Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An
lượt xem 5
download
Đề tài đánh giá thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong sản xuất cam và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ HOÀNG NGỌC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2019
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ HOÀNG NGỌC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA 2. TS. NGUYỄN QUỐC OÁNH HÀ NỘI, 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019 Tác giả luận án Lê Hoàng Ngọc i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga và TS. Nguyễn Quốc Oánh, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019 Nghiên cứu sinh Lê Hoàng Ngọc ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị ................................................................................................................ x Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... xi Danh mục hộp .................................................................................................................. xi Danh mục hình ................................................................................................................. xi Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii Thesis abtract ................................................................................................................. xiv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.5. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 4 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sản xuất cam .................. 5 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 5 2.1.2. Phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp ............................................................ 9 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất cam .................................................... 14 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển bền vững sản xuất cam..................................... 15 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững sản xuất cam .............................. 21 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 27 2.2.1. Thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam trên thế giới ................................ 27 iii
- 2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam tại một số địa phương tại Việt Nam ............................................................................................................. 29 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An .............................................................................................................. 33 2.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................................... 34 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 42 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44 3.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 44 3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 45 3.2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Nghệ An ...................................................................... 45 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 50 3.3. Khung phân tích .................................................................................................. 51 3.4. Thu thập, xử lý, phân tích Dữ liệu ...................................................................... 52 3.4.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 52 3.4.2. Xử lý và phân tích dữ liệu................................................................................... 54 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 58 3.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững về khía cạnh kinh tế ...................... 58 3.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững về khía cạnh xã hội........................ 59 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững về khía cạnh môi trường ............... 60 3.5.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững sản xuất cam .............................................................................................................. 60 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 62 4.1. Thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh nghệ an ............ 62 4.1.1. Tăng trưởng về quy mô sản xuất cam ................................................................. 62 4.1.2. Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết ........................................... 64 4.1.3. Cải thiện năng suất, chất lượng cam ................................................................... 69 4.1.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................... 77 4.1.5. Đảm bảo tính khả thi về kinh tế .......................................................................... 80 4.2. Đánh giá tính bền vững trong phát triển sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An ........... 87 4.2.1. Đánh giá tính bền vững trong sản xuất cam về khía cạnh kinh tế ...................... 87 iv
- 4.2.2. Đánh giá tính bền vững trong sản xuất cam về khía cạnh xã hội ....................... 99 4.2.3. Đánh giá tính bền vững trong sản xuất cam về khía cạnh môi trường ............. 104 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh nghệ an ....................................................................................................... 108 4.3.1. Quy hoạch sản xuất và chính sách phát triển sản xuất cam .............................. 108 4.3.2. Cạnh tranh trên thị trường quả .......................................................................... 113 4.3.3. Điều kiện tự nhiên, khí hậu ............................................................................... 115 4.3.4. Nguồn lực sản xuất nội tại của nông dân .......................................................... 117 4.3.5. Hạ tầng, các dịch vụ và hoạt động hỗ trợ của khu vực công ............................ 121 4.3.6. Dịch hại trong sản xuất ..................................................................................... 127 4.3.7. Sự phát triển và áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất, chế biến ............................................................................................................. 129 4.4. Định hướng và giải pháp phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh nghệ an ....................................................................................................... 130 4.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................. 130 4.4.2. Các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................................................ 134 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 149 Danh mục các công trình khoa học công bố liên quan đến đề tài luận án ................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 163 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật ĐVT Đơn vị tính HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KD Kinh doanh KHCN Khoa học công nghệ LĐ Lao động MTV Một thành viên NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTNT Phát triển nông thôn QML Quy mô lớn QMN Quy mô nhỏ QMV Quy mô vừa STT Số thứ tự SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr.đồng Triệu đồng TT Thứ tự UBND Ủy ban nhân dân vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Số lượng các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cả nước giai đoạn 2011 - 2016 ....................................................................................... 18 2.2. Diện tích trồng cam của 10 nước lớn nhất và của Việt Nam năm 2016 ............... 28 2.3. Diện tích cam lớn nhất của 10 nước khu vực Châu Á năm 2016 ..................... 28 3.1. Diện tích đất đai theo cấp độ dốc của tỉnh Nghệ An 2015 ............................... 47 3.2. Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2013 đến 2017................................ 48 3.3. Tình hình dân số và lao động của tỉnh Nghệ An 2013 - 2017 .......................... 49 3.4. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh Nghệ An từ năm 2013 - 2017 ................ 49 3.5. Diện tích sản xuất cam tại các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, năm 2015 .......... 50 3.6. Các xã điều tra .................................................................................................. 51 3.7. Phân phối mẫu theo các vùng sinh thái ............................................................ 52 3.8. Thu thập dữ liệu sơ cấp..................................................................................... 54 4.1. Diện tích, sản lượng cam tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013-2017 ........................ 62 4.2. Diện tích và cơ cấu diện tích cam theo vùng giai đoạn 2013-2017 .................. 63 4.3. Diện tích và cơ cấu diện tích cam của 10 huyện sản xuất lớn nhất tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013-2017......................................................................... 64 4.4. Số lượng các đơn vị sản xuất cam qua 5 năm theo vùng.................................. 65 4.5. Diện tích đất trồng cam của các hộ và trang trại tại Nghệ an, theo vùng sinh thái............................................................................................................. 65 4.6. Xu hướng thay đổi diện tích trồng cam của hộ trong giai đoạn 2012-2017 ..... 66 4.7. Tham gia các nhóm trong sản xuất của các hộ điều tra .................................... 68 4.8. Hợp đồng mua bán của các hộ sản xuất ........................................................... 68 4.9. Biến động cơ cấu diện tích theo giống cam tại tỉnh Nghệ An .......................... 71 4.10. Năng suất cam tỉnh Nghệ An, theo vùng, giai đoạn 2013-2017 ....................... 74 4.11. Tỷ lệ khối lượng tiêu thụ cho các tác nhân theo vùng sinh thái ....................... 79 4.12. Thông tin cơ bản về hộ sản xuất cam ............................................................... 80 4.13. Diện tích đất trồng cam của các hộ và trang trại điều tra, theo vùng sinh thái ...... 81 4.14. Đầu tư vật chất cho thời kỳ kiến thiết cơ bản, theo vùng sinh thái .................. 81 vii
- 4.15. Đầu tư vật chất cho sản xuất cam thời kỳ kinh doanh, theo vùng sinh thái, niên vụ 2017 ..................................................................................................... 82 4.16. Số công lao động sản xuất cho 1 ha cam, phân theo vùng sinh thái................. 83 4.17. Chi phí trung gian sản xuất cam theo vùng sinh thái niên vụ 2017 .................. 84 4.18. Năng suất cam của nông hộ phân theo quy mô, vùng sinh thái, và giống .............. 84 4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất cam của hộ niên vụ 2017 phân theo vùng sinh thái............................................................................................................. 85 4.20. Thu nhập từ sản xuất cam của hộ sản xuất cam cho 1 năm phân theo vùng sinh thái............................................................................................................. 86 4.21. Phân tích chi phí lợi ích cho sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An............................ 87 4.22. Đóng góp của sản xuất cam vào kinh tế của tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013-2017 ......................................................................................................... 88 4.23. Tăng trưởng hàng năm trong năng suất cam tại các vùng của tỉnh Nghệ An, 2013-2017 ........................................................................................ 89 4.24. Biến động năng suất cam trong các hộ điều tra niên vụ 2017, phân theo vùng sinh thái.................................................................................................... 91 4.25. Biến động năng suất cam trong các hộ điều tra niên vụ 2017, phân theo quy mô sản xuất ................................................................................................ 91 4.26. Biến động giá trị gia tăng tạo ra trong sản xuất cam của các hộ sản xuất, niên vụ 2017, theo vùng sinh thái (tính cho 1 ha) ............................................ 92 4.27. Biến động thu nhập trong sản xuất cam của các hộ sản xuất, niên vụ 2017, theo vùng sinh thái (tính cho 1ha) .................................................................... 93 4.28. Số hộ và mức độ bị thua lỗ trong vụ cam 2016-2017 ....................................... 93 4.29. Biến động thu nhập từ sản xuất cam của các hộ nông dân trong vòng 5 năm (2012-2017) .............................................................................................. 94 4.30. Kết quả ước lượng hợp lý tối đa hàm sản xuất cực biên trong sản xuất cam của các hộ nông dân tỉnh Nghệ An ........................................................... 96 4.31. Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cam của các hộ trong niên vụ 2017, phân theo vùng sinh thái ............................................................................................ 97 4.32. Mức độ tự chủ trong nguồn lực sản xuất cam của hộ, niên vụ 2017, theo vùng sản xuất .................................................................................................... 98 viii
- 4.33. Mức độ tự chủ trong nguồn lực sản xuất cam của hộ, niên vụ 2017, theo quy mô sản xuất ................................................................................................ 98 4.34. Số lao động và ngày công lao động tạo ra trong sản xuất cam qua các năm, giai đoạn 2010-2017 ................................................................................ 99 4.35. Tỷ lệ hộ nghèo của các huyện điều tra ........................................................... 100 4.36. Đóng góp của cam trong tổng thu nhập của hộ theo vùng sinh thái ................... 100 4.37. Sử dụng thu nhập từ cam của hộ theo vùng sinh thái ..................................... 103 4.38. Tình hình tập huấn sản xuất cam của tỉnh Nghệ An ....................................... 103 4.39. Tham gia và đánh giá nội dung tập huấn của các hộ điều tra ......................... 104 4.40. Diễn biến một số tính chất đất đỏ Bazan tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An .......................................................................................................... 105 4.41. Cảm nhận của người sản xuất về chất lượng đất, không khí, nước tại vùng sản xuất cam ................................................................................................... 106 4.42. Diện tích đất trồng cam và số mảnh đất của các hộ điều tra .......................... 109 4.43. Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành nông lâm nghiệp và thủy sản toàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2010 - 2017 .............................................................................. 110 4.44. Các chính sách được hưởng của hộ điều tra ................................................... 112 4.45. Diện tích, năng suất, sản lượng cam 10 tỉnh ở Việt Nam năm 2017 .............. 113 4.46. Nhập khẩu cam chính ngạch vào thị trường Việt Nam (2016-2018) (tấn) ..... 114 4.47. Khó khăn trong tiêu thụ của hộ điều tra ......................................................... 115 4.48. Khó khăn về khí hậu, thời tiết ........................................................................ 116 4.49. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam .................................... 118 4.50. Nhận thức của hộ về sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đối với sản xuất và môi trường ................................................................................... 119 4.51. Mức bón phân cho cam thực tế so với định mức chuẩn VietGAP ................ 119 4.52. Hiểu biết của hộ về thị trường cam................................................................. 120 4.53. Khó khăn về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..................................... 122 4.54. Phân tích SWOT ............................................................................................. 133 ix
- DANH MỤC ĐỒ THỊ TT Tên đồ thị Trang 4.1. Biến động diện tích sản xuất cam theo giống cam tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013-2017 ........................................................................................................... 71 4.2. Sự hài lòng người tiêu dùng về đặc tính ngoài của cam Vinh ............................ 75 4.3. Sự hài lòng về đặc tính bên trong cam Vinh ....................................................... 76 4.4. Biến động giá cam trong vụ năm 2016-2017 của các hộ điều tra ....................... 90 4.5. Biến động tỷ số giá đầu ra đối với đầu vào trong sản xuất cam tại Nghệ An, giai đoạn 2013-2018............................................................................................ 92 4.6. Hoạt động kinh tế quan trọng của hộ ................................................................ 101 4.7. Tỷ lệ các hộ đánh giá nghề trồng cam đối với hộ về lao động ......................... 101 4.8. Tỷ lệ các hộ đánh giá nghề trồng cam đối với hộ ............................................. 102 4.9. Khó khăn về đất đai của các hộ sản xuất cam (% số hộ) .................................. 107 4.10. Nguồn nước tưới cam của hộ ............................................................................ 122 4.11. Sự sẵn có nước tưới cam của hộ ....................................................................... 122 x
- DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích phát triển bền vững sản xuất cam ................................................. 51 4.1. Các kênh tiêu thụ cam tại tỉnh Nghệ An .................................................................. 78 DANH MỤC HỘP TT Tên hộp Trang 4.1. Trồng cam chín muộn thu lời cao hơn .................................................................. 72 4.2. Phải nghiên cứu chế độ dinh dưỡng cho từng loại đất trồng cam ....................... 109 4.3. Chất lượng giống cam đang giảm xuống ............................................................ 124 4.4. Cần quản lý tốt hơn thương hiệu cam Vinh ........................................................ 126 4.5. Ý kiến của chủ doanh nghiệp về thương hiệu cam Vinh..................................... 127 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Tăng trưởng và sự dịch chuyển hàm giới hạn khả năng sản xuất ........................... 6 2.2. Ba trụ cột cơ bản của phát triển bền vững ............................................................. 11 3.1. Bản đồ tỉnh Nghệ An ............................................................................................. 46 3.2. Hiệu quả kỹ thuật trong không gian đầu vào- đầu vào và đầu vào-đầu ra ............ 56 3.3. Xác định hiệu quả kỹ thuật .................................................................................... 57 xi
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Lê Hoàng Ngọc Tên luận án: Phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số 9.31.01.05 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững trong sản xuất cam và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới Phương pháp nghiên cứu Số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu điều tra 349 hộ và trang trại sản xuất cam tại 7 huyện của tỉnh Nghệ An, 120 hộ tiêu dùng ở thành phố Vinh, phỏng vấn sâu các tác nhân trong chuỗi giá trị cam, các cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, các phòng nông nghiệp huyện, chính quyền xã. Phương pháp phân tích bao gồm thống kê mô tả, so sánh, phân tích và hạch toán kết quả và hiệu quả sản xuất trong nông hộ, phân tích chi phí, lợi ích, phương pháp hồi quy và phân tích SWOT. Kết quả chính và kết luận Đề tài đã luận giải và làm rõ hơn nội dung của phát triển bền vững áp dụng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam nói riêng. Dựa trên các số liệu, thông tin điều tra, kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An đã có những tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua với sự gia tăng ấn tượng về quy mô sản xuất, cùng với các chuyển đổi tích cực trong cơ cấu giống cam, các loại hình tổ chức sản xuất, và áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiến bộ vào trong sản xuất, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Sản xuất cam đạt năng suất khá mang lại thu nhập bình quân là hơn 171 triệu đồng/ha và đem lại nhiều lợi ích về mặt xã hội như tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, cải thiện chất lượng nhân lực, giúp nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, có thêm thu nhập để cải thiện chất lượng cuộc sống. Mặc dù vậy, phát triển sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An còn đang bộc lộ các vấn đề của phát triển không bền vững. Đó là tăng trưởng nóng về diện tích, đầu tư thâm canh đã có tác động chững lại vào năng suất, mức độ đạt hiệu quả kỹ thuật trung bình trong sản xuất cam không cao (64%). Mức độ tự chủ của hộ đối với các đầu vào của sản xuất thấp. Đất trồng cam trở lên kém chất lượng và thoái hóa nhiều hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới xii
- năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng cam của các nông hộ hiện tại và trong tương lai, nếu các hộ không áp dụng canh tác bền vững. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự không bền vững trong phát triển sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An đã được xác định và phân tích, đó là vấn đề quy hoạch sản xuất và thực hiện quy hoạch sản xuất; cạnh tranh trên thị trường trái cây; Điều kiện tự nhiên, khí hậu; nguồn lực sản xuất nội tại của nông hộ; Hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ và hoạt động hỗ trợ của khu vực công; Dịch hại trong sản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới, bao gồm: Rà soát quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch phát triển cam trên địa bàn toàn tỉnh; Tăng cường áp dụng công nghệ, kỹ thuật thực hành tốt trong sản xuất cam; Cải thiện hạ tầng sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ; Tăng cường hỗ trợ kiểm soát dịch hại và nâng cao năng lực cho nông dân; Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và thu hút doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; và hỗ trợ tiêu thụ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cam. xiii
- THESIS ABTRACT PhD Candidate: Le Hoang Ngoc Thesis Title: Sustainable Development of orange production in Nghe an Province Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives The study aims to evaluate the current situation of orange production and sustainability of the production, analyze factors affecting sustainability of orange production development, and propose key recommendation to develop sustainably orange production in Nghe An province in the future. Materials and Methods Data is collected mainly from surveys with 349 orange producers in 7 districts in Nghe an and 120 orange consumers in Vinh city, Nghe An. Key informant interviews are done with other actors in orange value chain, and staffs working in the Department of Agriculture and Rural Development in Nghe An province and at districts, and local government. Analysis tools are descriptive and comparative statistics, accounting at farm level, Cost – Benefit analysis, regression, and SWOT. Main findings and conclusions The study has shed light on the theoretical and practical literature of sustainable development in agriculture generally and in orange production specifically. Results show that Nghe An province experience an impressive expansion of orange production areas in the past 5 years, with positive structural changes in orange varieties, types of production organization, and adoption of good practices in orange production, and expansion of markets. At farm level, orange productivity was good, brought about 171 million VND/ha income for farm household/year. Orange production development also bring social benefits such as generating employments in rural areas, improve human quality at rural areas, help the poor farmers to escape from the poverty, and had more income to improve life quality. However, orange production development in Nghe An province has revealed problems of sustainability. Too fast expansion of production area in a short time, slow down in productivity increase, technical efficiency level is medium at about 64%. The autonomy of farmers in production inputs is low. Soil in orange production areas exhibits xiv
- symptoms of degrading, affecting the productivity and quality and performance of orange production at farm level for now and future, if no sustainable practices are adopted. Several factors affecting the sustainable development of orange in Nghe An are identified: (i) master planning of orange production and the implementation; (ii) Competition in fruits market in Vietnam; (iii) Natural conditions; (iv) Production resources at farm level; (v) Infrastructure and supporting services; (vi) Pest and services, and (vii) Research and Development. Based on the analysis of the current situation of orange production development and factors affecting orange sustainable development in Nghe An, several recommendations are propose to develop sustainable orange production in Nghe An in future, including (i) Review and implement the master planning of orange production in effective and efficient manner; (ii) Enhancing the adoption of technology and best practices in orange production; (iii) Improve infrastructure and supporting services in production areas; (iv) Enhancing plant protection and improve capacity of labor in orange production; (v) Organize production and marketing into effective and efficient chains and attract private sector (enterprises to invest in orange production, processing, and marketing); and (vi) Supporting in marketing and promotion of orange production. xv
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển bền vững là mối quan tâm của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, ngành sản xuất nào và tại mọi thời đại. Trong khi lý luận về phát triển bền vững cấp độ vĩ mô như quốc gia, toàn cầu hoặc địa phương/vùng được đề cập khá rộng rãi như trong United Nations (1972), Network UNSDN (2013), Dixon and Fallon (1989), và WCED (1987), lý luận về phát triển bền vững một ngành sản xuất nông nghiệp cụ thể khá thiếu vắng. Phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp thường được đề cập tới các tiếp cận phát triển bền vững trong sản xuất và chú trọng về kỹ thuật như đề cập bởi Verhagen et al. (2017), rất ít có những nghiên cứu lý luận về tiếp cận phát triển bền vững cho sản xuất một ngành sản xuất nông nghiệp cụ thể trong khung tiếp cận chung về tính bền vững. Nghệ An là tỉnh miền Trung có lịch sử phát triển cây có múi từ lâu đời, đặc biệt là cam, do lợi thế có hơn 13.000 ha đất đỏ Bazan. Đây là loại đất quí hiếm để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Cam được trồng hàng hóa tại tỉnh Nghệ An từ cuối những năm 80 và thương hiệu “Cam Vinh” nổi tiếng là biểu tượng cho nông nghiệp của tỉnh. Cam sản xuất tại Nghệ An có những giống thơm ngon nổi tiếng như cam Xã Đoài, có tên trong 50 đặc sản trái cây Việt Nam được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam bình chọn năm 2013. Sản xuất cam đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân (trên 200 triệu đồng/ha hàng năm) và góp phần tạo sinh kế cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực miền núi (Lê Hoàng Ngọc và Nguyễn Thị Dương Nga, 2016; Việt Hùng, 2016). Do đó, cam cũng đã được xác định là một trong những cây trồng chủ lực và được tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư, đặc biệt từ năm 2006 với đề án “Phát triển vùng cam tập trung” và đề án “phát triển vùng nguyên liệu cam Quỳ Hợp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020”. Vào năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận bảo hộ và chỉ dẫn địa lý thương hiệu cam Vinh, đây là một thành công rất có ý nghĩa cho phát triển và nâng cao giá trị cam của Nghệ An trên thị trường. Nhờ có các chính sách khuyến khích sản xuất cũng như gia tăng về nhu cầu thị trường về sản phẩm cam, diện tích sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An đã gia tăng nhanh chóng. Vào năm 2013, diện tích cam toàn tỉnh ước tính 2.894 ha, đã tăng lên gần gấp hai lần, đạt khoảng 4.757 ha vào năm 2016. Ngoài Quỳ Hợp, Nghĩa 1
- Đàn, nhiều huyện đã chủ trương khai thác thế mạnh địa phương chuyển đổi hoặc khôi phục lại sản xuất cam như Thanh Chương, Con Cuông, Yên Thành (Baonghean, 2016). Nhiều tỷ phú cam đã xuất hiện trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Quang Đại, 2017). Mặc dù vậy, sự phát triển quá nhanh trong sản xuất cam tại Nghệ An đã và đang bộc lộ một số vấn đề thiếu ổn định và bền vững, cần có sự xem xét và điều chỉnh một cách thích hợp. Trong những năm gần đây, sâu bệnh hại cam đã xuất hiện ngày càng nhiều và là một trong các nhân tố chính ảnh hưởng nặng nề tới năng suất, chất lượng và thu nhập của các hộ trồng cam (Lê Hoàng Ngọc và Nguyễn Thị Dương Nga, 2016). Trong vụ cam 2016, sâu bệnh hại trên cam bắt đầu lan rộng, chủ yếu các bệnh như bệnh vàng lá, vàng ngọn, cây không ra quả bói rồi chết lụi dần, cam “ghẻ”, đã ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của người trồng cam tại huyện Quỳ Hợp (An Nhiên, 2017). Bệnh rụng quả sau mưa lũ năm 2017 đã khiến cho nhiều hộ trồng cam tại Quỳ Hợp thiệt hại tới 30% sản lượng cam (Văn Thanh, 2017; Duy Cường, 2017). Bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá gân xanh năm 2017 đã làm giảm sút nghiêm trọng năng suất và chất lượng cam khiến giá cam tại một số nơi giảm chỉ còn 3.000đ/kg thậm chí không có người mua (Kiều Trang, 2017). Thoái hóa đất đai và sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV không được kiểm định đang là một vấn đề hiện hữu trong các vùng thâm canh cam cao như Quỳ Hợp, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sâu bệnh cam mà người nông dân không thể giải quyết (Xuân Hoàng và Quang An, 2018). Bên cạnh đó, sự mở rộng sản xuất cam ở nhiều địa phương trong cả nước như Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Giang với ưu thế địa phương trong những năm gần đây đã và đang tạo ra sức cạnh tranh đáng kể đối với cam sản xuất tại Nghệ An. Giá cam tại Nghệ An dao động thất thường, giảm mạnh vào 2012, hồi phục đôi chút năm 2013 song lại giảm vào năm 2014 và 2016 gây ra tâm lý ngại đầu tư của các hộ nông dân và trang trại (Lê Hoàng Ngọc và Nguyễn Thị Dương Nga, 2016). Sự bất ổn định, đặc biệt là về khía cạnh kinh tế, trong phát triển sản xuất cam tại Nghệ An đang đặt ra câu hỏi lớn: Làm thế nào để phát triển sản xuất cam trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác tối đa lợi thế địa phương song đảm bảo sự bền vững cho sinh kế, xã hội, môi trường cho thế hệ hiện tại và mai sau. Cho đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu về thực trạng sản xuất cam tại Nghệ An rất hạn chế, và chưa có nghiên cứu nào quan tâm tới khía cạnh phát triển bền vững sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1) Phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển bền vững sản xuất cam nói riêng bao gồm những nội dung gì? 2
- 2) Hiện trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua như thế nào và có đảm bảo tính bền vững không? 3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An? 4) Cần có giải pháp gì nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển bền vững sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (1) Luận giải, làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển bền vững sản xuất cam nói riêng; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (3) Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững sản xuất cam, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất cam trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng thu thập thông tin chủ yếu của đề tài là các loại hình tổ chức sản xuất cam tại tỉnh Nghệ An, các tác nhân trong chuỗi giá trị cam tại tỉnh Nghệ An bao gồm doanh nghiệp, trang trại, hộ sản xuất, thương lái, người bán lẻ và người tiêu dùng cam cho tất cả các loại giống cam phổ biến trên địa bàn tỉnh Nghệ An 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 6 năm 2016 đến năm 2019. Thông tin thứ cấp sẽ được khảo sát trong giai đoạn 5 năm gần đây (2013 - 2017). Thông tin sơ cấp sẽ được khảo sát trong niên vụ cam 2017 và 2018. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 177 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 238 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 18 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 21 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 17 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn