intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

39
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN DUY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN DUY NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Hùng 2. TS. Nguyễn Nghĩa Biên HÀ NỘI, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng công bố trong các luận án, luận văn và các công trình khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả Nguyễn Văn Duy i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện, các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Học viện và hoàn thành khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Phạm Văn Hùng và TS. Nguyễn Nghĩa Biên đã định hướng, chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, các chú, anh, chị thuộc các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Duy ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ vii Danh mục bảng .............................................................................................................. viii Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abstract................................................................................................................ xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.5. Đóng góp mới, ý nghĩa và thực tiễn của đề tài ..................................................... 5 Phần 2. Tổng quan tài liệu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................... 6 2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 6 2.1.2. Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................. 13 2.1.3. Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 16 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................. 22 2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................. 26 iii
  6. 2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới .................................................................................................. 26 2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................................................................................... 31 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hải Dương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 42 2.3. Những nghiên cứu liên quan ............................................................................... 43 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 48 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 50 3.1. Hướng tiếp cận và khung phân tích .................................................................... 50 3.1.1. Hướng tiếp cận .................................................................................................... 50 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 51 3.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 52 3.2.1. Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương ......................... 52 3.2.2. Những thuận lợi, khó khăn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................... 53 3.2.3. Chọn huyện nghiên cứu ...................................................................................... 55 3.3. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ......................................................... 56 3.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................................................... 56 3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp ....................................................................................... 58 3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 60 3.5. Các phương pháp phân tích số liệu, thông tin .................................................... 61 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................. 61 3.5.2. Phương pháp so sánh .......................................................................................... 61 3.5.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá .......................................................... 61 3.5.4. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 63 3.5.5. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................... 64 3.5.6. Phương pháp ma trận GE .................................................................................... 64 3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 66 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 68 iv
  7. Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 69 4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương .......................................................................................................... 69 4.1.1. Tình hình chung về các doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương ................................. 69 4.1.2. Phát triển sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa......................... 78 4.1.3. Khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................ 83 4.1.4. Đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................... 86 4.1.5. Trình độ nhân lực và khả năng quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........ 90 4.1.6. Nghiên cứu và phát triển thị trường của cá doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 93 4.1.7. Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ... 101 4.1.8. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương .......................................................................................... 103 4.1.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...... 105 4.1.10. Phân tích ma trận GE ........................................................................................ 106 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh hải dương .................................................................................. 110 4.2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .................................................................. 110 4.2.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................................. 114 4.2.3. Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hải Dương ................................................... 120 4.2.4. Đánh giá chung kết quả và hạn chế nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương ................................................................... 125 4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh hải dương ................................................................................................... 126 4.3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương .................................................................................... 126 4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Hải Dương ............................................................................................ 132 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 145 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 147 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 149 v
  8. 5.2.1. Đối với nhà nước .............................................................................................. 149 5.2.2. Đối với cơ quan, chính quyền địa phương ........................................................ 149 5.2.3. Đối với hiệp hội doanh nghiệp.......................................................................... 150 Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án .......................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 162 vi
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân CC Cơ cấu CNH- HĐH Công nghiệp hóa - hiện địa hóa CN-XD Công nghiệp - Xây dựng CP Chính phủ CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa NĐ Nghị định NLCT Năng lực cạnh tranh N-L-TS Nông - Lâm - Thủy sản SL Số lượng SXKD Sản xuất kinh doanh TM-DV Thương mại - Dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân vii
  10. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thế giới ................ 11 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia, khu vực ...... 12 2.3. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam................................... 13 2.4. Các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 14 3.1. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương qua 5 năm ........................ 53 3.2. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................................. 57 3.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương năm 2014 ................... 58 3.4. Số lượng mẫu điều tra ......................................................................................... 59 3.5. Các biến đưa vào phân tích nhân tố khám phá ................................................... 62 3.6. Ma trận SWOT .................................................................................................... 64 3.7. Ma trận GE – Chiến lược các ô ........................................................................... 65 4.1. Số lượng văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực đến tháng 12 năm 2016 ................................................................................. 70 4.2. Đóng góp của các doanh nghiệp ở Hải Dương vào thu ngân sách ..................... 74 4.3. Đóng góp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............... 75 4.4. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương .. 76 4.5. Sự cải thiện các tiêu chí về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................. 78 4.6. Đăng kí tiêu chuẩn chất lượng và gắn nhãn hiệu cho sản phẩm ......................... 79 4.7. Phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 81 4.8. Thay đổi giá sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiêp nhỏ và vừa .................... 82 4.9. Tình hình vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hải Dương ......................... 84 4.10. Đánh giá khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................... 85 4.11. Đánh giá khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......................................................................... 87 4.12. Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin ........................................ 88 4.13. Đánh giá tầm quan trọng của công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 88 4.14. Một số chỉ tiêu về lao động bình quân trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 90 4.15. Số lượng và trình độ lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............ 91 viii
  11. 4.16. Khả năng cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................. 93 4.17. Nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................... 94 4.18. Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Dương ............. 96 4.19. Đánh giá của doanh nghiệp về tăng thị phần của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2013 –2015 .......................................................................................... 99 4.20. Phân phối sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 100 4.21. Đánh giá khả năng phát triển thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ..... 101 4.22. Tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ....................................................................... 102 4.23. Mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 105 4.24. Lợi nhuận bình quân/ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua 3 năm ............................. 106 4.25. Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về mức độ hấp dẫn của thị trường ..... 107 4.26. Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về vị thế cạnh tranh ............................ 108 4.27. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................. 109 4.28. Ma trận GE của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương ....................... 110 4.29. Khó khăn trong quá trình vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............. 111 4.30. Đánh giá của chủ/cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa về chất lượng lao động ............................................................................................................. 112 4.31. Nguồn lực về đất đai của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................... 114 4.32. Đánh giá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về khó khăn khi làm thủ tục hành chính ......................................................................................................... 115 4.33. Những cản trở về đất đai đối với doanh nghiệp ................................................ 116 4.34. Tình hình kiểm tra, thanh tra ............................................................................. 116 4.35. Đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chất lượng cơ sở hạ tầng ............... 118 4.36. Đánh giá về tiếp cận văn bản pháp luật, thủ tục hành chính ............................. 119 4.37. Ma trận các nhân tố theo thành phần chính ...................................................... 120 4.38. Yếu tố ảnh hưởng đến ROA và ROE ................................................................ 124 4.39. Phân tích ma trân SWOT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ................................................................................................. 131 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương vào thu ngân sách năm 2016 .................................................................................................. 74 DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1. Đánh giá mức độ ổn định chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................................................. 79 4.2. Tình hình thay đổi mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ........... 83 4.3. Cơ cấu vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................... 85 4.4. Đánh giá của doanh nghiệp về hệ thống công nghệ thông tin ............................ 89 4.5. Đánh giá kinh nghiệm của lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............... 92 4.6. Tình hình quảng cáo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................................................................... 95 4.7. Dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương ........................................................................................................... 97 4.8. Mức phân bổ thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hải Dương ........ 98 4.9. Đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Hải Dương ........................................................................................... 103 4.10. Tỷ lệ chi phí đầu tư cho công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Dương . 113 x
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nhỏ và vừa...................... 51 4.1. Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương ....... 99 xi
  14. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Văn Duy Tên Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hải Dương Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Hướng tiếp cận. Đề tài sử dụng 3 phương pháp tiếp cận là tiếp cận hệ thống, tiếp cận ngành và tiếp cận vùng. Dựa trên hướng tiếp cận này, chúng tôi xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu đề tài. Phương phương pháp thu thập dữ liệu gồm (1) Thu thập dữ liệu thứ cấp là thu thập những dữ liệu đã được công bố qua sách báo, niên giám thống kê, đề tài khoa học, công trình nghiên cứu; Các tài liệu ở các sở, ban, ngành liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. (2) Dữ liệu sơ cấp điều tra được thu thập từ các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đối tượng khảo sát gồm Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, và Lãnh đạo các phòng ban của các DNNVV. Đây là các đối tượng đều am hiểu về hoạt động SXKD của DNNVV và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của các DNNVV. Số lượng mẫu điều tra gồm 290 DNNVV, trong đó có 92 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CN-XD; 31 doanh nghiệp thuộc Nông – Lâm – Thủy sản, và 167 doanh nghiệp lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ. Chúng tôi sử dụng công cụ Excel và các phần mềm SPSS và STATA để thực hiện xử lý số liệu và ước lượng hàm hồi qui. Để phản ánh thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV tỉnh Hải Dương chúng tôi sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp ma trận GE; phương pháp nhân tố khám phá và sử dụng mô hình hàm hồi qui. Kết quả chính và kết luận Trong luận án, những lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được luâ ̣n giải và làm sáng tỏ, từ đó khung phân tích về nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV đã được xây dựng để làm cơ sở nghiên cứu đề tài. xii
  15. Đề tài đã đánh giá được năng lực canh tranh của các DNNVV tỉnh Hải Dương trên từ các nội dung khác nhau. Các DN đã cải thiện chất lượng sản phẩm với hơn 2/3 số DN đã gắn nhãn sản phẩm riêng và trên ½ số DN đã đăng lý tiêu chuẩn. Gần ½ DNNVV tăng số loại sản phẩm và hơn 62% số DN thay đổi mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Chính sách giá ngày càng phù hợp với thị trường trong tỉnh. Doanh nghiệp đã theo xu hướng của thị trường để điều chỉnh giá phù hợp trong từng giai đoạn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DNNVV. Năng lực về tài chính cũng đang dần được cải thiện, cơ cấu số lượng vốn tự có ngày càng được tăng lên (trên 60% so với tổng vốn). Công nghệ ngày càng được các DNNVV áp dụng nhiều hơn, nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả trong quản lý cũng như kinh doanh. Đặc biệt các DNNVV cũng dần nâng cao chất lượng lao động, ưu tiên tuyển những người có trình độ trung cấp và đaị học. Cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp đã được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý. Các DNNVV đang dần tạo được hệ thống kinh doanh bền vững và hiệu quả, xây dựng hệ thống các kênh phân phối, hệ thống đại lý cấp 1, cấp 2. Năng lực về vốn và tài sản của các DNNVV đang dần được cải thiện, nhưng mức độ thay đổi còn chậm. Nhìn chung các sản phẩm, dịch vụ của DNNVV ở Hải Dương đã và đang có xu thế cạnh tranh trên thị trường ở khu vực miền Bắc cũng như trong nước. Các DNNVV ở Hải Dương sản xuất kinh doanh có lợi nhuận tương đối cao. Hầu hết các DNNVV đều kinh doanh có lãi, có rất nhiều DNNVV đạt hoặc vượt mức kế hoạch đặt ra. Đây chính là điều làm cho năng lực cạnh tranh cho DNNVV được nâng lên. Bên cạnh đó còn một số DNNVV chưa chú ý tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên nhiều khía cạnh khác nhau, như chưa chú ý tới việc quảng cáo, quảng bá sản phẩm, tạo những thương hiệu riêng cho mình. Chưa xây dựng được hệ thống phân phối tốt. Chưa cố gắng tìm các nguồn tài chính và nhân lực tốt từ ưu đãi của tỉnh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhóm giải pháp được đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV ở Hải Dương. Cụ thể các nhóm giải pháp chính là: (i) Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, gồm nâng cao về chất luơng, giá, thương hiệu; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh về tài chính; (iii) Áp dụng công nghệ cho các DNNVV ở tỉnh Hải Dương; (iv) Nâng cao năng lực cạnh tranh về nhân lực, quản lý cho các DNNVV; (v) Nâng cao năng lực cạnh tranh về thị trường cho các DNNVV; (vi) Tăng khả năng liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp; và (vii) Giải pháp về chính sách và thể chế của Nhà Nước xiii
  16. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Van Duy Thesis title: Improvement of competitiveness of small and medium enterprises in Hai Duong province Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research objectives The general objective of the study is to assess the competitiveness of small and medium enterprises (SMEs) in Hai Duong province , to find out factors influenced on that. In addition, a set of solutions is proposed to improve competitiveness of small and medium enterprises in Hai Duong province in the future. Materials and Methods Research Approaches: There are 3 approaches proposed in the study, including systematic, sectoral and regional approaches. As a result, an analytical framework is also developed. For data collection, there are methods for collecting primary and secondary data. (1) Secondary data include books, statistical yearbooks, articles, research papers/documents of research organizations which are related to production and business activities,and also competitiveness of small and medium enterprises in Hai Duong province. (2) Primary data are collected of small and medium enterprises in Hai Duong province. The interviewees are board director, chief accountant, and head of departments of SMEs. The sample size includes 290 SMEs, including 92 contruction enterprises, 31 enterprises in the field of agro–forestry - fishery, and 167 enterprises in the field of services. The software including SPSS and STATA are used to analyze the data. The other methods of analysis include descriptive and comparative analysis; SWOT analysis; GE matrix; exploratory factor analysis and regression are employed in the study. Main findings and conclusions In the study, the theory and practice of competitiveness of small and medium enterprises have been clarified, and the analytical framework has been developed. The competitiveness of SMEs in Hai Duong province has been drawn in different aspects. First, the quality of products is improved, above two thirds of enterprises with brand name and over a half of ISO registered. Nearly a half of SMEs have increased types xiv
  17. of products and more than 62% of enterprises have changed their product design to meet the demand of consumers in the market. The price tends to adapt the market in the province. The price of SME products has been adjusted in different period time to ensure their development. Financial ability has been improved, the proportion of own capital has been risen (over 60% of total capital). Technology has been applied popularly in SMEs to reduce costs and increase the effectiveness of management as well as business acitivities. In addition, the quality of labor has been raised, giving a priority to workers with degree of proffetional studies. Managers have been trained to enhance their capacity. Enterprises have built a sustainable and effective system of business, distribution channels, as distribution agent of level 1, 2. Their capacity of capital and property has been improved, but the level of changes is quite slow. Compared to those which are in the North and Vietnam, products and services of SMEs in Hai Duong province have been competitive. The profit of SMEs in Hai Duong province are high. Most of SMEs make high profit, outputs are higher than expected. As a result, this leads to increase the competitiveness of SMEs. On the other hand, there are some enterprises which may not pay more attention on advertising their products, building their brand name and good system of distribution; or they may not capture with opportunities on finance and labor given by the province. Based on the above findings, a set of solutions has been drawn to improving competitiveness of SMEs in Hai Duong province. They are (i) Enhancing competitiveness of products, such as an increase of quality, price, brand name of products; (ii) Improvement of financial capacity of SMEs; (iii) Adoption of technology; (iv) Increase the capacity of labor and namagement; (v) Improvement of market access; (vi) Increase cooperation between enterprises; and (vii) Improvement of policy and governance. xv
  18. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua, toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Do vậy, để có thể tồn tại và đứng vững ngay trên “sân nhà” đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải nâng cao năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp (DN) khác trong nước mà còn cả với các DN nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường các DN không có khả năng cạnh tranh sẽ bị thay thế bằng các DN có năng lực tốt hơn, điều này cho thấy chỉ có các DN có năng lực cạnh tranh (NLCT) cao mới có thể tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này được nêu rõ trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước”. Tính đến tháng 1 năm 2015 cả nước có trên 500 nghìn DNNVV, chiếm tới 98% số lượng DN của cả nước, trong đó số lượng DN trong lĩnh vực công nghiệp chiếm từ 29 - 30%. Khu vực này đã đóng góp khoảng 26% tổng thu nhập của nền kinh tế và 31% giá trị sản xuất công nghiệp. Ngoài ra, DNNVV còn đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hơn 10 triệu lao động (chiếm 27% lực lượng lao động đang làm trong các ngành kinh tế) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). Năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ DNNVV đây là một lợi thế để tỉnh Hải Dương có căn cứ triển khai hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao NLCT cho các DN. Sự phát triển vượt bậc về số lượng các DNNVV đã khẳng định sức sống mãnh liệt của khu vực kinh tế được đánh giá là năng động và hiệu quả nhất hiện nay. Những đóng góp của họ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước rất đáng kể, trong đó có vai trò "bà đỡ" của Nhà nước cũng như sự nỗ lực vươn lên của chính các DN. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê (2016), khoảng 20% số DNNVV đang hoạt động có thể trụ được trong cạnh tranh, 60% số DNNVV đang phải cố gắng để tồn tại, 20% số DNNVV đã bị giải thể, ngừng hoạt động… Hiện nay, máy móc, thiết bị đang được 1
  19. sử dụng ở các DNNVV chỉ có 10% được đánh giá là hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu. Năm 2015 có 39.056 DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 2% so với năm 2014, trong đó gần 94% số DN có vốn dưới 10 tỷ đồng (Lê Văn Kiên, 2016). Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của DNNVV được các chuyên gia kinh tế đánh giá là do hoạt động manh mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, khó tiếp cận thị trường, nguồn vốn và còn hạn chế trong năng lực lãnh đạo, năng lực quản trị. Đa số các chủ DN, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo chuyên sâu về kiến thức kinh tế và quản trị DN, các lớp tập huấn về pháp luật trong kinh doanh..., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DN Việt Nam. Với đặc thù nhỏ gọn, đối tượng này dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh bất lợi. Cũng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong vài năm trở lại đây, số DNNVV, ngừng hoạt động, phá sản tăng nhiều. Nguyên nhân là do các DN này không có khả năng cạnh tranh được với các DN lớn. Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng như cả nước. Số lượng DNNVV đang ngày một gia tăng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế cho tỉnh. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có gần 9 nghìn DN đăng ký và đang hoạt động. Có 304 DN đầu tư trực tiếp nước ngoài và hầu hết họ là các DN lớn. Trong số các DN trong nước thì có đến 95% là DNNVV (DNNVV) (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, 2016). Bên cạnh những lợi thế sẵn có các DNNVV đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả, sức cạnh tranh như: Chất lượng quản lý còn yếu kém; Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao; Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém; Nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế; Sự yếu kém về phát triển thương hiệu,.... Hơn nữa, hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay buộc các DN này phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức tồn tại và đứng vững trên thương trường. Chỉ số NLCT cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương xế p vị trí thứ 34 trong cả nước năm 2015 (giảm 3 bâ ̣c so năm 2014); xếp thứ 9 trong vùng đồng bằng sông Hồng (giảm 3 bâ ̣c so năm 2014) (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). Đến năm 2015 có 409 DN tạm ngừng hoạt động, 194 DN giải thể, 432 cảnh báo vi phạm; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký DN và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho: 1.017 DN, 2
  20. chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh thành lập mới, 1.338 DN thay đổi nội dung đăng ký DN; phát hành 182 thông báo giải thể, 387 thông báo tạm ngừng hoạt động thì số lượng hồ sơ đăng ký DN bị từ chối trong năm 2014 là 157 hồ sơ (Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hải Dương, 2015). Điều này cho thấy các DNNVV tỉnh Hải Dương đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao NLCT để duy trì và phát triển. Các nghiên cứu trước đây liên quan đến NLCT của DN và DNNVV như: Nghiên cứu NLCT của DN “lý thuyết, khung phân tích và mô hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004), Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) về Nâng cao NLCT của DN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Hữu Thắng (2006) về Nâng cao NLCT của các DN Việt Nam trong xu thế hội nhập, Bùi Thị Minh Thúy (2007) về Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DNNVV trong điều kiện hội nhập WTO, Phạm Văn Hồng (2007) về Phát triển DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) về NLCT động của các DN Việt Nam đã phân tích những yếu tố vô hình trong năng lực trạnh tranh của các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các tiêu chí VRIN…, Võ Thị Thúy Anh và Đặng Hữu Mẫn (2010) về tăng cường NLCT của các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Trần Trọng và Lê Huyền Trang (2012) với nghiên cứu nâng cao NLCT của các DNNVV tỉnh Đăk Nông, Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) về Đo lường NLCT của các công ty ở Latvia, Nguyễn Tú (2015) Nâng cao NLCT của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt nam, Nguyễn Duy Hùng (2016) Nâng cao NLCT của các công ty chứng khoán Việt Nam.. Như vậy chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Để nắm rõ thực trạng NLCT và những yếu tố nào ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực trạng năng lực canh tranh của DNNVV trên địa bàn tỉnh để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT cho các DNNVV tỉnh Hải Dương mang ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2