Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính và đánh giá mức độ căng thẳng tài chính , tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực, trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm duy trì sự ổn định tài chính, phòng ngừa sự căng thẳng khu vực tài chính trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam
- NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------o0o-------- VŨ THỊ KIM OANH NGHIÊN CỨU CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------o0o-------- VŨ THỊ KIM OANH NGHIÊN CỨU CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.0.201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ THỊ KIM HẢO 2. TS. NGUYỄN ĐỖ QUỐC THỌ HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh Vũ Thị Kim Oanh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH 15 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÀI CHÍNH.......................................................15 1.1.1. Khái niệm về khu vực tài chính ......................................................................15 1.1.2. Thành phần của khu vực tài chính ..................................................................16 1.1.3. Chức năng của khu vực tài chính ....................................................................17 1.2. CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH .........................................................19 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................19 1.2.2. Đặc điểm của căng thẳng khu vực tài chính ...................................................23 1.2.3. Nguyên nhân của căng thẳng khu vực tài chính .............................................28 1.2.4. Đo lường căng thẳng khu vực tài chính ..........................................................38 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH ĐẾN NỀN KINH TẾ THỰC ..................................................................................................................47 1.3.1. Căng thẳng khu vực tài chính làm suy giảm các hoạt động đầu tư mới .........47 1.3.2. Căng thẳng khu vực tài chính làm suy giảm các hoạt động kinh tế dẫn đến suy giảm sản lượng ..........................................................................................................49 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH ......................................................................................................................55 1.4.1. Kinh nghiệm của Singapore ............................................................................55 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .........................................................................64 1.4.3. Bài học cho Việt Nam .....................................................................................75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 78 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2017 ............................................................ 79
- iii 2.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM ................................79 2.2. THỰC TRẠNG CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2017 ...........................................................................89 2.2.1. Căng thẳng thị trường tiền tệ...........................................................................89 2.2.2. Căng thẳng khu vực ngân hàng .......................................................................93 2.2.3. Căng thẳng thị trường chứng khoán ..............................................................100 2.2.4. Căng thẳng thị trường ngoại hối ...................................................................103 2.2.5. Đo lường căng thẳng khu vực tài chính Việt Nam bằng chỉ số FSI .............108 2.2.6. Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng khu vực tài chính Việt Nam ....................118 2.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH ĐẾN NỀN KINH TẾ THỰC ..................................................................................125 2.3.1. Tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến hoạt động đầu tư ...............125 2.3.2. Tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến tăng trưởng kinh tế ...........129 2.3.3. Đánh giá tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực bằng mô hình véc tơ tự hồi quy ngưỡng .................................................................134 2.3.4. Đánh giá chung về tác động của căng thẳng tài chính đến nền kinh tế thực........138 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 140 CHƢƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM PHÒNG NGỪA CĂNG THẲNG KHU VỰC TÀI CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH VĨ MÔ .................. 141 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM........................................................................................................................141 3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................................................144 3.2.1. Khuyến nghị chính sách liên quan tới hình thành các chỉ tiêu cảnh báo sớm giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính ...................................................................144 3.2.2. Khuyến nghị chính sách liên quan tới phát triển ổn định hệ thống tài chính ....150 3.2.3. Khuyến nghị chính sách nhằm quản lý hiệu quả dòng vốn vào....................159 3.2.4. Khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu tác động của căng thẳng tài chính.....162 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 167 KẾT LUẬN CHUNG..................................................................................................... 168
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tiếng Việt Nguyên nghĩa Tiếng Anh ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asean Development Bank ATO Lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa At The Open BCTC Báo cáo tài chính Bank for international BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế settlements CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CDS Hoán đổi rủi ro tín dụng Credit Default Swap CNFSI Chỉ số căng thẳng tài chính Trung Quốc China Financial Stress Index CP Chính phủ CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ DN Doanh nghiệp Exchange Market Financial EMFSI Chỉ số căng thẳng thị trường ngoại hối Stress Index EMP Chỉ số áp lực thị trường ngoại hối Exchange Market Pressure EPS Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần Earnings Per Share FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FPI Vốn đầu tư gián tiếp Foreign Portfolio Investment FSB Ủy ban ổn định tài chính Financial Stability Board FSI Chỉ số căng thẳng tài chính Financial Stress Index FTA Khu vực mậu dịch tự do Free Trade Area GDCK Giao dịch chứng khoán GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Products HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí HSX Minh HTTC Hệ thống tài chính
- v Incremental Capital Output ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Ratio IMF Quĩ tiền tệ quốc tế International Money Fund KHĐT Kế hoạch và Đầu tư LCR Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản Liquidity Coverage Ratio LDR Tỷ lệ cho vay/huy động Loan to Deposit Ratio NFSC Ủy ban giám sát tài chính quốc gia NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NSFR Tỷ lệ vốn ổn định ròng Net Stable Funding Ratio Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance OMO Nghiệp vụ thị trường mở Open Market Operations P/E Hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu Price to Earnings Ratio Principal Component PCA Phân tích thành phần chính Analysis ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Asset ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return on Equity TCTD Tổ chức tín dụng TPCP Trái phiếu chính phủ TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TPKB Tín phiếu kho bạc TT2 Thị trường 2 TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
- vi TTTC Thị trường tài chính TTTT Thị trường tiền tệ UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính quốc gia USD Đô la Mỹ Công ty Quản lý tài sản của các TCTD VAMC Việt Nam Vector Auto Regresion VAR Mô hình Vec tơ tự hồi quy Threeshold Vector Auto TVAR Mô hình Véc tơ tự hồi quy ngưỡng Regression VCB Ngân hàng Vietcombank VND Việt Nam đồng WTO Tổ chức thương mại quốc tế World Trade Organization
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ dư nợ và nợ xấu của các NHTM, giai đoạn 1990 – 2000 ...............67 Bảng 2.1: Cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/6/2010 ......................83 Bảng 2.2: Lãi suất huy động một số ngân hàng lớn tại Hà Nội tháng 5/2011 ..........96 Bảng 2.3: Lãi suất huy động và cho vay VND tháng 1/2011 đến tháng 6/2011 (%) ......97 Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn Thị trường I và II so với tổng tài sản (%) .............99 Bảng 2.5: Quy mô và tỷ trọng đầu tư gián tiếp ròng/GDP giai đoạn 2005-2011 ...119 Bảng 2.6: Diễn biến tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu và kết quả giai đoạn 2005 – 2017 .........................................................................................................................130 Bảng 2.7: Tăng trưởng GDP và hệ số ICOR một số quốc gia Đông Á ..................134 Bảng 2.8 : Tóm tắt thống kê mô tả biến được trình bày trong bảng 2.8. ................136 Bảng 2.9: Thống kê tương quan giữa các biến .......................................................136 Bảng 2.10: Kết quả ước lượng mô hình TVAR đến GDP với biến ngưỡng là chỉ số căng thẳng khu vực tài chính (FSI) .........................................................................137
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Căng thẳng khu vực tài chính ...................................................................20 Hình 1.2: Tỉ lệ xuất nhập khẩu/GDP.........................................................................55 Hình 1.3: Chỉ số FSI của Singapore tính theo PCA (SNG_PC) và trọng số phương sai bằng nhau (SNG_SUM) ......................................................................................57 Hình 1.4: Cho vay đối với khách hàng phi ngân hàng, 2007 - 2009 ........................59 Hình 1.5: Diễn biến lãi suất SIBOR và USD LIBOR ..............................................59 Hình 1.6: Tỷ giá hối đoái SGD/USD ........................................................................59 Hình 1.7: Tổng dòng vốn vào 2002 – 2008 .............................................................60 Hình 1.8: Vốn hóa TTCK và chỉ số Straits Times ...................................................60 Hình 1.9: Tốc độ tăng trưởng GDP thực ...................................................................61 Hình 1.10: Các chỉ số kinh tế cơ bản, quý 1/2007 – quý 1/2009 ..............................61 Hình 1.11: Tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc từ 1979-2017 ......................64 Hình 1.12: Chỉ số CNFSI phản ánh các giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính .....65 Hình 1.13: Vốn hóa thị trường chứng khoán Trung Quốc, 1991 - 2012 ..................66 Hình 1.14: Khe hở tín dụng/GDP giai đoạn 1992 - 2013 .........................................69 Hình 1.15: Diễn biến tỷ giá Trung Quốc 1994 - 2016 ..............................................70 Hình 1.16: Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc 2001 - 2015.......................................70 Hình 1.17: Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc (theo quý) ...............................71 Hình 1.18: Tốc độ đầu tư và tăng trưởng GDP của Trung Quốc 1990 - 2010 .........72 Hình 1.19: Tăng trưởng GDP Trung Quốc ...............................................................74 Hình 2.1: Hệ thống thị trường tài chính Việt Nam ...................................................80 Hình 2.2: Tỷ trọng FDI vào lĩnh vực bất động sản ...................................................85 Hình 2.3: Tỷ trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế ....................................................86 Hình 2.4: Tổng tài sản hệ thống tài chính/GDP của Việt Nam và một số quốc gia .87 Hình 2.5: Độ sâu tài chính so với các nước trong khu vực %GDP năm 2016..........87 Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi ngân hàng, 2012-2017 ..............87 Hình 2.7: Diễn biến tỷ giá VND/USD ......................................................................89 Hình 2.8: Cơ cấu tài sản hệ thống tài chính Việt Nam năm 2017 ............................89
- ix Hình 2.9: Lãi suất tín phiếu kho bạc 3 tháng, lãi suất liên ngân hàng 3 tháng và chênh lệch TED .........................................................................................................90 Hình 2.10: Tỷ lệ Huy động/GDP và Cho vay/GDP giai đoạn 2005-2016 ................93 Hình 2.11: Tỉ lệ nợ xấu hệ thống NHTM Việt Nam 2005-2016 ..............................93 Hình 2.12: Phần bù rủi ro khi cho vay (chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tín phiếu kho bạc) giai đoạn 2005 - 2015 .......................................................................95 Hình 2.13: Tỷ lệ LDR tại một số NHTM ..................................................................96 Hình 2.14: Biến động doanh số tiền gửi rút trước kỳ hạn (tỷ đồng) .........................97 Hình 2.15: Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2016 ..................................................................................................98 Hình 2.16: Tỷ lệ gia tăng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ..........................100 Hình 2.17: Chỉ số VNINDEX trong giai đoạn 2005-2017 .....................................100 Hình 2.18: Mức vốn hóa TTCK Việt Nam .............................................................103 Hình 2.19: Tỷ giá VND/USD và Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, giai đoạn từ 2001 – 2017 ......................................................................................................................104 Hình 2.20: Diễn biến dòng vốn FDI (triệu USD) tại Việt Nam từ 1988-2014 .......105 Hình 2.21: Cán cân thanh toán tổng thể từ 2000 - 2013 .........................................107 Hình 2.22: Chênh lệch TED trên thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2005-2017 .....112 Hình 2.23: Tỷ lệ cho vay/huy động tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2017....113 Hình 2.24: Mức biến động của chỉ số VNINDEX ..................................................114 Hình 2.25: Chỉ số căng thẳng thị trường ngoại hối giai đoạn 2005-2017...............115 Hình 2.26: Chỉ số căng thẳng tài chính của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 .........116 Hình 2.27: Đường xu hướng dài hạn của FSI và độ lệch so với đường xu hướng .117 Hình 2.28: Luồng vốn vào ròng giai đoạn 2000 – 2011 (đơn vị: triệu USD) .........118 Hình 2.29: Các dòng vốn ODA, FDI, kiều hối (triệu USD) vào Việt Nam............119 Hình 2.30: Luồng vốn vào và chỉ số CPI theo quý giai đoạn 1999 – 2011 ............120 Hình 2.31: Kiều hối trong giai đoạn 1996 – 2011 (Đơn vị: triệu USD) .................122 Hình 2.32: Cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam ..................................................123 Hình 2.33: Tốc độ tăng vốn đầu tư, tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 2005-2017 ..........125
- x Hình 2.34: Tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005- 2017 .........................................................................................................................126 Hình 2.35: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2017126 Hình 2.36: Diễn biến dòng vốn FDI (triệu USD) tại Việt Nam từ 2005-2017 .......127 Hình 2.37: Mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ..................................................128 Hình 2.38: Diễn biến tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng Tín dụng/GDP giai đoạn 2005 - 2017 (%) ......................................................................................................129 Hình 2.39: Tín dụng trong nước từ khu vực tài chính (%GDP) .............................130 Hình 2.40: Diễn biến tiêu dùng tư nhân/GDP giai đoạn 2005-2017 ......................131 Hình 2.41: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017 ............................133 Hình 2.42: Tăng trưởng GDP, tỷ lệ đầu tư/GDP giai đoạn 2005 - 2017 ................133 Hình 2.43: Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 .................................133 Hình 3.1: Mô hình giám sát tài chính tại Việt Nam ................................................157 Hình 3.2: Tương tác giữa các chính sách vĩ mô......................................................164
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực tài chính với cấu trúc phức tạp có mối liên kết mật thiết, tác động qua lại với các khu vực của nền kinh tế thực của mỗi nước. Các nghiên cứu trong nước và quốc tế đều chỉ ra khu vực tài chính ổn định chính là nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Căng thẳng khu vực tài chính mà đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 2007 ở Mỹ, đã đẩy chi phí tín dụng tăng cao, khiến cho các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức tài chính trở nên thận trọng hơn, đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về sự căng thẳng của khu vực tài chính, đặc điểm, các nguyên nhân dẫn tới căng thẳng của khu vực tài chính, tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm xác định mức độ rủi ro của hệ thống tài chính nói riêng và rủi ro quốc gia nói chung trong bối cảnh nền kinh tế - tài chính trong nước và toàn cầu luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách xác định sự cần thiết phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ và an toàn vĩ mô để đảm bảo ổn định tài chính. Ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, mới hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sẽ phải chịu nhiều “cú sốc” từ bên ngoài nên khu vực tài chính sẽ có nhiều biến động. Cụ thể, hệ thống tài chính Việt Nam với đặc điểm quy mô khá lớn, với tổng tài sản lên đến gần 200% GDP vào năm 2011, trong đó khu vực ngân hàng chi phối hệ thống tài chính với tổng tài sản lên tới 183% GDP. Xét theo tỉ lệ tiền gửi/GDP và tỉ lệ tín dụng/GDP, hệ thống ngân hàng đều có quy mô lớn so với chuẩn quốc tế (Báo cáo của FSAP). Mặc dù có quy mô lớn so với chuẩn quốc tế nhưng sự phát triển của hệ thống tài chính trong những năm gần đây có nhiều biến động, phản ánh môi trường bất ổn bên ngoài cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô thất thường. Năm 2007, việc Việt Nam gia nhập WTO đã khiến luồng vốn vào tăng mạnh, cũng trong năm đó tín dụng tăng 54%/năm (tương đương 20% GDP). Năm 2009 và 2010, việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ một lần nữa
- 2 đã gây ra đợt bùng nổ tín dụng, dẫn đến các chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ vào năm 2011. Kể từ năm 2011, tăng trưởng tín dụng bắt đầu suy giảm, những yếu kém nội tại của nền kinh tế bắt đầu được bộc lộ như những vấn đề liên quan đến nợ xấu, quản trị rủi ro, hàng tồn kho của các doanh nghiệp… Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dựa vào ngân hàng (bank-based market), quy mô các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường chứng khoán vẫn còn rất nhỏ, do đó khi hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, nhìn từ góc độ hấp thụ vốn của nền kinh tế, những yếu kém trong nội lực của các doanh nghiệp khi được bộc lộ đã thực sự hạn chế doanh nghiệp khỏi khả năng tiếp nhận vốn tín dụng. Tất cả những thực tế đó đã tạo ra những khó khăn và thách thức không nhỏ cho việc ổn định hệ thống tài chính, nhằm phòng ngừa những căng thẳng và thậm chí khủng hoảng tài chính. Chính vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết về căng thẳng khu vực tài chính và xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính, trên cơ sở đó xác định các giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính, đánh giá tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến nền kinh tế thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, việc đưa ra dự báo về những căng thẳng khu vực tài chính trong thời gian sắp tới từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách góp phần phòng ngừa căng thẳng khu vực tài chính, đảm bảo ổn định tài chính có ý nghĩa vô cùng to lớn. Để đáp ứng những yêu cầu đó của lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài ―Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính ở Việt Nam‖ làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Ở nƣớc ngoài Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, có khá nhiều các công trình nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính nhằm xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính và đánh giá tác động của căng thẳng tài chính đến các hoạt động kinh tế, đến nền kinh tế thực. Đáng chú ý là các nghiên cứu sau: Nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính và tác động của căng thẳng khu
- 3 vực tài chính đến nền kinh tế Căng thẳng khu vực tài chính, theo Illing và Liu (2003), thường do các yếu tố bên ngoài (ngoại sinh) gây ra, tác động lên hệ thống tài chính, khiến cho chức năng và tính toàn vẹn của hệ thống bị thay đổi, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Các tác giả cho rằng “căng thẳng khu vực tài chính được xác định là một lực tác động lên các tác nhân kinh tế bằng sự không chắc chắn và thay đổi kỳ vọng về thua lỗ trên thị trường và các tổ chức tài chính. Căng thẳng khu vực tài chính là một tình trạng liên tục, trong đó giá trị cực đại được gọi là khủng hoảng tài chính. Căng thẳng khu vực tài chính xảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào độ lớn của các cú sốc, thực trạng của hệ thống tài chính và cấu trúc của hệ thống tài chính. Reinhart và Rogoff (2009) cho rằng sự thiếu tin tưởng (the lack of confidence) chính là nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng tài chính dưới các hình thức khác nhau như rút tiền ồ ạt, khủng hoảng nợ chính phủ, biến động mạnh của tỷ giá vv... Theo Balakrishman và đồng sự (2011), căng thẳng khu vực tài chính thường gắn với: (1) thay đổi lớn trong giá tài sản; (2) thay đổi đột ngột trong mức độ rủi ro hay không chắc chắn; (3) mất thanh khoản của hệ thống tài chính và (4) những lo lắng về sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Căng thẳng khu vực tài chính là khi thị trường tài chính chịu sự căng thẳng, ảnh hưởng đến khả năng trung gian của hệ thống tài chính, do đó khi xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính phải phản ảnh được các điều kiện căng thẳng khu vực tài chính nêu trên. Theo Miskin (1992), căng thẳng khu vực tài chính là giai đoạn đầu của khủng hoảng tài chính – là sự gián đoạn của hệ thống tài chính, trong đó xảy ra các hiện tượng lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, kết quả là các trung gian tài chính không thực hiện được chức năng của mình. Hakkio và Keeton trong bài viết “Căng thẳng tài chính: nó là gì, nó được đo lường như thế nào và tại sao nó lại là vấn đề” đã xây dựng một chỉ số căng thẳng tài chính mới – Chỉ số căng thẳng tài chính thành phố Kansas (KCFSI). Trong phần đầu của bài viết, các tác giả đã chỉ ra năm đặc điểm cơ bản của căng thẳng tài chính: tăng tính không chắc chắn của giá trị các tài sản cơ sở, tăng tính không chắc chắn về
- 4 hành vi của các nhà đầu tư, tăng tình trạng thông tin bất cân xứng, giảm sự sẵn sàng nắm giữ các tài sản rủi ro, giảm sự sẵn sàng nắm giữ các tài sản kém thanh khoản. Tăng tính không chắc chắn về giá trị của các tài sản dẫn đến sự biến động mạnh hơn trong giá tài sản, làm cho các nhà đầu tư phản ứng mạnh mẽ hơn với các thông tin mới. Cũng giống như tăng sự không chắc chắn về giá trị các tài sản cơ sở, sự không chắc chắn về hành vi của các nhà đầu tư khác cũng dẫn đến tăng tính không ổn định của giá tài sản. Khi các nhà đầu tư quyết định dựa trên những dự báo về quyết định của các nhà đầu tư khác, giá của các tài sản tài chính thường ít gắn với giá trị cơ sở. Do đó, giá cả thường biến động nhiều hơn. Tình trạng thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay xảy ra trong giai đoạn căng thẳng tài chính do hai lí do: thứ nhất, biến động trong chất lượng thực của người đi vay hoặc tài sản tài chính có thể tăng nhưng người cho vay lại gặp khó khăn trong xác định thu nhập của người xin vay; thứ hai các tác giả cho rằng tình trạng thông tin bất cân xứng có thể xấu hơn trong giai đoạn khủng hoảng vì người cho vay mất tự tin vào những thông tin họ có về người vay. Đặc điểm cuối cùng của căng thẳng tài chính là giảm sự sẵn sàng nắm giữ các tài sản kém thanh khoản và kém chất lượng. điều này làm rộng thêm khoảng cách giữa các nhóm tài sản và tăng chi phí lãi vay đối với những khách hàng rủi ro hơn. Do đó, các biến số được lựa chọn để xây dựng KCFSI phải phản ảnh được một trong 5 đặc điểm trên của căng thẳng tài chính. 11 biến số được lựa chọn, thu thập số liệu theo từng tháng phản ảnh những biến động trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, khu vực ngân hàng và thị trường ngoại hối. Chỉ số KCFSI đã thành công trong việc chỉ ra những giai đoạn căng thẳng tài chính trong suốt 20 năm qua tại Mỹ và thực hiện dự báo tốt những thay đổi trong các hoạt động kinh tế tại Mỹ. Theo Hwa (2014), ở các nền kinh tế mở, căng thẳng khu vực tài chính có thể do các nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài. Khi các cú sốc tài chính phát sinh từ các nguồn bên ngoài, hiệu ứng lan tràn lên các thị trường tài chính phụ thuộc vào sự tương tác giữa hai yếu tố chính. Thứ nhất là các liên kết tài chính và thương mại với nguồn gốc của khủng hoảng. Các nền kinh tế có thị trường tài chính và thương mại
- 5 hội nhập sâu thường chịu ảnh hưởng lan tràn nhiều hơn từ các cú sốc bên ngoài. Thứ hai là điều kiện của bản thân các quốc gia. Mặc dù những liên kết cơ bản với các nền kinh tế khác quyết định ảnh hưởng của hiệu ứng lan truyền nhưng phản ứng của các thị trường tài chính khác nhau là khác nhau phụ thuộc đặc điểm riêng về tính tổn thương của từng nước và khả năng đối phó với các cú sốc bên ngoài. Chui, Hall và Taylor (2004) và Balakrishnan và các tác giả (2009) chỉ ra rằng khi các cú sốc thương mại xảy ra, ảnh hưởng lan truyền ở các thị trường tài chính có thể xảy ra trước các ảnh hưởng nền kinh tế thực do ảnh hưởng trực tiếp của thương mại thấp hơn đến tăng trưởng thường xảy ra có độ trễ nhất định. Kênh thương mại có thể xảy ra theo hai cách: làm giảm thu nhập của các nước bên ngoài và kênh thương mại hoạt động gián tiếp thông qua cạnh tranh với các thị trường xuất khẩu chung. Nghiên cứu của Cardarelli, Elekdag, and Lall (2011) và Balakrishnan và đồng sự (2011) cho rằng căng thẳng khu vực tài chính trong nước ở các nước mới nổi chịu ảnh hưởng của căng thẳng khu vực tài chính ở các nước phát triển và các nhân tố chung như tăng trưởng tổng sản phẩm toàn cầu, lãi suất và các yếu tố mang tính quốc gia như mức độ liên kết tài chính và thương mại và các tổn thương vĩ mô trong nước khác. Nghiên cứu của các tác giả cho rằng khủng hoảng tài chính ở các nước phát triển lan truyền mạnh mẽ đến các nước mới nổi và độ sâu của các liên kết tài chính giữa hai nước sẽ quyết định mức độ của việc lan truyền này. Nghiên cứu của Davig và Hakkio (2010) đã xem xét tác động của căng thẳng khu vực tài chính đến các hoạt động kinh tế thực thông qua việc làm suy giảm các hoạt động đầu tư, dựa trên hai lý thuyết kinh tế cơ bản: Lý thuyết quyền chọn thực đưa cả tính không chắc chắn vào các quyết định, như đầu tư một nhà máy sản xuất mới hôm nay hay trì hoãn việc ra quyết định để xem sự không chắc chắn diễn ra như thế nào; Lý thuyết gia tốc tài chính cho rằng sự suy yếu trong các điều kiện tài chính của công ty làm tăng chi phí vay mượn do đó làm giảm đầu tư. Giảm đầu tư khiến lợi nhuận thấp hơn và tiếp tục làm suy yếu điều kiện tài chính của công ty. Cả hai lý thuyết quyền chọn thực và lý thuyết gia tốc tài chính đều cho rằng căng thẳng khu vực tài chính cao, phản ánh chủ yếu qua tăng tính không chắc chắn, gắn liền
- 6 với suy giảm các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu của Tobin (1969) về thị trường vốn cho thấy căng thẳng khu vực tài chính ảnh hưởng đến chi phí vốn và làm suy giảm các hoạt động kinh tế. Trong giai đoạn căng thẳng khu vực tài chính, giá vốn cổ phần giảm, giá trị thị trường của công ty tương ứng với chi phí của vốn cũng giảm. Do đó, các công ty sẽ cần phát hành nhiều vốn cổ phần hơn so với trong giai đoạn giá trị thị trường của công ty cao hơn, chi phí huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới tăng lên, dẫn đến suy giảm huy động vốn trên thị trường vốn và khiến cho chi tiêu đầu tư giảm. Theo IMF (1998), căng thẳng khu vực tài chính có thể rất tốn kém cả chi phí tài chính và phi tài chính cho việc tái cơ cấu khu vực tài chính và rộng hơn là ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế do thị trường tài chính không có khả năng thực hiện các chức năng của mình. Chi phí giải quyết với khủng hoảng ngân hàng (căng thẳng khu vực ngân hàng) ở một vài nước lên đến 40% GDP (như Chi lê và Ác hen ti na vào đầu những năm 1980) khi nợ xấu vượt 30% tổng dư nợ tín dụng (như ở Malaysia năm 1988 và ngân hàng nhà nước ở Sri Lan Ka đầu những năm 1990). Nói chung, chi phí giải quyết khủng hoảng ngân hàng ở các nước mới nổi cao hơn ở các nước công nghiệp, ngoại trừ Tây Ban Nha. Chi phí này ở các nước công nghiệp thường được duy trì dưới 10% GDP, trong khi ở các nước mới nổi, đặc biệt các nước Mỹ La tinh, con số này cao hơn nhiều. Nghiên cứu về xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính Illing và Liu (2006) là những người đầu tiên nghiên cứu về xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính. Họ đã xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính cho Canada dựa trên kết quả một cuộc khảo sát với các chuyên viên về mức độ căng thẳng của 41 sự kiện khác nhau trong vòng 25 năm qua. Qua khảo sát, nghiên cứu đã lựa chọn các biến phản ánh tổn thất dự kiến (chênh lệch lợi tức trái phiếu do các tổ chức tài chính Canada và trái phiếu chính phủ phát hành, chênh lệch lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính và trái phiếu chính phủ, chênh lệch lợi tức đảo ngược (chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn ngắn với lãi suất kỳ hạn dài); các biến phản ảnh rủi ro (β của hệ thống ngân hàng Canada, mức độ biến động của đồng đô la Canada, mức độ
- 7 biến động của thị trường chứng khoán Canada) và các biến phản ảnh sự không chắc chắn (sự khác biệt trong lãi suất đi vay ngắn hạn của chính phủ Canada và Mỹ, chênh lệch giữa lãi suất thương phiếu 90 ngày và tín phiếu kho bạc). Từ các biến số đã lựa chọn, nghiên cứu đã sử dụng 3 cách thức đo lường căng thẳng khác nhau: phương pháp tiêu chuẩn, sử dụng các biến dựa trên các nghiên cứu về khu vực ngân hàng, ngoại hối, thị trường nợ và thị trường vốn, phương pháp lọc, khi có thể các biến sẽ được lọc để cung cấp những thông tin chính xác hơn về các giai đoạn căng thẳng và kỹ thuật ước lượng GARCH được sử dụng để đưa ra đo lường biến động từ các biến giá. Sau đó, nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật khác nhau để xác định trọng số cho từng biến (phân tích nhân tố, trọng số tín dụng, trọng số phương sai tương đương…), từ đó xác định một chỉ số căng thẳng tài chính tổng thể. Nghiên cứu đã cho thấy, chỉ số FSI là một phương pháp đo lường có nhiều ý nghĩa trong hệ thống tài chính. Khi chỉ số FSI tăng, phản ánh mức độ căng thẳng khu vực tài chính tăng lên. Nghiên cứu của Park và Mercado (2013) về “Các nhân tố của căng thẳng tài chính ở các nền kinh tế thị trường mới nổi” đã cho thấy việc sử dụng chỉ số cẳng thẳng tài chính rất hữu ích cho các cơ quan quản lý tiền tệ và các đơn vị giám sát và quy định về tài chính. Thứ nhất là vì FSI kết hợp các biến số của thị trường tài chính thành một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh căng thẳng của thị trường tài chính, do đó loại bỏ được sự phụ thuộc vào một hoặc một vài chỉ tiêu đo lường căng thẳng tài chính. Thứ hai là FSI cho phép đo lường được sự căng thẳng tài chính thể hiện được mức độ nghiêm trọng của căng thẳng tài chính trên cơ sở liên tục, tức là đỉnh điểm của chỉ số căng thẳng tài chính cũng thường tương ứng với những giai đoạn căng thẳng tài chính, do đó nó cho phép phát hiện một cách nhanh chóng và đáng tin cậy về các giai đoạn căng thẳng/khủng hoảng. Thứ ba là FSI cho chúng ta một phương thức đo lường sự ổn định tài chính tương đối đơn giản hơn so với các phương pháp đo lường rủi ro tài chính hệ thống. Nó được xem là rất hữu hiệu trong việc cảnh bảo những điều kiện rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra những nhược điểm của FSI, đặc biệt những nhược điểm liên quan đến việc xây dựng chỉ số như lựa chọn biến số, lựa chọn tần suất hay cách xây dựng các biến. Nghiên cứu của
- 8 Park và Mercado (2013) với các quan sát kéo dài từ năm 1992 đến năm 2012 bao gồm cả những giai đoạn có nhiều biến động trong nền kinh tế các nước mới nổi. Nghiên cứu đã áp dụng hai phương pháp để xác định chỉ số căng thẳng tài chính trong nước – phương pháp trọng số phương sai bằng nhau và phương pháp phân tích thành phần chính. Nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh ảnh hưởng của các cú sốc tài chính bên ngoài đến FSI trong nước. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng đã cho thấy những nhân tố khu vực đã làm tăng đáng kể tình trạng căng thẳng tài chính trong nước ở các nước Châu Á và Châu Âu mới nổi. Nghiên cứu của Cardarelli, Elekdag, Lall (2009) về “Căng thẳng tài chính và các hoạt động kinh tế” đã xây dựng chỉ số căng thẳng tài chính và đánh giá tác động của căng thẳng tài chính – đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng đến nền kinh tế thực. Chỉ số căng thẳng tài chính được tổng hợp từ các chỉ số phản ảnh sự căng thẳng của khu vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối. Nghiên cứu đã xem xét vấn đề căng thẳng tài chính ở 17 quốc gia và đã chỉ ra rằng căng thẳng tài chính do căng thẳng khu vực ngân hàng gây ra sẽ dẫn đến sự suy giảm sâu và kéo dài hơn là những ảnh hưởng do căng thẳng thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối gây ra. Hệ thống tài chính có độ sâu càng lớn, hoạt động kinh tế càng bị ảnh hưởng nhiều do căng thẳng tài chính vì tác động của đòn bẩy của hệ thống ngân hàng. Các nghiên cứu ở các nước như Đức, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng đều khẳng định ý nghĩa của việc xây dựng chỉ số căng thẳng khu vực tài chính, dựa trên các biến số phản ảnh những biến động của khu vực ngân hàng, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán. Đây sẽ là cơ sở để hình thành nên hệ thống cảnh báo sớm cho sự căng thẳng và khủng hoảng của khu vực tài chính. 2.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về căng thẳng khu vực tài chính. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hữu Phước với đề tài “Mô hình đánh giá mức độ căng thẳng tài chính hệ thống ngân hàng Việt Nam (stress test), Áp dụng phương pháp VAR”, tuy nhiên luận văn này tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác. Luận văn nghiên cứu về sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đi sâu phân tích về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn