intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận án này là nghiên cứu cơ sở khái quát lý thuyết về phát triển công nghiệp cấp tỉnh, qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG THỬ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHU N NG NH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG THỬ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHU N NG NH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 0410 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Bùi Văn Huyền 2. TS Đặng Ngọc Lợi HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ TÁC GIẢ Nguyễn Quang Thử
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU CÓ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ T I LUẬN ÁN ............................................................................................... 9 1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp ............................................................................................. 9 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 20 Chƣơng 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA B N TỈNH ........................................................................ 23 2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh ................... 23 2.2.Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh .................................................................................... 35 2.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Nam............................................................. 50 Chƣơng 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TR N ĐỊA B N TỈNH QUẢNG NAM ......................................................................................... 60 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................... 60 3.2. Thực trạng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...... 69 3.3. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam..... 78 3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................................................................... 99 Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG V GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................................... 104 4.1. Dự báo, mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp Quảng Nam ......................................................................................... 104 4.2. Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam tới năm 2025, tầm nhìn 2030 ........................................................................... 111 4.3. Một số kiến nghị .......................................................................... 145 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 149 DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 150 PHỤ LỤC........................................................................................................ 162
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCH : Ban chấp hành CCN : Cụm công nghiệp CL : Chu Lai CN : Công nghiệp CN – XD : Công nghiệp – xây dựng CNH : Công nghiệp hóa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CT : Công ty CTCP : Công ty cổ phần ĐTNN : Đầu tư nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng GTSX : Giá trị sản xuất HCM : Thành phố Hồ Chí Minh HĐH : Hiện đại hóa HĐND :: Hội đồng nhân dân HN : Hà Nội KCN : Khu công nghiệp KT : Kinh tế KTM : Kinh tế mở KTXH : Kinh tế - xã hội NLTS : Nông – lâm – thủy sản Nxb : Nhà xuất bản SXCN : Sản xuất công nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2016 .............................. 30 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành ........................................................... 32 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2005- 2014 ........... 62 Bảng 3.2:Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam theo thành phần kinh tế ................................................................................................ 72 Bảng 3.3: Giá trị xản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp ................... 73 Bảng 3.4 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh theo địa bàn .......... 73 Bảng 3.5: Tài sản cố định ngành công nghiệp ................................................ 76 Bảng 3.6: Vốn sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp ................................ 76 Bảng 3.7: Tỷ lệ VA/GO ngành công nghiệp (GCĐ 94) ................................ 77 Bảng 3.8: Đánh giá quy hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam .............. 86 Bảng 3.9: Đánh giá mức độ cải thiện môi trường kinh doanh cho ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam trong 5 năm qua ......................... 91 Bảng: 3.10: Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Nam 2005-2016 .............. 96 Bảng 3.11: Đánh giá hiệu quả xúc tiến đầu tư vào công nghiệp tỉnh Quảng Nam ....................................................................................... 96 Bảng 3.12: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam .................................................................... 98 Bảng 4.1: Tổng hợp dự kiến vốn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp Quảng Nam 2016-2025 ................................................................... 142 Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đến 2025: ........... 145
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp& Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 2005-2010 (Giá so sánh 1994) .......................................................... 71 Hình 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp 2010-2016 (Tỷ đồng, giá so sánh 2010) ........................................................................................ 71 Hình 3.3: Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của Quảng Nam giai đoạn 2005-2016 ......................................................................................... 78 Hình 3.4: Chỉ số và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Nam ....................................................................................... 89 Hình 3.5: So sánh chỉ số PCI các tỉnh duyên hải miền Trung ....................... 89 Hình 3.6: So sánh các chỉ số thành phần trong PCI của Quảng Nam 2015-2016 ......................................................................................... 90
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển lực lượng sản xuất vật chất, đưa đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa, tại Hội nghị Trung ương 7 (Khóa VII), Đảng ta đã đề ra chủ trương CNH, HĐH mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục xác định đẩy mạnh CNH, HĐH hoá đất nước và đưa ra định hướng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là định hướng của nhiều địa phương, trong đó có Quảng Nam. Kể từ khi tách tỉnh, Quảng Nam tỉnh đã thực hiện qui hoạch và xây dựng các chính sách để phát triển công nghiệp. Nhờ đó,công nghiệp của tỉnh có sự phát triển khá, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Quảng Nam, nhất là từ năm 2000 trở lại đây không chỉ đem lại những thành tựu cho ngành này trên các chỉ số như giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng.... mà còn tạo ra sự thay đổi căn bản các quan hệ kinh tế ở địa phương. Những tác động lan tỏa của sự phát triển công nghiệp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ.... là những yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp Quảng Nam cũng bộc lộ nhiều điểm yếu: Phát triển không đều, tốc độ tăng trưởng không ổn định, tiềm ẩn những yếu tố bất ổn, phát triển công nghiệp chưa gắn chặt với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các doanh nghiệp
  9. 2 công nghiệp có trình độ công nghệ chưa cao, năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Quảng Nam còn hạn chế.... Tất cả những yếu tố trên đặt ra những câu hỏi cần giải đáp như Lựa chọn nào cho phát triển công nghiệp Quảng Nam giai đoạn tiếp theo? Các bước đi sẽ tiến hành như thế nào với các chính sách cụ thể ra sao? Cần cơ chế gì để tạo những đột phá cần thiết trong phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế Quảng Nam nói chung? Liệu công nghiệp có thể định vị được thương hiệu Quảng Nam trong nước và khu vực? Trong khoảng 10 năm tới, công nghiệp Quảng Nam sẽ được biết đến với các doanh nghiệp lớn, các sản phẩm tiêu biểu, có sức cạnh tranh cao như ô tô Trường Hải hay vẫn chỉ là những ngành công nghiệp thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp? Do đó, chủ đề "Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay" được tác giả lựa chọn làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế với hy vọng góp phần đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển công nghiệp của tỉnh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở khái quát lý thuyết về phát triển công nghiệp cấp tỉnh, qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam, luận ánđề xuất hệ thống giải pháp nhằmphát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm rõ những kết quả đã đạt được, những điểm đã thống nhất, những vấn đề còn chưa thống nhất, chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở xác định khoảng trống
  10. 3 nghiên cứu, luận án sẽ lựa chọn nội dung, cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. - Phân tích, luận giải cơ sở lý luận về quản lý nhà nước cấp tỉnh nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn làm cơ sở cho các phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải pháp. - Khảo sát kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số tỉnh ở Việt Nam, rút ra những bài học thành công (và chưa thành công) để chính quyền tỉnh Quảng Nam tham khảo. - Phân tích, đánh giá thực trạng ngành công nghiệp và thực trạng chính quyền tỉnh Quảng Nam phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, rút những những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, những dự báo bối cảnh có liên quan và những yêu cầu mới đặt ra, luận án đề xuất định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động của chính quyền tỉnh Quảng Nam nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ở phạm vi chủ thể cấp tỉnh, các hoạt động quản lý của chính quyền gồm 4 nội dung, được giới hạn ở phần phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án - Phạm vi chủ thể: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp với chủ thể thực hiện là chính quyền tỉnh Quảng Nam, bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành tham mưu. - Phạm vi nội dung: Luận án tiếp cận phát triển công nghiệp dưới góc độ quản lý nhà nước, tập trung vào các nội dung chính quyền tỉnh Quảng Nam thực hiện nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, phát
  11. 4 triển công nghiệp được đề cập trong luận án được giới hạn trong 4 nội dung sau đây: 1) Xây dựng qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2) Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệptrên địa bàn tỉnh 3) Xúc tiến, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh 4) Kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển công nghiệp trên địa bàn và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Một số nội dung khác có liên quan đến phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh được đề cập ở mức độ nhất định nhưng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án. - Phạm vi không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu phát triển công nghiệp trên địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam.Luận án nghiên cứu việc chính quyền tỉnh Quảng Nam phát triển công nghiệp trên địa bàn, trong đó bao gồm các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn, doanh nghiệp có trụ sở chính ngoài tỉnh nhưng có chi nhánh hay hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được nghiên cứu trong luận án. - Phạm vi thời gian: Các nội dung phát triển công nghiệp được luận án phân tích trong giai đoạn từnăm 2005 đến năm 2016. Giai đoạn từ 1997-2004 (giai đoạn sau tách tỉnh) được đề cập với dung lượng phù hợp nhằm đảm bảo tính lô gic, tính hệ thống của nội dung nghiên cứu. Các giải pháp được đề xuất từ nay tới năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận án sử dụng cách tiếp cận truyền thống đi từ cơ sở lý luận đến phân tích thực trạng, từ đó đề xuất hệ thống phương
  12. 5 hướng, giải pháp. Để thực hiện tiếp cận nghiên cứu trên, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, kết hợp giữa nghiên cứu tại bàn với nghiên cứu tại hiện trường, giữa nghiên cứu với số liệu thứ cấp với điều tra xã hội học và phỏng vấn chuyên gia. Cụ thể như sau: * Các phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nghiên cứu tại bàn được thực hiện nhằm khai thác các công trình nghiên cứu đã xuất bản, các báo cáo, tài liệu đã công bố, các số liệu thứ cấp do các cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cung cấp. Tài liệu, số liệu nghiên cứu chính được thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các quyết định, chính sách, các báo cáo của tỉnh Quảng Nam có liên quan đến phát triển công nghiệp, số liệu của Cục thống kê tỉnh Quảng Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công thương và các sở, ngành liên quan. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được, luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn truyền thống trong khoa học kinh tế để phục vụ cho mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng trong hầu hết nội dung của luận án từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, đặc biệt là phân tích thực trạng quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, phân tích bối cảnh nhằm đề xuất giải pháp. Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 3 nhằm
  13. 6 đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và thực trạng quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Sử dụng các số liệu thu thập được, luận án so sánh sự phát triển công nghiệp và quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp theo thời gian và không gian * Các phương pháp nghiên cứu tài hiện trường Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra xã hội học là phương pháp nhằm thu thấp số liệu sơ cấp. Đây là phương pháp quan trọng nhằm có được những đánh giá khách quan, sát với mục đích và nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước cấp tỉnh nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Để đánh giá được khách quan, luận án thực hiện điều tra thu thập ý kiến của các đối tượng chịu tác động của quản lý nhà nước nhằm phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, đó là các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, với qui mô, ngành nghề khác nhau đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Cụ thể, điều tra xã hội học được thiết kế như sau: - Số lượng doanh nghiệp được điều tra: 115 doanh nghiệp - Phương pháp chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling), trên cơ sở số doanh nghiệp điều tra và cơ cấu doanh nghiệp xác định ở trên. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên số thứ tự của doanh nghiệp bằng phần mềm trên danh sách doanh nghiệp do Sở công thương cung cấp. - Phương pháp điều tra: Điều tra được thực hiện với bảng hỏi cấu trúc (structure questionaire) sử dụng câu hỏi đóng (lựa chọn phương án cho sẵn). - Thời gian thực hiện điều tra: Điều tra được tiến hành trong thời gian tháng 10/2016. Số liệu điều tra thu thập được được nhập liệu bằng phần mềm CSPro, được làm sạch bằng phần mềm SPSS 18.0 và phân tích với phần mềm phân tích định lượng chuyên dụng STATA 12.0. Chi tiết bảng hỏi được trình bày
  14. 7 trong Phụ lục. 5. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Luận giải và làm rõ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận phát triển công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh dưới góc độ quản lý kinh tế, với chủ thể quản lý và phát triển là chính quyền cấp tỉnh; xác định bốn nội dung phát triển công nghiệp từ góc độ quản lý của chính quyền cấp tỉnh gồm: (i) Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (ii) Tạo lập môi trường kinh doanh để phát triển công nghiệp trên đia bàn tỉnh; (iii) Xúc tiến, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; (iv) Kiểm tra các hoạt động phát triển công nghiệp và quản lý các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thứ hai: Phân tích, đánh giá sát thực thực trạng ngành công nghiệp và thực trạng phát triển công nghiệp của chính quyền tỉnh Quảng Nam, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho đề xuất, kiến nghị giải pháp, chính sách. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan đã được luận án chỉ rõ gồm: (i) Nguồn vốn cho phát triển công nghiệp của Quảng Nam còn hạn chế; (ii) Nhận thức về phát triển công nghiệp của tỉnh trong một số thời điểm trước đây chạy theo số lượng, qui mô, thành tích tăng trưởng dẫn đến chưa có sự tính toán, thẩm định, lựa chọn kỹ về nhà đầu tư, về ngành công nghiệp, về công nghệ sản xuất; (iii) Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến phát triển công nghiệp còn có hạn chế về nhận thức, trình độ, tầm nhìn và kinh nghiệm dẫn đến chất lượng xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp chưa cao; (iv) Tỉnh còn thiếu sự mạnh dạn, quyết đoán, nhiệt huyết trong phát triển công nghiệp, chưa truyền được nhiệt huyết đến các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp công nghiệp. Chưa mạnh dạn đề xuất cơ chế đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh. Thứ ba: Trên cơ sở phân tích và dự báo bối cảnh, xác định mục tiêu,
  15. 8 luận án đề xuất được một số giải pháp phát triển công nghiệp Quảng Nam thời gian tới từ góc độ quản lý của chính quyền cấp tỉnh, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp dưới góc độ quản lý kinh tế cấp tỉnh. Các kết quả phân tích thực trạng của luận án góp phần vào việc tổng kết thực tiễn làm cơ sở cho nghiên cứu lý luận về phát triển công nghiệp ở cấp tỉnh. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho chính quyền tỉnh Quảng Nam và các cơ quan có liên quan nhằm phát triển công nghiệp ở Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo đối với các địa phương trong nước có điều kiện tương đồng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cầu gồm 4 chương.
  16. 9 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG V NGO I NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường của hầu hết các quốc gia nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cũng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, chủ đề phát triển công nghiệp đã được nghiên cứu từ khá lâu và cho đến nay có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp dưới các góc độ, cách tiếp cận, phạm vi, phương pháp nghiên cứu khác nhau.Trong đó, có hai nhóm nghiên cứu chính liên quan đến tiếp cận của đề tài luận án. Nhóm thứ nhất bao gồm các nghiên cứu về phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở cấp quốc gia. Nhóm thứ hai bao gồm các nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở cấp địa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra có các nghiên cứu về phát triển công nghiệp trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp ở cấp quốc gia Phần lớn các nghiên cứu phát triển công nghiệp tập trung vào phát triển công nghiệp ở cấp quốc gia. Do đó, có nhiềucông trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tổng kết của các tổ chức quốc tếvề phát triển công nghiệp dưới các góc độ khác nhau, từ nghiên cứu tổng thể về phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đến nghiên cứu từng nội dung cụ thể về phát triển công nghiệp như xây dựng, lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp, chính sách công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp,…. Chủ trương công nghiệp hóa đã được khởi xướng từ khá sớm, ngay tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960. Tại đại hội Đại hội
  17. 10 đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996, Đảng ta đã khẳng định đất nước ta chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Ngay trong giai đoạn đầu sau Đổi mới (1986), đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm phác thảo nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tìm kiếm con đường, bước đi, sớm đưa Việt Nam thực hiện các nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước tập trung vào chủ đề phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Một số công trình xuất bản đã lâu nhưng vẫn còn giá trị tham khảo như: Hoàng Trung Hải, Công nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [35]; Võ Đại Lược, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam đến năm 2000 [52]; Ngô Đình Giao, Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn [33]; Bùi Tất Thắng, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam [91]; Hồ Văn Vĩnh, Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới [110]; Phạm Xuân Nam, Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam - Triển vọng trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [57]; Nguyễn Sinh, Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra [74]. Nội dung bài viết đã phân tích khá chi tiết những thành tựu đạt được của công nghiệp trong gần 20 năm đổi mới và chỉ rõ 6 vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn tiếp theo; Quốc Trung và Linh Chi, Phát triển công nghiệp Việt Nam: thực trạng và thách thức [92]; Đỗ Đăng Hiếu, Sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ [48]. Các công trình nêu trên hướng tới xác định các nội dung, lộ trình, bước đi của công nghiệp hóa, những tiêu chí đối với một quốc gia công nghiệp, cách thức sử dụng nguồn lực cũng như thách thức phải đối mặt khi tiến hành công nghiệp hóa ở cấp quốc gia, những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình
  18. 11 công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam…. Gần đây hơn, các nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa được gắn với những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, với toàn cầu hóa và hội nhập. Chẳng hạn, Vũ Đình Cự, Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa [5]. Đề tài đã làm rõ những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện toàn cầu hóa; chỉ ra những thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam sau 20 năm đổi mới, trong đó có phân tích những thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp, đề xuất một số giải pháp khắc phục. Tương tự, tác giả Trương Đình Tuyển [84], đã phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát trỉển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng, hoạch định chính sách, qui hoạch phát triển công nghiệptheo từng thời kỳ, từng giai đoạn. Chẳng hạn, Dwight Perkins và Vũ Thành Tự Anh [16]. Đề tài đã phân tích sự hình thành và thay đổi chính sách công nghiệp của Việt Nam qua thời gian, đánh giá tác động của từng chính sách và đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho Việt Nam. Robert Wade đánh giá lại chính sách công nghiệp tại các quốc gia thu nhập thấp sau khủng hoảng. Tác giả đã phân tích sự nổi lên của Nhà nước trong can thiệp kinh tế từ sau Đại suy thoái kinh tế 1929-1933, vai trò của chính sách công nghiệp trong phát triển kinh tế tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và chỉ ra những xu hướng mới trong chính sách công nghiệp [71]. Đặc biệt, trong một nghiên cứu hợp tác công phu giữa Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) và Trường đại học kinh tế quốc dân, hai giáo sư Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường đã chủ biên cuốn sách Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam [49]. Sự kết hợp nghiên cứu giữa một chuyên gia người Việt Nam và 1 chuyên gia Nhật Bản đã góp phần làm rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất, gợi ý cho giai đoạn phát
  19. 12 triển tiếp theo.Công trình này cũng so sánh chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam với các nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các nước ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy và một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở đó, công trình rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho ngành công nghiệp Việt Nam. Một nghiên cứu khác do Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm 1998 đánh giá Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam [106]. Mặc dù chủ đề khá rộng – chính sách phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng công trình này đã dành một dung lượng khá lớn để phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam, trong đó chú trọng một số ngành chính như công nghiệp điện, điện tử, chế tạo, dệt may; công nghiệp sửa chữa tàu; những ngành công nghiệp nhiều vốn và những ngành công nghiệp non trẻ như công nghiệp ô tô và phụ tùng, thép, lọc hóa dầu, phân bón, xi măng... của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Hường [42] lại tập trung phân tích qui hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam dưới góc độ phát triển bền vững. Nghiên cứu chỉ ra những hạn chế trong qui hoạch phát triển công nghiệp và đề xuất giải pháp. Bên cạnh các nghiên cứu chung về phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhiều nghiên cứu tập trung vào các ngành công nghiệp cụ thể. Chẳng hạn, Đinh Trường Hinh và cộng sự trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã phân tích sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam như dệt may, da giầy, chỉ ra những kết quả và hạn chế và kiến nghị chính sách [35]. Tác giả Võ Thanh Thu đã phân tích hạn chế và đề xuất những giải pháp cho sự phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam trên tạp chí Phát triển kinh tế [90]. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khá nhiều nghiên cứu tập trung vào chủ đề phát triển công nghiệp hỗ trợ, do đây là con đường để đưa công nghiệp Việt Nam thoát khỏi tình trạng lắp ráp đơn thuần. Các tác giả Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền đã có nhiều nghiên cứu về phát
  20. 13 triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, điển hình như: - Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền, Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015-2020 [44]. Các tác giả đã phan tích những hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở đút kết kinh nghiệm quốc tế và phân tích dữ liệu thứ cấp để đề xuất định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất 5 ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên, bo gồm: linh kiện, phụ tùng cơ khí; nhựa – cao su; thiết bị điện – điện tử; công nghiệp hỗ trợ dệt may, da giày. - Huỳnh Thanh Điền, Tháo gỡ rào cản phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [29]. - Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền, Chính sách qui hoạch và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [43]. Vụ Kinh tế công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thực trạng, định huớng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam [107]. Tác giả Lê Thế Giới [34], đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, đánh giá các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và đề xuất các kiến nghị, đặc biệt tập trung giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ tài vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cũng phân tích cơ sở lý luận, kinh nghiệm thế giới và thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, nhóm tác giả Trần Đình Thiên và cộng sự đã đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong giai đoạn tới 2020 [83]. Một trong các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ là sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ. Về chủ đề này, Nghiên cứu sinh Trương Minh Tuệ đã phân tích khá đầy đủ trong luận án tiến sĩ của mình về chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, bảo vệ tại Học viện Tài chính năm 2016 [85].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2