intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các HGĐ tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

15
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các HGĐ tại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định các loại cầu GDĐH của HGĐ và các nhân tố chính tác động đến cầu GDĐH tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường dịch vụ GDĐH đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Từ đó, Luận án đề xuất các khuyến nghị chính sách đối với Nhà nước nhằm giảm thiểu rào cản tiếp cận GDĐH của các HGĐ và thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của các HGĐ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRƯƠNG NHẬT HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRƯƠNG NHẬT HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. VŨ CƯƠNG 2. GS.TS. NGUYỄN KHẮC MINH HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Trương Nhật Hoa
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT .............................................................................................................. i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii CHƯƠNG MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu: ...............................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ........................................................6 6. Kết cấu của luận án................................................................................................8 7. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.....................10 1.1. Một số khái niệm liên quan đến cầu về giáo dục đại học của hộ gia đình ..10 1.1.1. Giáo dục đại học và cầu về giáo dục đại học ...............................................10 1.1.2. Khái niệm và một số đặc điểm của hộ gia đình............................................12 1.1.3. Đặc điểm của cầu giáo dục đại học ..............................................................16 1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................17 1.2.1. Cơ sở lý thuyết cho việc xác định cầu về giáo dục đại học của hộ gia đình ....17 1.3. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................23 1.3.1. Các nghiên cứu lý thuyết ..............................................................................23 1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................26 1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................36 1.5. Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................37 1.5.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đại học ........................................37 1.5.2. Phân tích hành vi của Chủ hộ .......................................................................38 KẾT LUẬN CHƯƠNG............................................................................................39
  5. iii CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40 2.1. Các hàm cầu giáo dục đại học ..........................................................................40 2.1.1. Hành vi lựa chọn giữa hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa giáo dục của Chủ hộ...40 2.1.2. Hành vi lựa chọn giữa hàng hóa giáo dục và thị trường lao động của Chủ hộ .44 2.1.3. Mô hình logit đa thức.....................................................................................50 2.2. Dữ liệu được sử dụng ........................................................................................52 2.2.1. Giới thiệu ......................................................................................................52 2.2.2. Phạm vi của dữ liệu ......................................................................................53 2.2.3. Tách dữ liệu theo phân tầng xã hội ..............................................................54 2.2.4. Tiêu chí chi tiêu của hộ gia đình ..................................................................54 2.2.5. Tiêu chí truyền thống trong bộ số liệu .........................................................54 2.2.6. Về bằng cấp của Chủ hộ ...............................................................................55 2.2.7. Thông tin về chi tiêu và số thành viên học đại học, công lập và tư thục .....55 2.2.8. Thông tin về nghề nghiệp của Chủ hộ ..........................................................56 2.3. Tóm tắt phương pháp ước lượng các mô hình ...............................................56 KẾT LUẬN CHƯƠNG ...............................................................................................57 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẦU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM .........58 3.1. Thực trạng phát triển hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam ....................58 3.1.1. Hệ thống các trường đại học ở Việt Nam .....................................................58 3.1.2. Quy mô theo số lượng người học và số lượng sinh viên tuyển mới ............60 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới cầu giáo dục đại học nhìn từ góc độ hộ gia đình ......64 3.2.1. Thu nhập và chi tiêu cho giáo dục của hộ ....................................................65 3.2.2. Chi phí cho giáo dục theo cấp học................................................................67 3.2.3. Thu nhập của hộ gia đình theo ngành nghề ..................................................69 3.2.4. Bằng cấp của Chủ hộ ....................................................................................70 3.2.5. Cơ cấu về giới của Chủ hộ ...........................................................................72 3.2.6. Chính sách của Chính phủ ............................................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG............................................................................................76
  6. iv CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .............................................................................77 4.1. Phân tích thống kê.............................................................................................77 4.2. Ước lượng mô hình Heckman ..........................................................................79 4.2.1. Vấn đề biến loại trừ (biến công cụ) trong ước lượng mô hình Heckman ....79 4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học của hộ gia đình từ mô hình Heckman 80 4.2.3. Kết quả ước lượng mô hình ..........................................................................81 4.2.4. So sánh kết quả ước lượng mô hình Heckman trong trường hợp có biến công cụ và không có biến công cụ..........................................................................92 4.2.5. Kết luận rút ra từ việc ước lượng mô hình Heckman: ..................................93 4.3. Các nhân tố xác đinh cầu giáo dục đại học từ mô hình logit ........................94 4.3.1. Giới thiệu ......................................................................................................94 4.3.2. Kết quả ước lượng mô hình ..........................................................................94 4.3.3. Ảnh hưởng biên của biến giải thích trong mô hình logit ...........................102 4.3.4. Kết luận từ phân tích mô hình logit ............................................................102 4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu giáo dục đại học từ mô hình logit đa thức .104 4.4.1. Giới thiệu ....................................................................................................104 4.4.2. Kết quả ước lượng và phân tích tác động ...................................................105 4.4.3. Kết luận từ phân tích mô hình logit đa thức ...............................................108 4.5. Những kết luận thống nhất và đặc trưng từ ba mô hình cầu giáo dục đại học .....................................................................................................................108 KẾT LUẬN CHƯƠNG..........................................................................................110 CHƯƠNG 5: TÓM TẮT PHÁT HIỆN CHÍNH VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH............................................................................................................111 5.1. Những phát hiện chính của nghiên cứu ........................................................111 5.1.1. Kết quả từ phân tích thống kê.....................................................................112 5.1.2. Kết quả từ mô hình Heckman .....................................................................112 5.1.3. Kết quả từ mô hình logit .............................................................................113 5.1.4. Kết quả từ mô hình logit đa thức ................................................................114
  7. v 5.2. Khuyến nghị chính sách .................................................................................114 5.2.1. Xây dựng và phát triển mạnh mẽ các kênh hỗ trợ tài chính cho sinh viên .....115 5.2.2. Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp ........................118 5.2.3. Đẩy nhanh chủ trương xây dựng xã hội học tập và mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho người dân .........................................................................................121 KẾT LUẬN ................................................................................................................124 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................126 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................127 PHỤ LỤC ...................................................................................................................139
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích tiếng Anh Giải thích tiếng Việt DF Degrees of freedom Bậc tự do DM Delta-method Phương pháp delta ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐHCL Đại học công lập ĐHTT Đại học tư thục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GER Tỉ lệ nhập học thô HGĐ Hộ gia đình Thống kê kiểm định Hosmer- HL Hosmer-Lemesshow Lemesshow KTXH Kinh tế xã hội KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư LĐTB&XH Lao động, Thương binh và, Xã hội LR Giá trị của thống kê LR Maximum Likelihood Ước lượng hợp lý cực đại MLE Estimator (Maximum Likelihood Estimator) Multinomial logistic Mlogit Hồi quy logit đa thức regression N of Obs Number of obs Số quan sát NSNN Ngân sách nhà nước OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương bé nhất Mục tiêu phát triển bền vững của SDG Liên Hiệp Quốc TCTK Tổng cục thống kê TTLĐ Thị trường lao động VHLSS Điều tra nức sống hộ gia đình
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu GDĐH........................................................38 Bảng 3.1. Thống kê học bổng, trợ giúp ở cấp học đại học ............................................75 Bảng 4.1. Thống kê tóm tắt một số biến được sử dụng trong các mô hình Heckmam &Tobit, logit và logit đa thức .........................................................................77 Bảng 4.2. Ước lượng chi phí cơ hội của đi học đại học ................................................82 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình Heckman với biến công cụ và không có biến công cụ .........................................................................................................83 Bảng 4.4. So sánh kết quả ước lượng giữa hành vi lựa chọn và hành vi cầu của CH trong mô hình Heckman ...............................................................................91 Bảng 4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đại học theo các nhóm thu nhập trong mô hình logit ......................................................................................................95 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng mô hình logit đa thức và tính toán tỷ số OR rủi ro (ROR) (phạm trù cơ sở là không đi đại học) .........................................................105
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Số lượng các trường đại học thuộc hai nhóm công lập và ngoài công lập từ giai đoạn 2013-2020..................................................................................... 59 Hình 3.2. Quy mô theo số lượng người học qua các năm ............................................. 60 Hình 3.3. Số lượng sinh viên tuyển mới qua các năm học từ 2013 đến 2020 ............... 62 Hình 3.4. Thu nhập trung bình một nhân khẩu/tháng ................................................... 65 Hình 3.5. Chi tiêu giáo dục trung bình một nhân khẩu/tháng ....................................... 65 Hình 3.6. Tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục ............................................................................. 66 Hình 3.7. Chi phí bình quân theo đầu người cho giáo dục năm 2018, phân theo cấp học .... 67 Hình 3.8. Tỉ lệ có việc làm và tỉ lệ thu nhập theo bằng cấp năm 2018 ......................... 68 Hình 3.9. Cơ cấu thu nhập theo ngành .......................................................................... 69 Hình 3.10. Cơ cấu bằng cấp của người dân từ 35 tuổi trở lên ....................................... 71 Hình 3.11. Số con học các cấp trung bình mỗi hộ......................................................... 72 Hình 3.12. Cơ cấu chủ hộ theo giới ............................................................................... 73 Hình 3.13. Chi NSNN cho hoạt động giáo dục ............................................................. 74 Hình 3.14. Cơ cấu chi ngân sách cho các cấp học giai đoạn 2012-2017 ...................... 74
  11. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng góp phần quyết định đến việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao, là cốt lõi của đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Đối với các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam), nguồn nhân lực chất lượng cao còn là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố quyết định sự học hỏi, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) thành công, đẩy mạnh phát triển và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và phát huy lợi thế cạnh tranh, đảm bảo phát triển nhanh bắt kịp với xu thế chung của thế giới, hiệu quả và bền vững và cũng là điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục từ quan điểm kinh tế như: Lucas (1988), Mankiw và cộng sự (1992), Barro & Sala-i-Martin (1995) và Annabi & Lan (2011). Thêm vào đó cũng có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và năng suất như của Carnoy (1995), Jung & Thorbecke (2003), Justino (2012), Baldacci, Clements, Gupta, & Cui (2008). Bên cạnh đó, giáo dục còn có ảnh hưởng tích cực đến những khía cạnh khác trong đời sống kinh tế xã hội (KTXH) như làm giảm sự bất bình đẳng về thu nhập, tăng cường gắn kết xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, tất cả các quốc gia đều coi đầu tư vào giáo dục là đầu tư phát triển cho tương lai. Có nhiều cách tiếp cận đã được sử dụng để nghiên cứu các nội dung này, các cách tiếp cận từ các nghiên cứu về sự khác biệt giữa trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên và điều kiện cần thiết cho một công việc cụ thể (Alba-Ram rez, 1993; hoặc Beneito và cộng sự, 2000). Một trong những chỉ số quan trọng để phản ánh tiềm năng hình thành nguồn nhân lực có chất lượng cho một quốc gia là tỉ lệ nhập học thô (GER), đo bằng tỉ lệ giữa số sinh viên theo học một cấp học nhất định so với tổng dân số đúng độ tuổi theo học cấp đó. Theo đó, GER của cấp học sau phổ thông (bao gồm cả giáo dục đại học (GDĐH) và cao đẳng) của Việt Nam năm 2016 là 28%, cao hơn mức trung bình của nhóm các nước có thu nhập trung bình (24%), nhưng thua xa các nước trong khu vực (như Thái Lan 50%, Malaysia 42%). Theo Ngân hàng Thế giới (2019) những quốc gia này đã đạt mức GER của Việt Nam hiện nay từ 15-20 năm trước (GER của Thái Lan năm 1998 đã là 27%, Malaysia năm 2016 là 29%). Khát vọng phát triển đến 2035 của Việt Nam dựa trên 3 trụ cột: tăng trưởng đi đôi với bền vững môi trường: công bằng và hoà nhập xã hội; nhà nước có năng lực và
  12. 2 trách nhiệm giải trình (Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), 2016). Để thực hiện được các trụ cột đó, hướng tới một quốc gia thịnh vượng và sáng tạo, phát triển nguồn lực chất lượng cao đã xác định được một ưu tiên chiến lược, trong đó GDĐH phải đóng vai trò then chốt. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để trở thành một quốc gia đổi mới sáng tạo thì các nước đều phải có chính sách tích cực để thu hút thêm người học ở cấp đại học và cao đẳng. Chẳng hạn, ba nền kinh tế có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất trong khu vực Đông Á năm 2019 là Singapore (đứng thứ 8), Hàn Quốc (đứng thứ 11) và Hong Kong (Trung Quốc) đứng thứ 13 đều có GER năm 2016 lần lượt là 84%, 94% và 72%. Điều đó có nghĩa là muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khát vọng phát triển 2035, Việt Nam phải tăng nhanh GER của cấp học sau phổ thông để đảm bảo cơ hội tiếp cận GDĐH của tất cả những ai có nhu cầu. Chiến lược phát triển GDĐH của Việt Nam (đang dự thảo) đặt kỳ vọng đến năm 2035 có thể tăng GER của giáo dục sau phổ thông từ mức 30% như hiện nay lên 45%. Nhận thức được tầm quan trọng của GDĐH trong việc nâng cao chất lượng lực lượng lao động, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm đổi mới toàn diện và căn bản lĩnh vực GD&ĐT mà trong đó đổi mới GDĐH là mũi nhọn quan trọng. Các trường đại học cần được được trao quyền tự chủ lớn hơn về ba khía cạnh: (i) Tự chủ về chuyên môn học thuật, (ii) Tự chủ về bộ máy tổ chức và nhân sự; và (iii) Tự chủ về tài chính. Bên cạnh những hiệu ứng tích cực của tự chủ đại học, một hệ quả tất yếu của chính sách này là mặt bằng chung về học phí đại học sẽ tăng mạnh, vừa để phản ánh đầy đủ chi phí dịch vụ mà trước đây còn đang được nhà nước bao cấp mạnh, vừa phản ánh chính xác hơn cung và cầu về các ngành học trong thị trường GDĐH. Về khía cạnh tài chính, Luật GDĐH 2018 có nhiều thay đổi mang tính đột phá, trong đó ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ chuyển dần từ việc “bao cấp” cho các trường đại học công lập (ĐHCL) như hiện nay sang (cấp ngân sách cho bên cung cấp dịch vụ hay còn gọi là cấp ngân sách bên cung) sang hỗ trợ bên cầu - tức là sinh viên cần trợ giúp tài chính để có thể đi học đại học, đồng thời cho phép các trường được quyết định mức học phí đối với các ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hoá dựa trên sự điều tiết của quan hệ cung cầu thị trường. Để thực hiện tốt sự chuyển dịch
  13. 3 này, kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần có chính sách để tháo gỡ nút thắt về tài chính cho những sinh viên có mong muốn, có năng lực theo học đại học nhưng gặp khó khăn về tài chính, thông qua các quỹ học bổng quốc gia hoặc chính sách tín dụng dành riêng cho đối tượng sinh viên. Tuy nhiên, cả hai cơ chế hỗ trợ này của chính phủ đều chưa định hình (ví du, chưa chó quỹ học bổn quốc gia dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc hoặc theo học những ngành nghề được Nhà nước khuyến khích) hoặc chưa được thiết kế bám sát đối tượng đặc thù là sinh viên (ví du, tín dụng sinh viên vẫn đang được lồng ghép với chương trình cho vay ưu đãi dành cho nhiều đối tượng chính sách khác nhau, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội). Sự chậm ban hành những cơ chế chính sách như vậy sẽ khiến một bộ phận người học khó có khả năng tiếp cận được GDĐH, và mục tiêu về nâng cao GER của GDĐH ở Việt Nam khó lòng thực hiện được. Đứng từ phía cầu của các hộ gia đình (HGĐ) tại Việt Nam, nhìn chung các HGĐ đều nhận thức được về tầm quan trọng của giáo dục, vì thế sẵn sàng dành một phần đáng kể thu nhập để chi trả cho việc học hành của con em. Một nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ ra rằng HGĐ trong năm 2012 sẵn sàng chi 9% thu nhập của hộ cho giáo dục nói chung (Vũ, 1992). Tỉ lệ này tương đương với xu hướng chung trên thế giới (ví dụ, nghiên cứu của Glewwe và Patrinos (1999) cho thấy một gia đình 3 con chi 10% tổng chi tiêu cho gia đình vào việc giáo dục con cái). Con số này dự kiến còn tăng cao trong các năm tiếp theo. Sau khi con/em tốt nghiệp trung học phổ thông, các HGĐ đứng trước hai lựa chọn: hoặc là tiếp tục đầu tư cho con/em vào học tập ở đại học hoặc tham gia thị trường lao động tìm kiếm thu nhập. Tuy nhiên, trong nhóm HGĐ lựa chọn cho con/em đi làm, nhiều HGĐ có nhu cầu tiếp tục cho con em theo học đại học nhưng không có khả năng, mà nguyên nhân chính là khó khăn về tài chính và một số yếu tố thuộc hoàn cảnh cụ thể của từng HGĐ. Trong xu hướng đẩy mạnh tự chủ của các trường đại học và nhà nước giảm dần bao cấp học phí tại các ĐHCL, quy luật tất yếu là học phí đại học sẽ tăng, khiến cho tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông có năng lực và có nhu cầu tiếp tục theo học đại học nhưng buộc phải dừng học do không đủ khả năng tài chính sẽ có xu hướng tăng lên. Đây không những là một sự lãng phí nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội trong tương lai, khi quá trình phát triển của đất nước rất cần, mà nó còn gây ra sự bất bình đẳng trong tiếp cận GDĐH - một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SGDs) của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết: Không để ai bị bỏ lại phía sau.
  14. 4 Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần hiểu rõ cơ chế hình thành cầu và các nhân tố tác động đến cầu về GDĐH của các HGĐ để có khuyến nghị thích đáng cho các cấp quản lý cũng như các tổ chức xã hội nhằm xây dựng các kênh hỗ trợ người học từ cả phía cầu và phía cung nhằm giúp cho Việt Nam có thể đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển xã hội trong tương lai. Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu GDĐH của các HGĐ tại Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu của Luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu tổng quát Xác định các loại cầu GDĐH của HGĐ và các nhân tố chính tác động đến cầu GDĐH tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường dịch vụ GDĐH đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Từ đó, Luận án đề xuất các khuyến nghị chính sách đối với Nhà nước nhằm giảm thiểu rào cản tiếp cận GDĐH của các HGĐ và thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 2.2.Mục tiêu cụ thể (i) Xác định cầu về GDĐH của HGĐ từ góc độ quyết định về GDĐH của các chủ hộ trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau để lựa chọn giữa hàng hóa tiêu dùng thông thường và hàng hóa giáo dục, giữa tiếp thục theo đuổi GDĐH hay tham gia thị trường lao động (TTLĐ) (ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông), và khi đã theo đuổi GDĐH thì đó là lựa chọn giữa theo học các trường ĐHCL hay đại học tư thục (ĐHTT). (ii) Phân tích tác động của những nhân tố kinh tế-xã hội và môi trường đến những loại lựa chọn đó về GDĐH của HGĐ. (iii) Đề xuất khuyến nghị chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu cho Chính phủ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy cầu về GDĐH của HGĐ nhằm đạt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Cần sử dụng mô hình nào, phương pháp nào để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa các quyết định chi tiêu cho hàng hóa thông thường và hàng hóa giáo dục, giữa lựa chọn giữa GDĐH và TTLĐ, giữa cầu học ĐHCL và ĐHTT của các HGĐ trong điều kiện kinh tế xã hội mà các HGĐ đang sống?
  15. 5 (ii) Thực trạng của cầu GDĐH ở Việt Nam trong thời kỳ từ 2013 đến 2019 như thế nào cho thấy những nhân tố kinh tế - xã hội nào có tác động mạnh nhất đến các lựa chọn đã kể trên? (iii) Liệu từ nghiên cứu trên có thể rút ra ra các khuyến nghị chính sách cho chính phủ nhằm thúc đẩy cầu GDĐH để nhanh chóng gia tăng độ phủ của GDĐH như các chiến lược tăng trưởng của quốc gia đang kỳ vọng? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Cầu GDĐH (bao gồm nhu cầu và cầu cùng các dạng khác nhau về GDĐH) và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu GDĐH của các HGĐ. Trong đó, các loại cầu này được phân tích chi tiết theo loại hình cơ sở GDĐH (công lập và tư thục) và theo nhóm thu nhập (phân tầng thu nhập). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về phân tích định tính: Luận án sử dụng dữ liệu vĩ mô thu thập từ các Niên giám thống kê, dữ liệu của Ngân hàng thế giới và Tổ chức giáo dục của Liên hợp quốc để phân tích thực trạng của cầu GDĐH ở Việt Nam. Về phân tích định lượng: Luận án sử dụng số liệu điều tra mức sống HGĐ (VHLSS) của Tổng cục Thống Kê Việt Nam (TCTK) năm 2018 với các lý do sau. Thứ nhất, hàm cầu GDĐH mà luận án xây dựng được rút ra từ lý thuyết lợi ích và lý thuyết đầu tư. Trong trường hợp như vậy thì sử dụng số liệu chéo để ước lượng hàm cầu là thích hợp. Beneito và cộng sự (2001) trong nghiên cứu nổi tiếng về các yếu tố xác định cầu giáo dục của Tây Ban Nha, sau khi rút ra hàm cầu GDĐH từ bài toán cực đại lợi ích, đã viết: “Cầu cá nhân cho giáo dục có thể được ước lượng sử dụng dữ liệu chéo, và nó có vẻ hợp lý để với giả thiết đối với cùng kỳ mọi cá nhân phải đối mặt với cùng một mức giá, với ngoại lệ của sự khác biệt có thể có giữa các vùng, một hiệu ứng sẽ được kiểm soát một cách gián tiếp bằng các phương tiện của biến giả khu vực”. Thứ hai, bộ số liệu VHLSS của Việt Nam 2 năm mới điều tra 1 lần, lần điều tra sau chỉ giữ lại một nửa quan sát cũ còn lại là các quan sát mới. Do đó nếu sử dụng dữ liệu mảng thì mất rất nhiều quan sát. Vì hai lý do trên, các hàm cầu GDĐH trong luận án này được ước lượng từ số liệu VHLSS của TCTK năm 2018.
  16. 6 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 5.1. Cách tiếp cận và khung phân tích 5.1.1. Cách tiếp cận (i) Cách tiếp cận từ khái quát đến thực tiễn Với cách tiếp cận này, những kiến thức tổng hợp so sánh,được xem xét, phân tích. Luận án trước tiên đưa ra khái niệm về cầu giáo dục của HGĐ và xem xét cầu GDĐH trong quan hệ với cầu hàng hóa khác trong bài toán cực đại lợi ích, sau đó lại xem xét cầu GDĐH theo khía cạnh so sánh lợi ích của người ra quyết định giữa việc cho con/em đi học đại học và tham gia vào TTLĐ… trên cơ sở logic đó sẽ dẫn đến việc rút ra các dạng hàm cầu khác nhau. (ii) Cách tiếp cận hệ thống Theo cách tiếp cận này, cầu GDĐH được đặt trong tổng thể kinh tế xã hội và đặc biệt là trong một bối cảnh chung của đất nước nên cầu GDĐH cũng chịu tác động chung của sự phát triển của đất nước. Vì thế, khi xem xét các nhân tố tác động đến cầu GDĐH, Luận án đã cố gắng xem xét trong bối cảnh tương tác của nhiều yếu tố khác nhau, và sử dụng những kỹ thuật phân tích để xác định những nhân tố có tác động lớn nhất. (iii) Cách tiếp cận vi mô Nghiên cứu này xem xét các nhân tố tác động đến cầu GDĐH từ quan điểm lý thuyết kinh tế (kinh tế vi mô về hành vi của người tiêu dùng) là giả thiết người đại diện của HGĐ (giả thiết là chủ hộ) có hàm lợi ích khi xem xét quyết định cầu GDĐH và với giả thiết là Chủ hộ luôn mong muốn cực đại lợi ích của hộ. Đó chính là mấu chốt để sinh ra các hàm cầu GDĐH và sử dụng các phương pháp phân tích của kinh tế vi mô để thấy tác động của các nhân tố đến cầu GDĐH. 5.1.2. Khung phân tích Qua quá trình tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước và các vấn đề liên quan, Luận án đã tổng hợp lại và đề xuất khung phân tích khái quát như sau: Xuất phát từ giả thiết hành vi của Chủ hộ (người đại diện của HGĐ, trên cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng) để đi đến các bài toán cực đại lợi ích của người tiêu dùng trong những điều kiện KTXH nhất định và rút ra các hàm cầu dạng khác nhau. Dựa vào đặc trưng của các bài toán và lý thuyết kinh tế lượng, Luận án đề xuất cách khắc phục để có thể được kết quả ước lượng tốt nhất. Căn cứ vào các kết quả, lý thuyết kinh tế và điều kiện thực tế, luận án rút ra các khuyến nghị chính sách.
  17. 7 5.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp Thông tin và số liệu sử dụng trong luận án đều là số liệu thứ cấp, được lấy từ 3 nguồn chính: Nguồn dữ liệu thứ cấp đầu tiên là VHLSS 2018 của TCTK. Đó là bộ số liệu điều tra mức sống dân cư. Bộ số liệu này có những thông tin về hộ, chủ hộ cần thiết cho việc xây dựng các biến cho các hàm cầu cần ước lượng. Tuy nhiên để tránh ước lượng chệch, nghiên cứu này không dùng tất cả quan sát của bộ số liệu mà chỉ lọc ra những quan sát về hộ có con/em tốt nghiệp trung học phổ thông. Nguồn dữ liệu thứ cấp thứ hai là dữ liệu thống kê tổng hợp về giáo dục của TCTK, được thu thập từ các niên giám thống kê hàng năm từ năm 2013 đến 2019. Nguồn dữ liệu cuối cùng là số liệu từ Bộ GD&ĐT được thu thập từ cổng thông tin của bộ hoặc các nguồn trực tiếp từ các vụ của bộ; các nguồn khác gồm có số liệu từ Ngân hàng Thế giới hoặc Tổ chức giáo dục của Liên hợp quốc. 5.2.1. Phương pháp phân tích thống kê, số liệu Phương pháp thống kê được sử dụng: (i) Để phân tích thống kê mô tả từ các nguồn số liệu thu thập được.
  18. 8 (ii) Để lọc mẫu cần sử dụng (iii) Dùng để tạo biến chẳng hạn các phân vị thu nhập hoặc tạo các biến không có sẵn từ tập dữ liệu như biến trình độ học vấn (tùy theo mô hình mà cấu tạo thích hợp)… 5.2.2. Phương pháp phân tích định lượng Nghiên cứu này sử dụng 3 mô hình kinh tế lượng khác nhau, phương pháp kinh tế lượng được thực hiện có thể khái quát như sau: (i) Mặc dù việc tạo biến được nói đến trong phương pháp thống kê nhưng điều đặc biệt ở nghiên cứu này là đã ước lượng biến kỳ vọng cho tất cả các mô hình. Biến kỳ vọng này lại được thực hiện theo thủ tục 2 bước, trong đó bước một là ước lượng một mô hình kinh tế lượng, còn bước 2 là dự báo để hình thành biến kỳ vọng cho các hàm cầu. (ii) Việc ước lượng mô hình Heckman được thực hiện cả bằng thủ tục 2 bước và phương pháp ước lượng hợp lý cực đại. Nhưng việc ước lượng mô hình Heckman khi số lượng biến của phương trình chọn bằng số lượng biến của phương trình kết cục thường bị chệch. Luận án đã xây dựng một biến công cụ thỏa mãn điều kiện chỉ ảnh hưởng đến phương trình chọn mà không ảnh hưởng đến phương trình kết cục làm cho ước lượng mô hình tránh được chệch. (iii) Ước lượng các mô hình logit và logit đa thức được thực hiện bằng phương pháp hợp lý cực đại. (iv) Luận án cũng ước lượng ảnh hưởng biên của biến giải thích. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 05 (chương): − Chương mở đầu − Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết. − Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. − Chương 3: Thực trạng cầu GDĐH ở Việt Nam − Chương 4: Phân tích thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu GDĐH − Chương 5: Tóm tắt phát hiện chính và khuyến nghị chính sách.
  19. 9 7. Những đóng góp mới của luận án − Về lý luận Khác với các nghiên cứu trước (như tổng quan đã chỉ ra), Luận án đã tích hợp lý thuyết tiêu dùng đầu tư và lý thuyết lựa chọn trong việc xem xét hành vi tối đa hóa lợi ích của Chủ hộ để hình thành các hàm cầu GDĐH khác nhau một cách có hệ thống. − Về thực nghiệm: + Khác với các nghiên cứu trước (hoặc chỉ xem xét mô hình mà biến phụ thuộc dưới dạng liên tục hoặc dưới dạng rời rạc) ở chỗ: nghiên cứu này đã phối hợp xem xét cả các hàm cầu GDĐH dưới các dạng liên tục và dạng rời rạc trên cùng bộ số liệu giúp cho các kết luận về ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu GDĐH được xem xét có độ tin cậy cao hơn. + Đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên đã đề xuất xây dựng mô hình dự báo chi phí cơ hội của người đi học đại học làm biến xấp xỉ để phối hợp vào các dạng hàm cầu GDĐH khác nhau và áp dụng vào số liệu của Việt Nam (trên thế giới cũng có ít tác giả sử dụng biến chi phí cơ hội như Beneito nhưng chỉ cho mô hình Tobit). Đặc biệt, biến chi phí cơ hội cho phép phân biệt rõ nhu cầu (cầu mong muốn) và cầu thông qua mức ý nghĩa của nó. + Tất cả các mô hình ước lượng (cả liên tục và rời rạc) đều khẳng định trình độ học vấn của Chủ hộ không những có ảnh hưởng dương và có ý nghĩa thống kê cao mà mà trình độ học vấn càng cao thì khả năng ra quyết định cho con em vào đại học càng cao, điều này cũng đúng cả trường hợp ở hàm cầu GDĐH của các hộ nghèo. Như vậy, kết quả của Luận án không chỉ dừng lại ở kết luận của một số nghiên cứu trước là trình độ học vấn có ảnh hưởng dương và có ý nghĩa như Binder (1998), Chung & Choe (2001)... Đây là cơ sở để đưa ra khuyến nghị chính sách rất có ý nghĩa đối với khu vực các hộ nghèo và đặc biệt là các HGĐ dân tộc thiểu số. + Luận án không dừng lại ở dấu và ý nghĩa của biến giới tính của Chủ hộ mà trong mô hình cầu GDĐH của các hộ nghèo đã phát hiện ra rằng khả năng để Chủ hộ là nam quyết định cho con đi đại học chỉ bằng 0,58 nếu Chủ hộ là nữ. Điều này có hàm ý quan trọng trong việc cần tăng cường tiếng nói, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, vì điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cơ hội được đi học đại học của con cái. Đồng thời, điều đó cũng góp phần tăng cường bình đẳng giới trong đời sống xã hội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Luận án đưa ra được các khuyến nghị chính sách cụ thể đối với Nhà nước cũng như vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội nhằm thúc đẩy cầu về GDĐH ở Việt Nam.
  20. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương này trình bày cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về cầu GDĐH để làm cơ sở cho các mô hình định lượng của Luận án. Chương này bắt đầu bằng việc trình bày một số khái niệm liên quan đến cầu về GDĐH nhằm thống nhất về nội hàm các thuật ngữ then chốt đưược sử dụng xuyên suốt Luận án. Sau phần trình bày cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu các dạng cầu khác nhau về GDĐH của HGĐ, Chương sẽ tổng quan những công trình nghiên cứu định lượng cập nhật về cầu GDĐH làm cơ sở xác định khoảng trống cho đề tài nghiên cứu. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến cầu về giáo dục đại học của hộ gia đình Phần này trình bày các khái niệm, định nghĩa chính gần như được đề cập suốt trong nghiên cứu nhằm cung cấp một cơ sở chung cho việc giải thích mối quan hệ giữa các biến được nghiên cứu. 1.1.1. Giáo dục đại học và cầu về giáo dục đại học 1.1.1.1. Giáo dục đại học và đặc trưng của giáo dục đại học Có nhiều khái niệm khác nhau về GDĐH. Trong Luận án này, GDĐH được xem xét như một nền tảng giáo dục ở trình độ cao. GDĐH diễn ra sau giáo dục trung học, và được tổ chức thực hiện ở các đại học, trường đại học, học viện hay các viện công nghệ - gọi chung là các cơ sở GDĐH. GDĐH được coi là một trong những nhiệm vụ cần thiết quan trọng để đào nguồn nhân lực có chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một minh chứng là bất kỳ một xã hội nào cũng cần có GDĐH, chẳng hạn Vệt Nam đã có trường đại học cách đây hàng ngàn năm. Một trong các đặc trưng quan trọng của GDĐH từ phía người học ngày nay là: người học sau khi đã tốt nghiệp trung học phổ thông đã tiếp tục học đại học thay vì đi học nghề hay đi làm để kiếm thêm thu nhập (trong Luận án này được gọi chung là đối tượng tham gia TTLĐ). Đây là đặc trưng quan trọng mà người nghiên cứu có nhiệm vụ tìm hiểu những nhân tố nào tác động đến các quyết định này và mô hình kinh tế - kinh tế lượng nào có thể làm sáng tỏ sự lựa chọn này. GDĐH theo lý thuyết kinh tế có thể xem hàng hóa tiêu dùng (tiêu dùng tư hay tiêu dùng công) và là hàng hóa đầu tư Stiglitz (1974)).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2