intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về phát triển chợ bán buôn hàng nông sản và quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới; thực trạng phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới giai đoạn 2015–2020; giải pháp phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới thời gian tới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƢƠNG VƢƠNG QUANG LƢỢNG PHÁT TRIỂN CHỢ BÁN BUÔN HÀNG NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI THÔN MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƢƠNG VƢƠNG QUANG LƢỢNG PHÁT TRIỂN CHỢ BÁN BUÔN HÀNG NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại Mã số : 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Trịnh Minh Châu 2. TS. Lƣu Đức Hải Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của Luận án là độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học khác đã công bố. Tác giả Luận án Vƣơng Quang Lƣợng
  4. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu .............................................................................. 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ................................. 3 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................... 3 2.2. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................... 19 2.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 22 3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án ........................................................... 23 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án ..................................... 23 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................. 24 4.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................. 24 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 25 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án ................................................... 25 7. Những đóng góp mới của Luận án .......................................................... 27 8. Kết cấu của Luận án ................................................................................. 28 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHỢ BÁN BUÔN HÀNG NÔNG SẢN VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI ......................................................................... 29 1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa phát triển chợ bán buôn hàng nông sản với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ......................... 29 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm.......................................................................... 29 1.1.1.1. Các khái niệm ..................................................................................... 29 1.1.1.2. Đặc điểm của chợ bán buôn hàng nông sản ....................................... 36 1.1.2. Mối quan hệ giữa phát triển chợ bán buôn hàng nông sản với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ............................................................ 38 1.1.2.1. Phát triển hoạt động thƣơng mại trên chợ bán buôn hàng nông sản tác động tích cực đến quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ............... 38
  5. ii 1.1.2.2. Mối quan hệ qua lại giữa phát triển chợ bán buôn hàng nông sản với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ............................................. 39 1.1.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ................................... 43 1.2. Vai trò và những tiêu chí đánh giá sự phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ............ 44 1.2.1. Chức năng của chợ bán buôn hàng nông sản ........................................ 44 1.2.2. Vai trò của chợ bán buôn hàng nông sản .............................................. 45 1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển chợ bán buôn hàng nông sản ............... 49 1.2.3.1. Địa điểm xây dựng chợ ...................................................................... 49 1.2.3.2. Lực lƣợng tham gia kinh doanh tại chợ ............................................. 50 1.2.3.3. Cơ sở vật chất của chợ ....................................................................... 50 1.2.3.4. Hoạt động cung ứng dịch vụ tại chợ .................................................. 51 1.2.3.5. Công tác tổ chức và quản lý chợ ........................................................ 54 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của chợ bán buôn hàng nông sản .......................................................................................................... 55 1.3.1. Nhóm nhân tố từ bên trong ................................................................... 55 1.3.1.1. Kết cấu hạ tầng của chợ ..................................................................... 55 1.3.1.2. Hệ thống dịch vụ của chợ................................................................... 57 1.3.1.3. Chiến lƣợc kinh doanh của đơn vị quản lý chợ ................................. 57 1.3.1.4. Năng lực của đơn vị quản lý chợ ....................................................... 59 1.3.2. Nhóm nhân tố từ bên ngoài ................................................................... 60 1.3.2.1. Sản xuất và cung ứng hàng hóa ......................................................... 60 1.3.2.2. Nhân tố về văn hóa............................................................................. 61 1.3.2.3. Nhân tố về công nghệ ......................................................................... 63 1.3.2.4. Hệ thống chính sách của nhà nƣớc .................................................... 63
  6. iii 1.4. Kinh nghiệm phát triển chợ bán buôn hàng nông sản ở một số nƣớc và bài học cho Việt Nam ............................................................................... 65 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số nƣớc .................................................................. 65 1.4.2. Bài học cho Việt Nam ........................................................................... 70 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ BÁN BUÔN HÀNG NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ........................................... 72 2.1. Tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ....... 72 2.1.1. Một số kết quả của quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2020 ....................................... 72 2.1.2. Những tác động của quá trình XD&PT NTM đến sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2020 ....................................... 74 2.1.2.1. Về quy mô và tốc độ tăng của sản xuất nông nghiệp ........................ 75 2.1.2.2. Về việc hình thành các vùng sản xuất tập trung ................................ 77 2.1.2.3. Về nhu cầu giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.................. 78 2.2. Thực trạng phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ........................................................ 79 2.2.1. Thực trạng phát triển chợ bán buôn hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Hồng ....................................................................................................... 79 2.2.2. Thực trạng hoạt động tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân thông qua khảo sát điển hình tại một số chợ bán buôn hàng nông sản ............................ 86 2.2.2.1. Thực trạng tiêu thụ hàng nông sản của các chợ ................................. 87 2.2.2.2. Sự tác động của chợ bán buôn hàng nông sản với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn ........................................................ 93 2.3. Đánh giá chung về sự phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ....................................... 94 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 94 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 96
  7. iv 2.3.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết ...................................................... 98 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ BÁN BUÔN HÀNG NÔNG SẢN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI THỜI GIAN TỚI .................................................................. 101 3.1. Những triển vọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ......... 101 3.1.1. Triển vọng xây dựng và phát triển nông thôn mới ............................. 101 3.1.2. Triển vọng phát triển hoạt động bán buôn hàng nông sản .................. 104 3.1.2.1. Triển vọng phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản ................ 104 3.1.2.2. Triển vọng phát triển hoạt động bán buôn hàng nông sản ............... 105 3.1.2.3. Triển vọng phát triển chợ bán buôn hàng nông sản ......................... 107 3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển chợ bán buôn hàng nông sản ........................................................................................................ 109 3.2.1. Quan điểm phát triển ........................................................................... 109 3.2.2. Mục tiêu phát triển .............................................................................. 111 3.2.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 111 3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 111 3.2.3. Định hƣớng phát triển ......................................................................... 113 3.2.3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tổ chức kinh doanh của chợ bán buôn hàng nông sản ....................................................................................... 113 3.2.3.2. Định hƣớng kết nối các xã nông thôn mới với hoạt động của chợ bán buôn hàng nông sản ....................................................................................... 117 3.3. Đề xuất giải pháp phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong thời gian tới .......................................................................................................... 119 3.3.1. Nhóm giải pháp từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc .............................. 119 3.3.1.1. Đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn ....................................................................................................................... 119 3.3.1.2. Rà soát và hoàn thiện chính sách phát triển chợ .............................. 121
  8. v 3.3.1.3. Hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý chợ .......... 124 3.3.2. Nhóm giải pháp từ các đơn vị quản lý, kinh doanh chợ ..................... 125 3.3.2.1. Tăng cƣờng kết nối và tiêu thụ hàng nông sản cho các xã nông thôn mới ................................................................................................................. 125 3.3.2.2. Phát huy vai trò của chợ trong hệ thống phân phối hàng nông sản . 126 3.3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại chợ ....................................... 128 3.3.2.4. Một số giải pháp về thu hút đầu tƣ xây dựng chợ ............................ 130 3.3.3. Nhóm giải pháp từ Hiệp hội phát triển chợ......................................... 133 KẾT LUẬN .................................................................................................. 135 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................. 139 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 140
  9. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2015 - 2019 ...................... 75 Bảng 2.2: Danh sách một số chợ bán buôn hàng nông sản vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2019 ...................................................................................... 81 Bảng 2.3: Chỉ tiêu về đối tƣợng giao dịch của 03 chợ đƣợc khảo sát ............ 88 Bảng 2.4: Chỉ tiêu về hàng hóa giao dịch tại 03 chợ đƣợc khảo sát ............... 89 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mối quan hệ qua lại giữa phát triển chợ bán buôn hàng nông sản với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới ......................................... 40 Hình 2.1: Tốc độ tăng bình quân của Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản các tỉnh, thành phố giai đoạn 2015 - 2019 ....................... 76 Hình 2.2: Tỷ lệ chợ bán buôn hàng nông sản theo các vùng kinh tế .............. 82 Hình 2.3: Khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ bình quân năm 2018........................ 90 Hình 2.4: Tỷ lệ các phƣơng thức giao dịch tại chợ ......................................... 91 Hình 2.5: Tỷ lệ các xã nông thôn mới có hàng hóa lƣu thông qua chợ .......... 92
  10. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I Tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BBNS Bán buôn hàng nông sản BVMT Bảo vệ môi trƣờng DN Doanh nghiệp ĐBSH Đồng bằng sông Hồng NTM Nông thôn mới QĐ Quyết định TM Thƣơng mại TP Thành phố VNĐ Việt Nam đồng XD&PT NTM Xây dựng và phát triển nông thôn mới XNK Xuất nhập khẩu XD Xây dựng II Tiếng Anh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái CPTPP Bình Dƣơng FTA Hiệp định thƣơng mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Lý thuyết và thực tiễn phát triển thƣơng mại đã cho thấy vai trò của chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình hình thành và phát triển thị trƣờng nông sản nói chung và ở khu vực nông thôn nói riêng. Ở Việt Nam, vai trò của chợ không chỉ giới hạn trong phát triển kinh tế, mà còn tác động đến phát triển văn hóa, xã hội, nhiều nơi chợ mang đậm nét phong tục tập quán của mỗi địa phƣơng và mang tính đặc trƣng của các vùng miền. Chợ bán buôn hàng nông sản đƣợc xem là một trong những kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng ở thị trƣờng nông thôn. Sự hình thành và phát triển của chợ bán buôn hàng nông sản thƣờng gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện phát triển kinh tế của các địa phƣơng, các vùng miền. Đến lƣợt mình, quá trình hoạt động của chợ bán buôn cũng có những tác động trở lại và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, làm sâu sắc hơn quá trình giao lƣu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các địa phƣơng và giữa các cộng đồng dân cƣ. Trong những năm qua, quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới trên phạm vi cả nƣớc đã và đang đƣợc triển khai một cách đồng bộ, đây là một quá trình lâu dài và không có điểm kết thúc nhằm phát triển về kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hƣớng hiện đại, bao gồm việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và các định hƣớng chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, nông thôn với những mục tiêu chính là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao,...”; và “Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cơ cấu
  12. 2 sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trƣờng. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn,…”, trong đó vai trò của các loại hình kết cấu hạ tầng thƣơng mại nói chung và chợ bán buôn hàng nông sản nói riêng giữ vị trí quan trọng, có tác động đến việc hoàn thành các mục tiêu nêu trên cũng nhƣ góp phần thúc đẩy việc hình thành một nền sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, làm cầu nối giữa ngƣời sản xuất, thƣơng nhân và ngƣời tiêu dùng, rút ngắn khoảng cách giữa nơi sản xuất hàng hóa với thị trƣờng tiêu thụ, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời dân khu vực nông thôn, đóng góp nguồn thu cho ngân sách,... Tuy nhiên trên thực tế, việc đầu tƣ phát triển mạng lƣới cũng nhƣ hoạt động tổ chức kinh doanh tại các chợ bán buôn hàng nông sản vẫn còn nhiều bất cập, số lƣợng và phân bố các chợ chƣa đều; công tác chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý chợ chƣa thực sự hiệu quả; hoạt động tổ chức kinh doanh còn nhiều hạn chế; chƣa tạo dựng đƣợc mối liên kết bền vững giữa ngƣời sản xuất với thƣơng nhân;… nên chƣa phát huy tối đa vai trò trung tâm của chợ trong việc tiêu thụ hàng hóa cho nông dân và dẫn dắt họ tham gia vào các hệ thống thị trƣờng để chuyển dịch sản xuất theo nhu cầu thị trƣờng, qua đó hạn chế tác động tích cực của chợ đối với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới, chƣa khuyến khích và huy động đƣợc các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh chợ) tham gia đầu tƣ xây dựng và kinh doanh chợ. Mặt khác, nguyên nhân làm hạn chế vai trò của chợ bán buôn hàng nông sản đối với sự hình thành và phát triển của thị trƣờng hàng nông sản cũng nhƣ quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn xuất phát từ tƣ duy của nền sản xuất nhỏ trƣớc đây, cùng với cơ chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lạc hậu,… dẫn đến hạn chế trong nhận thức về việc phát triển một mô hình phân phối hiện đại, chuyên nghiệp.
  13. 3 Trƣớc những yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong đó có việc tiếp tục thực hiện các tiêu chí cơ bản và tiêu chí nâng cao của quá trình xây dựng nông thôn mới, những mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của các địa phƣơng,… việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và làm rõ mối quan hệ giữa phát triển chợ bán buôn hàng nông sản với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới nhằm tìm kiếm những giải pháp cơ bản và lâu dài cho việc phát huy tối đa vai trò của chợ bán buôn hàng nông sản đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án: “Phát triển chợ bán buôn hàng nông sản trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Đối với chợ nói chung và loại hình chợ bán buôn nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc đề cập hoặc nghiên cứu sâu. Các công trình nghiên cứu tập trung vào phân tích khái niệm, sự hình thành và quá trình hoạt động của chợ bán buôn, một số tài liệu đề cập đến chợ bán buôn nhƣng đƣợc lồng ghép với các loại hình kết cấu hạ tầng thƣơng mại khác. Ngoài ra, luận án cũng liệt kê và khái quát một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, bao gồm: 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển chợ: - Lê Trịnh Minh Châu (2002), Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thƣơng mại), mã số 2002-78-013. Đề tài nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam nói chung, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của
  14. 4 chợ trong hệ thống. Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách hiện hành, đề tài đƣa ra quan điểm và định hƣớng cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy lƣu thông phân phối hàng hóa trên phạm vi cả nƣớc, tạo tiền đề cho việc hình thành một số loại hình hạ tầng thƣơng mại, trong đó có chợ. Về mặt lý luận, đề tài đã khái quát và làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến hệ thống phân phối bán buôn, vai trò của hệ thống phân phối bán buôn trong nền kinh tế. Đây là những kết quả nghiên cứu mà Luận án có thể tham khảo và kế thừa. - Lê Thiền Hạ (2002), Định hướng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thƣơng mại), mã số 2001-78-051. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn, bao gồm khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hƣởng đến hạ tầng thƣơng mại nông thôn. Thông qua các số liệu thu thập đƣợc, tác giả đã rút ra một số kết luận về thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại khu vực nông thôn, trong đó nhấn mạnh đến một số hạn chế trong phát triển, bao gồm: Thực tế còn thiếu và chƣa đồng bộ; vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng còn chƣa đảm bảo; hệ thống hạ tầng thƣơng mại chuyên doanh theo các ngành hàng chƣa phát triển; nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển hạ tầng còn hạn chế, chƣa hiệu quả trong huy động nguồn lực xã hội; chính sách còn phải tiếp tục hoàn thiện. Từ đó, đƣa ra đƣợc mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại trên địa bàn nông thôn đến năm 2010, trong đó có định hƣớng đƣợc xác định cụ thể với từng loại hình hạ tầng (bao gồm cả chợ). Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp về chính sách đối với phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại. Với những đề xuất nhằm phát triển hạ tầng thƣơng mại khu vực nông thôn, đây sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng trong việc đánh giá, nghiên cứu sự
  15. 5 phát triển chợ trong mối quan hệ qua lại với chƣơng trình nông thôn mới sau này. Tuy vậy, mặc dù công trình có đề cập đến thực trạng và định hƣớng phát triển mạng lƣới chợ nói chung, song mới dừng lại ở mức độ liệt kê, chƣa có đánh giá nhiều trong mối quan hệ với các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Do đó, đây cũng là điểm mà Luận án sau này sẽ phải hoàn thiện. - Phạm Hồng Tú (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (hệ thống chợ), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thƣơng mại), mã số 2004-78-020. Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và cơ sở khoa học của hoạt động đầu tƣ phát triển hệ thống chợ, đánh giá thực trạng đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ phát triển hệ thống chợ ở nƣớc ta. Từ đó, đề tài đã đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng thƣơng mại, trong đó có chợ. Thông qua kết quả khảo sát điển hình đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2005, đề tài đƣa ra kết luận về kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển hệ thống chợ ở nƣớc ta. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề tài đƣa ra một số dự báo về xu hƣớng phát triển hệ thống chợ cả nƣớc đến năm 2010, đồng thời xác định quan điểm, định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ phát triển hệ thống chợ đến năm 2010. Những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài sẽ là nguồn tham khảo quan trọng đối với Luận án trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển chợ bán buôn hàng nông sản. - Đinh Văn Thành (2005), Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thƣơng mại), mã số 2005-78-009.
  16. 6 Đề tài xác định mục tiêu và định hƣớng phát triển các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu của nƣớc ta trong giai đoạn đến năm 2015. Nội dung chính là đi sâu nghiên cứu và đã làm rõ đƣợc thực trạng các kênh phân phối một số mặt hàng, trong đó chủ yếu là nông sản, đặc biệt đề tài đã dự báo đƣợc xu hƣớng phát triển của các kênh phân phối hàng nông sản, đề từ đó đề xuất giải pháp tổ chức và vận hành các kênh phân phối một cách hiệu quả. Một trong những kết quả nghiên cứu quan trọng của đề tài là đƣa ra định hƣớng phát triển kênh phân phối hàng hóa chủ yếu, bao gồm cả hàng nông sản. Đây là những kết quả có ý nghĩa thực tiễn đối với Luận án khi nghiên cứu và đề xuất định hƣớng phát triển chợ bán buôn hàng nông sản. - Hà Thị Ngọc Oanh (2005), Một số giải pháp phát triển thị trường nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thƣơng mại). Đối tƣợng của đề tài là thị trƣờng nông thôn, phạm vi giới hạn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, phƣơng pháp logic để đánh giá, phân tích. Đề tài tập chung nghiên cứu thị trƣờng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển thị trƣờng này. Xét về mặt thực tiễn, thị trƣờng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long không hoàn toàn giống nhƣ thị trƣờng vùng Đồng bằng sông Hồng, và đề tài cũng không gắn việc phát triển thị trƣờng nông thôn với các chƣơng trình, kế hoạch xây dựng và phát triển nông thôn mới. Tuy nhiên, đề tài sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận trong quá trình nghiên cứu các chính sách nhằm phát triển thị trƣờng khu vực nông thôn đối với việc nghiên cứu và xây dựng Luận án sau này. - Phạm Hồng Tú (2006), Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Thƣơng mại), mã số 2004-78-021.
  17. 7 Đề tài tập trung nghiên cứu nhóm chính sách phát triển chợ, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của chợ đầu mối nông sản trong mối quan hệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Đề tài cũng đánh giá và làm rõ đƣợc một số vấn đề lý luận về chợ nhƣ: Khái niệm về chợ đầu mối, chợ đầu mối nông sản; Mối quan hệ giữa chợ đầu mối nông sản với các loại hình kinh doanh khác; Vai trò của chợ đầu mối nông sản; Những tiêu chí xác định và cơ sở hình thành chợ đầu mối nông sản; Kinh nghiệm phát triển chợ đầu mối ở một số nƣớc,... Với cách tiếp cận nhƣ trên, đề tài đã làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển của chợ đầu mối nông sản, vai trò cũng nhƣ mối quan hệ giữa chợ đầu mối nông sản với các loại hình thƣơng mại khác,... Đây là cơ sở quan trọng có thể kế thừa đối với Luận án trong việc nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, sự hình thành và phát triển của chợ, đặc biệt là các giải pháp đƣợc đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của các chợ bán buôn hàng nông sản. - Nguyễn Thị Nhiễu (2006), Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm (Bộ Thƣơng mại), mã số 2006-78-001. Đề tài đã làm rõ đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các định chế pháp lý đối với các dịch vụ này trên thế giới và ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số nƣớc có hệ thống bán buôn, bán lẻ khá hoàn chỉnh và một số nƣớc có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam, để từ đó có những cách tiếp cận và đƣa ra những đánh giá khách quan nhất. Trên cơ sở đó, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng, dự báo xu hƣớng phát triển, đồng thời đề xuất một số mô hình tổ chức và phƣơng thức quản lý của các loại hình thƣơng mại bán buôn, trong đó có chợ bán buôn ở một số nƣớc trên thế giới và khả năng vận dụng vào Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2