intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà

Chia sẻ: Nguyen Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

87
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh du lịch ở điểm đến. Xác định các yếu tố với hệ thống tiêu chí đo lường đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà đ t trong bối cảnh phát triển mới gắn với quan điểm và định hướng phát triển du lịch Cát Bà trong giai đoạn tới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TUẤN PHONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁT BÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TUẤN PHONG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁT BÀ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng HÀ NỘI, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch ................................................................................................ 8 1.2. Các nghiên cứu của Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến ................................................................................................... 13 1.3. Khoảng trống nghiên cứu có thể bổ sung và phát triển ........................... 20 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH............................................................................ 22 2.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ............ 22 2.1.1. Khái niệm về du lịch........................................................................ 22 2.1.2. Sản phẩm du lịch ............................................................................. 23 2.1.3. Điểm đến du lịch ............................................................................. 24 2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh du lịch ...................................... 26 2.2.1. Năng lực cạnh tranh ....................................................................... 26 2.2.2. Năng lực cạnh tranh du lịch ........................................................... 27 2.2.3 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ............................................ 29 2.3. Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh du lịch ....................... 32 2.3.1. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)........................................ 32 2.3.2. Mô hình của Crouch G.I. (2007) .................................................... 34 2.3.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch của Goffi G. (2012) ................................................ 37 2.3.4. Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan Yoon (2002) ........................................................................................................ 39 2.3.5. Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2008) ................................................. 40 2.3.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (2013 ......................................................................................................... 40
  5. 2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trong và ngoài nƣớc....................................................................................... 44 2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................. 44 2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 47 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ ............................................................................................... 54 3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà .............................. 54 3.1.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí nguồn lực thừa hưởng .................................................................. 54 3.1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí các nguồn lực tạo thêm ............................................... 61 3.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí các nguồn lực phụ trợ ............................................................ 68 3.1.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch thông qua tiêu chí Chính sách du lịch, hoạch định, phát triển ........................................................... 78 3.1.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch thông qua tiêu chí quản lý điểm đến ................................................................................................ 87 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch của Cát Bà qua nghiên cứu định lƣợng .............................................................. 93 3.2.1. Đ c điểm điều tra khách du lịch ..................................................... 93 3.2.2. Đánh giá các tiêu chuẩn về cạnh tranh du lịch Cát Bà ................... 96 3.2.3. Đánh giá mức điểm trung bình của các tiêu chí ........................... 104 CHƢƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH CÁT BÀ ................................................ 106 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc .......................................................... 106 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ............................................................................ 106 4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch Cát Bà .......... 115 4.3. Dự báo phát triển du lịch Cát Bà........................................................ 120 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà .... 122
  6. 4.4.1. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về nguồn lực thừa hưởng ............................................................................. 122 4.4.2. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về nguồn lực tạo thêm .................................................................................. 124 4.4.3. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về các nguồn lực phụ trợ .................................................................................... 127 4.4.4. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về chính sách du lịch, hoạch định, phát triển ............................................... 129 4.4.5. Nhóm giải pháp khắc phục hạn chế năng lực cạnh tranh về quản lý điểm đến ..................................................................................... 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CP Chính phủ DLLH Du lịch lữ hành ĐTH Đô thị hoá ĐDSH Đa dạng sinh học QĐ Quyết định GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐH Hiện đại hoá HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế NĐ Nghị định NLCT Năng lực cạnh tranh NLCTDL Năng lực cạnh tranh du lịch NHNN Ngân hàng nhà nước MICE Du lịch hội nghị hội thảo UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNWTO Tổ chức du lịch thế giới UBND Ủy ban nhân dân VISTA Hiệp hội lữ hành Việt Nam VQG Vườn quốc gia WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5 Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu ............................................................... 42 Bảng 3.1. Đánh giá mức độ lợi thế về vị trí địa lý của Cát Bà so với Đồ Sơn và Hạ Long ...................................................................................... 57 Bảng 3.2. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực du lịch Cát Bà năm 2 17 ........ 64 Bảng 3.3. Lao động huyện Cát Hải năm 2 17 ................................................ 84 Bảng 3.4. Dự kiến nguồn nhân lực của huyện Cát Hải đến năm 2 3 ........... 86 Bảng 3.5: Tổng hợp các hình thức khảo sát .................................................... 94 Bảng 3.6. Đánh giá tiêu chí sản phẩm điểm đến du lịch ................................. 99 Bảng 3.7: Đánh giá tiêu chí về an ninh – trật tự - môi trường xã hội ........... 100 Bảng 3.8: Đánh giá tiêu chí về vệ sinh môi trường ...................................... 101 Bảng 3.9 Đánh giá tiêu chí về cơ sở hạ tầng tiện ích ................................... 102 Bảng 3.1 : Đánh giá tiêu chí về giá cả ........................................................ 103 Bảng 3.11: Đánh giá tiêu chí về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa ......................................................... 104 Bảng 3.12: Đánh giá về thương hiệu du lịch ................................................ 104 Bảng 3.13: Tổng hợp đánh giá các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà ................................................................................. 105 Bảng 4.1: Một số chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành theo Diễn đàn kinh tế thế giới ................................................................................ 114
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và Dwyer (2003) ............................................................................. 33 Hình 2.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững điểm đến du lịch của Goffi (2 12) ................................................................... 38 Hình 2.3: Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan, Yoon (2 2) .. 39 Hình 2.4: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2 8) ........................................................ 40 Hình 2.5: Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI (2013) ...................................................................................................... 41 Hình 3.1. Vẻ đẹp của “Đảo Ngọc Bích” Cát Bà ............................................. 56 Hình 3.2. Lễ hội cầu ngư Cát Bà ..................................................................... 65 Hình 3.3. Giao thông “ùn tắc” ở Cát Bà ......................................................... 74 Hình 3.4. Khách du lịch nội địa đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2 17 (lượt khách) ...................................................................................................... 76 Hình 3.5. Khách du lịch quốc tế đến Cát Bà giai đoạn 2 13 - 2017 (lượt khách) ...................................................................................................... 77 Hình 3.6. Doanh thu từ du lịch Cát Bà 2 13 – 2 17 (tỷ đồng)....................... 77 Hình 3.7. Tổng số lao động phục vụ du lịch giai đoạn 2014 – 2017 (người) ..................................................................................................... 85 Hình 3.8a: Tỷ lệ nam, nữ khách du lịch Cát Bà .............................................. 94 Hình 3.8b: Tỷ lệ lần đến Cát Bà...................................................................... 94 Hình 3.9: Tỷ lệ phân theo mục đích đến Cát Bà của khách du lịch .................... Hình 3.1 : Tỷ lệ phân theo các hình thức tổ chức đến Cát Bà ........................... Hình 3.11: Các kênh thông tin ............................................................................ Hình 3.12: Đánh giá tương quan điểm của các tiêu chuẩn về năng lực cạnh tranh của Cát Bà .................................................................................... 105 Hình 4.1: Dự báo tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đến 2 3 ......................................................................................... 107
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng) bao gồm 388 đảo lớn, nhỏ nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới ngày 2 12 2 4 và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đ c biệt vào tháng 12 năm 2 13. Với tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn và nổi bật, Cát Bà được đánh giá là “Hòn ngọc” của vịnh Bắc Bộ, là điểm đến quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch của thành phố Hải Phòng. M c dù là điểm đến có nhiều tiềm năng du lịch đ c sắc nhưng sự phát triển của du lịch Cát Bà còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vị thế của điểm đến có giá trị về cảnh quan, địa chất địa mạo vả sinh thái tầm c quốc tế. Năm 2 17, số lượng khách du lịch đến Cát Bà mới đạt 2,16 triệu lượt, trong đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế còn khiêm tốn với 22,1 ; thu nhập từ du lịch đạt 1.25 tỷ, chi phí bình quân của một lượt khách du lịch dao động từ 442.351 đồng tới 49 .433 đồng1, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch mới đạt 1,5 ngày…v.v. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, tuy nhiên một số nguyên nhân chính bao gồm: tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đ c thù, khó khăn về hạ tầng tiếp cận, môi trường du lịch chưa được đảm bảo; dịch vụ thiếu chuyên nghiệp…v.v. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hải Phòng nói riêng, những nguyên nhân trên c ng đã và đang hạn chế năng lực cạnh tranh du lịch của Cát Bà như một điểm đến với những giá trị toàn cầu và là một phần không thể tách rời Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long. Nhận thức được vấn đề trên, thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện và phê duyệt đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững quần 1 Nguyễn Hoài Nam, Du lịch Cát Bà: Thực trạng và giải pháp, tapchicongthuong.vn, (26/6/2017). 1
  11. đảo Cát Bà đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định “Phát triển du lịch quần đảo Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cho phát triển du lịch ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch; tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch quần đảo Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước, khu vực và quốc tế. Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc Bích” nơi du khách sẽ có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái - cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực bảo tồn sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng”2. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu phát triển Cát Bà không chỉ thực sự trở thành điểm đến trọng điểm của TP. Hải Phòng, điểm đến du lịch hàng đầu ở vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, mà còn trở thành điểm đến du lịch biển đảo có năng lực cạnh tranh cao không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà gắn với việc đề xuất những giải pháp phù hợp. Đây là vấn đề nghiên cứu không chỉ có ý ngh a về m t lý luận đối với một điểm đến du lịch biển đảo có giá trị toàn cầu về cảnh quan sinh thái mà còn có ý ngh a thực tiễn cao, đ c biệt trong bối cảnh du lịch được xác định là ngành kinh tế m i nhọn của đất nước nói chung và của TP. Hải Phòng nói riêng. Xuất phát từ thực tế trên, NCS chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình. 2 Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2732/ QĐ – UBND, Cổng Thông tin điện tử TP Hải Phòng (haiphong.gov.vn). 2
  12. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng cạnh tranh du lịch Cát Bà tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu đ t ra trên đây, đề tài luận án s phải thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh du lịch ở điểm đến. Xác định các yếu tố với hệ thống tiêu chí đo lường đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch. Thứ hai, Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua một số các yếu tố: nguồn lực thừa hưởng, nguồn lực tạo thêm, nguồn lực phụ trợ, chính sách phát triển du lịch và quản lý điểm đến. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà, chỉ ra những điểm hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân của những hạn chế. Thứ ba, nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà đ t trong bối cảnh phát triển mới gắn với quan điểm và định hướng phát triển du lịch Cát Bà trong giai đoạn tới đây. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Về đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà. - Về phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian Quần đảo Cát Bà với trọng tâm là đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp: giai đoạn từ 2013 – 2 17 và tầm nhìn đến 2 25. - Số liệu sơ cấp: khảo sát điều tra trong năm 2017, 2018. 3
  13. 4. Câu hỏi nghiên cứu: - Những yếu tố chính nào để nhận biết khả năng cạnh tranh và để đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến - Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà là gì Những yếu tố chính nào ảnh hưởng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà - Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà trong giai đoạn phát triển tới đây 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp định tính và định lượng Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thu thập và xử lý các số liệu. Mục tiêu của việc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nhằm hạn chế những điểm yếu của từng phương pháp và qua đó làm rõ hơn các vấn đề nghiên cứu. (1) Nghiên cứu định tính: Được thiết kế thành 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hoàn thiện, bổ sung mô hình... Đối tượng phỏng vấn là 3 khách du lịch (cả trong nước và nước ngoài) và 5 chuyên gia l nh vực du lịch, hoạch định chính sách. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính bổ sung nhằm giải thích rõ hơn các kết quả nghiên cứu. Phỏng vấn 5 chuyên gia (có thể l p lại một số chuyên gia đã tham gia ở giai đoạn 1). (2) Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được tiến hành để khảo sát khách du lịch bằng bảng hỏi. Sau mỗi phần s có thảo luận kết quả nghiên cứu, cuối cùng là tổng hợp các kết quả nghiên cứu. So sánh, đối chứng với lý thuyết, bàn luận kết quả và khuyến nghị chính sách. 4
  14. Bảng 1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Bƣớc Phƣơng Kỹ thuật Số lƣợng ngƣời Mục đích pháp dự kiến nghiên cứu 1 Định tính Phỏng vấn sâu 3 khách du lịch Khám phá, bổ 05 chuyên gia sung sự phù hợp mô hình 2 Định lượng Bảng hỏi 300-500 Đánh giá thực trạng 3 Định tính Phỏng vấn sâu 5 chuyên gia Giải thích kết bổ sung quả nghiên cứu Nghiên cứu c ng s thu thập dữ liệu từ nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan; những nghiên cứu trước đây được công bố trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà. 5.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 31 người để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà. 5.4. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) Phương pháp PRA được sử dụng để thăm dò, lấy ý kiến đánh giá của các du khách, chuyên gia về năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà. 5
  15. 5.5. Phương pháp thống kê – so sánh Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và so sánh, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua từng thời kỳ. 5.6. Đề xuất khung phân tích Luận án sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2 3) để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch điểm Cát Bà. Mô hình này đã được vận dụng trong nhiều nghiên cứu ở nhiều điểm đến trên thế giới. M c dù mô hình gốc được áp dụng cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch cho các quốc gia, tuy nhiên rất nhiều các nghiên cứu trong đó có các nghiên cứu ở Việt Nam như Nguyễn Thị Thu Vân (2 12), Thái Thị Kim Oanh (2 15) đã áp dụng thành công khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương, cho du lịch biển đảo chẳng hạn như Đà Nẵng, Nha Trang và biển đảo Nghệ An... Về bối cảnh nghiên cứu có nhiều nét tương đồng với du lịch Cát Bà, mô hình Dwyer và và Kim (2003) phù hợp với điều kiện thực tế phát triển du lịch ở Cát Bà, vì thế mô hình này được chọn để nghiên cứu và có những điều chỉnh về từ ngữ để phù hợp với thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam được sử dụng trong nghiên cứu. Khung nghiên cứu đề xuất Nguồn lực thừa hƣởng Năng lực cạnh Nguồn lực tạo ra Nguồn lực hỗ trợ tranh điểm đến Cát Bà Chính sách Quản lý điểm đến DL, HĐ và PT đinh 6
  16. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Góp phần hệ thống hóa lý thuyết, đưa ra các khái niệm, nội dung về du lịch, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và đo lường năng lực cạnh tranh qua nghiên cứu định lượng dưới góc nhìn của khách du lịch, xem xét mức độ thực hiện thực tế của các tiêu chí bằng việc phỏng vấn. - Phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của du lịch Cát Bà qua các tiêu chí và chỉ ra những điểm hạn chế của các tiêu chí. - Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Cát Bà, đưa ra quan điểm, định hướng phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2 2 và tầm nhìn đến năm 2025 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án góp phần tổng quan cơ sở lý thuyết về du lịch, du lịch điểm đến, năng lực cạnh tranh du lịch. Nghiên cứu các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch để đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp cho luận án. - Về mặt thực tiễn: Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, TP. Hải Phòng và UBND huyện Cát Hải để ban hành ra các chính sách góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển du lịch Cát Bà tương xứng với tiềm năng, giúp cho công tác lập kế hoạch, quản lý du lịch ở Cát Bà đạt được hiệu quả trên thực tế. 7. Cấu tr c của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh du lịch. Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà. Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Cát Bà. 7
  17. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài về nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm phát triển du lịch Hướng nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) để phát triển du lịch được các tác giả tiếp cận ở các góc độ khác nhau gồm: NLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh, NLCT du lịch, NLCT ngành, NLCT doanh nghiệp, NLCT sản phẩm. Trong phần này tác giả tập trung tổng quan theo hướng tiếp cận NCLCT điểm đến du lịch, NLCT quốc gia, NLCT cấp tỉnh và NLCT ngành: Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Có Ahmed và Krohn, 1990; Ritchie và Crouch, 1993; Bordas, 1994; Pearce, 1997; Woodside và Carr, 1988; Crouch và Ritchie, 1999; Kozak và Rimmington, 1999; Buhalis, 2000; Harteserre, 2000; Go và Govers, 2000; Hassan, 2000; Mihalic, 2000; Thomas và Long, 2000; Kozak, 2001, và 2 tác giả tiêu biểu là Dwyer & Kim (2 3) Ritchie & Crouch, 2 3. Trong đó, hai mô hình nghiên cứu của Crouch & Ritchie (1999) và Dwyer & Kim (2 3) đã được áp dụng tương đối phổ biến và mở rộng theo nhiều hướng khác nhau trong thực tế cả trên thế giới và trong nước. Dwyer & Kim (2 3) đã kết luận năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhìn chung được chấp nhận dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, v mô (cấp quốc gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2003; Dwyer & Kim, 2003) [65]. Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 1990) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie & Crouch, 2003). Ritchie & Crouch (2003) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực 8
  18. vật… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này. Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia M.Porter (1980, 1998, 2007) định ngh a “cạnh tranh quốc gia là khả năng của các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp cụ thể trong một quốc gia cụ thể để duy trì giá trị gia tăng trong thời gian dài” [95,96]. Với các kết quả nghiên cứu của mình tác giả giải thích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đến NLCT của một quốc gia (một địa phương) trong một ngành nhất định. Theo đó, NLCT được thể hiện qua sự liên kết của 4 nhóm yếu tố: Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ; Điều kiện về cầu; Các ngành hỗ trợ và có liên quan; Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia, một địa phương trong ngành. Ngoài ra còn hai yếu tố khác là Chính sách của Chính phủ và Cơ hội. M c dù, công trình không đi sâu vào l nh vực dịch vụ du lịch, song lý thuyết cạnh tranh của M. Porter có thể được sử dụng khá thích hợp trong việc nghiên cứu NLCT của ngành du lịch. Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh cấp tỉnh NLCT cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư FDI hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân của tỉnh đó, có bốn đ c điểm: Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn 9
  19. điều hành kinh tế lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó đối với từng chỉ tiêu, có thể xác định được một tỉnh “ngôi sao” ho c tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó,và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào c ng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm. Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu (các nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thị trường và nguồn nhân lực), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh. Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát triển kinh tế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp và sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đ c biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế. Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được thiết kế theo hướng dễ hành động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này c ng rất thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành công của công việc kinh doanh. Như vậy, nghiên cứu này là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong l nh vực du lịch thuộc ngành dịch vụ trong nền kinh tế hỗn hợp Việt Nam theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a có sự quản lý của Nhà Nước được chia thành 3 ngành kinh tế chính đó là: Ngành 10
  20. công nghiệp; Ngành dịch vụ; Ngành nông nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đ c biệt, mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương trong phát triển du lịch ở cấp độ vi mô của M.Porter (2007) cho thấy các nguồn lực của địa phương s tạo ra lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên việc đánh giá năng lực cạnh tranh trong du lịch cần phải có cái nhìn tổng thể để đưa ra giả định rằng mỗi tỉnh được giới hạn trong một tập hợp các nguồn lực của địa phương, song thay vì được đánh giá một cách độc lập chúng phải được xem xét trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau để có thể làm tăng cường năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. Mô hình này đ c biệt quan trọng cho các nghiên cứu về năng lực cạnh ở các cấp của địa phương trong phát triển du lịch như một hệ thống phức tạp trong đó mỗi đại lượng bao gồm nhiều cụm/ngành và các nguồn lực khác nhau về lợi thế của địa phương phụ thuộc vào đ c điểm điểm đến và văn hóa kinh doanh [96]. Cách sử dụng mô hình của M.Porter (2007): Mô hình kim cương ban đầu bao gồm 4 yếu tố chính đó là: Điều kiện về các yếu tố; Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của địa phương; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; Điều kiện về nhu cầu, chúng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch và lần lượt tạo ra các liên kết như sau: Liên kết 1. Cạnh tranh chất lượng (Competitive quality): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với điều kiện về các yếu tố Liên kết 2. Cạnh tranh đầu vào (Competitive input): Các yếu tố chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp liên kết với các yếu tố Marketing, chính sách, kế hoạch, kiểm soát, phát triển du lịch. Liên kết 3. Hỗ trợ cầu (Supporting demand): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với các yếu tố điều kiện về nhu cầu Liên kết 4. Hỗ trợ cung (Supporting Supply): Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan liên kết với điều kiện về các yếu tố 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2