Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của DNNVV; xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV tại Việt Nam; đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính từ phía các DNNVV tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- HÀ HỒNG HẠNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 62340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN MẠNH DŨNG 2. TS. TÔ VĂN NHẬT Hà Nội - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, tháng 08 năm 2018 Tác giả luận án Hà Hồng Hạnh
- LỜI CẢM ƠN Trải qua bốn năm học tập và nghiên cứu nghiêm túc, luận án là kết quả của chuỗi thời gian học hỏi và nỗ lực của bản thân tác giả cùng với sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Lời đầu tiên tác giả xin được chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Trần Mạnh Dũng và TS. Tô Văn Nhật, đã luôn luôn nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin được cảm ơn các thầy cô giáo và các đồng nghiệp tại Viện Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đóng góp nhiều lời khuyên quý báu và chân thành để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đang công tác trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và quý doanh nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát. Sau cùng, tác giả muốn dành lời cảm ơn tới cha mẹ và gia đình nhỏ đã luôn đồng hành, động viên và là nguồn động lực lớn nhất để tác giả hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 08 năm 2018 Tác giả luận án Hà Hồng Hạnh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 1.2. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.2.1. Nghiên cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV ........................................................................................ 4 1.2.2. Nghiên cứu trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV..................................................................................... 10 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 14 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 15 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 15 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 15 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 16 1.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16 1.7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 17 1.8. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 19 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC DNNVV ................................ 20 2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................. 20 2.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại DNNVV .................................................. 20 2.1.2. Đặc điểm DNNVV tại Việt Nam ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.................................................................................................................. 25 2.2. Lý luận cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính và dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính ................................................................................................................ 30
- 2.2.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính ................................................. 30 2.2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính ........................................................ 33 2.2.3. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính .......................................................... 34 2.2.4. Cơ sở lý thuyết liên quan về kiểm toán báo cáo tài chính ........................... 36 2.3. Cơ sở lý thuyết giải thích yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV ....................................................................... 42 2.3.1. Lý thuyết đại diện ...................................................................................... 42 2.3.2. Lý thuyết hành vi hợp lý ............................................................................ 46 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV ... 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 57 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 58 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 58 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 59 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................................................... 59 3.2.2. Phỏng vấn sâu ........................................................................................... 64 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 65 3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................... 65 3.3.2. Diễn đạt và mã hóa lại thang đo................................................................. 67 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................... 69 3.4.1. Mẫu lựa chọn............................................................................................. 69 3.4.2. Thu thập dữ liệu ........................................................................................ 69 3.4.3. Thông tin về mẫu....................................................................................... 70 3.4.4. Xử lý dữ liệu ............................................................................................. 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 77 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 78 4.1. Khái quát về các DNNVV tại Việt Nam........................................................ 78 4.1.1. Hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam ................................................. 78 4.1.2. Cơ cấu DNNVV tại Việt Nam ................................................................... 84 4.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng và năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Việt Nam .................................................................. 85 4.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam...... 86 4.2.2. Năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các DNNVV tại Việt Nam .. 89
- 4.3. Kết quả nghiên cứu........................................................................................ 91 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................... 92 4.3.2. Xây dựng ma trận tương quan ................................................................... 94 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................... 96 Kiểm định KMO và kiểm định Barlett................................................................. 96 4.3.4. Kiểm định giả thiết thiết lập mô hình nghiên cứu ...................................... 98 4.4. Phân tích các yếu tố tác động đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV ............................................................................................................... 100 4.4.1. Tác động của nhận thức về lợi ích kiểm toán ........................................... 101 4.4.2. Tác động của các bên liên quan ............................................................... 101 4.4.3. Tác động của chuẩn mực chủ quan .......................................................... 102 4.4.4. Tác động của sự giới thiệu ....................................................................... 102 4.4.5. Tác động của giá phí kiểm toán ............................................................... 102 4.4.6. Tác động của quy mô .............................................................................. 102 4.4.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV ............................................................................................................ 103 4.5. Phân tích sự khác biệt sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV . 105 4.6. Dự báo của mô hình hồi quy logistic ........................................................... 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 108 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ................................. 109 5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ....................................................................... 109 5.2. Khuyến nghị đối với các DNNVV tăng cường sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC .................................................................................................................. 110 5.2.1. Tác động tới yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán của chủ/ người điều hành doanh nghiệp ..................................................................................................... 110 5.2.2. Tác động tới yếu tố quy mô doanh nghiệp ............................................... 112 5.2.3. Tác động tới yếu tố giá phí kiểm toán ...................................................... 113 5.2.4. Tác động tới yếu tố bên liên quan ............................................................ 114 5.3. Một số khuyến nghị đối với các công ty kiểm toán độc lập........................ 115 5.3.1. Tác động tới yếu tố nhận thức về lợi ích kiểm toán của chủ/ người điều hành doanh nghiệp ..................................................................................................... 115 5.3.2. Tác động tới yếu tố giá phí kiểm toán ...................................................... 116 5.3.3. Hoàn thiện tổ chức kiểm toán báo cáo tài chính của các DNNVV ........... 118
- 5.3.4. Đa dạng hóa dịch vụ kiểm toán BCTC và các dịch vụ chuyên môn khác cho DNNVV ............................................................................................................ 120 5.4. Một số khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước ................................... 121 5.4.1. Hoàn thiện khung pháp lý phát triển dịch vụ kiểm toán BCTC ................ 121 5.4.2. Cải thiện phương thức hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán BCTC .......................................................................................... 123 5.4.3. Tiếp tục thực hiện triệt để việc cải thiện môi trường kinh doanh .............. 124 5.4.4. Các kiến nghị đối với cơ quan, trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV .......... 125 5.5. Một số khuyến nghị đối với các trường đại học và cơ sở đào tạo .............. 125 5.6. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 126 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 127 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN 2 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái - Bình Dương 3 BCTC Báo cáo tài chính 4 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 6 HNX Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội 7 HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 8 KTĐL Kiểm toán độc lập 9 KTV Kiểm toán viên 10 NYSE Sở Giao dịch chứng khoán New York 11 SPSS Phần mềm thống kê kinh tế 12 TSCĐ Tài sản cố định 13 TRA Lý thuyết hành vi hợp lý 14 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 15 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Xếp loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực .................................... 22 Bảng 2.2: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo ngành nghề hoạt động ..................... 24 Bảng 2.3: Sự tương thích trong phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí lao động và theo tiêu chí vốn năm 2016 ............................................................................... 26 Bảng 2.4: Phân bổ DN theo quy mô và hình thức sở hữu năm 2016 ........................... 27 Bảng 3.1: Thang đo Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC .............................................. 60 Bảng 3.2: Thang đo nhận thức về lợi ích kiểm toán ................................................... 60 Bảng 3.3: Thang đo các bên liên quan đến DNNVV .................................................. 61 Bảng 3.4: Thang đo chuẩn mực chủ quan .................................................................. 62 Bảng 3.5: Thang đo sự giới thiệu ............................................................................... 62 Bảng 3.6: Thang đo giá phí kiểm toán........................................................................ 63 Bảng 3.7: Thang đo quy mô của doanh nghiệp........................................................... 63 Bảng 3.8: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha ............................. 66 Bảng 3.9: Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại............................................................. 67 Bảng 4.1: Lý do DNNVV Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ......................... 88 Bảng 4.2 : Lý do các DNNVV Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ........................ 89 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua khảo sát chính thức ...... 92 Bảng 4.4: Tương quan giữa các biến – Correlation Matrix ......................................... 95 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Barlett ........................................... 96 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................. 97 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy Logistic ........................... 98 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình Omnibus Tests of Model Coefficients ................................................................................... 98 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình ...................................... 99 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình ................................. 100 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình .................................. 101 Bảng 4.12: Tổng hợp các biến có ý nghĩa thống kê .................................................. 103 Bảng 4.13: Kết quả phân tích sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV theo lĩnh vực hoạt động .................................................................................. 106
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Vị trí địa lý của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ....................... 71 Biểu đồ 3.2: Mô tả quy mô theo tổng tài sản và lao động trong mẫu nghiên cứu ........ 72 Biểu đồ 3.3: Mô tả giới tính, bằng cấp và chức vụ của đối tượng được hỏi trong mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 73 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ theo quy mô DN giai đoạn 2010 - 2016 .... 79 Biểu đồ 4.2: Những khó khăn lớn nhất đối với tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam 80 Biểu đồ 4.3 Thu nhập bình quân của người lao động theo quy mô DN trong giai đoạn 2008 – 2016 .......................................................................................... 81 Biểu đồ 4.4 Chỉ số thanh toán hiện tại của DN theo quy mô trong giai đoạn 2008 – 2016 .. 82 Biểu đồ 4.5 Chỉ số khả năng trả lãi vay của DN theo quy mô trong giai đoạn 20010 – 2016. 82 Biểu đồ 4.6 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROA của DN phân theo quy mô giai đoạn 2008 - 2016 .......................................................................................... 83 Biểu đồ 4.7 Hiệu suất sinh lợi trên tài sản – ROE của DN phân theo quy mô giai đoạn 2008 - 2016 .......................................................................................... 84 Biểu đồ 4.8: Cơ cấu các DNNVV tại Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động.................... 85 Biểu đồ 4.9: Biểu đồ sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV Việt Nam 87 Biểu đồ 4.10: Biểu đồ mức độ sử dụng các dịch vụ phát triển kinh doanh của DNNVV Việt Nam .............................................................................................. 87 Biểu đồ 4.11 Top 10 Công ty KTĐL có doanh thu lớn nhất 2016 .............................. 90
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC ........................................................ 31 Sơ đồ 2.2: Mô tả về hoạt động kiểm toán BCTC theo quan điểm của Porter và cộng sự . 32 Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhà quản lý ............................................ 35 Sơ đồ 2.4: Những lý thuyết cơ bản về kiểm toán ........................................................ 38 Sơ đồ 2.5: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) ... 47 Sơ đồ 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của chủ thể tổ chức của Kotler (2007) ............................................................................................ 49 Sơ đồ 2.7: Mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập, khách thể kiểm toán và người sử dụng BCTC ....................................................................................................... 51 Sơ đồ 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV ............................................ 56 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án.............................................................. 58 Sơ đồ 5.1: Quy trình kiểm toán BCTC của các công ty KTĐL ................................. 119
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2017) thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Nếu xét về quy mô lao động, trong tổng số 402.251 doanh nghiệp đang hoạt động năm 2016 thì có tới 393.928 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm tới 97,9%. Trong nền kinh tế loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, là trụ cột của kinh tế địa phương và đóng góp không nhỏ cho GDP quốc gia ... Đây cũng là nhóm đối tượng thu hút sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các hiệp hội trong nước cũng như các cơ quan, các tổ chức viện trợ quốc tế. Ví dụ như Ngân hàng thế giới đã phê duyệt hơn 10 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ có mục tiêu cho các DNNVV tại các nền kinh tế phát triển từ năm 2010 – 2015 và 1,3 tỷ USD trong năm 2014 (European Commission, 2013). Mặc dù vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế là rất lớn nhưng hiện tại các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể: Thứ nhất, DNNVV không đảm bảo được niềm tin cho các nhà đầu tư nên khó có thể thu hút vốn, mở rộng quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2016 là 60,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011. DNNVV cũng khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng nên dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu dựa vào vốn tự có; chỉ có hơn 1/3 DNNVV (chưa đến 36%) trong số doanh nghiệp đang hoạt động có tiếp cận vốn vay ngân hàng. Hạn chế trong việc huy động vốn xuất phát từ chính bản thân DNNVV vì phần lớn các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế; trình độ quản trị kinh doanh còn bất cập và thiếu chiến lược. Các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp chậm BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có ngân hàng, số liệu thiếu chính xác và chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởng đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn. Chính vì khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn nên các DNNVV đầu tư mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) và các khoản đầu tư dài hạn tương đối hạn chế (VCCI, 2017).
- 2 Thứ hai, doanh thu, lợi nhuận của DNNVV có xu hướng giảm, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ có xu hướng gia tăng (chiếm đến 65,8% tính đến hết tháng 9/2016). Tình trạng này tiếp tục sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung trong cả hiện tại và tương lai. Thứ ba, hiệu quả hoạt động của DNNVV thấp hơn nhiều so với mức chung của toàn bộ khối doanh nghiệp; năng lực quản lý, điều hành, trang thiết bị công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường của DNNVV hạn chế. Theo Bộ Eế hoạch và Đầu tư (2016) thì năm 2015 với 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra DNNVV chỉ thu về 0,18 đồng lợi nhuận so với mức chung của các doanh nghiệp. Kết quả này phản ánh quy mô vốn, năng lực quản lý, điều hành, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường của DNNVV hạn chế hơn nhiều so với doanh nghiệp quy mô lớn. Đây cũng chính là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và tổn thương nhất từ suy giảm kinh tế. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế, cũng như những khó khăn mà nhóm đối tượng này đang phải đối mặt, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm hỗ trợ tạo ra khung pháp lý đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này trong xu thế phát triển chung của đất nước. Ngày 12/06/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được quy định tại một luật riêng. Trên góc độ là các DNNVV, nhóm đối tượng này cũng cần thực hiện các công cụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động. Một trong những công cụ quản lý hữu hiệu mà các DNNVV hiện nay còn chưa biết cách áp dụng hiệu quả để mang lại lợi ích cho đơn vị mình đó là sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do kiểm toán độc lập cung cấp. Trong hoạt động kiểm toán thì kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về BCTC của một đơn vị và qua đó kiểm toán viên (KTV) đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC giúp cho những đối tượng quan tâm có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Theo Nguyễn Quang Quynh (2008), hoạt động kiểm toán BCTC có tác dụng quan trọng như (i) kiểm toán tạo niềm tin cho những “người quan tâm” như: các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp ... Riêng đối với các DNNVV thì đối tượng quan tâm chính tới BCTC là: cơ quan thuế, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp (Collis và Jarvis, 2000). (ii) kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán; và (iii) kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý.
- 3 Mặc dù hoạt động kiểm toán BCTC mang lại rất nhiều lợi ích cho các khách thể kiểm toán nhưng tại Việt Nam hiện nay ngoài nghĩa vụ hoàn thiện báo cáo quyết toán thuế thì phần lớn các DNNVV được tự nguyện lựa chọn có thực hiện kiểm toán BCTC của đơn vị mình hoặc tự nguyện lựa chọn các dịch vụ đảm bảo độc lập, khách quan đối với thông tin tài chính, các giao dịch và các quy trình. Vì vậy hầu như những thông tin tài chính có liên quan đến hoạt động của nhóm đối tượng này rất ít khi được công bố và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khó có cơ hội tiếp cận một cách công khai và minh bạch, ngoại trừ các doanh nghiệp bị bắt buộc thực hiện kiểm toán theo luật định như trong quy định của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tăng cường công tác kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại các DNNVV có thể coi là một biện pháp khả thi giúp các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền để qua đó giúp họ có thể điều hành doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn. Hơn nữa nếu BCTC của các DNNVV được kiểm toán thì những người quan tâm và sử dụng kết quả kiểm toán có thể dựa vào để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn hơn. Một vấn đề đặt ra là vậy thì để các DNNVV lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC (thuê kiểm toán độc lập kiểm toán BCTC) thì những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định này và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ra sao. Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế mở, thông tin tài chính kế toán cần được công khai, minh bạch và được xác nhận bởi kiểm toán độc lập thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC từ phía các DNNVV là vấn đề quản lý cấp thiết và cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam”. Nội dung nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà soạn thảo chính sách giúp điều chỉnh các quy chế về hoạt động của các DNNVV mà còn có ý nghĩa trực tiếp đối với các DNNVV, giúp họ nhận thức được những giá trị mà kiểm toán BCTC mà kiểm toán độc lập mang lại giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu năng quản lý, kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính. Ở một khía cạnh khác, khía cạnh sử dụng thông tin, luận án có ý nghĩa đối với những đối tượng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp như nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Nghiên cứu này cũng đưa ra các khuyến nghị giúp các công ty kiểm toán độc lập xem xét lại những nội dung liên quan đến chất lượng kiểm toán, giá phí kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên khi cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho đối tượng DNNVV – một đối tượng khách hàng tiềm năng, chiếm số lượng lớn nhưng không dễ dàng tiếp cận.
- 4 1.2. Tổng quan nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV Trên thế giới một số các quốc gia như Anh, Mỹ, Úc sau một thời gian thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với mọi thành phần kinh tế đã dần dần nới lỏng quy định về kiểm toán bắt buộc và các DNNVV có thể tự nguyện lựa chọn có thực hiện kiểm toán BCTC hay không thì tùy thuộc từng doanh nghiệp. Việc cho phép một nhóm khách thể kiểm toán được quyền lựa chọn có hay không thực hiện kiểm toán BCTC, đặc biệt nhóm khách thể này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đã dẫn đến nhiều tranh luận trong giới học thuật cũng như các nhà ban hành chính sách. Hiện tại các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào những nội dung chính của hoạt động kiểm toán tự nguyện đó là: • Lý giải và khái quát những yếu tố có tác động đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) kiểm toán BCTC của nhóm khách thể tự nguyện. • Yếu tố/ nhóm yếu tố nào có vai trò ảnh hưởng đến các nhà quản lý sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. • Phân tích những lợi ích và chi phí mà đơn vị phải cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. • Nếu đã thực hiện kiểm toán, nhóm khách thể tự nguyện có tiếp tục thực hiện kiểm toán BCTC trong những năm tiếp theo hoặc trong dài hạn hay không? Nếu không lý do thì (nguyên nhân) tại sao? Để luận giải những nội dung trên, các nghiên cứu chủ yếu đi theo hai quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới việc tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC thường bắt đầu từ bản thân những yêu cầu nội tại của doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện (agency theory) được coi là lý thuyết cơ bản nền tảng của quan điểm này và được vận dụng để giải quyết các mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến nhu cầu thực hiện kiểm toán của một doanh nghiệp. Jensen và Meckling (1976) đưa ra lý thuyết về vấn đề đại diện trong đó mô tả sự phân tách giữa chủ sở hữu và nhà quản lý có thể dẫn tới việc các nhà quản lý hành động vì lợi ích của bản thân mà không nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị của các cổ đông, do đó một cơ chế kiểm soát cần được thiết kế để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Khi đó dịch vụ kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập cung cấp được xem như một giải pháp làm giảm chi
- 5 phí đại diện (agency costs) phát sinh do việc phân tách giữa quyền sở hữu và kiểm soát trong các tổ chức. Chi phí đại diện trong trường hợp này bao gồm các chi phí về quản lý nguồn vốn, chi phí để giảm thiểu rủi ro cho các cổ đông. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng chi phí đại diện sẽ tăng lên cùng với quy mô công ty, do đó các công ty có quy mô lớn có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC hơn ngay cả khi không bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật để giảm thiểu chi phí đại diện phát sinh. Một luận điểm nữa cũng được học thuyết này đề cập đến đó là chi phí đại diện tỷ lệ thuận với tỷ lệ nguồn vốn vay trong cấu trúc tài chính. Jensen và Meckling (1976) khẳng định lý thuyết này được áp dụng cho cả tập đoàn và công ty tư nhân, nơi mà người quản lý không sở hữu 100% các tài sản. Watts và Zimmerman (1983) sử dụng những lập luận trên về mối quan hệ giữa chi phí đại diện và kiểm toán BCTC để giải thích lý do tại sao nhiều doanh nghiệp tại Anh tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC vào thế kỷ 14, 500 năm trước khi Chính phủ đưa ra những đạo luật liên quan. Các nhà nghiên cứu về sau đã cố gắng dự đoán và kiểm định những đặc điểm của từng doanh nghiệp có liên quan như thế nào đến việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. Rất nhiều học giả đi theo quan điểm nghiên cứu này, trong đó một số tác giả tiên phong như Chow (1982) dựa trên lý thuyết đại diện xây dựng mô hình ba yếu tố chính tác động tới kiểm toán tự nguyện bao gồm: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc nợ và tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi nhà quản lý. Chow nghiên cứu 165 công ty bao gồm các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và các công ty OTC từ năm 1926, trước khi Luật chứng khoán ra đời năm 1934 yêu cầu kiểm toán bắt buộc với các công ty niêm yết. Kết quả cho thấy 48% công ty OTC và 79% công ty các công ty niêm yết đều đã thực hiện kiểm toán BCTC, trong đó cấu trúc nợ của doanh nghiệp có tác động lớn đến quyết định kiểm toán. Cấu trúc nợ càng lớn đồng nghĩa với việc can thiệp của các đối tượng bên ngoài vào hoạt động của doanh nghiệp càng mạnh dẫn đến thúc đẩy nhu cầu thực hiện kiểm toán BCTC để cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhóm đối tượng bên ngoài. Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Mỹ của tác giả Abdel-khalik (1989) tiếp cận vấn đề thông qua cấu trúc tổ chức trong đó xem xét ảnh hưởng của nhân tố quy mô và cấu trúc nợ. Nghiên cứu này dựa trên việc khảo sát 134 doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất lựa chọn sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của kiểm toán độc lập. Kết quả cho thấy một số nhỏ các đơn vị thực hiện kiểm toán BCTC là do yêu cầu của chủ nợ, phần lớn còn lại là do nhu cầu tự nguyện của chủ sở hữu nhằm đối phó với sự mất kiểm soát trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Abdel-khalik cũng chỉ
- 6 ra rằng có mối quan hệ tồn tại giữa việc tự nguyện kiểm toán và quy mô doanh nghiệp, tuy nhiên không ủng hộ giả thuyết về vai trò của cấu trúc nợ. Blackwell và cộng sự (1998) lại chứng minh luận điểm: lợi ích mà kiểm toán mang lại cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ đó là lãi suất vay thấp hơn lãi suất vay mà các doanh nghiệp không thuê kiểm toán đi vay. Vì vậy, cấu trúc nợ trong tổng nguồn vốn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ lợi ích mà doanh nghiệp thu được. Cũng thuộc trường phái nghiên cứu này Carey và cộng sự (2000) sử dụng nền tảng cơ bản là lý thuyết đại diện để phân tích việc tự nguyện thực hiện kiểm toán (bao gồm cả nội kiểm và ngoại kiểm) của các doanh nghiệp tư nhân tại Úc. Các tác giả đã tập trung vào những nội dung nghiên cứu: • Nhu cầu kiểm toán phát sinh nếu như có sự phân tách giữa người sở hữu và người quản lý. • Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì nhu cầu mời kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC càng cao. • Doanh nghiệp có hệ số nợ càng lớn thì nhu cầu kiểm toán càng nhiều. • Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội kiểm và ngoại kiểm. Kết quả nghiên cứu của Carey và cộng sự dựa trên mẫu là 186 doanh nghiệp mang tính chất hộ gia đình cho thấy nhu cầu thiết lập kiểm toán nội bộ nhiều hơn kiểm toán độc lập. Trong nghiên cứu này, lý thuyết đại diện giải thích được nhu cầu kiểm toán của doanh nghiệp khi có sự cách biệt giữa sở hữu và quản lý nhưng chưa đủ cơ sở để giải thích các yếu tố liên quan đến qui mô doanh nghiệp, cấu trúc nợ hay mối quan hệ giữa nhu cầu nội kiểm và ngoại kiểm của một doanh nghiệp. Tiếp tục tập trung vào các nhóm các yếu tố: quy mô (đại diện bằng doanh thu hoặc tổng tài sản (hoặc nguồn vốn)), sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý (đại diện bằng tỷ lệ sở hữu của người quản lý; hoặc tỷ lệ lương của người quản lý) và cấu trúc nợ (đại diện bằng tỷ suất đòn bẩy tài chính); các nghiên cứu của Hay và Davis (2002), Tauringana và Clarke (2000) khẳng có mối quan hệ rõ ràng giữa các yếu tố trên tới thực hiện kiểm toán BCTC của các DNNVV tại New Zealand. Tuy nhiên theo nhận định và phân tích của tác giả nếu chỉ sử dụng lý thuyết đại diện dựa trên các yếu tố nội tại của bản thân doanh nghiệp (cấu trúc tài chính, quy mô doanh nghiệp, sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý) để giải thích nguyên nhân dẫn đến nhu cầu và hành vi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là chưa đầy đủ. Lý do cơ bản là đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì xu hướng chủ sở hữu cũng là người điều hành quản lý (Collis ,2004). Như vậy trong trường hợp này lý thuyết đại diện giải thích sự cần thiết của kiểm toán nhằm giải quyết phân tách trách nhiệm
- 7 giữa quyền sở hữu và điều hành trong một tổ chức trở nên hạn chế và chưa thực sự phù hợp. Kế thừa những cơ sở lý thuyết mà quan điểm thứ nhất đã xây dựng, quan điểm thứ hai dựa trên quan điểm của chủ doanh nghiệp – người trực tiếp đưa ra quyết định – theo đó lập luận rằng mỗi doanh nghiệp trước khi thực hiện hành vi phải tự cân nhắc giữa lợi ích và chi phí mà kiểm toán mang lại. Những nghiên cứu này thường tập trung vào vấn đề đánh giá nhận thức của đối tượng khảo sát (ở đây là chủ doanh nghiệp – những người đưa ra quyết định) về những yếu tố có ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. Những nghiên cứu này đã bước đầu xây dựng và mở rộng cơ sở lý thuyết khi dựa trên nhận định về nhu cầu – động cơ – hành vi trước khi ra quyết định. Một trong những tác giả tiên phong và điển hình cho quan điểm nghiên cứu này là Collis – giám đốc trung tâm nghiên cứu kế toán kiểm toán, Đại học Brunei, Vương quốc Anh. Tại Anh, Chính phủ đã nới lỏng những quy định về kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp tư nhân từ năm 1994. Trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này, Collis (2003) giải thích xu hướng tất yếu hình thành nhu cầu sử dụng kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Vương quốc Anh. Collis chỉ ra rằng trước khi sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC, chủ doanh nghiệp cần nhận thức được những lợi ích mà kiểm toán mang lại và cân nhắc giữa những lợi ích này với chi phí để thực hiện kiểm toán. Như vậy chỉ cần chủ doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của thực tiễn kiểm toán thì họ sẽ tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC. Các nghiên cứu này đã mô hình hóa 3 nhóm yếu tố có tác động đến thực hiện kiểm toán BCTC dưới quan điểm chủ doanh nghiệp bao gồm: • Nhóm yếu tố tác động vào nhận thức của chủ doanh nghiệp (vai trò của kiểm toán) bao gồm (i) kiểm toán giúp kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán; (ii) kiểm toán giúp nâng cao chất lượng thông tin kế toán tài chính; và (iii) kiểm toán tác động tích cực nâng cao hình ảnh/ danh tiếng của doanh nghiệp • Nhóm yếu tố từ các bên liên quan (giải thích bởi lý thuyết người đại diện) trong đó kiểm toán giúp giải quyết mâu thuẫn giữa các đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như (i) doanh nghiệp có nhà đầu tư hoặc cổ đông không đủ khả năng tiếp cận thông tin tài chính; (ii) doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; (iii) doanh nghiệp muốn tiếp cận các nguồn vốn vay. • Nhóm yếu tố về quy mô doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp càng lớn thì chi phí tương đối cho kiểm toán sẽ có xu hướng giảm. Theo định nghĩa về
- 8 DNNVV thì nhóm yếu tố này gồm các biến đại diện bao gồm: doanh thu, tổng tài sản hoặc nguồn vốn, tổng số lao động. Một loạt những công trình tiếp theo Collis (2004), Collis và cộng sự (2004) tiếp tục hoàn thiện quan điểm trên và đưa ra những minh chứng cho thấy nhóm yếu tố đến từ sự nhận thức của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến tự nguyện sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV tại Anh. Trong nghiên cứu Collis (2004) và Collis (2007) đã tiếp tục kiểm định và mở rộng mô hình nghiên cứu để khẳng định chắc chắn hơn quy mô là một yếu tố quan trọng khi mà những doanh nghiệp có quy mô càng tiệm cận tới ngưỡng trên thì càng có xu hướng tự nguyện thực hiện kiểm toán. Nếu như ngưỡng để xác định một DNNVV càng được mở rộng thì vô hình chung kiểm toán bắt buộc là không cần thiết với các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn. Collis cũng đưa ra một kết quả tương đối bất ngờ đó là nếu như đưa hai biến là doanh thu và chi phí kiểm toán vào mô hình kiểm định một cách độc lập thì hai biến này đều có ý nghĩa với mô hình. Nhưng nếu đưa hai biến trên vào kiểm định đồng thời thì không biến nào có ý nghĩa tới mô hình. Kết quả trên cho thấy đại diện cho yếu tố chi phí chỉ có thể thể hiện bằng doanh thu hoặc phí kiểm toán. Những kết luận trên đóng một vai trò rất quan trọng giúp xây dựng và hoàn thiện những cơ sở lý luận liên quan đến DNNVV. Gần đây nhất, Collis (2012) tiếp tục kiểm định những kết quả đã đạt được bằng nghiên cứu đối với các doanh nghiệp được miễn nghĩa vụ kiểm toán trong năm 2006. Với mẫu 425 doanh nghiệp trong đó có 282 doanh nghiệp siêu nhỏ, kết quả kiểm định ủng hộ những giả thuyết trước đây của tác giả. Canada là một quốc gia có thể chế pháp lý và luật định tương đối đồng nhất với Anh cũng đưa ra Luật Doanh nghiệp năm 1975 yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn (Doanh thu lớn hơn 10 triệu đô la Canada hoặc tài sản lớn hơn 5 triệu đô la Canada) phải công bố công khai BCTC đã được kiểm toán. Quy định này sau đó hết hiệu lực từ tháng 6/1994, tuy nhiên một số học giả đã tiến hành những nghiên cứu về việc thực hiện kiểm toán BCTC bằng phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi hơn là tiến hành phân tích thông tin trên BCTC. Rennie và cộng sự (2003) đã sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu từ 204 giám đốc tài chính của các DNNVV. Trong năm đầu tiên được miễn kiểm toán bắt buộc có 73% doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện kiểm toán BCTC. Theo các doanh nghiệp thì lý do quan trọng nhất để tiếp tục duy trì kiểm toán BCTC là do yêu cầu của chủ nợ và lý do để không tiếp tục duy trì kiểm toán BCTC là để tiết kiệm chi phí.
- 9 Quan điểm, mô hình và phương pháp nghiên cứu trên đã được rất nhiều học giả khác kế thừa và áp dụng cho nhiều quốc gia khác trên thế giới như Marosi (2004) mở rộng hướng nghiên cứu tìm hiểu và lý giải hiện tượng các công ty quyết định rút khỏi sàn giao dịch Mỹ trong khi cổ phiếu đang có khả năng thanh khoản tốt và nhận được nhiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Dựa trên khuôn khổ lý thuyết và thực hiện gửi phiếu điều tra, Marosi đã đưa ra hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhiều cổ đông lớn chi phối hoạt động của công ty mong muốn điều này và chi phí để tuân thủ theo những quy định của điều luật Sarnbanes – Oxley mà cụ thể là phí kiểm toán quá cao. Các tác giả Norashikin và Malcom (2012), Rohana và Zubaidah (2013) là những các tác giả tiêu biểu cũng đi theo quan điểm này và áp dụng cho trường hợp cụ thể điển hình tại các nước có nền kinh tế đang phát triển trong đó có Malaysia. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Anh, Singapore, Úc, New Zealand và phần lớn Châu Âu áp dụng kiểm toán tự nguyện đối với các DNNVV thì tại Malaysia luật định vẫn áp dụng kiểm toán bắt buộc cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Việc áp dụng kiểm toán bắt buộc đã tạo nên gánh nặng kiểm toán cho các công ty quy mô nhỏ cả về thời gian cũng như chi phí. Hơn nữa, phần lớn các DNNVV tại Malaysia được điều hành bởi chính chủ doanh nghiệp do đó giá trị của kiểm toán nhằm giải quyết mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và người điều hành (người đại diện). Trong trường hợp này chi phí kiểm toán xét về mặt tương đối là quá lớn so với lợi ích mà kiểm toán mang lại, dẫn đến một thực tế đặt ra đó là nên chăng luật định cho phép kiểm toán tự nguyện cho nhóm khách thể DNNVV tại Malaysia. Các tác giả trên đã dựa trên mô hình và cơ sở lý thuyết mà Collis đã xây dựng, đồng thời đứng trên góc độ của chủ doanh nghiệp để đánh giá vấn đề đưa thêm vào mô hình một số các nhân tố cho phù hợp với điều kiện của Malaysia bao gồm: giá trị của kiểm toán, quy mô doanh nghiệp, chiến lược tài chính, kế hoạch trong tương lai, bằng cấp của chủ doanh nghiệp, các đối tượng sử dụng thông tin độc lập với doanh nghiệp và phí kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 yếu tố trên đều ảnh hưởng tới việc sử dụng kiểm toán BCTC và 69,6% số doanh nghiệp tự nguyện thực hiện kiểm toán nếu luật định cho phép họ lựa chọn có kiểm toán hay không. Haapamaki và cộng sự (2012), thực hiện nghiên cứu trong cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân tại Thụy Điển cho thấy xuất hiện nhóm khách thể tự nguyện lựa chọn hai công ty kiểm toán độc lập cùng thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm khách thể này nhận thức rất rõ ràng những lợi ích mà kiểm toán mang lại cho bản thân doanh nghiệp họ như: nâng cao xếp hạng tín dụng, giảm nguy cơ bị vỡ nợ, thu hút được nhiều nhà đầu tư và đặc biệt, danh tiếng mà các công ty kiểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 226 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn