intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

34
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ ĐỨC HƯNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ ĐỨC HƯNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM Ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ HÙNG CƢỜNG 2. TS. TRẦN KIM HÀO HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGÔ ĐỨC HƢNG i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án được nghiên cứu sinh thực hiện và hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các phòng, ban chức năng của Học viện Khoa học xã hội, các Thầy, Cô, các cán bộ khoa Kinh tế học đã tạo điều kiện giúp đỡ. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Hùng Cƣờng và TS. Trần Kim Hào, đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Quản lý kinh tế cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan thuộc các lĩnh vực ở Trung ương và các địa phương; các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh điều tra, khảo sát thu thập tài liệu nghiên cứu cần thiết cho luận án. Xin trân trọng cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 18 1.1. Những nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án................................. 18 1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài luận án................................. 21 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về mô hình quản lý DNNN sau CPH. ........................................................................................................... 21 1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm, kết quả mô hình quản lý DNNN sau CPH ...................................................................................... 24 1.2.3. Nhóm các công trình liên quan đến thực trạng mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa .............................................................................................................. 27 1.2.4. Nhóm các công trình liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa..................................................................... 30 1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu............................................................................... 34 1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án............... 34 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................................................ 36 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA .............................................. 38 2.1. Những vấn đề lý luận về mô hình doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa .... 38 2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.................. 38 2.1.2. Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ......................................................... 42 2.1.3. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa............................. 52 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa..................................................................................................................... 63 2.1.5. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ............ 70 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa .................................................................................................................................. 72 2.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á........................................................ 72 2.2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Âu (thành viên OECD) .................. 82 2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam...................................................................................... 86 iii
  6. Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM .......... 89 3.1. Khái quát mô hình quản lý của tập đoàn xăng dầu Việt Nam trước cổ phần hóa ................................................................................................................................. 89 3.1.1. Tổng quan về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trước cổ phần hóa................... 89 3.1.2. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ....................................................................................................................... 92 3.2. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ......................................................................................................................... 94 3.2.1. Cấu trúc tổ chức .................................................................................................. 94 3.2.2. Cơ chế, bộ máy quản lý và giám sát.................................................................. 98 3.2.3. Các mối liên kết nội bộ ..................................................................................... 101 3.2.4. Nguồn nhân lực ................................................................................................. 103 3.3. Kết quả khảo sát mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ......................................................................................... 108 3.4. Đánh giá chung về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam .......................................................................................... 118 3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 118 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................. 123 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM.......................................................................................................................... 132 4.1. Bối cảnh tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam .......................................... 132 4.1.1. Bối cảnh ............................................................................................................. 132 4.1.2. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ......................................... 135 4.1.3. Yêu cầu tiếp tục đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam .......................................................... 137 4.2. Quan điểm, định hƣớng đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ..................................................... 138 4.2.1. Quan điểm.......................................................................................................... 138 iv
  7. 4.2.2. Định hướng, mục tiêu ....................................................................................... 142 4.3. Giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc sau cổ phần hóa ở tập đoàn xăng dầu Việt Nam ................................................................................. 144 4.3.1. Nhóm các giải pháp về quản lý vĩ mô............................................................. 144 4.3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể của doanh nghiệp ................................................ 151 4.4. Kiến nghị........................................................................................................................ 160 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................................ 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 165 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 175 v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVN Cộng sản Việt Nam CPH Cổ phần hóa CP Chính phủ CTCP Công ty cổ phần CTM-CTC Công ty mẹ - Công ty con DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DKVN Dầu khí Việt Nam ERP Enterprise Resource Planning (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) FTA Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do) HĐQT Hội đồng Quản trị HĐTV Hội đồng thành viên KH&CN Khoa học và công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội KTTT Kinh tế thị trường NQ Nghị quyết OECD Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) QLNN Quản lý nhà nước QĐ Quyết định R&D Research & Development (Nghiên cứu và phát triển) SXKD Sản xuất, kinh doanh TCT Tổng công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi
  9. TTCK Thị trường chứng khoán TTg Thủ tướng TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động SX, KD tại Petrolimex 3 năm trước khi cổ phần hóa ..................................................... 91 Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Petrolimex 2012 - 2019 .......................... 93 Bảng 3. Số lượng và chất lượng lao động của Petrolimex ...................................... 104 Bảng 4. Kết quả thực hiện công tác an sinh - xã hội của Petrolimex từ 2012 - 2018 ... 108 Bảng 5. Khảo sát kiến thức về quản lý doanh nghiệp ............................................. 109 Bảng 6. Giá trị trung bình về tầm quan trọng của các nội dung trong hoạt động quản lý doanh nghiệp ................................................................................. 109 Bảng 7. Khảo sát về đổi mới cấu trúc tổ chức ........................................................ 110 Bảng 8. Khảo sát về mục đích của cổ đông nhà nước sau cổ phần hóa .................. 110 Bảng 9. Thống kê mô tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng của các quyền lợi của cổ đông ................................................................... 111 Bảng 10. Thống kê mô tả về tầm quan trọng của hình thức giám sát ..................... 112 Bảng 11. Khảo sát đối với việc đổi mới liên kết nội bộ .......................................... 113 Bảng 12. Khảo sát việc đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao ........................... 113 Bảng 13. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên ngoài ......................... 114 Bảng 14. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên trong ......................... 114 Bảng 15. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mô hình 1) ............................... 115 Bảng 16. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mô hình 2) ............................... 116 Bảng 17. Bảng tổng hợp kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tại các DNNN sau cổ phần hóa .................................................................. 117 Bảng 18. Kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn............................. 121 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Khung phân tích mô hình doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ..................................................................... 15 Hình 2: Mô hình tổ chức bộ máy của Petrolimex ..................................................... 95 Hình 3. Kết quả công tác đào tạo 2012 - 2019 ........................................................ 106 Hình 4. Thu nhập bình quân của người lao động Petrolimex 2012 – 2019 ............ 107 Hình 5. Tỉ lệ ROE tại Petrolimex giai đoạn 2012 - 2018........................................ 119 Hình 6. Đóng góp vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 - 2018 ........................ 120 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) nhà nước ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Các quốc gia đều định hướng xây dựng một số doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế nhà nước dựa vào lợi thế, tiềm năng, sự hợp tác, liên minh giữa các doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh tổng hợp, qua đó nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp nhà nước được xem là công cụ vật chất chủ yếu để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô; là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; là đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và hội nhập. Ở Việt Nam, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để đổi mới mô hình quản lý, phát triển các doanh nghiệp nhà nước, luôn coi việc đổi mới quản lý kinh tế, mà trọng tâm là mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu, qua đó hình thành các doanh nghiệp nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước có tầm vóc quốc tế, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, tạo ra thế và lực của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số 828/QĐ-TTg ngày 31/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005. Tập đoàn là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, đồng thời giữa vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa dầu phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. 1
  13. Từ khi được cổ phần hóa và thực hiện tái cấu trúc, Petrolimex đã đạt được những thành công bước đầu, đó là: thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, năng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, từng bước đổi mới cấu trúc quản trị, nâng cao hiệu quả kinh tế…; Tuy nhiên, từ sau cổ phần hóa, mô hình quản lý của Petrolimex cũng có nhiều vấn đề đặt ra như: vai trò của quản lý nhà nước ở Tập đoàn còn nhiều bất cập, chính sách pháp luật về Tập đoàn chưa hoàn thiện, chưa phân định rõ giữa chủ sở hữu với người được ủy quyền thực hiện quyền chủ sở hữu tại Tập đoàn; mô hình tổ chức quản lý ở Tập đoàn chưa được định hình rõ; mục tiêu phát triển đa ngành, đa lĩnh còn chưa phù hợp; chưa có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động (cả về nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội) đối với Petrolimex; vẫn còn lãng phí trong đầu tư; hiệu quả kinh tế của Tập đoàn chưa tương xứng với nguồn lực, lợi thế của Petrolimex. Trước những bất cập, hạn chế đó, việc đi tìm các biện pháp để đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được xem là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu "Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và đánh giá thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, từ trường hợp cụ thể của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Luận án đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện nay. - Mục tiêu cụ thể: + Tổng hợp, chắt lọc cơ sở lý luận về mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa, quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH. 2
  14. + Đánh giá thực trạng mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. + Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận về mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, và quản lý nhà nước đối với DNNN sau CPH; các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau CPH. - Khảo cứu mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. - Phân tích thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; đánh giá thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. - Phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước; cơ hội, thách thức trong việc đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, từ đó đề xuất các quan điểm định hướng, các giải pháp đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế, Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý DNNN sau CPH bao gồm: cấu trúc tổ chức; cơ chế quản lý giám sát; các mối liên kết nội bộ; nguồn nhân lực. 3
  15. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản) và Châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan) và nghiên cứu thực trạng mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến 2019, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến năm 2040. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở nghiên cứu 4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu chính của luận án là: “Làm thế nào để đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa nói chung và ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam?” - Các câu hỏi cụ thể để đạt được các mục đích nghiên cứu: (1) Nội dung mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa là gì? (2) Đặc điểm của mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa là gì? (3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa? (4) Thực trạng mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thời gian qua như thế nào? (5) Giải pháp chủ yếu nào cần thực hiện để đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam? 4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Mô hình quản lý các DNNN sau CPH ở Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chưa thực sự hiệu quả và chưa phát huy tốt vai trò để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tiếp thu, kế thừa các phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại. 4
  16. 4.2.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp thu thập tài liệu - Thu thập thông tin thứ cấp: + Loại thông tin: Cơ sở lý luận, thực tiễn mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa; Đặc điểm, quá trình phát triển, tổ chức hoạt động, quá trình cổ phần hóa, kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn. + Nguồn cung cấp: Các kết quả nghiên cứu gần đây có liên quan được tiến hành bởi các trung tâm, cơ quan, tổ chức nghiên cứu (các báo cáo, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, đề án, dự án). Các báo cáo, niên giám thống kê, kế hoạch, nghị quyết, các chính sách. Các tài liệu, số liệu thống kê kinh tế, một số biểu bảng phân tích có liên quan, các tài liệu sẵn có tại các cơ quan Trung ương và tại địa phương; qua internet, báo đài, tạp chí… để làm cơ sở phân tích nội dung mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thời gian qua. + Cách thu thập: Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa điểm cung cấp thông tin. Kiểm tra sự xác thực của thông tin bằng quan sát trực tiếp, lựa chọn, sắp xếp sao chụp và ghi chép thông tin. - Thu thập thông tin sơ cấp: Phương pháp tiến hành chủ yếu: Điều tra xã hội học (Khảo sát bằng bảng câu hỏi) Mục đích: Qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu về các vấn đề của mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Đối tượng điều tra, khảo sát: Lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo các Ban của Công ty mẹ của Petrolimex Tổng Giám đốc/Giám đốc; Phó Tổng Giám đốc/Phó Giám đốc; Trưởng Ban/Phòng phụ trách về Kinh doanh, Tổ chức quản lý trong số các đơn vị thành viên (công ty con) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. 5
  17. Tiến hành điều tra: Việc điều tra gồm các bước: Qua số liệu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lập danh sách cá nhân khảo sát; Chọn, phân loại đối tượng khảo sát; Chuẩn bị bộ câu hỏi điều tra; Điều tra thử và hoàn thiện bộ câu hỏi; Tiến hành phỏng vấn; Tổng hợp, phân tích đánh giá. Số liệu sơ cấp: Khi tiến hành khảo sát Tập đoàn xăng dầu Việt Nam khi tiến hành cổ phần hóa, tác giả thu được 127 phiếu trả lời từ 200 phiếu phát ra. Kết quả khảo sát này sẽ được tác giả thực hiện việc mã hóa dữ liệu, khai báo và nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS. Các số liệu sơ cấp từ kết quả khảo sát sẽ giúp cho tác giả hiểu được thực trạng quản lý tại các DNNN sau cổ phần hóa trên nhiều khía cạnh. Hơn nữa, kết quả thu từ phiếu khảo sát sẽ giúp tác giả xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Số liệu thứ cấp: Bên cạnh các số liệu sơ cấp, tác giả còn sử dụng các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng như các báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững của Tập đoàn. Bên cạnh đó, các số liệu từ báo cáo của nước ngoài đối với Tập đoàn cũng được tác giả sử dụng. Xử lý số liệu: Mô hình nghiên cứu (mô hình hồi quy) cũng được xây dựng nhằm mục đích xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN đã nêu ở phần cơ sở lý luận. * Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu + Thiết kế câu hỏi khảo sát Câu hỏi khảo sát là một công cụ chính được sử dụng trong Luận án để thu thập các thông tin trong điều tra khảo sát. Tác giả sử dụng cả hai hình thức là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, cụ thể: - Câu hỏi đóng: Là các câu hỏi đã bao gồm phương án trả lời và người trả lời chỉ chọn một trong số các câu trả lời. Phần lớn các câu hỏi trong phiếu khảo sát là loại câu hỏi này. Ví dụ câu hỏi số 5 “Các hoạt động quản lý doanh nghiệp của Công ty Anh/Chị bao gồm các nội dung nào sau đây và hãy đánh giá tầm quan trọng của các hoạt động đã thực hiện?”. Câu hỏi này sẽ được đo lường dựa trên thang đo 1-5 với 1- rất ít quan trọng và 5- rất quan trọng. 6
  18. Người trả lời sẽ khoanh tròn vào mức điểm mà người đó cho là phù hợp với mỗi nội dung nêu trong câu hỏi số 6. - Câu hỏi mở: Chủ yếu dùng để thu thập ý kiến về các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đổi mới DNNN. Đơn cử như câu hỏi 19. “Anh/Chị hãy gợi ý các phương hướng và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới quản lý công ty tại doanh nghiệp mình” Nguyên tắc xây dựng các câu hỏi khảo sát dựa trên nền tảng là cơ sở lý thuyết về mô hình quản lý nhà nước đối với DNNN sau cổ phần hóa đã nêu trong chương 2. Mục đích của bảng hỏi là: - Tìm hiểu về thực trạng quản lý DNNN sau cổ phần hóa tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. - Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý DNNN tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Với những mục tiêu trên, bảng hỏi gồm 19 câu hỏi chia thành 3 nội dung chính. Nhóm 1 gồm 5 câu hỏi về nhận thức về quản lý doanh nghiệp. Nhóm 2 gồm 11 câu hỏi về nội dung mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa như về cấu trúc tổ chức; về cấu trúc sở hữu; cấu trúc về đổi mới quản trị; về liên kết nội bộ; về cơ chế quản lý và giám sát; về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhóm 3 gồm 3 câu hỏi về hiệu quả quản lý doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả về quản lý doanh nghiệp. Các câu hỏi định lượng trong bảng hỏi được xây dựng trên thang đo 1- 5 với 1- rất ít và 5- rất nhiều. Kết thúc bảng hỏi là một câu hỏi mở, tác giả mong muốn nhận thêm được các ý kiến của người trả lời về các phương hướng và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới quản lý doanh nghiệp (Xem phụ lục số 1 về phiếu điều tra doanh nghiệp về mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa). + Phương pháp khảo sát và thu hồi khảo sát Phiếu điều tra sau khi thu hồi về và được kiểm tra thông tin đảm bảo sự phù hợp sẽ được tổng hợp và phân tích theo các bước sau: - Bước 1: Mã hóa dữ liệu, khai báo, nhập dữ liệu trên file Excel - Bước 2: Xử lý các số liệu, đây là một trong những bước quan trọng của quá trình nghiên cứu. Các số liệu thu thập về sẽ được tác giả xử lý dựa trên phần mềm SPSS 22.0 7
  19. Phân tích thống kê mô tả: thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được như giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (standard deviation). Kiểm định độ tin cậy của thang đo và các yếu tố trong cùng một nhóm thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha. Theo một số tác giả như Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008); [91]; Nguyễn Đình Thọ (2014) [85] thì hệ số tin cậy trong khoảng từ 0,6 đến 0,8 là hợp lý cho một bài nghiên cứu. Kiểm định đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến xảy ra khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập của mô hình hồi quy. Khi đó khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy sẽ rộng hơn, sai số chuẩn có thể sẽ lớn. Để đảm bảo cho tính hiệu quả và chính xác của mô hình hồi quy, cần tiến hành kiểm định đa cộng tuyến để sớm phát hiện và có các biện pháp khắc phục hợp lý. Kiểm định tự tương quan: Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi có sự tương quan giữa các sai số trong giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính, điều đó sẽ dẫn đến các bước ước lượng về phương sai, kiểm định t và kiểm định F không còn đáng tin cậy. + Mô hình nghiên cứu Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý DNNN sau cổ phần hóa, mô hình hồi quy được xây dựng là mô hình hồi quy tuyến tính bội, tức là khảo sát từ 3 biến trở lên, trong đó có 1 biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1, biến phụ thuộc và biến độc lập sẽ được đo lường theo thang đo 1-5 để đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tổ ảnh hưởng. Nội dung của các biến như sau: Biến phụ thuộc là biến liên quan đến hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa, trả lời câu hỏi số 17 “Anh/Chị đánh giá thế nào về hiệu quả quản lý DNNN sau cổ phần hóa của mình?”. Câu trả lời từ 1-5 với 1 là rất kém hiệu quả và 5 là rất hiệu quả. Sau đây gọi tắt biến phụ thuộc là HIEUQUA. Biến độc lập được chia thành hai nhóm yếu tố: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: (1) Sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế (KINHTEVAHOINHAP) (2) Cơ chế, chính sách sau cổ phần hóa DNNN (COCHECHINHSACH) 8
  20. (3) Trình độ phát triển của thị trường (PHATTRIENTHITRUONG) Các yếu tố bên trong bao gồm: (1) Chiến lược kinh doanh của DNNN sau CPH (CHIENLUOC) (2) Các nguồn lực trong DNNN sau CPH (Tài chính, nhân lực, công nghệ) (NGUONLUC) (3) Quản trị DNNN sau CPH (QUANTRI) (4) Ngành nghề sản xuất, kinh doanh (NGANHNGHE) (5) Cơ chế điều hành DNNN sau cổ phần hóa (COCHEDIEUHANH) Dựa trên các biến phụ thuộc và độc lập như trên, có thể xây dựng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị công ty tại các DNNN sau cổ phần hóa như sau: Mô hình 1 (xác định các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài): HIEUQUA= + * KINHTEVAHOINHAP + * COCHECHINHSACH + * PHATTRIENTHITRUONG + (1) Mô hình 2 (xác định các yếu tố ảnh hưởng bên trong): HIEUQUA= + * CHIENLUOC + * NGUONLUC + * QUANTRI + * NGANHNGHE + * COCHEDIEUHANH + (2) Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa trong chương 1, tác giả xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố với hiệu quả quản lý tại DNNN sau cổ phần hóa như sau: - Quá trình cổ phần hóa các DNNN phụ thuộc tương đối lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nếu kinh tế - xã hội phát triển thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc cổ phần hóa các DNNN, từ đó sẽ có sự tích tụ về nguồn lực như vốn, công nghệ,... từ đó nâng cao khả năng tài chính, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất. Sự phát triển của DNNN sau cổ phần hóa cũng sẽ tạo động lực thúc đẩy các khu vực kinh tế khác cùng phát triển, từ đó giúp phát triển kinh tế cũng như xã hội như tạo việc làm, tăng cường hệ thống an sinh xã hội,... Ngoài ra quá trình hội nhập quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập càng lớn, sâu rộng sẽ thúc đẩy sự giao thương kinh tế xã hội, giúp thu hút các nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2