Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang
lượt xem 9
download
Luận án hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa, đưa ra được khung lý thuyết, làm rõ nội dung cơ bản của phạm trù phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ DIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ DIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG HÀNG HÓA Ở TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2020 Tác giả luận án Trần Thị Diên i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của của các cơ quan, tổ chức, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trƣờng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí chuyên gia, cán bộ ở các sở, ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang, các hộ gia đình trồng cam, những ngƣời đã tham gia trả lời phỏng vấn và viết phiếu khảo sát để giúp tôi thu thập đƣợc những thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trƣờng Đại học Tân Trào, gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình làm nghiên cứu sinh của tôi. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận án, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những ngƣời quan tâm tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2020 Nghiên cứu sinh Trần Thị Diên ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục biểu đồ ix Danh mục sơ đồ ix Danh mục hình ix Danh mục hộp x Trích yếu luận án xi Thesis abstract xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA 7 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 7 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa 7 2.1.2. Bản chất, vai trò và yêu cầu của giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 12 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 17 2.1.4. Các tác nhân tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 20 2.1.5. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 21 2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 26 2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 32 2.2.1. Tình hình sản xuất cam hàng hóa trên thế giới 32 iii
- 2.2.2. Kinh nghiệm trong phát triển sản xuất cam hàng hóa ở Việt Nam 35 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 41 2.2.4. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu 43 PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 3.1. ĐẶc điểm địa bàn nghiên cứu 48 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 48 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang 51 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 56 3.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích 56 3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 58 3.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin 59 3.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 63 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 66 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 69 4.1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 69 4.1.1. Diện tích sản xuất cam hàng hóa của tỉnh 69 4.1.2. Năng suất và sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh 71 4.1.3. Tình hình tiêu thụ cam hàng hóa của tỉnh 72 4.2. Đánh giá thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 74 4.2.1. Chủ trƣơng, chính sách phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 74 4.2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 76 4.2.3. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 79 4.2.4. Cung ứng vật tƣ cho phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 81 4.2.5. Ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 84 4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 90 4.2.7. Phát triển thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 92 4.2.8. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 99 4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 104 4.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về nguồn lực phục vụ sản xuất 104 iv
- 4.3.2. Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa 109 4.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và liên kết 114 4.3.4. Nhóm yếu tố thuộc về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm 119 4.3.5. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu bán cam hàng hóa của hộ điều tra 124 4.4. Định hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 126 4.4.1. Cơ sở đề ra giải pháp 126 4.4.2. Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 131 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 5.1. Kết luận 147 5.2. Kiến nghị 149 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151 Tài liệu tham khảo 152 Phụ lục 160 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CSKD Cơ sở kinh doanh CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Nông Lƣơng thế giới GO Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã HQKT Hiệu quả kinh tế IC Chi phí trung gian IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KT-XH Kinh tế - Xã hội KTCB Kiến thiết cơ bản KHKT Khoa học kỹ thuật MI Thu nhập hỗn hợp NN& PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản QTKT Quy trình kỹ thuật SL Số lƣợng STT Số thứ tự SXNN Sản xuất nông nghiệp SWOT Công cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức TC Tổng chi phí TNHH Thu nhập hỗn hợp Tr.đ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng VC Chi phí biến đổi VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Các nƣớc sản xuất cam hàng hóa lớn nhất thế giới 33 2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam ở Việt Nam năm 2017 36 3.1. Diện tích đất tự nhiên phân theo mục đích sử dụng của tỉnh Tuyên Quang năm 2017 51 3.2. Tình hình dân số của tỉnh Tuyên Quang 52 3.3. Tổng hợp mẫu phiếu thu thập thông tin 63 3.4. Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 65 4.1. Diện cam toàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2017 69 4.2. Hiện trạng đất trồng cam trên vùng quy hoạch sản xuất cam 70 4.3. Giá bán, sản lƣợng hàng hóa và doanh thu tiêu thụ cam theo mùa vụ tại vùng nghiên cứu năm 2017 73 4.4. Các hoạt động áp dụng chính sách cho vay và hỗ trợ kinh phí nhằm phát triển vùng sản xuất cam ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 - 2020 75 4.5. Kết quả thực hiện chính sách quy hoạch phát triển sản xuất cam giai đoạn 2010 – 2017 77 4.6. Tình hình sử dụng giống cam của các nhóm hộ (% hộ) 85 4.7. Ý kiến đánh giá của hộ về giống cam tại vùng nghiên cứu (%) 85 4.8. Thiết bị, dụng cụ đầu tƣ cho sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ điều tra 87 4.9. Kết quả thực hiện công tác khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật giai đoạn 2015 - 2017 91 4.10. Thị trƣờng tiêu thụ cam theo thời vụ thu hoạch 2017 -2018 98 4.11. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của toàn tỉnh 99 4.12. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ điều tra 100 4.13. Hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa hộ giai đoạn 2015 - 2017 102 4.14. Hiệu quả sản xuất cam hàng hóa qua các kênh tiêu thụ 103 4.15. Mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa 105 vii
- 4.16. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 106 4.17. Ảnh hƣởng của quy mô sản xuất đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa 107 4.18. Ảnh hƣởng của vay vốn đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa 108 4.19. Tỉ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cam hàng hóa (%) 110 4.20. Ảnh hƣởng của mô hình sản xuất đến hiệu quả sản xuất cam hàng hóa của hộ 112 4.21. Tình hình áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất cam hàng hóa 114 4.22. Ảnh hƣởng của tổ chức vùng sản xuất đến hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa 115 4.23. Các mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam hàng hóa 118 4.24. Ảnh hƣởng của thời điểm tiêu thụ đến hiệu quả sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ trồng cam 120 4.25. Ảnh hƣởng của phƣơng thức tiêu thụ đến hiệu quả sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa của hộ 121 4.26. Khối lƣợng, mục đích và hình thức sử dụng sản phẩm của ngƣời tiêu dùng cam 122 4.27. Tỉ lệ ý kiến đánh giá của ngƣời tiêu dùng về kênh phân phối, mức độ hài lòng khi mua cam sành Hàm Yên 123 4.28. Giải thích các biến trong mô hình 125 4.29. Phân tích SWOT phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 127 4.30. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020 - 2025 128 viii
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 4.1. Cơ cấu diện tích cam phân theo huyện năm 2017 70 4.2. Năng suất cam phân theo vùng nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2017 71 4.3. Sản lƣợng cam hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2005 - 2017 72 4.4. Giá bán cam của các hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2017 72 4.5. Giá trị sản phẩm cam hàng hóa của tỉnh giai đoạn 2010 - 2017 74 4.6. Đánh giá về hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cam 80 4.7. Thị trƣờng tiêu thụ cam qua các năm 97 4.8. Ý kiến ngƣời tiêu dùng về lý do chọn mua cam sành Hàm Yên 121 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1. Tổ chức chuỗi cung ứng cam tại các nƣớc công nghiệp phát triển 31 2.2. Chuỗi giá trị cam ở các nƣớc công nghiệp phát triển 31 3.1. Khung phân tích giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang 58 4.1. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cam của tỉnh Tuyên Quang 143 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Tuyên Quang 48 4.1. Biểu trƣng và slogan của thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên 93 ix
- DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Các chính sách cần đƣợc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 76 4.2. Khó khăn trong quản lý quy hoạch 78 4.3. Chính quyền địa phƣơng mời gọi đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất cam 81 4.4. Hiện trạng sản xuất và sử dụng giống cam 84 4.5. Khó khăn trong thu hoạch cam 89 4.6. Chƣa quan tâm đến công nghệ và kỹ thuật bảo quản, chế biến 89 4.7. Phát triển thƣơng hiệu dựa trên niềm tin của ngƣời tiêu dùng 93 4.8. Để giữ vững thƣơng hiệu Cam sành Hàm Yên …. 94 4.9. Chúng tôi đã quan tâm đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 110 4.10. Sản xuất cam theo mô hình VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao 111 4.11. Không chỉ dừng lại ở tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ tham gia sản xuất giống, bảo quản và hƣớng đến xuất khẩu cam 118 4.12. Tham gia liên kết sẽ hứa hẹn đầu ra đƣợc đảm bảo, giá bán tốt hơn, giúp chúng tôi yên tâm sản xuất 119 x
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Trần Thị Diên Tên luận án: Giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp tiếp cận bao gồm: Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận thể chế; Tiếp cận theo quy mô sản xuất; Tiếp cận theo quan điểm phát triển; Tiếp cận theo chuỗi giá trị sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ khảo sát bằng bảng hỏi, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh. Nghiên cứu tiến hành điều tra tổng số 330 phiếu khảo sát, bao gồm: 150 hộ sản xuất cam; 30 cơ sở cung cấp vật tƣ cho sản xuất cam; 45 cơ sở thu mua, tiêu thụ cam; 15 cán bộ địa phƣơng và nhà khoa học; 90 ngƣời tiêu dùng cam. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng bao gồm: Phƣơng pháp thống kê; Phƣơng pháp hạch toán kinh tế; Phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến; Phƣơng pháp phân tích SWOT. Các số liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, phân tích mô hình kinh tế lƣợng hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả chính và kết luận Luận án hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, đƣa ra đƣợc khung lý thuyết, làm rõ nội dung cơ bản của phạm trù phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa làm cơ sở nghiên cứu thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang tăng trƣởng nhanh chóng cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng, giá trị sản xuất hàng hóa qua các năm. Đã có những chính sách quy hoạch và hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh, nhƣng quá trình phát triển vùng sản xuất cam hàng hóa còn gặp xi
- nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: Các chính sách chƣa đồng bộ và hiệu quả; Công tác quy hoạch chƣa chặt chẽ và ổn định, tình trạng diện tích cam ngoài vùng quy hoạch không ngừng gia tăng; Cơ sở hạ tầng và cung ứng vật tƣ chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất; Chất lƣợng cây cam giống còn kém; Trang thiết bị, dụng cụ dùng cho sản xuất còn thô sơ; Việc chăm sóc cây cam, phòng trừ sâu bệnh hại chƣa đúng quy trình và chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Chƣa có nhà máy bảo quản và chế biến cam; Chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa còn thấp; Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam còn đơn giản và chƣa phát triển; Cam đã có thƣơng hiệu nhƣng thị trƣờng tiêu thụ còn khó khăn; Sản xuất cam đạt hiệu quả kinh tế cao và gia tăng với tốc độ nhanh nhƣng còn nhiều rủi ro, bất ổn. Nghiên cứu đã xác định và phân tích ảnh hƣởng của các nhóm yếu tố: Nhóm yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất nhƣ điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của hộ trồng cam, trình độ, kinh nghiệm của chủ hộ, quy mô sản xuất, nguồn vốn đầu tƣ; Nhóm yếu tố thuộc quy trình, kỹ thuật sản xuất cam hàng hóa nhƣ kỹ thuật chăm sóc vƣờn cam, mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, phòng trừ sâu bệnh hại; Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và liên kết nhƣ quy hoạch vùng sản xuất cam hàng hóa, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Nhóm yếu tố thuộc về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nhƣ thời điểm tiêu thụ cam, phƣơng thức tiêu thụ và cầu của ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, mô hình kinh tế lƣợng cũng chỉ ra một số yếu tố có ảnh hƣởng tích cực, nếu gia tăng các yếu tố này sẽ làm tăng doanh thu bán cam hàng hóa của hộ trồng cam nhƣ: kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, số lần tập huấn, chính sách quy hoạch, vốn vay, mô hình sản xuất cam VietGAP, chi phí sản xuất và phƣơng thức tiêu thụ sản phẩm. Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: (i) Hoàn thiện một số cơ chế chính sách và quy hoạch; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống cung ứng vật tƣ cho vùng sản xuất; (iii) Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; (iv) Tăng cƣờng liên kết, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm; (v) Phát triển nguồn nhân lực tham gia sản xuất và tiêu thụ cam; (vi) Đẩy mạnh đầu tƣ cho thu hoạch, bảo quản, chế biến cam; (vii) Giữ vững thƣơng hiệu “ Cam sành Hàm Yên” và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; (viii) Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam hàng hóa của hộ. xii
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Tran Thi Dien Thesis title: The solutions for development of orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province. Major: Agricultural Economics Code: 9.62.01.15 Educational organization:Vietnam National University of Agriculture Research objectives To evaluate the current situation of orange production, analyze the factors affecting to this production situation and to propose some major solutions for development of orange production ascommodity orientation in Tuyen Quang province. Materials and Methods Approach method: (i) Participatory approach; (ii) Institutional approach; (iii) Scale-based approach; (iv) Development based approach; (v) Value chain based approach. Primary data was collected through household survey, group discussions, in- depth interviews with the stakeholders regarding the production and consumption of orange at the provincal, district, and commune level. They are planters (150); Input providers (30); Collectors (45); Local officials, scientists (15); Final consumers (90). Method of data analysis: Collected data was processed by using Microsoft Excel and SPSS 22.0 software. Data analysis: (i) Statistical methods; (ii) Economic accounting method; (iii) Multivariate regression analysis; and (iv) SWOT analysis. Main findings and conclusions The thesis has systematized and improved theoretical issues of development of orange production as commodity orientation. The study has proposed a theoretical framework and clarified the basic content of development of orange production as commodity orientation as well. These contributions are basis theories for promoting orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province. The development of orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province has grown rapidly in terms of area, productivity, output and gross output over the years. Even though there have been policies of government regarding planning and support for the production and marketing, the development of orange xiii
- cultivation area has faced many difficulties and challenges: (i) The implemented policies have not been synchronous and ineffective; (ii) Planning task is not close and unstable; (iii) The area of orange farming outside the planned area is constantly increasing; (iv) Infrastructure and input supply have not met production requirements; (v) The quality of orange seedlings is still poor; (vi) Equipments used for production are still rudimentary; (vii) The pest control is not in accordance with technical process and does not meet the requirements of sustainable development; (viii)There is no activity to preserve and process oranges; (ix)The quality of labors involved in orange production is still low; (x) The linkages in production and marketing of oranges are simple and undeveloped; (xi) Although the orange fruits have a good brand, it is difficult to sell products; (xii) There are many risks and uncertainties in orange production . There is a range of factors affecting the development of orange production in Tuyen Quang province, including: (i) Natural condition; (ii) Demographic characteristics of household head (education, experience, age); (iii) Production scale; (iv) Financial captital; (v) Technical factors (VietGAP, pest control, harvesting time); (vi) Linkage in production and consumption; (vii) Market and consumption. In addition, econometric models also show some positive influences such as production experience of grower, training times, planning policies, loans, VietGAP models, cost, output price, and product consumption forms. If these factors increase, the total value of orange producers will increase. Based on the research findings, the thesis proposed solutions for development of orange production as commodity orientation in Tuyen Quang province as follows: (i) Completing a number of policy mechanisms and planning; (ii) Developing infrastructure and input supply system for orange production; (iii) Promoting applying technical advances in production and consumption; (iv) Strengthening linkages among stakeholders in the product value chain; (v) Developing human resources involved in the oranges production and marketing; (vi) Improving investment for orange harvesting, preserving, and processing; (vii) Maintaining the brand of “Ham Yen Orange” and expanding the consumption market; (viii) Improving the economic efficiency of orange growers. xiv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đối với mỗi quốc gia, sản xuất hàng hoá luôn giữ vị trí quan trọng, vì vậy giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa luôn là mối quan tâm của mọi quốc gia, lãnh thổ, ngành sản xuất. Trong khi lý luận về phát triển sản xuất đƣợc đề cập khá rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế nhƣ FAO (1990), Gunnar (1989), Dudley (1997), Patrick et al., (2011), Tomislav (2018), lý luận về giải pháp phát triển sản xuất một ngành nông nghiệp cụ thể theo hƣớng hàng hóa còn thiếu vắng. Các nghiên cứu về phát triển sản xuất thƣờng đƣợc tiếp cận theo hƣớng gia tăng về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, rất ít nghiên cứu lý luận tiếp cận giải pháp phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa cho một nông sản cụ thể. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp có xuất phát điểm thấp với 64,9 % dân số sống ở nông thôn và 43,3 % lao động nông nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2017), nhƣng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cho phép nƣớc ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có những định hƣớng và giải pháp phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa nhằm tạo ra nhiều nông sản có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Văn kiện Đại hội XII của Đảng ta đã chỉ ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng khu vực và quốc tế (Văn phòng TW Đảng, 2016). Sản xuất nông sản hàng hóa nhằm mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, hƣớng đến xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ cho phát triển nền kinh tế đất nƣớc (Chính phủ, 2012). Tuy nhiên, sản xuất nông sản hàng hóa ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn: sản xuất mang tính tự phát, quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, chƣa có sự kết hợp hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ. Sản lƣợng nông sản hàng hóa không nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất và chế biến, trình độ tổ chức quản lý, kinh nghiệm thƣờng trƣờng còn nhiều hạn chế (Văn phòng TW Đảng, 2016). Vì vậy, 1
- đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Chỉ có phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả, đạt năng suất cao, chất lƣợng tốt, chủng loại hàng hóa phong phú, khai thác đƣợc lợi thế cạnh tranh của vùng miền thì mới cải thiện đƣợc đời sống của dân cƣ nông thôn. Cây cam thuộc họ cam Rutaseae, họ phụ cam Aurantiodeae, chi Citrus, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á (Đƣờng Hồng Dật, 2003). Cam là một trong những loại trái cây có giá trị dinh dƣỡng cao, rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài công dụng phổ biến là một loại thực phẩm, nƣớc giải khát, cam còn đƣợc dùng là nguyên liệu chế biến trong ngành dƣợc phẩm, hóa mỹ phẩm (Walter, 1989). Đối với nƣớc ta, cam là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, là loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng nhƣ phát triển kinh tế và văn hóa con ngƣời (Vũ Mạnh Hải, 2000). Việc phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa sẽ đƣa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm quả tƣơi có chất lƣợng đối với ngƣời tiêu dùng. Việc chuyển đổi diện tích một số cây trồng khác có năng suất, chất lƣợng thấp sang trồng cam sẽ tạo những vùng chuyên môn hóa sản xuất cam hàng hóa, tạo điều kiện để thực hiện đồng bộ các giải pháp về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ, có nhƣ vậy mới gia tăng đƣợc giá trị của quả cam, mang lại thu nhập cao và ổn định cho ngƣời nông dân vùng trồng cam, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có nền kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm ƣu thế. Tỉnh có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi và thích hợp cho việc phát triển sản xuất một số nông sản theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là cây cam. Cam là loại cây ăn quả đƣợc trồng từ nhiều đời nay và là một trong những loại cây trồng thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cao cho ngƣời dân, giúp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (Hoàng Thanh Vân, 2015). Đến năm 2017, diện tích cam của toàn tỉnh đạt 8.331 ha trong đó diện tích cam sành chiếm 96%, với hơn 4 nghìn hộ trồng cam. Diện tích cam cho thu hoạch là 4.926 ha, năng suất bình quân đạt 13,7 tấn/ha, sản lƣợng đạt 67.486 tấn, trị giá đạt trên 630 tỷ đồng, diện tích cam trồng mới chƣa cho thu hoạch là 3.400 ha (Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2018). Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện một số giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa nhƣ: Chính sách và quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam 2
- tập trung; Hỗ trợ sản xuất hàng hóa; Xây dựng Đề án phát triển vùng sản xuất cam tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014-2020; Triển khai thực hiện một số dự án nhƣ: Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng trồng cam sành Hàm Yên; Phát triển chuỗi giá trị cam Hàm Yên; Xây dựng chợ đầu mối cam sành tại huyện Hàm Yên; Quy hoạch sử dụng đất trồng cam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. Tuy nhiên, các giải pháp đã triển khai chƣa đầy đủ và đồng bộ, cần thiết phải bổ sung, hoàn thiện. Các hoạt động hỗ trợ của Đề án phát triển vùng sản xuất cam tập trung của tỉnh chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất, chƣa chú ý đến việc đầu tƣ cho chế biến và xuất khẩu cam; Công tác quy hoạch chƣa ổn định, chƣa bền vững và có sự thay đổi liên tục theo sự phát triển “nóng“ và tự phát của ngƣời dân địa phƣơng; Việc quản lý quy hoạch chƣa chặt chẽ dẫn đến tính trạng ngƣời dân ồ ạt mở rộng diện tích trồng cam ngoài vùng quy hoạch, gây nguy cơ bất ổn về sản lƣợng, giá bán và chất lƣợng cam. Quá trình phát triển sản xuất cam của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế về giống, kỹ thuật sản xuất, chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng hàng hóa, cơ sở vật chất, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, chế biến, thƣơng hiệu sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2015). Hoạt động sản xuất cam của nông hộ chủ yếu mang tính tự phát và thủ công, chƣa sản xuất theo hƣớng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Việc quản lý về tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đƣợc chặt chẽ. Sản phẩm thu hoạch chủ yếu bán trôi nổi trên thị trƣờng trong nƣớc, giá bán thấp. Sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa hộ trồng cam và doanh nghiệp chƣa đƣợc xúc tiến nên sản phẩm chƣa thể xuất khẩu. Tình trạng “đƣợc mùa, mất giá” vẫn diễn ra thƣờng xuyên. Quả cam sau khi thu hái phải bán ngay, tỉ lệ sản phẩm bị thối, hỏng lớn. Việc tiêu thụ sản phẩm mang tính thời vụ cao (UBND tỉnh Tuyên Quang, 2018). Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, một số câu hỏi nghiên cứu trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh đang đƣợc đặt ra: Thực trạng giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay ra sao? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang? Đâu là giải pháp để phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới? Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan chƣa thấy có nghiên cứu nào giải quyết đầy đủ các vấn đề trên, rất cần các nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. 3
- 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài luận án là đánh giá thực trạng giải pháp và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa. (2) Đánh giá thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa trên địa bàn tỉnhTuyên Quang. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. (4) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Đối tƣợng khảo sát là các tác nhân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam của tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: Nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất; Hộ trồng cam; Trung gian thu mua, bảo quản và tiêu thụ cam; Cơ quan quản lý nhà nƣớc; Các chuyên gia, nhà khoa học; Ngƣời tiêu dùng cam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chủ trƣơng, chính sách; Quy hoạch và quản lý quy hoạch; Cơ sở hạ tầng; khoa học, công nghệ, kỹ thuật; Nguồn nhân lực; Thƣơng hiệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản xuất cam theo hƣớng hàng hóa ở tỉnh Tuyên Quang. * Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa và Yên Sơn với tiêu chí là các huyện có diện tích trồng cam lớn nhất của tỉnh Tuyên Quang. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 833 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
0 p | 390 | 102
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 300 | 44
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 291 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (thời kỳ 1961-2003) - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
0 p | 250 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia
0 p | 251 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 226 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn