intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Huang Minghao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:270

39
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tổng quát của luận án này là kiểm định mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua với bối cảnh là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo tại TPHCM. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------- NGUYỄN PHI HOÀNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHÀ CUNG CẤP VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MUA: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------ NGUYỄN PHI HOÀNG MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHÀ CUNG CẤP VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP MUA: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số : 93.40.101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Công Khải TS. Nguyễn Hữu Lam THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua: Trường hợp các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh” là sản phẩm nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nghiên cứu sinh Nguyễn Phi Hoàng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gởi đến tập thể Quý Thầy Cô Khoa Quản trị Trrường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành vì đã giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo tiến sỹ của nhà trường. Những kiến thức đó đã bổ trợ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận án tiến sĩ của tôi sau này. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến TS. Đinh Công Khải và TS. Nguyễn Hữu Lam đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ và động viên tôi trong suốt thành gian thực hiện luận án này. Những hướng dẫn, chia sẻ của hai Thầy sẽ là những hành trang quý giá trong thời gian tôi thực hiện luận án và cả cho công việc sau này của tôi. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô đã tham gia góp ý, phản biện đối với bản luận án này trong suốt thời gian qua. Những nhận xét và góp ý đó đã giúp tôi nhận ra nhiều vấn đề để có thể hoàn thiện hơn bản luận án này. Lời cuối, tôi xin cảm ơn gia đình, bè bạn đã luôn cùng ở bên động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện công trình này. TP.Hồ Chí Minh ngày 28/11/2021 Nghiên cứu sinh Nguyễn Phi Hoàng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................xii TÓM TẮT .............................................................................................................. xiii ASTRACT ............................................................................................................... xiv Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:........................................................................... 6 1.2.1Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 6 1.2.2Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 7 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7 1.3.1Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 7 1.3.2Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 7 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 8 1.4.1Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính ...................................................................... 8 1.4.2 Giai đoạn 2: Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................ 8 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .............................................................................. 9 1.6 Điểm mới và đóng góp của luận án .................................................................... 10 1.6.1 Về mặt học thuật .............................................................................................. 10 1.6.2 Về thực tiễn ...................................................................................................... 11 1.7 Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 11 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 13 2.1 Các lý thuyết cơ sở cho mối quan hệ giữa phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ............................................................................. 13 2.1.1 Lý thuyết nguồn lực (Resource - Based View – RBV).................................... 13
  6. iv 2.1.2 Kinh tế học về chi phí giao dịch (transaction cost economics – TCE) ............15 2.1.3 Quan điểm nguồn cung khan hiếm...................................................................17 2.2 Khái niệm về phát triển nhà cung cấp .................................................................20 2.2.1 Khái niệm nhà cung cấp ...................................................................................20 2.2.2 Khái niệm phát triển nhà cung cấp ...................................................................20 2.2.3 Các hoạt động phát triển nhà cung cấp ............................................................ 22 2.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ..........................................34 2.3.1 Giá sản phẩm ....................................................................................................36 2.3.2 Chất lượng sản phẩm ........................................................................................ 37 2.3.3 Hiệu quả giao hàng ........................................................................................... 37 2.3.4 Sự cải tiến sản phẩm ......................................................................................... 38 2.3.5 Thời gian đưa hàng đến thị trường ...................................................................38 2.4 Các nghiên cứu trước về phát triển nhà cung cấp ...............................................39 2.4.1 Nền tảng hình thành về phát triển nhà cung cấp......................................................... 39 2.4.2 Các đặc tính và lợi ích của phát triển nhà cung cấp ................................................... 41 2.4.3 Quản trị hoạt động phát triển nhà cung cấp ................................................................ 48 2.5 Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................57 2.6 Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................60 2.6.1 Tác động của các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua...................................................................................... 60 2.6.2 Tác động của các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua...................................................................................... 61 2.7 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 65 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 66 3.1 Tổng quan chương trình nghiên cứu ...................................................................66 3.1.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết và đề ra mô hình nghiên cứu ............................. 66 3.1.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................ 68
  7. v 3.1.3 Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng chính ................................................................. 68 3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu ................................................................... 73 3.2.1 Thang đo các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ........................................ 73 3.2.2 Thang đo các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp......................................... 76 3.2.3 Thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ................................................... 79 3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ - điều tra sơ bộ nhằm đánh giá giá trị thang đo ... 80 3.3.1 Kết quả thống kê mô tả của điều tra sơ bộ đánh giá thang đo ................................... 81 3.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ........................................................................................ 81 3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA - nghiên cứu sơ bộ ................................................ 91 3.4. Nhận xét về kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................. 96 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 97 Chương 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 98 4.1 Thiết kế chương trình nghiên cứu chính ............................................................. 98 4.1.1 Phương pháp điều tra ....................................................................................... 98 4.1.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................................. 98 4.1.3 Đối tượng điều tra .......................................................................................................... 98 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hội tụ, tính đơn hướng và giá trị phân biệt của thang đo .............................................................................................................. 99 4.2.1 Kiểm định Cronbach’s alpha thang đo các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp…………………………………………………………………………………...99 4.2.2 Kiểm định Cronbach’s alpha thang đo các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp…………………………………………………………………………………...104 4.2.3 Kiểm định Cronbach’s alpha thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua 107 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho nghiên cứu định lượng chính thức ........109 4.3.1 EFA Các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ............................................. 109
  8. vi 4.3.2 EFA các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp .............................................. 113 4.3.3 EFA Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ....................................................... 115 4.4 Kiểm định thang đo các khác niệm nghiên cứu bằng phương pháp CFA ........116 4.4.1 CFA thang đo nhân tố hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ....................... 116 4.4.2 CFA thang đo nhân tố hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ...................... 120 4.4.3 CFA thang đo các nhân tố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua .................... 122 4.4.4 CFA mô hình tới hạn ................................................................................................... 125 4.5 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA của mô hình .................................128 4.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu .........................................................................131 4.7 Kiểm định ước lượng mô hình bằng phương pháp Boostsrap ..........................132 4.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................................133 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................138 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................139 5.1 Kết luận .............................................................................................................139 5.2 Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ................................................140 5.2.1 Mô hình đo lường ........................................................................................................ 140 5.2.2 Mô hình lý thuyết ........................................................................................................ 144 5.2.3 Hàm ý quản trị với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế tạo TP HCM ..... 147 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................154 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CFA Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định) CFI: Comparative Fit Index (Chỉ số so sánh) CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) FDI Foreign Direct Investmnet (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GFI Good of Fitness Index (Chỉ số phù hợp) GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) KMO Kaiser-Meyer-Olkin NCC Nhà cung cấp OEM Original Equipment Manufacturers (Các nhà sản xuất thiết bị gốc) PC Personal Computer – Máy tính cá nhân RBV Resource Based View (Lý thuyết nguồn lưc) RMSEA Root Mean Square Erro Approximation (Sai số trung bình) SDA Suplier Development Activities (Các hoạt động phát triển nhà cung cấp) SEM Structural Equation Modeling (Mô hình cấu trúc tuyến tính) TCA Transaction Cost Analysis (Phân tích chi phí giao dịch) TCE Transaction Cost Economics (Kinh tế học chi phí giao dịch) TLI Tucker và Lewis Index (Chỉ số Tucker – Lewis) TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TQM Total Quality Management (Quản trị chất lượng toàn diện)
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các hoạt động phát triển nhà cung cấp ...................................................... 23 Bảng 2.1a Các hoạt động phát triển nhà cung cấp (bổ sung) ....................................26 Bảng 2.2 Tóm lược một số nghiên cứu trước về quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua .............................. 56 Bảng 3.1 Thang đo và nguồn gốc thang đo các khái niệm thành phần của biến độc lập các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp .................................................74 Bảng 3.2 Thang đo và nguồn gốc thang đo của các khái niệm thành phần của biến độc lập các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ...........................................77 Bảng 3.3 Thang đo và nguồn gốc thang đo của các khái niệm thành phần của biến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ..................................................................79 Bảng 3.4 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................81 Bảng 3.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo tạo sự cạnh trang giữa các nhà cung cấp ....82 Bảng 3.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá nhà cung cấp ................................ 82 Bảng 3.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo phản hồi kết quả đánh giá nhà cung cấp .....82 Bảng 3.8 Đánh giá độ tin cậy thang đo gia tăng đòi hỏi về hiệu quả của ...................83 nhà cung cấp ..............................................................................................................83 Bảng 3.9 Đánh giá độ tin cậy thang đo hứa hẹn về lợi ích trong hiện tại và tương lai với nhà cung cấp ........................................................................................................84 Bảng 3.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo viếng thăm nhà cung cấp ............................ 84 Bảng 3.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo chứng nhận nhà cung cấp ........................... 85 Bảng 3.12 Đánh giá độ tin cậy thang đo ghi nhận và tưởng thưởng nhà cung cấp .....85 Bảng 3.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo huấn luyện và đào tạo nhân viên ................86 nhà cung cấp .............................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.14 Đánh giá độ tin cậy thang đo tư vấn tại chỗ đối với nhà cung cấp ............86 Bảng 3.15 Đánh giá độ tin cậy thang đo trao đổi nhân viên giữa doanh nghiệp mua và nhà cung cấp ..............................................................................................................87 Bảng 3.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo đầu tư trực tiếp vào nhà cung cấp ...............87
  11. ix Bảng 3.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo chuyển giao kiến thức hoặc công nghệ cho nhà cung cấp .............................................................................................................. 88 Bảng 3.18 Đánh giá độ tin cậy thang đo giá sản phẩm bán ra của ............................. 88 doanh nghiệp mua ...................................................................................................... 88 Bảng 3.19 Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng sản phẩm .................................. 89 của doanh nghiệp mua ............................................................................................... 89 Bảng 3.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo hiệu quả giao hàng doanh nghiệp mua ....... 89 Bảng 3.21 Đánh giá độ tin cậy thang đo khả năng cải tiến sản phẩm ........................ 90 của doanh nghiệp mua ............................................................................................... 90 Bảng 3.22 Đánh giá độ tin cậy thang đo thời gian đưa hàng đến thị trường .............. 90 của doanh nghiệp mua ............................................................................................... 90 Bảng 3.23 Kết quả EFA nhân tố các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ..... 93 Bảng 3.24 Kết quả EFA Các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ................. 94 Bảng 3.25 Kết quả EFA nhân tố Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua .............. 95 Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu định lượng chính ....................................... 99 Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp .... 100 Bảng 4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá nhà cung cấp ................................ 100 Bảng 4.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo phản hồi kết quả đánh giá nhà cung cấp ..... 101 Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo gia tăng đòi hỏi về hiệu quả ...................... 101 của nhà cung cấp ....................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo hứa hẹn về lợi ích trong hiện tại và tương lai với nhà cung cấp ..................................................................................................... 102 Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo viếng thăm nhà cung cấp .......................... 102 Bảng 4.8 Đánh giá độ tin cậy thang đo chứng nhận nhà cung cấp ......................... 103 Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy thang đo ghi nhận và tưởng thưởng nhà cung cấp .. 103 Bảng 4.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo huấn luyện và đào tạo nhân viên ............ 104 nhà cung cấp ............................................................................................................ 104 Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo tư vấn tại chỗ đối với nhà cung cấp ........ 104
  12. x Bảng 4.12 Đánh giá độ tin cậy thang đo trao đổi nhân viên giữa doanh nghiệp mua và nhà cung cấp .......................................................................................................105 Bảng 4.13 Đánh giá độ tin cậy thang đo đầu tư trực tiếp vào nhà cung cấp (lần 1)105 Bảng 4.14 Đánh giá độ tin cậy thang đo đầu tư trực tiếp vào nhà cung cấp (lần 2)106 Bảng 4.15 Đánh giá độ tin cậy thang đo chuyển giao kiến thức hoặc công nghệ cho nhà cung cấp ............................................................................................................106 Bảng 4.16 Đánh giá độ tin cậy thang đo giá sản phẩm của doanh nghiệp mua ......107 Bảng 4.17 Đánh giá độ tin cậy thang đo chất lượng sản phẩm ...............................107 của doanh nghiệp mua ............................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 4.18 Đánh giá độ tin cậy thang đo hiệu quả giao hàng ..................................108 của doanh nghiệp mua .............................................................................................108 Bảng 4.19 Đánh giá độ tin cậy thang đo khả năng cải tiến sản phẩm .....................108 của doanh nghiệp mua .............................................................................................108 Bảng 4.20 Đánh giá độ tin cậy thang đo thời gian đưa hàng đến thị trường ..........109 của doanh nghiệp mua .............................................................................................109 Bảng 4.21 Kết quả EFA nhân tố các hoạt động gián tiếp phát triển .......................110 nhà cung cấp ............................................................................................................110 Bảng 4.22 Kết quả EFA nhân tố các hoạt động gián tiếp phát triển .......................111 nhà cung cấp (lần 2) ................................................................................................111 Bảng 4.23 Đánh giá độ tin cậy thang đo thành phần được trích của nhân tố các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ....................................................................113 Bảng 4.24 Kết quả EFA nhân tố hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ........113 Bảng 4.25 Đánh giá độ tin cậy thang đo các thành phần được trích của nhân tố các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ............................................................115 Bảng 4.26 Kết quả EFA nhân tố Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ..........116 Bảng 4.27 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình đo lường các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp. ....................................................118 Bảng 4.28 Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp thang đo các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ............................................................................................119
  13. xi Bảng 4.29 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình đo lường các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ...................................................... 121 Bảng 4.30 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ............................................................................................................ 122 Bảng 4.31 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ................................................................ 124 Bảng 4.32 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo lợi thế cạnh tranh ..................... 124 của doanh nghiệp mua. ............................................................................................ 124 Bảng 4.33 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo mô hình tới hạn ....................... 128 Bảng 4.34. Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N = 500 ................................... 134 Bảng 4.35 Hệ số hồi quy của mô hình lý thuyết ..................................................... 133
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Humphreys và cộng sự (2004) ........................... 47 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Asare và cộng sự (2013) ....................................50 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Li (2001)............................................................. 51 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Li và cộng sự (2007) ..........................................52 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Rotich và cộng sự (2014) ..................................55 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu về quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua .....................................................64 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................72 Hình 4.1 Kết quả CFA (chuẩn hoá) thang đo các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp ...................................................................................................................117 Hình 4.2 Kết quả CFA (chuẩn hoá) thang đo các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp ...................................................................................................................120 Hình 4.3 Kết quả CFA (chuẩn hoá) thang đo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua ..........................................................................................................................123 Hình 4.4 Kết quả kiểm định mô hình tới hạn ..........................................................127 Hình 4.5 Mô hình nghiên cứu chính thức ...............................................................130 Hình 4.6. Kết quả SEM (chuẩn hoá) của mô hình lý thuyết ...................................131
  15. xiii TÓM TẮT Luận án này nghiên cứu về tác động của các hoạt động phát triển nhà cung cấp, bao gồm các hoạt động trực tiếp và các hoạt động gián tiếp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại TPHCM. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo đó một nghiên cứu định tính với 6 chuyên gia thông qua phương pháp lấy ý kiến qua email và một nghiên cứu định lượng với 386 mẫu khảo sát trong ngành sản xuất chế tạo tại TPHCM đã được thực hiện. Một số kỹ thuật được sử dụng trong Luận án nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu như Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM và Bootstrap. Kết quả của nghiên cứu cho thấy gián tiếp phát triển nhà cung cấp với các hoạt động như Tưởng thưởng nhà cung cấp, Đánh giá nhà cung cấp, Viếng thăm nhà cung cấp, Chứng nhận nhà cung cấp, Đưa ra các đòi hỏi về hiệu quả đối nhà cung cấp là có tác động tích cực làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại TPHCM. Nghiên cứu này cũng cho thấy trực tiếp phát triển nhà cung cấp với các hoạt động như Đào tạo và huấn luyện nhân viên cho nhà cung cấp, Trao đổi nhân viên giữa doanh nghiệp mua và nhà cung cấp, Chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp mua cho nhà cung cấp là những hoạt động có tác động tích cực làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua trong ngành sản xuất chế tạo tại TPHCM. Nghiên cứu này cũng bổ sung thêm một số thang đo mới thuộc các thành phần gián tiếp và trực tiếp phát triển nhà cung cấp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tác động của từng hoạt động phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua và đây sẽ là cơ sở giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chọn lựa hoạt động phát triển nhà cung cấp để tiến hành thực hiện nhằm phát triển hệ thống nhà cung cấp của doanh nghiệp. Từ khóa: phát triển nhà cung cấp, các hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp, các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp, lợi thế cạnh tranh.
  16. xiv ASTRACT This thesis study on the impact of supplier development activities, consist of direct and indirect supplier development activities to firm’s competitive advantages on the manufacturing and production industry of Ho Chi Minh City. The mixed method was used to conduct this thesis. Accordingly, one qualitative research was conducted with 6 professionals through mail survey and one official quantitative research with 386 samples from manufacturing and production industry of Ho Chi Minh City was also conducted. Some analytical technique as Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM and Bootstrap was used to test the reliability, value of scale, models and hypothesis. The result of this thesis show that there are some activities as Supplier recognization, Supplier evaluation, Site visits, Supplier certification, Raising performance expectation which belong to indirect supplier development activities having positive relationship with firm’s competitive advantages. Besides, This study also confirm that there are three activities as Training and education of the supplier’s personel, Exchange of personel between the buying firm and the Supplier, technology/know how transfer from buying firm to their supplier which belong to direct supplier development activities having positive relationship with firm’s competitive advantages. The study results also provide some knowledge to the supplier development theory by contributing some new measures which belong to indirect and direct supplier development activities. This thesis results also provide the list of supplier activities with impact ratio to firm’s competitive advantages. This will help the firm to know how to choose suitable supplier development activities to apply to develop their supplier network. Key words: supplier development, direct supplier development activities, indirect supplier development activities, competitive advantages.
  17. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay mức độ cạnh tranh trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều gia tăng mạnh mẽ. Chính vì vậy, hầu như tất cả các doanh nghiệp, bất kể ngành nghề gì cũng luôn luôn suy nghĩ và tìm cách gia tăng hay duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ. Việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, vì vậy cũng diễn ra trên nhiều góc độ khác nhau. Trước đây, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thông thường được hình thành thông qua việc tận dụng một cách thông minh và hiệu quả các nguồn lực bên trong doanh nghiệp như: máy móc thiết bị, công nghệ, nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính,…Tuy nhiên, thời gian gần đây, bên cạnh các nguồn nội lực truyền thống, các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng năng lực cạnh tranh của mình thông qua việc tạo lập và phát huy các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp như thương hiệu, sự sáng tạo, bí quyết kinh doanh và mối quan hệ với nhà cung cấp (Liu và công sự, 2018; Shahzad và cộng sự, 2016; Asare và cộng sự, 2013; Ramaswami và cộng sự, 2009; Eisenhardt và Jeffrey, 2000; Day, 1994; Weinerfelt, 1984;). Cùng với áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng như sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và vòng đời sản phẩm có xu hướng ngày càng ngắn, các doanh nghiệp ngày nay có xu hướng quay về tập trung phát triển chỉ lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình thay vì mở rộng lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề như xu hướng trước đây (Krause và cộng sự, 2000; Routroy và Pradhan, 2013). Những yếu tố trên dẫn đến hiện tượng các doanh nghiệp bắt đầu gia tăng khối lượng mua ngoài các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong một số ngành công nghiệp, tỷ trọng mua ngoài nhiều khi lên đến 60-70% (Chapman và cộng sự, 1997; Heberling và cộng sự, 1992). Hiện tượng này được hỗ trợ bởi một loạt các yếu tố như toàn cầu hóa, tiến bộ trong CNTT, giao thông thuận tiện,…nên ngày nay càng trở nên phổ biến trong hầu
  18. 2 hết các ngành công nghiệp. Việc gia tăng khối lượng mua ngoài các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, chất lượng sản phẩm tốt hơn, nhiều chọn lựa hơn,…Tuy nhiên, điều này cũng dần đẩy các doanh nghiệp đến chỗ ngày càng phụ thuộc hơn vào hệ thống các nhà cung cấp từ giá cả, chất lượng sản phẩm, sự ổn định đến khả năng linh hoạt trong hoạt động (Prahinski, 2001). Sự phụ thuộc này kéo theo hệ quả là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng chịu sự chi phối từ hiệu quả hoạt động của hệ thống các nhà cung cấp của doanh nghiệp (Wagner, 2006b). Trong khi đó, như Monczka và Trent (1995), Morgan (1993) đã chỉ ra rằng rất nhiều các nhà cung cấp cần phải được cải thiện hiệu quả hoạt động trên các phương diện như chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng hóa, tiết giảm chi phí, khả năng ứng dụng công nghệ mới, tài chính và thiết kế sản phẩm thì mới có thể đáp ứng được các yêu cầu từ phía các doanh nghiệp sản xuất và gián tiếp là khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Xuất phát từ thực tế trên, các doanh nghiệp nhận thấy rằng, để tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp hội đủ năng lực và phẩm chất nhất định là rất cấp bách (Routroy và Pradhan, 2013). Thông thường có 3 phương án mà doanh nghiệp có thể cân nhắc khi đối diện với sự yếu kém từ phía các nhà cung cấp của mình bao gồm thay đổi nhà cung cấp (Demski và cộng sự, 1987; Sambandam và Lord, 1995), tích hợp theo chiều dọc (Langlois và Robertson, 1989; Monteverde và Teece, 1982) và phát triển nhà cung cấp (Hahn và cộng sự, 1990; Modi và Mabert, 2007). Đối với phương án thay đổi nhà cung cấp, tức là tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp khác hiệu quả hơn, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện được do nhà cung cấp tốt không phải lúc nào cũng hiện diện trên thị trường hoặc chi phí thay đổi nhà cung cấp quá lớn (Wagner, 2006a; Wagner, 2006b; Wagner, 2010). Phương án tích hợp theo chiều dọc, tức là mua lại nhà cung cấp hoặc tự mình đầu tư, tổ chức sản xuất các sản phẩm mà doanh nghiệp đang có nhu cầu là phương án có nhiều rủi ro vì sự phình to của doanh nghiệp và không phù hợp với xu hướng
  19. 3 hiện nay là tập trung vào ngành kinh doanh cốt lõi và mua ngoài các sản phẩm khác (Wagner, 2006a; Wagner, 2006b; Wagner, 2010). Phương án thứ ba, phát triển nhà cung cấp là phương án theo đó doanh nghiệp xây dựng hệ thống nhà cung cấp hiệu quả thông qua việc hỗ trợ hệ thống nhà cung cấp thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp (Wagner, 2006a; Wagner, 2006b; Wagner, 2010). Các hoạt động phát triển nhà cung cấp nếu được thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dịch vụ giao hàng, cải tiến chất lượng sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sản phẩm và cắt giảm chi phí sản xuất cho hệ thống các nhà cung cấp của doanh nghiệp và những cải tiến trên sẽ góp phần làm gia tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp mua với vai trò là khách hàng của những nhà cung cấp này (Golden, 1999; MacDuffie và Helper, 1997; Dyer và Nobeoka, 2000; Sako, 1999; Liker và Choi, 2004; Stuart và cộng sự, 2004; Dyer và Hatch, 2006). Nội hàm về phát triển nhà cung cấp khá đa dạng bao gồm từ những hoạt động giản đơn như viếng thăm nhà cung cấp cho đến những hoạt động tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp mua như chuyển giao công nghệ hay đầu tư tài chính vào nhà cung cấp. Theo đó, khi một doanh nghiệp mua không cam kết gì hoặc chỉ cam kết sử dụng các nguồn lực hạn chế trong một số hoạt động phát triển nhà cung cấp thì các hoạt động đó được gọi là các hoạt động gián tiếp phát triển nhà cung cấp (Hahn và cộng sự, 1990; Krause và cộng sự, 2000; Monzka và cộng sự, 1993; Wagner, 2010). Ngược lại, hoạt động trực tiếp phát triển nhà cung cấp thể hiện việc các doanh nghiệp mua thực sự chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển nhà cung cấp với các cam kết mạnh mẽ cùng những nguồn lực dồi dào nhằm phối hợp với nhà cung cấp trong thực hiện hành động (Hahn và cộng sự, 1990; Krause và cộng sự, 2000; Monzka và cộng sự, 1993; Wagner, 2010). Chính vì nội hàm rộng như vậy nên dẫn đến những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp mua khi quyết định thực hiện các chương trình phát triển nhà cung cấp. Khó khăn đối với doanh nghiệp mua là trong số rất nhiều các hoạt động phát triển nhà cung cấp thì doanh nghiệp nên thực hiện hoạt động nào, hoạt động nào nên thực hiện trước,
  20. 4 hoạt động nào nên thực hiện sau và tác động của từng hoạt động phát triển nhà cung cấp đó đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua là như thế nào. Những nghiên cứu của Manzoor và cộng sự (2019), Rotich và cộng sự (2014), Al – Abdallah và cộng sự (2014), Humphreys và cộng sự (2004) và Li (2001) về mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển nhà cung cấp và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua đã cho thấy những tác động tích cực của hoạt động phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa nghiên cứu đầy đủ các hoạt động phát triển nhà cung cấp mà doanh nghiệp mua có thể thực hiện trong phát triển nhà cung cấp nhằm tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của Rotich và cộng sự (2014) hay Manzoor và cộng sự (2019) chỉ nghiên cứu bốn hoạt động phát triển nhà cung cấp trong tương quan với lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp. Những nghiên cứu này cũng chưa trả lời được câu hỏi là dựa vào đâu để quyết định chọn lựa những hoạt động phát triển nhà cung cấp thích hợp trong số rất nhiều hoạt động phát triển nhà cung cấp cũng như chưa nêu được tác động của từng hoạt động phát triển nhà cung cấp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mua. Trong bối cảnh Việt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia có trình độ công nghệ còn thấp, mức độ công nghiệp hóa không cao, qui mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ đưa đến thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam không thể là đầu tàu của các chuỗi cung ứng ngành hàng mà chỉ có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng này với tư cách là các nhà cung cấp những sản phẩm giản đơn, giá trị thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Mặc dù được định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia khi Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 về định hướng phát triển ngành công nghiệp quốc gia, trong đó xem chế biến chế tạo là động lực tăng trưởng chính, nhưng cho đến nay ngành sản xuất chế tạo của Việt Nam vẫn mang nặng tính chất gia công, lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài, chưa chiếm được những vị trí vững chắc trong chuỗi cung ứng và thiếu nền tảng cơ bản để phát triển độc lập (Tổng cục Thống kê, 2021). Tình trạng Covid -19 thời gian qua đã làm bộc lộ rõ sự lệ thuộc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2