nhân dân trong vùng biển, đảo… Tuy nhiên với một thời gian, không gian nhất định, luận án không thể nghiên cứu tất cả các lĩnh vực dịch vụ mà tập trung đi sâu nghiên cứu ba ngành kinh tế dịch vụ được xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương đó là: Dịch vụ cảng biển, logistics; dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản. Luận án đề cập đến vùng biển, đảo với tư cách là vùng kinh tế và kinh tế dịch vụ trong mối quan hệ giữa bộ phận kinh tế ngành trong vùng, đề cập đến một số vấn đề liên quan vùng hành chính, vùng văn hóa - xã hội; một số hoạt động kinh tế dịch vụ khác ngoài vùng để làm nổi bật nội dung nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong giới hạn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực Đông Nam Bộ và tham khảo tài liệu về một số quốc gia trong khu vực, một số địa phương có điều kiện tương đồng. Thời gian nghiên cứu được xác định từ năm 2000 đến nay. Các đề xuất giải pháp cho giai đoạn từ 2015 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Việc nghiên cứu và hoàn thiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách phát 4
- triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Những chủ trương, chính sách, quan điểm và định hướng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển, đảo với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Luận án tham khảo các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp so sánh, phương pháp logic, lịch sử, phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa, phương pháp thống kê để làm nổi bật nội dung nghiên cứu; đồng thời kết hợp phương pháp khảo sát thực tế ở các địa phương. Bằng phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháp thống kê, luận án sẽ phân tích thực trạng, làm nổi bật những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở đó luận án rút ra những kết luận lý thuyết và những kiến nghị phù hợp nhằm phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo của địa phương. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án sau khi hoàn thành sẽ có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn kinh tế dịch vụ nói chung và kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nói riêng; làm rõ vai trò vị trí của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển một số lĩnh vực kinh tế dịch vụ của Bà Rịa - Vũng Tàu. - Đánh giá một cách khách quan về thực trạng kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nước ta và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó đi sâu vào các lĩnh vực dịch vụ cảng biển, dịch vụ logictics, dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản; chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển các lĩnh vực dịch vụ của địa phương trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo. - Đề xuất một số giải pháp phát triển các lĩnh vực dịch vụ là thế mạnh như: Dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần thủy sản trong vùng biển, đảo tỉnh Bà 5
- Rịa - Vũng Tàu. Do đó đề tài chắc chắn sẽ có tác dụng quan trọng đối với địa phương trong quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cho các công trình có liên quan đến đề tài. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. Chương 1: Tổng quan tài liệu đã công bố liên quan đến kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo. Chương 3: Thực trạng kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chương 4: Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 6
- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ DỊCH VỤ TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO Ngày nay, kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của các nước phát triển. Và thế kỷ XXI được xác định là “Thế kỷ của biển và đại dương”, chính vì vậy việc nghiên cứu về kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo là vấn đề hết sức cần thiết, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia về biển, đảo, các nhà kinh tế, các lãnh đạo trên thế giới. 1.1. Những nghiên cứu ngoài nước Kinh tế dịch vụ được nghiên cứu từ rất sớm. Từ tư tưởng của trường phái kinh tế trọng thương Tây Âu, đến C.Mác… nhưng, trong khoảng 30 năm trở lại đây việc nghiên cứu về lĩnh vực này được đặc biệt quan tâm, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế dịch vụ như: Delaunay, Jean - Claude (1992), “Services in economic thought: Three centuries of debate” Kluwer Academic publisherc đã nghiên cứu và đánh giá những đóng góp về mặt lý thuyết của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương Tây Âu thế kỷ 17,18 đến các nhà kinh tế học hiện đại; Tác giả đã đi sâu phân tích và xác định đặc điểm, quy mô và tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ, nhất là nội dung và chiều hướng phát triển hiện nay của kinh tế dịch vụ trong xã hội hậu công nghiệp. JamesA.Fitzsimmon; Monaj Fitzsimmons (1998) trong tác phẩm “ServiceManagement: Operation, Strategy, and in Formation Technology”, Mc Graw-Hill 1998 đã phân tích vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế; nêu khái niệm dịch vụ và chiến lược cạnh tranh thông qua hoạt động dịch vụ; việc cơ cấu các doanh nghiệp dịch vụ, quản lý các hoạt động dịch vụ; trình bày một số mô hình dịch vụ chất lượng với các ứng dụng dịch vụ nổi trội. Giáo sư James Fitzsimmons (2000), trong“Role of Services in an Economy”- University of Texas at Austin, đã mô tả vai trò trung tâm của dịch vụ trong nền kinh tế, về sự phát triển của một nền kinh tế từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội dịch vụ; mô tả các tính năng của nền kinh tế dịch vụ mới và nêu lên một số khái niệm về dịch vụ, cách phân chia các lĩnh vực dịch vụ, vai trò của dịch vụ trong giải quyết việc làm trong xã hội hiện đại. 7
- Jean Gadrey (1992), “L’ e’conomie des Services”, Ed.La D’ecauverte. Trong tác phẩm này tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về vai trò kinh tế và sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế dịch vụ, phân tích một số hoạt động dịch vụ như: dịch vụ trong công việc nội trợ, dịch vụ cho các hoạt động trong sản xuất của doanh nghiệp, xí nghiệp và các dịch vụ hành chính, phân tích hệ thống dịch vụ và những hạn chế của các hoạt động dịch vụ. Jan Owen Jansson (2006), "The Economics of Services: Developmen and policy” Cheltenham-Northampton, đã nghiên cứu sự phát triển và xác định mục đích của kinh tế dịch vụ; đưa ra khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của kinh tế dịch vụ. Phân tích kinh tế vi mô lý thuyết chi phí của ngành công nghiệp dịch vụ. Đồng thời đưa ra những dự báo về sự phát triển trong tương lai của kinh tế dịch vụ, đề xuất các chính sách của Chính phủ cho sự phát triển ngành kinh tế này. Riddle D, Nguyễn Hồng Sơn & C.Hernandez (2006), trong “General Framework for a national straegy for the Services sector in Vietnam up to 2020”; UNDP Report đã nghiên cứu một cách tổng thể về sự phát triển của khu vực kinh tế dịch vụ trong 20 năm qua, nêu lên một số thành tựu và những hạn chế, yếu kém của kinh tế dịch vụ; đồng thời đề xuất một số định hướng phát triển của khu vực này trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. DonghyunPark and Kwanho Shin (2012), “The Service Sector in Asia: It an Engine of Growth ? ADB Economis Working Paper Series. Theo các tác giả thì cơ cấu kinh tế dịch vụ trong GDP của một số nước Châu Á và Đông Nam Á trong vài chục năm lại đây đã tăng trưởng khá cao, các tác giả đã dẫn chứng năm 2010 dịch vụ ở các nước như: Hồng Kông chiếm khoảng 85%, Trung Quốc khoảng 38%, Ấn Độ khoảng 45%, Inđônêsia khoảng 40%; Hàn Quốc khoảng 60%; Malaysia khoảng 62%; Singapore khoảng 75%; Thái Lan khoảng 50%... Tuy nhiên ở Việt Nam dịch vụ chiếm khoảng trên 35%. Các tác giả cũng đặt ra những vấn đề về xu hướng phát triển của lĩnh vực dịch vụ trong những thập niên tới, đưa ra một số dự báo cũng như đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế dịch vụ của các quốc gia này. Nhìn chung những nghiên cứu của các tác giả ngoài nước chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của kinh tế dịch vụ, nêu lên các quan niệm về dịch vụ và kinh tế dịch vụ, cạnh tranh dịch vụ, cách phân chia lĩnh vực dịch vụ, những chi phí của lĩnh vực dịch vụ, trình bày một số mô hình dịch vụ chất lượng, khẳng định sự chuyển dịch của 8
- kinh tế dịch vụ trong cơ cấu của nền kinh tế hiện đại, đưa ra một số dự báo về sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ, mà chưa có tác giả nào đề cập đến lĩnh vực dịch vụ cho phát triển vùng biển, đảo. 1.2. Những nghiên cứu trong nước 1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế dịch vụ Nguyễn Sinh Cúc (2011), “Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2010” trong Tạp chí Lý luận chính trị số 01 đã phân tích một cách khái quát về tình hình kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21, những nét nổi bật của kinh tế xã hội nước ta sau 20 năm đổi mới; đồng thời chỉ ra những tác động của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, đặc biệt khi nước ta hội nhập sâu và nền kinh tế thế giới. Bộ Ngoại giao (2005), “Ngành dịch vụ Việt Nam và định hướng phát triển trong thời gian tới” đã đề cập đến các ngành dịch vụ nước ta hiện nay, phân tích những lợi thế và những hạn chế, yếu kém trong cạnh tranh dịch vụ như dịch vụ cảng biển, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch và các lĩnh vực dịch vụ mới như bảo hiểm, tài chính… từ đó đề xuất những định hướng phát triển các lĩnh vực dịch vụ trong những năm tiếp theo. Trần Hậu (2010), “Dịch vụ xã hội; một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10. Trong bài viết này tác giả đã nêu lên một số quan điểm về dịch vụ, cách phân loại dịch vụ theo mục đích, theo chức năng, theo tính chất... Tuy nhiên trong bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt động dịch vụ công mà không đề cập đến những giải pháp để phát triển các dịch vụ như cảng biển, dịch vụ du lịch. Trương Quang Hoàn (2011), “Đánh giá quá trình thực hiện tự do hóa thương mại đối với một số lĩnh vực dịch vụ ưu tiên hội nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 10 đã khái quát những nội dung cùng với phân tích, đánh giá quá trình thực thi tự do hóa dịch vụ và những rào cản mà ASEAN gặp phải trong quá trình hội nhập như: Dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ du lịch; dịch vụ thông tin - thương mại điện tử; dịch vụ hậu cần logistics; dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe; đồng thời tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi hiệu quả các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên khi hội nhập khu vực. Phạm Thị Khanh (2008), “Phát triển nhanh và bền vững ngành dịch vụ ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 7. Tác giả nêu lên một số thành tựu đạt được về 9
- kinh tế nước ta sau 20 năm đổi mới trong đó có lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt một lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng cao như: Dịch vụ khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ vận tải - kho bãi... Song tác giả cũng đã phân tích những hạn chế, yếu kém của ngành kinh tế dịch vụ, so sánh tỷ trọng đóng góp của kinh tế dịch vụ vào GDP của Việt Nam với các nước trong khu vực như: Philippin, Thái Lan, Malaysia... từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nhanh và bền vững ngành dịch vụ ở nước ta. Bùi Tiến Quý (2000), “Phát triển và quản lý nhà nước về kinh tế dịch vụ", Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, 2000. Trong tài liệu này tác giả đã trình bày những những lý luận cơ bản về dịch vụ như: khái niệm, đặc điểm về dịch vụ và vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội; tác giả cũng nghiên cứu những chế định của pháp luật nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế dịch vụ, khái quát về sự phát triển của kinh tế dịch vụ ở Việt Nam trong một số lĩnh vực như: Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải biển; Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ du lịch... và xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên thế giới. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, đặc biệt là các giải pháp phát triển dịch vụ ở địa phương. Đường Vinh Sường (2012), “Thị trường dịch vụ trong sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị số 7. Tác giả phân tích, đánh giá tổng quát thị trường dịch vụ ở nước ta trong nhiều lĩnh vực, nêu lên những hạn chế của lĩnh vực này, so sánh lĩnh vực dịch vụ với các lĩnh vực kinh tế khác trong nền kinh tế, đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dịch vụ ở nước ta. Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Ngọc Mạnh (2012), “Phát triển khu vực dịch vụ của Hoa Kỳ trong thập niên đầu thế kỷ XXI” đã trình bày một số lý luận cơ bản về phát triển ngành dịch vụ trong nền kinh tế, xu hướng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới, vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế của các nước, phân tích thực trạng phát triển khu vực dịch vụ của Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ của Hoa Kỳ, từ đó đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên trong Luận án này tác giả mới chỉ đề xuất những giải pháp về chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam và một số giải pháp phát triển các ngành dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ giáo dục đại học 10
- và sau đại học, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ khoa học và công nghệ, mà chưa đề cập đến dịch vụ cảng biển và dịch vụ du lịch biển, đảo. Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Chiến Thắng (2010), “Phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO” đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn về khu vực kinh tế dịch vụ, vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế, xu hướng phát triển của dịch vụ trên thế giới, phân tích thực trạng phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong điều kiện trước và sau khi gia nhập WTO; Đồng thời tác giả đã nêu lên những quan điểm và giải pháp phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO. Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển hai ngành dịch vụ của nước ta là dịch vụ ngân hàng và dịch vụ viễn thông trong bối cảnh thế giới hiện nay và khi Việt Nam hội nhập sâu WTO mà chưa đề cập đến dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch và du lịch biển đảo. Xuân Hòa - Phương Thanh (2013), “Để trở thành cường quốc biển: Phát triển dịch vụ logistics”. Trong bài viết này các tác giả đã phân tích khá sâu sắc và chi tiết về lợi thế biển, đảo của Việt Nam - đặc biệt là lợi thế để phát triển ngành hàng hải trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á; khẳng định vị trí của biển nước ta “không thua kém bất kỳ quốc gia nào”, tuy nhiên chúng ta vẫn còn yếu kém nhiều mặt trong tầm nhìn chiến lược, chính sách đầu tư... và, nêu một số giải pháp liên kết để giành lại thị phần dịch vụ cảng biển, quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đặc biệt cùng với dịch vụ vận tải đa phương thức với chất lượng cao, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển dịch vụ logistics, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển của Việt Nam, đồng thời luật hóa các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Nguyễn Trùng Khánh (2011), “Một số chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Malaysia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10. Trong bài viết này tác giả đã nghiên cứu tương đối chi tiết những điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa của Malayxia nêu lên những chính sách về phát triển du lịch của Malayxia như: cải tổ bộ máy quản lý du lịch, triển khai nhiều chiến dịch tổng thể phát triển du lịch cho từng giai đoạn, tăng cường đầu tư cho phát triển hoạt động du lịch (tăng ngân sách cho quảng bá du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng mạng lưới văn phòng du lịch ở nước ngoài...), hỗ trợ các doanh 11
- nghiệp kinh doanh du lịch... nhờ đó mà năm 2010 Malayxia thu hút hơn 24,6 triệu khách quốc tế, thu nhập đạt trên 17,8 tỷ USD và thu nhập từ du lịch đứng thứ hai cho Malayxia sau công nghiệp. Đây là những bài học hết sức quý báu để ngành du lịch Việt Nam nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng tham khảo, học tập. Võ Thị Thắng (1998), "Phát triển du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu trao đổi, số 11. Là một người đứng đầu ngành du lịch, tác giả đã đánh giá những tiềm năng to lớn của Việt Nam trong phát triển ngành du lịch, được coi là thế mạnh để phát triển kinh tế của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó đề ra một số định hướng cho phát triển ngành du lịch nước ta trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập với nền kinh tế thế giới. 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biển, đảo Tuấn Anh (2011), trong bài tổng hợp “Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông tại Hoa Kỳ, tháng 6 năm 2011”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7 đã tổng hợp các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà chiến lược trên thế giới đánh giá và đưa ra những nhận định về vị trí, vai trò của biển trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, những vấn đề về an ninh trên biển Đông. Trần Nam Chân (2011), “Một số định hướng xây dựng chiến lược bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị số 01. Bài viết này tác giả đề cập tới vấn đề về chủ quyền biển, đảo trong xu hướng hội nhập quốc tế, những vấn đề đặt ra và cần có những biện pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển, đảo, đề xuất một số định hướng lớn nhằm xây dựng một chiến lược bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trên các vùng biển, đảo trong xu thế hội nhập quốc tế. Cổng thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương có bài viết về “Biển và hải đảo Việt Nam" (2012). Bài viết đã đánh giá những tiềm năng to lớn của biển và hải đảo Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khẳng định vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự phát triển kinh tế đất nước và chủ quyền quốc gia. Nguyễn Đăng Đạo (2012), “Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và đảo của Tổng cục Biển, đảo Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án này tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí của công tác quản lý tài nguyên biển, đảo ở nước ta, nêu rõ thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 103 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 63 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn